Trang chủ Tin tức

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1787281
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
34
3398
4057
1787281

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu quyết liệt triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tạo thuận lợi cho dự án cao tốc Bắc - Nam.

       Sáng nay (21/2), tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị “Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020".

trien khai giai phong mat bang cho dai du an cao toc bac - nam hinh 1
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc- Nam.

       Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020 là dự án trọng điểm quốc gia. Trước mắt, đầu tư 11 dự án đường bộ cao tốc (gồm 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước và 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư) với tổng chiều dài hơn 650km; tổng mức đầu tư khoảng gần 120 ngàn tỷ đồng, đi qua địa phận 13 tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long. 

      Bộ Giao thông - Vận tải đã hoàn thành phê duyệt 11/11 dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Dự kiến đầu quý 2 năm nay, công tác khảo sát thiết kế, cắm cọc, bàn giao cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới các dự án. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán chi phí khảo sát, thiết kế kỹ thuật cho 11/11 dự án. Hiện, Bộ Giao thông - Vận tải đã có văn bản gửi các tỉnh có dự án đi qua về dự kiến diện tích sử dụng đất và giao nhiệm vụ cho các Ban Quản lý dự án làm việc với địa phương.  

      Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải yêu cầu các Ban Quản lý dự án và đơn vị trực thuộc sớm bàn giao bàn giao mốc cọc giải phóng mặt bằng trong tháng 4; bố trí kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chuyển đến các Hội đồng giải phóng mặt bằng, phấn đấu đến cuối năm nay giải phóng mặt bằng được 50% khối lượng.

       Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết: "Ngân sách đã bố trí hơn 14 ngàn tỷ, sau khi bàn giao giải phóng mặt bằng, chúng tôi sẽ chuyển cho các địa phương để khi có đủ điều kiện giải phóng ngay. Ngoài ra, trong 11 dự án, có 3 dự án vốn ngân sách Nhà nước, từ tháng 6 - 12/2019, gói thầu nào đạt yêu cầu thì sẽ tổ chức triển khai thi công ngay. 8 dự án theo hình thức PPP sơ tuyển các nhà đầu tư, tổ chức đấu thầu quốc tế và chúng tôi mong muốn cuối năm 2019 sẽ chọn được các nhà đầu tư trúng thầu vào 8 dự án PPP".
trien khai giai phong mat bang cho dai du an cao toc bac - nam hinh 2
Quang cảnh Hội nghị

          Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, hệ thống đường cao tốc của nước ta vẫn còn thiếu hụt so với yêu cầu phát triển của đất nước và thấp hơn so với những quốc gia trong khu vực. Việc thực hiện Dự án tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông là tuyến giao thông huyết mạch, có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội.

         Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi dự án hoàn thành sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương. Theo đó, trong công tác giải phóng mặt bằng, hệ thống chính trị, chính quyền các địa phương có vai trò hết sức quan trọng, cần quyết liệt, triển khai việc giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi cho việc triển khai dự án./.

Tuyến đường có vỉa hè đi bộ, làn cho xe thô sơ rộng 3,5 m được xây dựng nhờ xén bờ kè sông Tô Lịch.

                           Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Làn đường dành cho xe đạp và người đi bộ ven đường Láng, đang hoàn thiện những công đoạn cuối. Tuyến đường dài gần 4 km một đầu nối với phố Cầu Giấy, đầu kia nối Ngã Tư Sở (quận Đống Đa, Hà Nội).

                        Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Đường Láng hàng ngày vốn có lưu lượng phương tiện giao thông lớn, thường xuyên ùn ứ. Trước kia, đường hầu như chỉ dành cho ôtô và xe máy. Sau đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội quyết định xén hè bên phải, sát bờ sông để mở thêm làn đường cho xe thô sơ rộng 3,5 m, xây mới vỉa hè rộng 1,5 m.

                               Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Công nhân đấu nối điện cho chiếc biển báo giao thông có biểu tượng hai chiếc xe đạp.

                            Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Phần đá kè ranh giới giữa đường và khu trồng cây cảnh quanh đang được công nhân đổ bê tông ráp nối. 

                               Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Công nhân trát nốt những khe hở bên bờ kè và thu dọn cỏ, rác để tạo cảnh quan sạch sẽ trước ngày đưa vào sử dụng.

                              Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Lan can kiên cố được đặt trực tiếp trên tường bê tông cốt thép sát mép sông.

                            Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Phần vỉa hè có 470 cây xanh, được trồng theo nhiều tầng vừa có bóng mát, vừa có cảnh quan và các mảng màu từ hoa. Cây tạo bóng mát cách nhau 6-8 m.

                            Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Trước đó, 100 trụ đèn chiếu sáng kép được lắp mới, có tính thẩm mỹ và tiện ích hơn những trụ đèn cao áp cũ. Tuyến đường dự kiến hoàn thành vào tuần tới.

                               Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Dù tuyến đường chưa hoàn thành nhưng hàng ngày người dân đã đi bộ, tập thể dục, đạp xe.

Sưu tầm (HLĐ)

Trong số 8 dự án ODA mới bổ sung, có 5 dự án vốn vay EDCF, 2 dự án vốn ADB và một dự án vốn WB.
Keyword đầu tiên có dấuDự án nâng cấp QL19 vay vốn WB đã ký hiệp định vay vốn

      Theo thông tin từ Vụ KH-ĐT (Bộ GTVT), trong 8 dự án ODA giao thông mới được Quốc hội bổ sung kế hoạch trung hạn 2016 - 2020, một dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (EDCF) đã ký được hiệp định vay vốn, còn lại 7 dự án đang chuẩn bị đang chuẩn bị thủ tục ký hiệp định vay, gồm 5 dự án vốn vay từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) và 2 dự án vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

     Cụ thể, dự án đã ký hiệp định vay vốn WB là nâng cấp QL19, Bộ GTVT đang tổng hợp ý kiến các bộ, ngành để báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư làm cơ sở phê duyệt chính thức báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S), trong đó có gói thầu thiết kế kỹ thuật sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Úc, dự kiến quý III/2020 triển khai thi công.

     Đối với dự án thành phần 1A thuộc đường Tân Vạn - Nhơn Trạch, giai đoạn 1, Vành đai 3 - TP. HCM; Tín dụng ngành cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ, giai đoạn 1 và dự án cải tạo đèo Khe Nét (Km414 - Km423) tuyến đường sắt Thống Nhất sử dụng vốn vay EDCF, Vụ KH-ĐT cho biết, dự thảo hiệp định vay của dự án đã được Bộ Tài chính xin ý kiến các bộ, ngành và đang đàm phán với EDCF. Tuy nhiên, hiện nay, các bên tiếp tục giải quyết một số vướng mắc liên quan đến thuế, luật áp dụng, pháp lý,… Dự kiến hiệp định vay sẽ được ký kết trong tháng 5/2019 (hiệu lực tháng 8/2019) để triển khai các bước tiếp theo.

     Cũng theo Vụ KH-ĐT, đối với dự án tín dụng ngành cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ, giai đoạn 2 vay vốn EDCF, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư (thay đổi giảm số lượng cầu và thời gian thực hiện). Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt khung chính sách GPMB, dự kiến tháng 12/2019 sẽ ký kết hiệp định khoản vay để triển khai các bước tiếp theo.

     Một dự án ODA khác vay vốn EDCF là dự án cải tạo khu gian Hòa Duyệt - Thanh Luyện (Km358+000 - Km369+620) tuyến đường sắt Thống Nhất, hiện nay, Bộ GTVT đang lấy ý kiến của Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính về việc sử dụng khoản vay với điều kiện ràng buộc của EDCF cho dự án để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận. Dự kiến ký hiệp định khoản vay vào Quý I/2020 để triển khai các bước tiếp theo.

     Liên quan đến dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc vay vốn ADB, đại diện Vụ KH-ĐT cho biết, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư, Bộ Tài chính đã đàm phán hiệp định vay. Chính phủ đang trình Chủ tịch nước cho phép ký hiệp định vay, dự kiến ký hiệp định vay trong quý I/2019 để triển khai các bước tiếp theo.

     Cuối cùng, đối với dự án tuyến tránh Long Xuyên vay vốn ADB, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, sớm hoàn thiện thủ tục gửi ADB để điều chỉnh hiệp định vay. Dự kiến ký hiệp định khoản vay vào quý II/2019 để triển khai các bước tiếp theo.

     Về kế hoạch bố trí vốn, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ KH&ĐT đề xuất sử dụng 10% dự phòng trung hạn của Bộ GTVT để bố trí cho 8 dự án này với số vốn nước ngoài (ODA) là 2.523 tỷ đồng; vốn đối ứng là 101,93 tỷ đồng.

                                                                                                                                                                                                                     Sưu tầm (HLĐ)

Chiều nay, Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức họp báo về trạm thu phí BOT Cai Lậy sắp thu phí trở lại, dự kiến thu phí trở lại trong tháng 3

        Tại cuộc họp báo, Bộ GTVT cho biết về hướng thu phí sắp tới của BOT Cai Lậy. Theo đó, doanh nghiệp sẽ thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư dự án theo phương án 1, tức giữ nguyên vị trí trạm thu phí BOT Cai Lậy hiện nay, giảm giá chung tất cả các phương tiện và mở rộng tối đa phạm vi giảm giá cho nhân dân khu vực lân cận trạm thu phí.

BOT Cai Lậy thu phí trở lại, chủ đầu tư năn nỉ tài xế nếu bị phản đối
                                                                                                                Bộ GTVT họp báo về BOT Cai Lậy 

         Mức giảm giá tối đa cho tất cả các phương tiện qua trạm thu phí Cai Lậy (xe nhóm 1 từ 35.000 đồng/lượt xuống còn 15.000 đồng/lượt, tương ứng giảm 57%...) và mở rộng phạm vi miễn, giảm giá vùng lân cận khoảng 10 km.

          Ngoài ra, BOT Cai Lậy sẽ tổ chức thu giá dịch vụ với công nghệ thu tự động không dừng và một dừng (thu kết hợp không dừng và một dừng ở 2 làn hỗn hợp phía ngoài cùng). Theo lộ trình, đơn vị sẽ thu tự động không dừng cho tất cả các làn.

         Ngoài ra, đơn vị sẽ phân luồng các phương tiện xe tải, xe khách không đi vào trung tâm thị xã Cai Lậy (trừ các xe có nhu cầu giao dịch trong trung tâm thị xã này sẽ được Sở GTVT Tiền Giang cấp phép). Việc phân luồng sẽ triển khai vào thời điểm thích hợp căn cứ điều kiện giao thông thực tế và đề xuất của địa phương.

BOT Cai Lậy thu phí trở lại, chủ đầu tư năn nỉ tài xế nếu bị phản đối
                                                                                                             Trạm BOT Cai Lậy vào trưa nay

         Bộ GTVT giải thích, triển khai theo phương án này có nhiều ưu điểm như: Hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các dự án tương tự có đầu tư tuyến tránh; đảm bảo mục tiêu đầu tư dự án, tránh ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường cho trung tâm thị xã Cai Lậy; không phải bổ sung chi phí xây dựng trạm thu phí, chi phí tổ chức thu; đảm bảo việc an toàn giao thông thông suốt, không phá vỡ phương án tài chính của dự án.

        Theo thông tư 100 của Thủ tướng Chính phủ, giữ nguyên vị trí trạm, yêu cầu rà soát lại và Bộ GTVT đang thực hiện nhiều giải pháp, thay đổi so với những lần trước. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, BOT Cai Lậy ngưng thu phí hơn 1 năm và trong 1 năm đó, Thường trực Chính phủ đã tổ chức họp nhiều lần, các bộ - ngành cũng tập trung nghiên cứu, rà soát các thủ tục pháp lý, đánh giá nhiều vấn đề để đưa ra các phương án.

        Cụ thể, ngoài việc mở rộng phạm vi, đối tượng giảm, miễn thì Bộ GTVT sẽ sửa chữa lại toàn bộ dự án, cùng Công an phân luồng, đo đếm lưu lượng xe ở tuyến chính, tuyến tránh như thế nào…

       “Mặt khác, Bộ GTVT cùng các đơn vị liên quan cũng “thăm dò” thông qua các ý kiến từ cơ quan báo đài, người dân… để hoàn chỉnh hơn. Tất cả những biện pháp này đang được thực hiện, sau đó sẽ xác định chính xác ngày thu phí trở lại, nhưng sẽ cố gắng trong thời gian sớm nhất”, ông Nhật nói.

         Theo dự kiến BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại trong tháng 3.

BOT Cai Lậy thu phí trở lại, chủ đầu tư năn nỉ tài xế nếu bị phản đối
                                                               Phạm Văn Cường, Phó giám đốc Công ty TNHH đầu tư QL 1 Tiền Giang cho biết, hơn 1 năm qua BOT Cai Lậy thiệt hại hơn 130 tỉ đồng


         Về vấn đề kiểm soát phương tiện trong diện miễn giảm trong bán kính 10km, ông Phạm Văn Cường, Phó giám đốc Công ty TNHH đầu tư QL 1 Tiền Giang cho biết sẽ làm việc với các địa phương, thông qua hộ khẩu để lập danh sách miễn, giảm. 

        Nói về cơ sở pháp lý để đặt trạm thu phí trên QL1 chứ không phải tuyến tránh, ông Cường khẳng định: “Trước đó, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng đồng ý và chấp thuận làm tuyến tránh và thống nhất vị trí đặt trạm.

        Còn tại sao không đặt trạm thu phí trên đường tránh, nếu đặt tại đường tránh phải thu phí 23 năm, tuy nhiên không có ngân hàng nào cho vay vốn đến 23 năm, lúc đó không vay vốn được và không làm đường tránh được. Ý nghĩa xây dựng đường tránh là hoàn toàn đúng đắn giải tỏa áp lực giao thông. Đó là lý do đặt trạm thu phí trên QL1".

       Ông Cường cũng cho rằng, chủ đầu tư sẽ chia sẻ với người dân khi qua trạm. Sẵn sàng đồng hành cùng tài xế qua trạm, xe cứu thương, xe cứu hộ qua trạm hoàn toàn miễn phí.

       Ông này cũng cho rằng, sau hơn 1 năm ngưng thu phí, doanh nghiệp này thiệt hại hơn 130 tỉ đồng. Hiện nay, việc cho phép đơn vị thu lại và giảm vé từ 35.000 đồng xuống còn 15.000 đồng và đó là gánh nặng của nhà đầu tư phải chịu.

      “Bỏ vốn đầu tư mong thu lại hiệu quả, song tình hình xảy ra như vậy, việc giảm giá là biện pháp cuối cùng. Câu chuyện còn lại là của Nhà nước. Nếu tài xế dùng tiền lẻ thì biện pháp của nhà đầu tư là xả trạm, đếm tiền và... năn nỉ tài xế” - ông Cường nói.

BOT Cai Lậy thu phí trở lại, chủ đầu tư năn nỉ tài xế nếu bị phản đối
                                                                                      Thứ trưởng Nguyễn Nhật lắng nghe câu hỏi của các cơ quan báo chí

         Trước vấn đề này, nhiều câu hỏi đặt ra, với số tiền thiệt hại như trên, nhà đầu tư phải chịu hay Nhà nước sẽ hoàn lại, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư - Bộ GTVT, cho biết việc nhà đầu tư BOT Cai Lậy lỗ 130 tỉ đồng, hiện pháp luật không có quy định nào để hỗ trợ.Tuy nhiên, Bộ GTVT sẽ rà soát lại các điều khoản hợp đồng BOT, tín dụng để xem xét.

         Còn về an ninh trật tự tại trạm khi thu phí trở lại sẽ đảm bảo như thế nào? Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết, tỉnh sẽ họp với các sở, ngành và Công an, các cơ quan có trách nhiệm đảm bảo trật tự, an ninh khi thu phí trở lại. Bộ sẽ phối hợp xử lý những bất cập xảy ra và không tạo bất đồng giữa doanh nghiệp và người dân. UBND tỉnh có trách nhiệm họp với các sở ngành, lực lượng Công an phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự. 

Sưu tầm (HLĐ)

                                Tổng cục Đường bộ ‘tiết lộ’ cách kiểm tra trạm Dầu Giây

        Ngày 27-2, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Tổng cục - PV) khẳng định (việc kiểm tra đột xuất trạm thu phí Dầu Giây (thuộc cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) là “hết sức chặt chẽ, có sự phối hợp giám sát của cơ quan CSĐT (C03, Bộ Công an)...” .

Kiểm tra chéo để kết luận

       Cụ thể, trong 10 ngày (từ ngày 28-1 đến ngày 8-2) đoàn tiến hành kiểm tra báo cáo doanh thu và so sánh hình ảnh phương tiện (tại các làn ra, vào của trạm), số thu trên phần mềm tại trạm thu phí Dầu Giây. Trong đó, đối chiếu video làn, toàn cảnh và ảnh chụp, dữ liệu đầu ra, vào trên phần mềm hậu kiểm, phần mềm kế toán doanh thu báo cáo trong tám ca (từ ca hai ngày 4-2 đến hết ca ba ngày 6-2).

        Kết quả cho hay “số lượng xe đếm được, phân loại xe, mệnh giá thu trong công việc thực hiện đếm xe ngoài hiện trường khớp với số liệu của phần mềm giám sát hậu kiểm. Qua đó cho thấy kết quả đối chiếu kiểm tra số lượng xe đếm được, phân loại xe, mệnh giá thu, doanh thu báo cáo trong tám ca nói trên là trùng khớp...” - Tổng cục xác nhận.

        Đặc biệt, ngày 21-2, đoàn thực hiện kiểm đếm thực tế xe qua trạm thu phí Dầu Giây trong hai ca (ca một và ca hai) để đối chiếu với dữ liệu thu phí trong phần mềm tại các làn (có các bảng đếm xe, có chữ ký xác nhận của người đếm và người kiểm tra trên hệ thống phần mềm giám sát, hậu kiểm). Theo đó, danh sách xe qua kiểm đếm trực tiếp phù hợp với dữ liệu lưu trữ trong phần mềm giám sát hậu kiểm.

        Tổng cục cho biết việc lưu trữ dữ liệu thu phí được thực hiện theo Thông tư 49/2016 của Bộ GTVT. “Theo đó, khi cần các cơ quan chức năng dễ dàng tiến hành các bước hậu kiểm, đồng thời kiểm đếm thực tế tại trạm. Việc thực hiện kiểm tra chéo giúp cơ quan chức năng phát hiện ra các sai phạm (nếu có)...” - lãnh đạo Tổng cục cho hay.

Tổng cục Đường bộ ‘tiết lộ’ cách kiểm tra trạm Dầu Giây - ảnh 1
Một đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: HOÀNG GIANG

Mỗi ngày thu được 1,1 tỉ đồng

       Với việc thực hiện các bước kiểm tra trên, kết quả cho thấy từ ngày 28-1 đến ngày 8-2, trạm Dầu Giây thu được khoảng 13,271 tỉ đồng. Như vậy, trung bình một ngày (tính ba ca) trạm thu được 1,1 tỉ đồng (trung bình mỗi ca gần 370 triệu đồng).

      Ngoài ra, số tiền thu phí của tám ca (từ ca hai ngày 4-2 đến hết ca ba ngày 6-2) tại trạm là trên 2,5 tỉ đồng (bình quân trên 318 triệu đồng/ca), khớp đúng với báo cáo của Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).

      VEC cũng cho biết một ngày thu phí được đơn vị chia làm ba ca (tám giờ/ca). Đầu ca làm việc, nhân viên thu phí tiếp nhận vé, thẻ điện tử từ bộ phận kế toán vé, thẻ và thực hiện thu phí tại trạm theo quy định. Cuối ca nhân viên thu phí đối chiếu số liệu với nhân viên giám sát, hậu kiểm, thực hiện giao nộp số vé, thẻ còn thừa cho kế toán vé, thẻ và thanh toán số tiền thu được trong ca làm việc cho thủ quỹ trạm. Nhân viên thu phí có trách nhiệm bảo quản tiền thu phí trong suốt ca làm việc, thanh toán và bàn giao cho thủ quỹ trạm theo đúng quy định. Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý tiền thu phí trước khi bàn giao cho ngân hàng.

      Việc giám sát, hậu kiểm quá trình tổ chức thu phí được VEC thực hiện 24/24 giờ, qua nhiều khâu, nhiều bộ phận tham gia, từ giám sát trực tiếp tại hiện trường, qua màn hình khổ lớn, qua hệ thống camera,... Hình ảnh các thông tin của máy tính tại cabin thu phí cũng như hình ảnh tại các cabin thu phí đều được truyền trực tiếp về văn phòng giám sát hiện trường của Trung tâm Giám sát khai thác vận hành đường cao tốc Việt Nam (đơn vị độc lập).

      “Dữ liệu thu phí định kỳ được sao lưu để phục vụ công tác giám sát, hậu kiểm. Trong đó, bao gồm các tập tin cơ sở dữ liệu, các tập tin hình ảnh chụp phương tiện lưu thông qua trạm, các tập tin video liên tục giám sát làn được sao lưu dưới dạng tệp dữ liệu lưu giữ tối thiểu năm năm. Các tập tin video giám sát cabin và giám sát toàn cảnh được sao lưu dưới dạng tệp dữ liệu và lưu giữ tối thiểu một năm theo đúng quy định hiện hành…” - VEC khẳng định.  

Doanh thu ba trạm mỗi ngày bình quân 3,24 tỉ

       Trước đó, sáng 7-2, tại trạm thu phí Dầu Giây, hai thanh niên cướp đi một số tiền. Theo VEC, tổng số tiền trong két sắt trước thời điểm bị cướp trên 3,2 tỉ đồng, bao gồm tiền doanh thu tám ca nói trên, tiền quỹ dự phòng tình huống khẩn cấp, tiền lẻ phục vụ 10 ngày Tết. Số tiền thực tế còn lại được kiểm đếm sau vụ cướp trên 1 tỉ đồng.

      Kết quả kiểm tra Tổng cục cũng cho thấy số tiền thu phí của trạm trong tám ca là hơn 2,550 tỉ đồng (bình quân trên 318 triệu đồng/ca). Con số trên trùng khớp với báo cáo của VEC trước đó.

      Cũng theo đơn vị này, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với lượng phương tiện bình quân một ngày đêm là hơn 43.000 lượt. Doanh thu bình quân một ngày đêm tại ba trạm thu phí trên toàn tuyến đạt 3,24 tỉ đồng.

 
Sưu tầm (HLĐ)
Trạm thu phí BOT Cầu Rác trên QL1 sẽ tạm dừng thu phí kể từ 0 giờ ngày 21/2 để tính toán lại phương án tài chính.
                       Keyword đầu tiên có dấu
Trạm thu phí BOT Cầu Rác sẽ tạm dừng thu phí từ ngày 21/2

         Tổng cục Đường bộ VN vừa có văn bản yêu cầu Tổng công ty Sông Đà-CTCP (nhà đầu tư) tạm dừng thu phí tại trạm thu phí Cầu Rác (Km5394040, QL1) thuộc Dự án đầu tư xây dựng QL1A đoạn tránh thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đầu tư theo hình thức BOT kể từ 0 giờ ngày 21/2.

        Tổng cục Đường bộ yêu cầu nhà đầu tư thông báo công khai việc tạm dừng thu phí trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại trạm thu phí. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thu phí, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực trong quá trình chuẩn bị dừng thu tại trạm thu phí và báo cáo số thu theo ngày gửi về Tổng cục Đường bộ VN.

      Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ cũng yêu cầu nhà đầu tư sắp xếp lao động và giải quyết chế độ cho người lao động khi tạm dừng thu phí, tổ chức trông coibảo vệ bảo vệ tài sản trạm thu phí tránh mất máthư hỏng tài sảnthiết bịcó biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khu vực trạm thu phí   sau khi dừng thu đến thời điểbàn giao công trình dự án và tiếp tục thực hiện công tác quản bảo trì công trình đảm bảo vận hành thông suốtan toàn đến thời điểm bàn giao công trình; Báo cáo Tổng cục Đường bộ kết quả thực hiện việc tạm dừng thu phí trước ngày 23/2/2019;"Nhà đầu tư khẩn trương bổ sung báo cáohồ chứng từ liên quan đến công tác kiểm trarà soát số liệu theo hướng dẫn của Tổng cụccử cán bộ phối hợp với Tổng cục Đường bộ tính toán lại phương án tài chính để xác định thời gian thu phí của dự án", Tổng cục Đường bộ yêu cầu.

    Đối với việc hoàn trả tiền cho các phương tiện đã mua vé tháng tháng và vé quý tại trạm Cầu RácTổng cục Đường bộ đề nghị Công ty TNHH MThạ tầng Sông Đà tính số tiền hoàn trả cho kháchàng. Sau khi hoàn trả Công ty TNHH MTV hạ tầng Sông Đà thu hồi lvé thángquý đã bánlập hồ sơ quyết toán số tiền đã hoàn trả cho khách hàng để xác định chính xác số thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tháng tháng 2 tại trạm Cầu Rác.

         Về lý do tạm dừng thu phí, Tổng cục Đường bộ cho biết, căn cứ văn bản của Tổng cục Đường bộ về rà soát, thống nhất số liệu thỏa thuận - quyết toán đợt 5 và tính phương án tài chính dự án BOT xây dựng QL1A đoạng tránh TP.Hà Tĩnh và các văn bản của Công ty TNHH MTV hạ tầng Sông Đà về rà soát số liệu thỏa thuận quyết toán đợt 5 và tính phương án tài chính dự án. Trên cơ sở báo cáo, kiến nghị của Công ty TNHH MTV hạ tầng Sông Đà tại các văn bản nêu trên, hiện nay còn nhiều nội dung chưa được thống nhất giữa Tổng cục Đường bộ và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án. Để có cơ sở tính toán, chốt phương án tài chính của dự án, Tổng cục Đường bộ tạm dừng thu phí tại trạm thu phí Cầu Rác (tại Km539+040, Quốc lộ 1) vào 00 giờ 00 phút ngày 21/2/2019.

Sưu tầm (HLĐ)

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thúc tiến độ, và chỉ đạo dự án phải được hoàn thành trước năm 2020 để phục vụ người dân các tỉnh thành phía Nam

                                            Thúc tiến độ cao tốc 31.320 tỷ qua TP.HCM
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nghe báo cáo từ các nhà thầu


     Theo Tổng công ty đầu tư Phát triển đường Cao tốc Việt Nam cho biết: Hiện nay, công tác GPMB tại đoạn 1, phía Tây ( A1-A4): còn vướng 26 hộ thuộc huyện Bình Chánh Tp.HCM. Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 03/8/2018, UBND Tp.HCM cam kết sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng còn lại trong tháng 9/2018, tuy nhiên do vướng mắc về chính sách (giá đền bù không thỏa đáng, tái định cư chưa hợp lý,…) và tranh chấp khiếu kiện tại tòa án nên đến nay các tồn tại nêu trên vẫn chưa được giải quyết.

     Đoạn 3, phía Đông (gói thầu A5-A7): Đã bàn giao mặt bằng được 1.090/1.223 hộ (đạt trên 90%), còn vướng 133/1.223 hộ (trong đó có 55 hộ đã nhận tiền đền bù nhưng chưa bàn giao do mới nhận nền tái định cư chờ xây lại nhà). Tình hình thi công hiện nay đạt 71,68% tổng giá trị xấy lắp mà các gói thầu đã triển khai.

     Tổng công ty đầu tư Phát triển đường Cao tốc Việt Nam cho biết thêm: Tình hình chung trong công tác GPMB là có những vướng mắc trong chuyện đền bù, tái định cư cho các hộ dân nằm trên khu vực thi công dự án tập trung tại huyện Bình Chánh-Tp.HCM và các huyện Nhơn Trạch- Long Thành tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm tiến độ cho dự án (các gói thầu phía Tây chỉ mới đạt khoảng 85% chậm so với kế hoạch đã được điều chỉnh từ 14,5 đến 37%).

                                         Thúc tiến độ cao tốc 31.320 tỷ qua TP.HCM
Khu vực công trường hói thầu A5 vẫn ngổn ngang

     Bên cạnh đó, hiện nay năng lực máy móc thiết bị và nhân sự của các gói thầu thiếu, nguồn tài chính không đảm bảo nên việc thi công chậm tiến độ đề ra. Đặc biệt gói thầu A4 đến này không còn nguồn lực tài chính để thi công. Các thay đổi bổ sung thiết kế kỹ thuật của các gói thầu nhiều và phức tạp, hiện tại các nhà thầu đang lập cơ sở thiết kế điều chỉnh (gói A6) và thiết kế đề xuất phương án cho cầu Thị Vải (gói thầu A7).Với các vướng mắc nêu trên tiến độ của các gói thầu phần vốn ADB phía Đông rất khó khăn. VEC đang cố gắng giải quyết các vướng mắc đẩy nhanh công tác thi công, đảm bảo tiến độ cuối năm 2020 kết thúc, theo thời gian đóng khoản vay của Hiệp định.

     Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh: với tình hình thực hiện tại các gói thầu trên thì khả năng kéo dài rất cao. Bộ yêu cầu chủ đầu tư gấp rút giải quyết các vướng mắc về công tác GPMB. Khẩn trương hoàn tất và rà soát các đề nghị của nhà thầu về việc hướng dẫn các văn bản, thủ tục để gia hạn hợp đồng. Đồng thời các bên như chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu,… cần ngồi lại để làm việc cụ thể với nhau và tập trung thi công trong thời gian tới.

     Riêng các gói thầu phía Đông (A5,A6,A7) tuy có cố gắng nhưng so với tiến độ chung vẫn chậm, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị kiện toàn lại công tác điều hành, nhân sự, phân định rõ trách nhiệm của các bên. Nếu nhà thầu, tư vấn không tuân thủ cần xử lý theo hợp đồng, thậm chí thay đổi nhà thầu, thay đổi tư vấn.

     Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng nhắc nhở các nhà thầu thi công cần phải đảm bảo an toàn giao thông, môi trường, bổ sung các hạng mục đường đi vào công trình thuận tiện hơn.

     Được biết, dự án có quy mô với tổng chiều dài tuyến là 57,8km đi qua 03 tỉnh và thành phố (Long An - 5,12km, Tp.HCM - 27,43km và Đồng Nai - 25,25km), tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, trong đó có 17 cầu với tổng chiều dài 20,05km. Tổng mức đầu tư dự án là 1.488,88 triệu USD (tương đương 31.320 tỷ đồng).

Sưu tầm (HLĐ)

Bộ GTVT yêu cầu việc lập kế hoạch bảo trì năm 2019 phải hài hòa giữa các địa phương, vùng miền.

 
IMG_2585

Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ lập kế hoạch bảo trì đường bộ cho năm 2019

     Trong văn bản gửi Tổng cục Đường bộ VN liên quan đến tiến độ lập kế hoạch bảo trì đường bộ năm 2019, Bộ GTVT yêu cầu phải có thứ tự ưu tiên những tuyến đường hư hỏng nặng trước và đảm bảo hài hòa giữa các địa phương, vùng miền.

     Bộ GTVT cho biết đã chấp thuận danh mục công trình chuẩn bị đầu tư cho công việc sửa chữa trên các tuyến quốc lộ để phục vụ cho việc lập kế hoạch bảo trì năm 2019. Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN khẩn trương hoàn thành công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) các công trình sửa chữa này.

    Trên cơ sở mức độ, tình trạng hư hỏng và kinh phí sửa chữa từng hạng mục được xác định trong hồ sơ dự án đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) được duyệt, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN khẩn trương xây dựng kế hoạch bảo trì quốc lộ năm 2019, đảm bảo các quy định của công tác bảo trì và yêu cầu về đảm bảo an toàn giao thông. Thời gian trình duyệt kế hoạch bảo trì phải đảm bảo yêu cầu quản lý của nhà nước (trong nửa đầu tháng 12/2018) để có thể phê duyệt ngay sau khi có số liệu về khả năng cân đối vốn năm 2019 của nhà nước. Quá trình xây dựng kế hoạch bảo trì phải rà soát theo các kết luận của thanh tra, kiểm toán để đảm bảo đúng quy định.

    Bộ GTVT cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN phải lưu ý sắp xếp thứ tự ưu tiên theo quy định trong Thông tư 37/2018 và mức độ, tình trạng hư hỏng của công trình ảnh hưởng đến an toàn giao thông (mặt đường bị ổ gà, bong bật, hằn lún sâu hơn 2,5cm trên diện rộng), hạn chế hư hỏng tiếp theo (mặt đường rạn nứt, nước ngập gây khó khăn cho phương tiện qua lại); Đồng thời, cần đảm bảo sự hài hòa giữa các địa phương cũng như khu vực, xem xét việc một số tuyến đường ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có lớp mặt đường láng nhựa nhưng chưa được sửa chữa kịp thời thời gian qua... Bổ sung thống kê các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ chưa hoàn thành thủ tục điều chuyển tài sản theo quy định tại Nghị định số 10/2013 của Chính phủ vào hồ sơ kế hoạch bảo trì (đã quy định tại Thông tư 37/2018) để trình duyệt theo quy định.

Sưu tầm (HLĐ)

 
Thứ sáu, 11 Tháng 1 2019 04:31

BỘ GIAO THÔNG ĐẶT NHIỀU MỤC TIÊU LỚN NĂM 2019

Written by

Sáng nay (11/1), Bộ GTVT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chủ trì hội nghị.

      Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết trong năm 2018, Bộ GTVT đã hoàn thành toàn bộ chương trình, kế hoạch năm 2018.

     Khẳng định chất lượng dịch vụ các loại hình vận tải tiếp tục được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân, đặc biệt trong các dịp cao điểm lễ, Tết, Thứ trưởng Đông cho biết, sản lượng vận tải năm 2018 tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh, ước đạt hơn 1.600 triệu tấn hàng, tăng 10%; hơn 4.600 triệu lượt hành khách, tăng 10,7% so với năm 2017.

      “Chỉ số năng lực quốc gia về logistics năm 2018 của Việt Nam xếp hạng 39/160 nước tham gia điều tra (tăng 25 bậc so với năm 2016), tất cả 6 tiêu chí đánh giá đều tăng vượt bậc so với năm 2016”, Thứ trưởng nói.

     Về công tác bảo đảm ATGT, giảm ùn tắc giao thông, theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Bộ GTVT đã tăng cường các giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT, tăng cường thẩm tra, thẩm định ATGT trước khi đưa công trình vào khai thác được thực hiện chặt chẽ. Công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm ATGT đường thủy nội địa được cải thiện; năng lực giám sát an ninh, an toàn hàng không được nâng lên; công tác quản lý, cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt được tăng cường...

  
hoi nghi tong ket

                                                                                          Toàn cảnh hội nghị

       Công tác phòng, chống ùn tắc giao thông tiếp tục được chú trọng, tuy nhiên, đã xảy ra 107 vụ ùn tắc giao thông kéo dài, tăng 20 vụ (tăng 23%) so với năm 2017. Năm 2018, cả nước xảy ra 18.736 vụ TNGT, làm chết 8.248 người, làm bị thương 14.802 người. So với năm 2017, giảm 1.348 vụ (giảm 6,71%), giảm 33 người chết (giảm 0,4%), giảm 2.238 người bị thương (giảm 13,13%).

Hoàn thành 27 dự án, khởi công mới 16 dự án

      Trong năm 2018, Bộ GTVT đã hoàn thành, đưa vào khai thác 27 dự án, khởi công mới 16 dự án. Công tác chuẩn bị các dự án trọng điểm như Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, CHK quốc tế Long Thành, mở rộng CHK quốc tế Tân Sơn Nhất, nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam... được tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, cơ bản bám sát lộ trình, kế hoạch đề ra.

     Về giải ngân, theo Thứ trưởng Đông nhiều giải pháp quyết liệt để thúc đẩy, tuy nhiên, dự kiến các nguồn vốn giải ngân năm 2018 ước đạt hơn 33.700 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngoài NSNN sẽ giải ngân đạt 100% kế hoạch, tương đương với số vốn giải ngân là 10.000 tỷ đồng; nguồn vốn NSNN và TPCP dự kiến giải ngân 23.785 tỷ đồng, đạt 90,3% kế hoạch.

         Anh cau Bach Dang

Cầu Bạch Đằng đã đưa vào khai thác trong năm 2018

      Về quyết toán các dự án hoàn thành, các chủ đầu tư, Ban QLDA đã lập, trình quyết toán 39 dự án vốn NSNN với giá trị quyết toán hơn 26.800 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch cả năm và 7 dự án BOT. Các cơ quan, đơn vị đã thẩm tra, phê duyệt 82 dự án với giá trị phê duyệt là 54.151 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch của năm. Đối với các dự án BOT, BT, đến nay, Bộ GTVT đã chấp thuận quyết toán được 62 dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng.

     "Công tác rà soát, xử lý các bất cập tại các dự án BOT tiếp tục được thực hiện theo chủ trương, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ; đã đàm phán, phối hợp các bên liên quan dừng triển khai 13 dự án BOT cải tạo, nâng cấp các tuyến đường hiện hữu. Tích cực triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng", Thứ trưởng Đông nói.

Nhiều mục tiêu lớn cho năm 2019

      Xác định năm 2019 là năm “tăng tốc” phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ GTVT phấn đấu tăng trưởng bình quân từ 8 - 9% về tấn hàng hóa và lượt hành khách so với năm 2018; Hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2019 với số vốn dự kiến giải ngân gần 29.000 tỷ đồng.

     Thực hiện năm ATGT 2019 với chủ đề “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy”, Bộ GTVT quyết tâm giảm TNGT từ 5-10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2018; kéo giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.

                                         un-tac1

                             Năm 2019, kéo giảm tai nạn và ùn tắc giao thông là mục tiêu quan trọng của ngành GTVT

        Để đạt các mục tiêu trên, Bộ GTVT đề ra nhiều giải pháp quan trọng, trong đó có việc hoàn thành lập, trình Chính phủ đề nghị sửa đổi Luật Giao thông đường bộ; tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Hàng không dân dụng; Tập trung hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng 7 dự thảo văn bản QPPL và 6 đề án thuộc chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành 27 thông tư và 11 đề án; Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu các lĩnh vực vận tải, tăng cường kết nối các phương thức vận tải, ứng dụng KHCN vào quản lý, điều hành vận tải; Tiếp tục triển khai Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

       "Bộ GTVT sẽ tăng cường tiếp xúc, đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải và phối hợp các hiệp hội vận tải, hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội chủ hàng để trao đổi, nắm bắt và tiếp nhận thông tin để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; Nâng cao điều kiện ATGT đối với KCHTGT; Xử lý hiệu quả các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, các vị trí đường ngang đường sắt; thực hiện đồng bộ công tác thẩm định, thẩm tra ATGT, bảo vệ KCHTGT", Thứ trưởng Đông nói và cho biết tới đâu sẽ phối hợp với các lực lượng của Bộ Công an và các địa phương tăng cường điều tiết, bảo đảm ATGT; Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các lĩnh vực GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, phù hợp với Luật Quy hoạch. Hoàn thành xây dựng, trình phê duyệt các đề án kết nối mạng giao thông các khu vực để sớm triển khai thực hiện.

         Đặc biệt, Bộ GTVT sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án đã có nguồn vốn, các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án quan trọng của ngành; Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị, bảo đảm chất lượng, hiệu quả; triển khai dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, dự án CHK Long Thành, mở rộng CHK Tân Sơn Nhất bảo đảm kế hoạch đề ra; Hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; Kịp thời xử lý có hiệu quả các vướng mắc, tồn tại trong quá trình thu phí hoàn vốn các dự án BOT. Đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng...

Sưu tầm (HLĐ)

 

 

        Ngày 12-12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản vay trị giá 188 triệu USD để nâng cấp 198km đường giao thông ở vùng miền núi Tây Bắc của Việt Nam. Các con đường được nâng cấp sẽ kết nối những địa phương vùng sâu, vùng xa ở khu vực này với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, giúp thúc đẩy thương mại của khu vực với hai quốc gia láng giềng là Lào và Trung Quốc. 

        Dự án cũng sẽ mang lại cho người dân ở khu vực này khả năng tiếp cận thuận lợi tới các dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục, chăm sóc y tế, dạy nghề và ứng phó giảm nhẹ thiên tai khẩn cấp.

 

Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ảnh mịnh họa

        Theo ADB, vùng Tây Bắc của Việt Nam, gồm các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La và Yên Bái, chưa được hưởng lợi từ trục chính của mạng lưới giao thông vùng Tây Bắc - cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc Hành lang Giao thông Côn Minh - Hải Phòng trong Tiểu vùng Mê kông mở rộng kết nối Hà Nội với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Các tuyến đường hiện thời cũng dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, như lũ quét, sạt lở đất và cháy rừng...

        Cùng ngày, ADB đã phê duyệt gói tài trợ 78 triệu USD nhằm cải thiện chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc.
 
Sưu tầm (HLĐ)

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ