Thông tin tới báo chí ngày 2/6, Giám đốc Ban Quản lý dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, ông Nguyễn Sỹ Bảo cho hay trong tháng 6/2015 sẽ hoàn thiện hồ sơ trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ - Giảng Võ. “Đoạn đường này dài 697m, rộng 50m, có tổng mức đầu tư 1.767 tỷ đồng thực hiện từ 2015 đến 2018. Quá trình thực hiện dự án sẽ thu hồi đất của 641 chủ sử dụng, nhu cầu tái định cư 504 căn hộ”, ông Bảo nêu.
Về tiến độ cụ thể của dự án, Giám đốc Ban Quản lý dự án trọng điểm cho hay, Chủ tịch thành phố mới nghe và thống nhất phê duyệt dự án. Theo trình tự sẽ phải báo Thường trực thành ủy để thống nhất và khi dự án được phê duyệt mới đưa ra thời gian thực hiện chính xác. Người đứng đầu Ban Quản lý dự án trọng điểm cho biết quỹ nhà tái định cư dự kiến bố trí ở Kim Giang (Thanh Xuân) và Nam Trung Yên (Cầu Giấy).
Trước đó, tuyến đường vành đai 1 đoạn Kim Liên – Ô Chợ Dừa đã được gọi “đường đắt nhất hành tinh” khi chi phí làm một mét đường khoảng 700 triệu đồng (khởi công tháng 10/2005 với chiều dài 1,1 km; tổng mức đầu tư 733 tỷ). Tuy nhiên, kỷ lục trên bị xô đổ khi đoạn Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu làm lễ khánh thành vào cuối năm 2013 với chi phí làm một mét đường 1,4 tỷ đồng.
Với thông tin vừa công bố, dự án đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ - Giảng Võ sẽ lập kỷ lục mới khi chi phí làm một mét đường lên tới 2,5 tỷ đồng. Ngoài ra, Ban Quản lý dự án trọng điểm cho hay đang phối hợp với các sở ngành tổ chức hoàn thiện hồ sơ để trình duyệt dự án đoạn đường Vành đai 1 từ Láng Hạ đến Voi Phục theo kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 đến 2020.
Sưu tầm (HLĐ)
Tổng liên đoàn Lao động sẽ phối hợp cùng thành phố Hà Nội xây dựng nhà ở cho công nhân với diện tích 30-50m2, với giá bán dự kiến khoảng 5 triệu đồng/m2.
Ngày 19/5, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đối thoại với công nhân thủ đô.
Ông Phan Thanh Hải, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Meiko Việt Nam phản ánh, khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai có một khu vực nhà ở xã hội Bambo Tre Xanh đang hoàn thiện, nhưng người ở ít, vì giá quá cao, thủ tục vay ngân hàng lãi suất cũng rất cao khiến người lao động không tiếp cận được, gây lãng phí. Ông Hải đề nghị thành phố hỗ trợ để người lao động có thể tiếp cận được với dự án này và các dự án nhà ở xã hội khác.
Đại diện Công ty Yamaha, bà Bùi thị Hương cho rằng, hầu hết công nhân lao động trong khu công nghiệp và chế xuất ở ngoại tỉnh, nhà ở là vấn đề quan tâm lớn. Do đó, bà Hương đề nghị có khu nhà trọ cho thuê ưu đãi, hoặc cho mua với giá rẻ, khoảng 100 triệu đồng/căn như mô hình của tỉnh Bình Dương.
Giải đáp kiến nghị, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khẳng định, thành phố đã quan tâm xây dựng nhà ở cho công nhân nhưng số lượng ít. Ngoài ra, có những bất cập như tại khu Thăng Long, xây dựng nhà cho công nhân thuê nhưng không thu hút được công nhân do khi xây dựng tiến độ chậm, kết cấu không hợp lý.
Ông Chung thông tin, lãnh đạo thành phố đã làm việc với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đơn vị này hứa dành khoảng 700 tỷ đồng cùng thành phố xây dựng nhà ở cho công nhân.
Nói rõ thêm, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Mai Đức Chính cho rằng, nhà ở là vấn đề bức xúc của lao động vì khoảng 90% công nhân phải ở trọ trong căn nhà thuê tạm, gửi con ở nhà trẻ tư nhân và chưa có thiết chế phục vụ đời sống tinh thần...
Để giải quyết bức xúc trên, Tổng liên đoàn đã liên hệ với các địa phương dành đất sạch cho Công đoàn xây nhà ở cho công nhân. “Mô hình triển khai là tỉnh, thành phố có đất sạch, Tổng liên đoàn sẽ xây dựng chung cư với diện tích 30-50 m2, giá thành khoảng 5 triệu đồng/m, đảm bảo chỉ khoảng 150 triệu đồng/căn hộ đi kèm có nhà trẻ, siêu thị, hạ tầng để phục vụ công nhân”, ông Chính nói.
Theo lãnh đạo Tổng liên đoàn lao động, đơn vị này đã làm việc với thành phố Hà Nội và thời gian tới sẽ triển khai mô hình nhà công nhân giá rẻ tại thủ đô.
Sưu tầm (HLĐ)
Theo một báo cáo của UBND TP Hồ Chí Minh, dự kiến kế hoạch đầu tư công của Thành phố giai đoạn 2016-2020 theo khả năng cân đối nguồn vốn khoảng 150.000 tỷ đồng ( tăng hơn 40% so với giai đoạn 2011-2015).
( Các dự án đường nhở liên phường xã và đường quanh khu công nghiệp)
Theo đó, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 được thành phố dồn phần lớn cho lĩnh vực giao thông với khoảng 52.670 tỉ đồng (chiếm 35,1%) cho nhiều dự án giao thông cấp thiết như các dự án giải quyết điểm nóng giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, khu vực cảng Cát Lái, xây dựng thay thế các cầu yếu…
Tiếp đó là lĩnh vực giảm ngập, phòng chống lụt bão được bố trí khoảng 23.880 tỉ đồng (chiếm gần 16%) công cho các dự án giải quyết ngập do triều, cải tạo kênh Ba Bò, kênh Hiệp Tân, đường Kinh Dương Vương, đường Ngô Gia Tự, đường Gò Dầu…
Lĩnh vực môi trường được cân đối vốn đầu tư công trung hạn của thành phố khoảng 8.740 tỉ đồng (chiếm 5,9%). Thành phố sẽ ưu tiên bố trí vốn ODA cấp phát ngân sách trung ương cho ba dự án lớn, gồm dự án cải thiện môi trường nước lưu vực Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ giai đoạn 2 với số vốn 4.017 tỉ đồng; dự án vệ sinh môi trường thành phố giai đoạn 2 vốn 950 tỉ đồng; tiểu dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án vệ sinh môi trường thành phố giai đoạn 2 (33 tỉ đồng).
Về lĩnh vực giáo dục, dự kiến kế hoạch cân đối vốn đầu tư công trung hạn 5 năm của thành phố là khoảng 22.000 tỉ đồng (chiếm 14,7%) do tình hình nhu cầu cơ sở vật chất, số lượng phòng học quận huyện tăng nhanh do quá trình đô thị hóa, trong đó tập trung cho các quận 12, Bình Tân, huyện Bình Chánh, Hóc Môn…
Lĩnh vực thứ năm là y tế dự kiến cũng được thành phố cân đối vốn đầu tư công trung hạn là 12.540 tỉ đồng (chiếm 8,4%) để tiếp tục đầu tư giảm tải cho các cơ sở y tế, nâng chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân.
( Các dự án hướng về các tỉnh Đông Nam Bộ)
Ngoài ra, TP.HCM cũng còn hàng ngàn dự án chuẩn bị đầu tư nhưng chưa được bố trí vốn, nhiều dự án kêu gọi hình thức đầu tư hợp tác công tư (PPP), xã hội hóa.
Về giải pháp, TP.HCM sẽ có nhiều giải pháp huy động nguồn vốn cho đầu tư trong những năm tới như nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nguồn thu ngân sách. Đồng thời xã hội hóa và công khai các dự án kêu gọi nhà đầu tư, rà soát và quy hoạch chi tiết quỹ đất đối ứng cho các dự án PPP trên địa bàn...
Sưu tầm( HLĐ)
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến quốc lộ 21 đoan Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai, tỷ lệ 1/500.
Chiều dài tuyến đường khoảng 25km, thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây, các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Điểm đầu tuyến tại vị trí cầu Quan, thị xã Sơn Tây. Điểm cuối tuyến tại nút giao với Quốc lộ 6, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ.
Được biết, đây là đường trục đường chính đô thị. Đoạn từ điểm A đến điểm E (dài khoảng 21,6km, đi qua các xã: Sơn Đông, Cổ Đông - thị xã Sơn Tây; các xã: Bình Yên, Thạch Hòa - huyện Thạch Thất và các xã: Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch, Đông Yên - huyện Quốc Oai): có quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng 80m bao gồm dải phân cách trung tâm rộng 4m, 2 phần đường chính mỗi bên rộng 2x15m (8 làn xe), 2 dải phân cách giữa đường chính và đường gom mỗi bên rộng 2x5m, 2 phần đường gom mỗi bên rộng 2x8m (2 làn xe), hè mỗi bên rộng 2x10m (đoạn ngoài đô thị không xác định hè, chỉ xây dựng lề đường).
Đoạn từ điểm E đến điểm G (dài khoảng 1,8km) thuộc địa bàn xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình: Mặt cắt ngang điển hình rộng 70m (đã được UBND tỉnh Hòa Bình thống nhất);
Đoạn từ điểm G đến điểm H (dài khoảng 1,6km, đi qua thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ): có quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng 70m bao gồm dải phân cách trung tâm rộng 4m, hai phần đường chính mỗi bên rộng 2x15m (8 làn xe), hai dải phân cách giữa đường chính và đường gom rộng 2x3m, hai phần đường gom mỗi phần đường rộng 2x7m (2 làn xe), hè đường mỗi bên rộng 2x8m.
Tuyến đường quốc lộ 21 dự kiến bố trí đường sắt đô thị trên cao nằm trong dải phân cách trung tâm kết nối các đô thị vệ tinh Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai.
( Với 8 làn đường, chiều về các huyện lị của Hà Nội giờ cao điểm sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian)
Các nút giao thông khác mức quan trọng trên tuyến đường: nút giao với trục đường Hồ Tây-Ba Vì, nút giao với Đại lộ Thăng Long (nút giao lập thể đã thi công), nút giao với Quốc lộ 6 và các nút giao với các tuyến đường cấp đô thị khác trong đô thị vệ tinh Hòa Lạc là các nút giao thông khác mức sẽ được xác định cụ thể theo Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Hòa Lạc, quy hoạch chi tiết hoặc dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Các nút giao cắt với đường quy hoạch khác, các đường hiện có còn lại là nút giao cùng mức. Chỉ giới đường đỏ chính thức của các nút giao sẽ được xác định cụ thể theo Dự án riêng.
Sưu tầm ( HLĐ)
Sau nhiều tháng thi công với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, hơn 330 km quốc lộ 1 đoạn qua các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định đã được nâng cấp, mở rộng xong. Thế nhưng bất ngờ là trong khi chỉ mới thông xe hơn một tháng, chưa kịp bàn giao cho đơn vị quản lý đường bộ thì nhiều đoạn trên quốc lộ 1 đã xuất hiện những hư hỏng nghiêm trọng.
“Không nghĩ đó là đường mới làm!”
Từ ngày 16 đến 18-11, PV Pháp Luật TP.HCM đã đi dọc quốc lộ 1 qua ba tỉnh nêu trên. Trên địa bàn Khánh Hòa, bề mặt quốc lộ 1 đoạn qua các xã Cam Tân, Suối Tân (huyện Cam Lâm) có nhiều miếng vá rộng hàng chục mét vuông nằm chồng lên các vạch sơn còn mới tinh. Tại xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm, đơn vị thi công phải chặn một bên đường để thảm lại nhựa một đoạn dài hơn 500 m. Ngay dưới chân phía bắc cầu vượt Hòa Tân, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm xuất hiện nhiều vết lún ngày càng rộng, nhựa đường ùn lên làm mặt đường lồi lõm bất thường.
Trong khi đó, khu vực ngã ba Vĩnh Lương, nơi giao nhau giữa quốc lộ 1 và đường Phạm Văn Đồng nối dài vào TP Nha Trang, ngổn ngang như một đại công trường. Phần lớn mặt đường bê tông nhựa vừa thảm xong đã bị xới tung lên để làm lại. Những đoạn chưa đào bỏ thì đầy ổ gà, ổ trâu. Do các phương tiện phải chạy chậm nên đoạn đường này liên tục ùn ứ.
“Nhìn cảnh tan nát thế này, không ai nghĩ đây là đường mới làm xong. Mà trên quốc lộ 1 người ta còn chặn nhiều đoạn khác để sửa như vậy, chúng tôi điều khiển xe qua lại thấy nguy hiểm lắm” - ông Trần Văn Lương, tài xế xe khách đường dài, ngụ phường Bình Định, thị xã An Nhơn, Bình Định, nói.
Còn tại đoạn qua đèo Rọ Tượng (thuộc xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa), lớp nhựa mới tráng xong đã bong tróc, cạnh đó là hàng chục vết lún dài, làm lệch cả vệt sơn phân làn đường. Hiện đơn vị thi công phải đổ đất đá cấp phối để tránh nguy hiểm cho người, xe qua lại. Ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa, bức xúc: “Đường chưa bàn giao mà đã hư hỏng như thế này thì thời gian tới sẽ còn ra sao nữa. Chúng tôi đã báo cho chủ đầu tư, cơ quan chức năng để có biện pháp khắc phục”.
Tại Phú Yên, ông Nguyễn Thành Trí, Giám đốc Sở GTVT tỉnh này, xác nhận tình trạng hư hỏng cũng đã xuất hiện trên quốc lộ 1 đoạn vừa mới thông xe. Theo ghi nhận của PV, đó là các đoạn phía bắc cầu Ngân Sơn (xã An Dân, huyện Tuy An), phía nam đèo Nại, đoạn qua phường Xuân Đài, đoạn phía nam đèo Cù Mông (thị xã Sông Cầu). Tại các đoạn này, đơn vị thi công đang dùng máy cắt bỏ mặt đường vừa thảm nhựa để vá lại.
Còn ở Bình Định, tình trạng hư hỏng xảy ra nặng nhất tại các đoạn qua thị xã An Nhơn, các huyện Phù Cát, Phù Mỹ. Mặt đường khu vực này có rất nhiều ổ voi rộng hàng chục mét vuông hoặc những điểm sụt lún, lồi lõm.
Ổ gà la liệt trên QL1 đoạn huyện Phú Cát - Bình Định
Hư hỏng do vật liệu?
Lý giải nguyên nhân đường vừa làm xong đã hỏng, ông Nguyễn Chung Khánh, Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án 7 (Bộ GTVT, đơn vị quản lý các dự án mở rộng quốc lộ 1 qua tỉnh Khánh Hòa), cho rằng đó là do mưa lớn, một số đoạn bị ngập. Tuy nhiên, khi PV chỉ ra hầu hết các đoạn hư hỏng đều nằm ở vị trí cao, có cả đèo, dốc thì ông Khánh lại cho rằng có thể do Khánh Hòa là “điểm rơi” của các phương tiện lưu thông, tức phần lớn ô tô khi lưu thông đến tỉnh này trùng với thời điểm thời tiết có nhiệt độ cao nên mặt đường bị nóng, gây hư, lún (!?).
Thấy chúng tôi không hài lòng với “đáp án” trên, ông Khánh lý giải thêm: “Đá ở Khánh Hòa có độ dính bám kém nên phải dùng thêm phụ gia để tăng độ dính bám. Trong sản xuất, lĩnh vực nào cũng có sai sót, làm đường cũng vậy thôi! So với tổng số km chúng tôi đã làm, hư hỏng này là không đáng kể!”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Lũy, Phó ban Điều hành dự án mở rộng quốc lộ qua Khánh Hòa (thuộc Ban Quản lý dự án 7), thừa nhận: “Ở đoạn phía bắc Khánh Hòa, chúng tôi thử nghiệm vật liệu mới lần đầu tiên sử dụng ở Việt Nam để thảm bê tông nhựa. Tuy nhiên, do thấy không ổn nên các nhà thầu bóc ra để xử lý lại”.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Huấn, Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (cơ quan quản lý dự án mở rộng quốc lộ 1 ở Bình Định), cũng cho rằng nguyên nhân hư hỏng do đá làm đường có độ dính bám kém, vật liệu có độ rỗng dư cao nên bị thấm nước, chất lượng bê tông không đều, thảm gần xong thì trời mưa. Ngoài ra, áp lực về tiến độ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hư hỏng trên.
Sưu tầm ( HLĐ)
Theo báo cáo tiến độ của chủ đầu tư Dự án là Công ty CP BOT Phả Lại, đến nay, ngoài gói thầu số 12 thi công mở rộng 4 cầu (Vàng Chua, Đạm Thủy, Cầm, Thôn Mai) đã đạt trên 80% khối lượng công việc, còn lại các gói thầu khác vẫn chủ yếu đang thi công cạp mở rộng nền đường, rãnh dọc, một số đoạn đã tiến hành thảm bê tông nhựa lớp 1, giá trị sản lượng mới đạt khoảng gần 50%.
Kể từ ngày động thổ Dự án (18-5-2014) đến nay đã gần 3 năm, tiến độ đang được đánh giá rất chậm. Nguyên nhân thì nhiều, cả chủ quan lẫn khách quan như: Chủ đầu tư chuyển đổi ngân hàng cấp tín dụng; thời tiết mưa sớm, thất thường; đường thi công song song với tuyến quốc lộ rất đông phương tiện đi lại... Song theo ông Ngô Văn Vịnh, Trưởng Ban Quản lý Dự án: “Cái khó nhất đó là thiếu mặt bằng, nhà thầu thi công cầm chừng”.
Quả vậy, Dự án đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh dài 28,75km, triển khai trên cơ sở bám theo quốc lộ 18 hiện tại để tận dụng tối đa đường cũ. Trong đó, đoạn qua TX Đông Triều dài 25,9km, còn lại là qua TP Uông Bí.
(Công trình vẫn đang tiến độ thi công để theo kịp kế hoạch)
Nếu đúng theo kế hoạch, đến tháng 5-2017, mặt bằng sạch phục vụ thi công đồng bộ Dự án sẽ có. Tuy nhiên, các nhà thầu chỉ còn 4 tháng để hoàn thành Dự án với khối lượng công việc không hề nhỏ. Trong khi, hiện tượng các hộ dân đã nhận tiền, song lại cản trở thi công dọc tuyến vẫn khá phổ biến; mặt bằng bàn giao kiểu “xôi đỗ” khiến công tác tổ chức thi công đang gặp nhiều khó khăn; việc di chuyển công trình hạ tầng kỹ thuật như đường điện, nước vẫn chưa hoàn thành dứt điểm... Điều này, không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ Dự án, mà còn tác động trực tiếp đến các nhà thầu đang phải thi công cầm chừng đợi mặt bằng.
Anh Nguyễn Công Hải, Chỉ huy Công trường thi công gói thầu số 11, cho biết: Để chuẩn bị cho công tác thi công, trước đó nhà thầu đã tập kết nhân lực, phương tiện về công trường từ rất sớm với hơn 70 cán bộ, công nhân và 30 đầu thiết bị. Tuy nhiên, đến nay gói thầu dài 3,7km, nhà thầu mới triển khai được 0,9km. Nguyên nhân là do thiếu mặt bằng, công tác tổ chức thi công hiện đang khá cầm chừng. Để hoàn thành các phần việc còn lại, nếu tích cực nhất theo tính toán cần ít nhất 5 tháng nữa. Như vậy kế hoạch hoàn thành vào tháng 9-2017 là rất khó.
Có thể thấy rằng, nếu tháng 5-2017, TP Uông Bí mới hoàn thành dứt điểm GPMB và nhận định phải cần ít nhất 5 tháng nữa để thi công thì chỉ đạo “cương quyết không lùi tiến độ, yêu cầu hoàn thành đồng bộ Dự án đưa vào sử dụng trước ngày 30-9-2017” của Bộ GTVT khó có thể thực hiện được. Đây đang là thách thức đối với chủ đầu tư, các nhà thầu triển khai thực hiện Dự án.
( Quốc lộ 18 dự kiến sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động)
Sưu tầm ( HLĐ)
1. Nhựa đường là gì?
Nhựa đường còn gọi bitum hay bitumen hoặc asphalt là sản phẩm cuối cùng trong quá trình sản xuất dầu mỏ, sử dụng trong xây dựng mặt đường bộ của công trình giao thông, bến bãi, chống thấm. Hiện nay Việt Nam chưa sản xuất được nhựa đường mà phải nhập khẩu 100 % từ Singapore, Đài Loan, Malaysia, Iran và các nước Trung Đông. Thông thường nhựa đường nhập khẩu qua đường biển tại các cảng lớn trên ba miền bắc trung nam.
2. Tại sao là nhựa đường 60/70?
Nhựa đường có nhiều độ kim lún khác nhau như: 40/50. 60/70. 80/100... Nhưng chỉ có loại nhựa đường có độ kim lún từ 60 đến 70 ( 60/70) là phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam và được Bộ giao thông vận tải ra chỉ chỉ thị sử dụng đối với các công trình Giao thông của đất nước.
3. Phân loại nhựa đường nhập khẩu
Hiện nay có 2 loại nhựa đường nhập khẩu là: Nhựa đường đặc nóng đóng phi và nhựa đường đặc nóng.
3.1. Nhựa đường đặc nóng đóng phi
Nhựa đường đặc đóng phuy có 2 loại: đóng phuy tại nước ngoài và đóng phuy tại Việt Nam. Đóng phuy tại nước ngoài có nhãn mác rõ ràng, trọng lượng nhựa đường không thay đổi 154kg/phuy có nhựa đường Shell 60/70 Singapore. Nhựa đường Caltex trọng lượng tịnh 151kg/phuy, nhựa đường Esso đóng phuy trọng lượng tịnh 160kg/phuy, trọng lượng cả bì 168.8kg/phuy. Nhựa đường iran có trọng lượng tịnh 183 kg, trọng lượng cả bì 192 kg.
1. Trước khi rải lớp bê tông nhựa, phải làm sạch, khô và bằng phẳng bề mặt móng ( hoặc mặt đường cũ), xử lý độ dốc theo đúng kỹ thuật và yêu cầu thiết kế.
2. Các công việc sửa chữa chỗ lồi lõm, ổ gà, bù vênh mặt đường cũ, nếu dùng đá nhựa rải nguôi hoặc bê tông nhựa rải nguội phải tiến hành trước khi rải bê tông nóng trên 15 ngày. Nếu dùng hỗn hợp đá nhựa rải nóng hoặc bê tông nhựa nóng thì cần lèn chặt ngay trước khi thi công lớp bê tông nhựa.
3. Chỉ cho phép rải lớp bê tông nhựa khi cao độ mặt lớp móng, độ bằng phẳng, độ dốc ngang, độ dốc dọc có sai số trong phạm vi cho phép.
4. Trước khi rải lớp bê tông nhựa, bề mặt móng, hoặc trên lớp mặt đường cũ đã được làm sạch và sửa chữa, cần phải tưới một lượng nhựa dính bám.
( Ảnh minh họa)
Tùy theo loại móng và trạng thái mà lượng nhựa dính bám thay đổi từ: 0.8 - 1.3 1ít/m2. Dùng nhựa lỏng tốc độ đông đặc nhanh hoặc đông đăc vừa (RC – 70; MC -70) hoặc dùng nhũ tương cationic phân tích chậm (CSS – 1h), hoặc nhũ tương anionic phân tích chậm (SS – 1).
Trên các lớp móng có dùng nhựa (thấm nhập nhựa, láng nhựa…) vừa mới thi công xong hoặc trên lớp bê tông nhựa thứ nhất vừa mới rải xong, sạch và khô ráo thì chỉ cần tưới lượng nhựa lỏng RC-70 hoặc MC-250 hoặc nhũ tương CSS-1h hoặc SS-1h từ 0.2-0.5 lít hỗn hợp/m2; hoặc nhựa đặc 60/70 pha dầu hỏa theo tỷ lệ dầu hỏa trên nhựa đặc là 25/100 (theo trọng lượng) tưới ở nhiệt độ nhựa 1100C ± 100C.
5. Phải định vị trí và cao độ rải ở hai mép mặt đường đúng với thiết kế. Kiểm tra cao độ bằng máy cao đạc
Khi có đá vỉa hè 2 bên cần đánh dấu độ cao rải và quét lớp nhựa lỏng (hoặc nhũ tương) ở thành đá vỉa.
6. Khi dùng máy rải có bộ phận tự động điều chỉnh cao độ lúc rải, cần chuẩn bị cẩn thận các đường chuẩn (hoặc căng dây chuẩn thật thẳng, thật căng dọc theo mép mặt đường và dải sẽ rải, hoặc đặt thanh dầm làm đường chuẩn, sau khi đã cao đạc chính xác dọc theo mép mặt đường và mép của của dải sẽ rải). Kiểm tra cao độ bằng máy cao đạc.
Sưu tầm ( HLĐ)
Các loại nhựa đường hiện nay đang sử dụng
Nhựa đường (bitum hay bitumen) là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chưng cất dầu thô, dùng để sử dụng trong xây dựng mặt đường bộ của công trình giao thông. Hiện nay Việt Nam nhập khẩu 100% nhựa đường từ Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Iran và các nước Trung Đông.... Trong vài năm tới sẽ có thêm sản phẩm nhựa đường mới khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất chế biến dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông.
Tuy nhiên, đối với thị trường Việt Nam hiện nay, có vô số sản phẩm nhựa đường với chất lượng khác nhau, làm phân tâm các đơn vị thi công và ảnh hưởng rất lớn đất tiến độ thi công, chất lượng công trình.
Có nhiều loại nhựa đường khác nhau nhưng chỉ có loại nhựa đường có độ kim lún (Penetration) từ 60 đến 70 (thường gọi là nhựa đường 60/70) là phù hợp điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam. Nhựa đường nhập khẩu hiện nay có 2 loại: nhựa đường đặc đóng phuy và nhựa đường đặc nóng.
( BEST cung cấp nhựa đường đến các trạm trải dài khắp Việt Nam với chất lượng nhựa đường đạt chuẩn)
+ Nhựa đường đặc đóng phuy có 2 loại: đóng phuy tại nước ngoài và đóng phuy tại Việt Nam. Đóng phuy tại nước ngoài có nhãn mác rõ ràng, trọng lượng nhựa đường không thay đổi 154kg/phuy có nhựa đường Shell 60/70 Singapore. Nhựa đường Caltex, nhựa đường Esso Mobile đóng phuy tại Singapore đã không còn nhập khẩu về Việt Nam nhiều năm nay do thay đổi chính sách phân phối của nhà sản xuất (gần đây đã xuất hiện nhựa đường đóng phuy tại Trung Đông nhái các nhãn hiệu này).
+ Nhựa đường 200kg, với trọng lượng tịnh 190kg/phuy, trọng lượng cả bì: 200kg/phuy hiện nay đang được sử dụng phổ biến, có chất lượng đạt chuẩn theo quy định của Bộ giao thông vận tải.
+ Nhựa đường đặc nóng được nhập khẩu về Việt Nam bằng tàu biển chuyên dụng. Khi tàu cập cảng, nhựa đường được bơm từ tàu lên các bồn chứa tại kho công ty nhập khẩu và luôn giữ nhiệt độ nhựa đường ở 1000C-1500C. Các xe bồn chuyên dụng 10-16 tấn sẽ chuyên chở nhựa đường đặc nóng đến bơm rót vào các trạm trộn bê tông nhựa nóng cho khách hàng. Các trạm bê tông nhựa sẽ trộn nhựa đường với đá, cát, phụ gia... để sản xuất bê tông nhựa nóng phục vụ cho công tác thảm nhựa đường các công trình giao thông. Nhựa đường đặc nóng cũng được nhập khẩu từ nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau như Singapore, Trung Quốc, Malaysia, UAE, Iran....
( Kho nhựa đường của BEST tại cảng Vật Cách - Hải Phòng)
Sưu tầm ( HLĐ)
Do đặc điểm khí hậu Việt Nam, phần lớn các khu vực có nhiệt độ không khí vào mùa hè khá cao, có thời điểm nên tới 37-39oC.Trong khi đó,vào mùa đông, nhiệt độ thấp nhất cũng hiếm khi dưới 7oC ngoại trừ một số ít khu vực thuộc miền núi, vùng cao như Sapa, Cao Bằng, Đà Lạt,...
Do vậy lựa chọn loại nhựa đường liên quan tới tính ổn định nhiệt ở nhiệt độ cao cần được quan tâm đề hạn chế các hư hỏng liên quan tới tính ổn định nhiệt của BTN "hư hỏng lún vệt bánh xe".
Dựa trên các phân tích ở trên cũng như các nghiên cứu đạt được ban đầu về loại nhựa đường có độ quánh cao, trong giai đoạn chuyển tiếp, chưa có điều kiện áp dụng phương pháp Superpave, thì xét trên góc độ về thi công cũng như về chi phí so sánh giữa nhựa Polime và nhựa đường độ quánh cao đề xuất chọn loại nhựa đường có độ quánh cao 40/50 áp dụng thi công thí điểm tại một công trình cụ thể để theo dõi và đánh giá thêm, phương pháp đánh giá dựa trên các chỉ tiêu gián tiếp phản ánh tính ổn định nhiệt của nhựa đường như chỉ số độ kim lún PI, số độ kim lún - độ nhớt (PVN), thí nghiệm cắt động DSR, độ nhạy cảm nhớt - nhiệt độ VTS và các thí nghiệm mô đun độ cứng, ép chẻ, độ ổn định Marshall, Mô đun đàn hồi động, Wheel Tracking Test.
Nếu thấy khả quan thì hoàn thiện qui trình thi công- nghiệm thu chính thức để áp dụng trong thi công đại trà cho các khu vực có nhiệt độ cao vào mùa hè, với các khu vực có nhiệt độ thấp như các khu vực miền núi, vùng cao thì vẫn tiếp tục sử dụng loại nhựa thông thường 60/70.
(Sưu tầm HLĐ)
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.