Trang chủ Tin tức

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1787305
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
58
3422
4081
1787305
Sở GTVT Hà Nội vừa có báo cáo định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2021 - 2025...
Keyword đầu tiên có dấuGiai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội triển khai thi công và cơ bản hoàn thành đường vành đai 4 và khởi công một số đoạn tuyến của đường vành đai 5 - Ảnh minh họa

     Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo về định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian tới. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, đối với hệ thống đường vành đai, Hà Nội định hướng sẽ hoàn thành đầu tư đồng bộ mặt cắt theo quy hoạch đối với các đoạn tuyến còn lại của đường vành đai 3.

    Cùng đó, trong giai đoạn này, TP Hà Nội sẽ triển khai thi công và cơ bản hoàn thành đường vành đai 4 trên địa bàn TP. Hà Nội và tiến hành khởi công một số đoạn tuyến của đường vành đai 5 trên địa bàn; đồng thời cơ bản hoàn thành mạng lưới đường trên cao trong khu vực đô thị trung tâm.

     Đối với hệ thống đường hướng tâm, TP Hà Nội sẽ hoàn thành toàn bộ các đoạn tuyến trong vành đai 4 đổi với các tuyến như: QL1A (phía Nam, phía Bắc); Trục Hồ Tây - Ba Vì; QL6; Tây Thăng Long; QL3... Hà Nội cũng sẽ phấn đấu cơ bản thi công hoàn thành xong các tuyến trục chính đô thị trong khu vực đô thị trung tâm.

    Liên quan đến hệ thống giao thông tĩnh, Hà Nội dự kiến hoàn thành đầu tư đưa vào khai thác sử dụng 4 bến xe khách liên tỉnh còn lại thuộc khu vực đô thị trung tâm gồm: bến xe phía Bắc; bến xe phía Nam; bến xe phía Tây; bến xe Phùng; Cơ bản hoàn thành đầu tư hệ thống bãi đỗ xe ngầm, nổi, cao tầng trong khu vực dường vành đai 3 theo quy hoạch giao thông tĩnh được duyệt.

     Về đường sắt đô thị, Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành xong công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức triến khai thi công các đoạn tuyến của các tuyến đường sắt đô thị nằm trong khu vực đô thị trung tâm. Triển khai công tác chuẩn bị đầu tư đối với các tuyến đường sắt đô thị kết nối khu vực đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh.

Sưu tầm (HLĐ)

Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 85km, được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư.
Keyword đầu tiên có dấuCao tốc Hòa Bình – Mộc Châu có tổng chiều dài 85km - Ảnh minh họa

     Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 579/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (tỉnh Sơn La) theo hình thức đối tác công tư.

     Theo đó, tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 85km, trong đó trên địa phận Hòa Bình khoảng 49km (đi qua TP Hòa Bình, huyện Đà Bắc) và trên địa phận tỉnh Sơn La khoảng 36km (đi qua huyện Vân Hồ, huyện Mộc Châu).

     Điểm đầu tại nút giao QL6 tại Km 66+700 thuộc địa phận xã Trung Minh, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình (tiếp nối với dự án cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình); điểm cuối tại nút giao với QL43 thuộc địa phận bản Muống, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

     Giai đoạn 1: Đầu tư quy mô nền đường 17m, mặt đường rộng 14m với 4 làn xe (4 x 3,5m), lề gia cố rộng 0,5m, dải phân cách và an toàn rộng 1,5m, lề đất rộng 1,0m, làn dừng xe khẩn cấp không liên tục.

     Giai đoạn hoàn thiện bề rộng nền đường 22m, mặt đường rộng 14m với 4 làn xe, lề gia cố rộng 5m để làm 2 làn dừng xe khẩn cấp.

     Loại cấp công trình: Đường ô tô theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN5729-2012). Tốc độ thiết kế Vtk = 80km/h, đối với các đoạn qua địa hình khó khăn cho phép thiết kế với vận tốc Vtk = 60km/h.

     Tổng mức đầu tư dự án (giai đoạn 1) khoảng 22.294 tỷ đồng.

Keyword đầu tiên có dấuViệc đầu tư xây dựng cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu góp phần xóa thế độc đạo của QL6 (trong ảnh một đoạn QL6 qua địa phận tỉnh Sơn La - Ảnh st

      Cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án (giai đoạn 1): Nhà đầu tư huy động vốn để thực hiện dự án gồm 17.294 tỷ đồng cho hợp phần BOT; hoàn vốn bằng thu phí toàn tuyến 85km trong thời gian khoảng 26 năm.

      Phần nhà nước tham gia dự án là quỹ đất của địa phương hai tỉnh Hòa Bình, Sơn La có giá trị quyền sử dụng đất khoảng 5.000 tỷ đồng để thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành (quỹ đất của tỉnh Hòa Bình có giá trị quyền sử dụng đất khoảng 900 tỷ đồng; quỹ đất của tỉnh Sơn La có giá trị quyền sử dụng đất khoảng 4.100 tỷ đồng).

      Thời gian triển khai dự án từ năm 2019 – 2024 (kể từ khi Hợp đồng dự án được ký kết giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư có hiệu lực đến khi hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng). Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn dự án khoảng 26 năm, từ năm 2025 đến 2051.

      Nhu cầu đất sử dụng khoảng 870ha, trong đó tỉnh Hòa Bình khoảng 503 ha, tỉnh Sơn La khoảng 367ha.

      Theo quyết định của Thủ tướng, mục tiêu của dự án nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải kết nối trung tâm kinh tế, chính trị với các tỉnh Tây Bắc, các khu kinh tế, khu du lịch quốc gia, khu công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

      Đồng thời kết nối các khu vực lân cận và dọc tuyến để tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội các khu vực này, đặc biệt sự phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và Khu du lịch quốc gia Mộc Châu khi điều kiện về kết nối giao thông thuộc lợi và các Dự án khác được đầu tư trong khu vực này; kết nối với các khu vực chính của tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La, thay đổi tình trạng QL6 là đường độc đạo.

Sưu tầm (HLĐ)

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản gửi Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV), thống nhất điều chỉnh ranh giới giải phóng mặt bằng (GPMB).
Keyword đầu tiên có dấuNhà ga hành khách CHK quốc tế Long Thành được thiết kế theo mô hình hoa sen cách điệu

    Dự án CHK quốc tế Long Thành gồm 3 giai đoạn, với tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD (tương đương hơn 336 nghìn tỷ đồng). Trong đó, giai đoạn 1 có vốn đầu tư là hơn 5,4 tỷ USD.

    Mục tiêu của dự án giai đoạn 1 là đầu tư xây dựng một đường cất/ hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.

    Văn bản do Phó Chủ tịch Đồng Nai Trần Văn Vĩnh ký thống nhất điều chỉnh ranh giới GPMB giai đoạn 1 của Dự án CHK quốc tế Long Thành từ 1.165ha lên 1.810ha. UBND tỉnh Đồng Nai cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND huyện Long Thành và các đơn vị có liên quan xác định chính xác ranh mốc trên bản đồ và ngoài thực địa, khẩn trương thực hiện GPMB giai đoạn 1 để bàn giao, khởi công dự án.

     Trước đó, Phó Tổng giám đốc ACV Đỗ Tất Bình có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai nêu rõ, trong bước nghiên cứu tiền khả thi (Pre-FS), diện tích sử dụng đất của giai đoạn 1 được quy hoạch là 1.165ha. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, cập nhật quy hoạch các phân khu chức năng, tư vấn nhận thấy hồ sơ Pre-FS đã không bố trí một số vị trí phân khu chức năng gồm khu vực kho giao nhận hàng hoá, nhà ga hàng hoá chuyển phát nhanh; khu vực các công trình kỹ thuật (khu diễn tập phòng cháy chữa cháy, khu vực điện năng lượng mặt trời…); các vị trí hồ điều hoà cũng chưa đủ quy mô, diện tích để đảm bảo thoát nước.

    Đáng lưu ý, theo ACV, diện tích san lấp giai đoạn 1 trong hồ sơ của Pre-FS chỉ giới hạn đến khu vực đường cất hạ cánh (CHC) A. Điều này sẽ gây ra một số khó khăn khi triển khai thi công đường cất hạ cánh trong tương lai như: Ảnh hưởng tới hoạt động khai thác của đường CHC A trong giai đoạn 1; Phải tái lập hệ thống đường công vụ, hàng rào an ninh, hệ thống thoát nước bởi quá trình thi công san lấp khu vực đường CHC B đồng thời không phù hợp với kế hoạch thi công đường CHC B trong tương lai gần.

    Do vậy, ACV đề nghị tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ban ngành cập nhật nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 1 để điều chỉnh, mở rộng phạm vi GPMB từ 1.165ha lên 1.810ha để bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ đã đề ra.


Sưu tầm (HLĐ)

Dự án đã được giao hơn 2.479 tỷ đồng vốn TPCP trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
                                            Keyword đầu tiên có dấu 
Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có chiều dài 99km, tổng mức đầu tư khoảng 14.359 tỷ đồng - Ảnh minh họa

     Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành quyết định về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2019 cho các dự án thành phần thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ trên tuyến Bắc - Nam phía Đông.

     Theo đó, dự án thành phần đoạn Phan Thiết - Dầu Giây được giao hơn 2.479 tỷ đồng vốn TPCP trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, riêng năm 2019 là 1.134,9 tỷ đồng.

     Được biết, dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây thực hiện theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư khoảng 14.359 tỷ đồng, gồm 11.879 tỷ đồng vốn BOT và hơn 2.479 tỷ đồng vốn Nhà nước.

     Dự án có chiều dài 99km, điểm đầu tại nút giao với đường nối QL1 đi Mỹ Thạnh thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận; điểm cuối kết nối với dự án cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây khoảng Km43+125.

Sưu tầm (HLĐ)

Cả 4 dự án xén vỉa hè, dải phân cách mở rộng lòng đường đều được Hà Nội đồng loạt triển khai thi công.
            Keyword đầu tiên có dấu

Sở GTVT Hà Nội cho biết, tổng mức đầu tư các dự án xén hè mở rộng đường khoảng hơn 125 tỷ đồng.Các dự án được đồng loạt triển khai từ ngày 1/1/2019 

     Chiều nay (2/1), ghi nhận của PV Báo Giao thông, cả 4 dự án xén dải phân cách, vỉa hè để mở rộng đường vành đai 2, vành đai 3 Hà Nội đều được công nhân thuộc các công ty công trình giao thông Hà Nội bắt đầu triển khai thi công đồng loạt.

     Cụ thể, trên đường Láng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nghiêm Xuân Yêm, ở nhiều vị trí nhà thầu đã tiến hành lắp đặt rào chắn. Ở vị trí từ số 52 đến 26 Phạm Hùng (quán phở Lý Quốc Sư) khoảng gần 200m dải phân cách đã được nhà thầu xén, thực hiện thảm đá và lu lèn.

     Có mặt ở hàng loạt tuyến đường trên, quan sát của PV, các nhà thầu thực hiện rào chắn, thi công khá ngăn nắp, khoa học nên không ùn tắc; rào chắn không chiếm diện tích lòng đường như nhiều công trình khác...

Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận chiều nay trên đường vành đai 2, vành đai 3:

            Keyword đầu tiên có dấu

Nhà thầu lắp đặt rào chắn khá chắc chắn, xe máy của công nhân đều phải để gọn gàng trong khu vực thi công

            Keyword đầu tiên có dấu

Máy ủi cũng được dựng trên dải phân cách, sẵn sàng cho công tác thi công

            Keyword đầu tiên có dấu

Thời gian thi công chỉ trong 1 tháng, nên các nhà thầu làm hình thức quấn chiếu, xén dải phân cách đến đâu sẽ thảm bê tông ngay đến đó

             Keyword đầu tiên có dấu

Dải phân cách giữa mở rộng mặt đường Phạm Hùng với chiều dài hơn 3 km cũng đang bắt đầu rào chắn để thi công

              Keyword đầu tiên có dấu

Từ Ngã tư Phạm Hùng - Dương Đình Nghệ đến Ngã tư Phạm Hùng - Đỗ Đức Dục đang được rào lại phục vụ công tác thi công

             Keyword đầu tiên có dấu

Để thực hiện xén dải phân cách, nhà thầu chỉ lắp rào chắn khoảng 30 cm lòng đường nên không gây ùn tắc

                Keyword đầu tiên có dấu

Rào chắn được lắp đặt khá chắc chắn, theo đúng quy định của Sở GTVT Hà Nội để đảm bảo công tác thi công

             Keyword đầu tiên có dấu

Công nhân triển khai khá gấp gáp để đảm bảo tiến độ

            Keyword đầu tiên có dấu

Dải phân cách giữa mở rộng mặt đường Khuất Duy Tiến cũng đang được tiến hành thi công

               Keyword đầu tiên có dấu

Đường Nghiêm Xuân Yên - Nguyễn Xiển được mở rộng bằng cách xén dải phân cách giữa với tổng chiều dài hơn 3 km

               Keyword đầu tiên có dấu

Hà Nội cũng tổ chức xén hè mở rộng mặt đường trên tuyến đường Vành đai 2 đoạn từ Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở, tổng chiều dài là 4 km

                Keyword đầu tiên có dấu

Công nhân đang đào vỉa hè để xén mở rộng lòng đường lưu thông cho người dân

             Keyword đầu tiên có dấu

Họ thực hiện công việc khá gọn gàng, không để vật dụng bừa bãi gây mất ATGT

           Keyword đầu tiên có dấu

Ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, nhà thầu nào không thực hiện đúng quy định sẽ xử phạt nghiêm, đảm bảo trật tự ATGT, tránh ảnh hưởng đến lưu thông của phương tiện


Sưu tầm (HLĐ)
Theo Quyết định đầu tư, dự án có chiều dài 11,2km đi qua 3 địa phương gồm: TP Thanh Hóa, huyện Đông Sơn và huyện Triệu Sơn.
Keyword đầu tiên có dấuBản đồ tuyến đường dài hơn 11km từ trung tâm TP Thanh Hóa nối với đường giao thông CHK Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn

     Là một trong những công trình chào mừng Lễ kỷ niệm “990 năm Thanh Hóa”, dự án đường từ trung tâm TP Thanh Hóa nối vào đường giao thông Cảng hàng không (CHK) Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn được xem là một vành đai chắc chắn về an ninh, quốc phòng và kích cầu phát triển KT-XH của tỉnh Thanh Hóa nói chung và TP Thanh Hóa nói riêng.

     Ông Lê Bá Hùng, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông 1, Sở GTVT Thanh Hóa cho biết, ngày 9/3/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng dự án đường từ TP Thanh Hóa nối với đường từ CHK Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn. Hiện nay, chúng tôi đang hoàn tất các thủ tục để lựa chọn nhà thầu và khởi công dự án vào ngày 5/5/2019.

     Cũng theo ông Hùng, dự án được đầu tư xây dựng với mục tiêu từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông trong khu vực, kết nối các tuyến giao thông quan trọng của tỉnh Thanh Hóa, phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Mặt khác, khi tuyến đường được xây dựng sẽ tăng cường khả năng kết nối và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại giữa các vùng trong khu vực với các khu công nghiệp trọng điểm, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch trong tỉnh. Bên cạnh đó, dự án góp phần chia sẻ lưu lượng giao thông của QL47 và mở rộng không gian phát triển TP Thanh Hóa về phía Tây.

     Theo Quyết định đầu tư, dự án có chiều dài 11,2km đi qua 3 địa phương gồm: TP Thanh Hóa, huyện Đông Sơn và huyện Triệu Sơn. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 được duyệt là 499 tỷ đồng (trong đó, chi phí xây lắp và các hạng mục, chi phí dự phòng... do Sở GTVT làm chủ đầu tư là 358 tỷ đồng; Còn lại chi phí GPMB do 3 địa phương TP Thanh Hóa, Đông Sơn và Triệu Sơn làm chủ đầu tư) bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn huy động hợp pháp khác.

     Quy mô phần đường đoạn từ Km0 - Km 1+590 là đường phố chính đô thị thứ yếu, chiều rộng nền đường 34m. Đoạn từ Km 1+590 - Km 11+223 là đường cấp III đồng bằng, chiều rộng nền đường 12m. Trên tuyến có 4 cầu và các công trình thoát nước được xây dựng bằng bê tông, bê tông cốt thép vĩnh cửu. Tần suất thủy văn tính toán P=2% đối với nền, cống và cầu nhỏ. P=1% đối với cầu lớn. Thời gian thực hiện dự án không quá 5 năm.

     Ban Quản lý dự án giao thông 1, Sở GTVT Thanh Hóa cho biết, công tác kiểm kê, áp giá đền bù GPMB cho dự án đã cơ bản được các địa phương hoàn tất. Số vốn đã giải ngân tính đến thời điểm hiện tại là 15,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như tiến độ thực hiện Khu tái định cư tại nút giao ngã ba Nhồi của UBND TP Thanh Hóa chậm so với yêu cầu dự án; Chuyển mục đích sử dụng đất lúa và một số hộ dân kiến nghị về đơn giá bồi thường của Nhà nước.

     “Để đảm bảo tiến độ của dự án, Sở GTVT Thanh Hóa cũng đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh xem xét và có chỉ đạo các đơn vị liên quan như UBND TP Thanh Hóa hoàn tất các thủ tục để sớm xây dựng khu tái định cư; Sở TN&MT, Sở GTVT đấu nối với các Bộ liên quan thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. Ngoài ra, UBND TP Thanh Hóa phối hợp với Sở TN&MT và Sở Tài chính điều chỉnh đơn giá đất thổ cư đền bù cho các hộ dân”, ông Hùng thông tin.

     Ngày 18/4, tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, dự án đường từ TP Thanh Hóa nối với đường từ CHK Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn là một trong những dự án, công trình chào mừng Lễ kỷ niệm “990 năm Thanh Hóa” (1029-2019) sẽ được tổ chức ngày 8/5/2019. Đây là một sự kiện lớn, quan trọng của tỉnh Thanh Hóa.

Sưu tầm (HLĐ)

       Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn cầu Mỹ Thuận 2 đã lựa chọn xong tư vấn khảo sát, thiết kế kỹ thuật...
                              Keyword đầu tiên có dấu
       Dự án cầu Mỹ Thuận 2 có tổng mức đầu tư 5.003 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Dự kiến, cuối năm 2019, một số gói thầu của dự án sẽ khởi công xây dựng. (ảnh minh họa)

      Thông tin từ Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT) cho biết, dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn cầu Mỹ Thuận 2 đã lựa chọn xong tư vấn khảo sát, thiết kế kỹ thuật.

      Theo đó, liên danh trúng thầu tư vấn khảo sát, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán, cắm cọc GPMB và mốc lộ giới tại dự án gồm hai doanh nghiệp: Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) - Công ty CP Xây dựng VNC. Giá trị trúng thầu là hơn 30 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng 10 tháng, kể từ 28/1/2019.

       Được biết, dự án xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 là một trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Điểm đầu dự án khớp nối với tuyến đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại nút giao An Thái Trung, điểm cuối tiếp nối với dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ tại vị trí nút giao đầu tuyến QL80. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 6,6km.

       Sau khi hoàn thành vào năm 2023, dự án sẽ kết nối hai tuyến đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ để hoàn thiện toàn tuyến cao tốc từ TP.HCM đi Cần Thơ theo quy hoạch, tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối các đường trục chính đang được đầu tư xây dựng; giảm áp lực cho cầu Mỹ Thuận hiện nay nói riêng và QL1A nói chung.

      Trao đổi với Báo Giao thông, ông Đinh Công Minh, Phó giám đốc Ban QLDA 7 (chủ đầu tư) cho biết, công trình có tổng mức đầu tư 5.003 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. “Dự kiến, cuối năm 2019, một số gói thầu của dự án sẽ khởi công xây dựng. Riêng phần cầu chính dây văng do yếu tố kỹ thuật phức tạp sẽ khởi công vào năm 2020 và sẽ hoàn thành trong 43 tháng thi công, kết thúc vào năm 2023”, ông Minh nói.

Sưu tầm (HLĐ)

Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn có tổng mức đầu tư 7.699 tỷ đồng và dự kiến được khởi công xây dựng vào giữa năm 2019.
Keyword đầu tiên có dấu
Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn sau khi hoàn thành sẽ kết nối với tuyến đường La Sơn - Túy Loan

     Theo thông tin từ Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT), dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) được chia làm 3 gói thầu tư vấn.

      Trong đó, gói thầu tư vấn 1 (Tư vấn khảo sát, thiết kế kỹ thuật, lập dự toán, cắm cọc GPMB, lập hồ sơ mời thầu xây lắp đoạn Km0+000 - Km37+300), liên danh Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) - Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT 4 - Công ty CP Tư vấn xây dựng công trình giao thông 5 trúng thầu với giá trị hơn 22 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng trong 6 tháng.

      Gói thầu tư vấn 2 (Tư vấn khảo sát, thiết kế kỹ thuật, lập dự toán, cắm cọc GPMB, lập hồ sơ mời thầu xây lắp đoạn Km37+300 - Km69+000), đơn vị trúng thầu là liên danh Công ty CP Tấn Phát và Công ty CP Xây dựng VNC, giá trị trúng thầu hơn 20 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng trong 120 ngày.

      Cuối cùng, gói thầu tư vấn 3 (Tư vấn khảo sát, thiết kế kỹ thuật, lập dự toán, cắm cọc GPMB, lập hồ sơ mời thầu xây lắp đoạn Km69+000 - Km102 + 200), đơn vị trúng thầu là Công ty CP Tư vấn Trường Sơn với giá trị trúng thầu hơn 31 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng trong 4 tháng.

      Được biết, dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn là một trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn có tổng chiều dài trên 98km đi qua 2 tỉnh Quảng Trị (dài hơn 37 km) và Thừa Thiên - Huế ( trên 61 km).

      Tổng mức đầu tư dự án là 7.699 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Trong đó, vốn đầu tư xây lắp 5.586 tỷ đồng, còn lại 434 tỷ đồng chi phí giải phóng mặt bằng. Dự kiến, cao tốc Cam Lộ - La Sơn được khởi công xây dựng vào giữa năm 2019.

Sưu tầm (HLĐ)

    Ngày 15.4, ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận -  khẳng định sẽ nỗ lực  tái khởi động, làm “nóng” lại Dự án cao tốc BOT Trung Lương – Mỹ Thuận để đảm bảo thông tuyến vào cuối năm 2020.

    Dự án cao tốc BOT Trung Lương - Mỹ Thuận vốn gặp nhiều khó khăn hơn 10 năm qua. Thậm chí, vào tháng 1.2019, Bộ GTVT từng đề xuất Chính phủ thu hồi dự án, thanh lý hợp đồng, xử lý tranh chấp.v.v…

   Trước tình hình đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả (Tập đoàn Đèo Cả) đã tham gia tháo gỡ các khó khăn tại dự án này. Tập đoàn Đèo Cả, với kinh nghiệm, uy tín tại các dự án ở miền Trung và miền Bắc, đã đưa ra phương án cơ cấu lại quản lý dự án Trung Lương - Mỹ Thuận, tiếp tục triển khai dự án và hoàn thành thông tuyến vào cuối năm 2020.

Thông báo dự án đã được công bố với người dân địa phương. Ảnh: C.HThông báo dự án đã được công bố với người dân địa phương. Ảnh: C.H

     Ông Hồ Minh Hoàng cho biết: “Sau khi Văn phòng Chính phủ ra Thông báo số 99/TB-VPCP ngày 18.3.2019, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý tiếp tục đầu tư dự án, chúng tôi đã nỗ lực đưa ra các giải pháp tháo gỡ những vướng mắc tại dự án này.

    Trong đó, thực hiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án giữa nhà đầu tư trước với nhà đầu tư mới. Chuyển đổi cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT sang UBND tỉnh Tiền Giang. Làm việc với Bộ Công an và các bên liên quan, khoanh vùng xử lý riêng vi phạm của Cty CP Tập đoàn Yên Khánh”…

Một phần đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang thành hình. Ảnh: K.C
Một phần đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang thành hình. Ảnh: K.C

    Đặc biệt, về tài chính, dự án theo hình thức Hợp đồng BOT có sự hỗ trợ bằng vốn ngân sách nhà nước và việc hoàn vốn dự án không quá 15 năm.

   Theo ông Mai Mạnh Hồng - Tổng Giám đốc Cty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận: “Nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, Tập đoàn Đèo Cả đã có động thái ứng trước vật tư, vật liệu xây dựng khi liên doanh với các nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án, đảm bảo thi công dự án theo đúng tiến độ cam kết”.

Tổng giám đốc Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận - ông  Mai Mạnh Hồng. Ảnh: C.HTổng giám đốc Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận - ông Mai Mạnh Hồng. Ảnh: C.H

    Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có chiều dài toàn tuyến 51,1 km, với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TP HCM - Trung Lương) và điểm cuối giao với QL30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

    Dự án được khởi công lần đầu vào ngày 29.11.2009 nhưng không được thi công. Đến ngày 7.2.2015 mới tái khởi công lần 2 nhưng tiến độ cũng rất chậm chạp. Tháng 6.2017, Bộ GTVT có quyết định điều chỉnh dự án với tổng vốn 9.668 tỉ đồng.

Hình ảnh tại công trường huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: C.HHình ảnh tại công trường huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: C.H

    Cuối năm 2018, ngân hàng dừng giải ngân cho dự án do một số lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh (là một trong 6 Công ty trong liên doanh nhà đầu tư với vốn góp 30% cho tổng dự án) có liên quan đến vụ án hình sự.

    Đến nay, dù nguồn vốn đã đầu tư vào dự án gần 2.000 tỉ đồng nhưng khối lượng công trình chỉ đạt 15%, đa số các khu vực thi công của 25 gói thầu trong tình trạng “bỏ hoang” do thiếu vốn. Hiện tỉnh Tiền Giang đã giải phóng mặt bằng đạt hơn 96%, đã bàn giao cho chủ đầu tư.

Sưu tầm (HLĐ)

Thứ năm, 18 Tháng 4 2019 08:10

MẶT CẦU BẠCH ĐẰNG LỒI LÕM LÀ DO THỜI TIẾT?

Written by

 Cầu Bạch Đằng mới thông xe nhưng mặt cầu đã lồi lõm, mấp mô. Ảnh: Lao Động

 Cầu Bạch Đằng mới thông xe nhưng mặt cầu đã lồi lõm, mấp mô. Ảnh: Lao Động

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ