Trang chủ Tin tức Tin nội bộ

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1802166
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
922
4766
18942
1802166

    Hàng loạt dự án du lịch khủng, quy hoạch trên đất rừng, vừa được UBND tỉnh Kiên Giang chào mời nhà đầu tư, tại “Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào tỉnh Kiên Giang tại TP.HCM”, vào ngày 13/8.

     Tỉnh Kiên Giang, đáng chú ý là dự án Khu du lịch sinh thái U Minh Thượng, với quy mô 200 ha, có nguồn gốc đất rừng, thuộc vườn quốc gia U Minh Thượng. Dự án này có tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 2.600 tỷ đồng. Mục tiêu là đầu tư phát triển du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử U Minh Thượng; tham quan nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, các di tích lịch sử, du lịch sinh thái vườn, làng nghề…
Kiên Giang: Mở rộng lấy đất rừng làm dự án du lịch ngàn tỷ
Kiên Giang mở rộng lấy đất rừng làm dự án du lịch ngàn tỷ

    Ngoài ra, rất nhiều dự án khác tận dụng đất rừng để phát triển du lịch, chưa có quy hoạch, cũng đưa ra để mời gọi đầu tư trong dịp này. Trong đó, có thể kể đến dự án Khu du lịch quần đảo Bà Lụa (huyện Kiên Lương), quy mô 100 ha, vốn đầu tư 120 tỷ; Khu du lịch Tà Lu - Mũi Nai (thị xã Hà Tiên), quy mô 50 ha, vốn đầu tư 100 tỷ; Khu Dịch vụ du lịch Bãi Bàng (thị xã Hà Tiên), quy mô 29,4 ha, vốn đầu tư 60 tỷ; Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Bình San (thị xã Hà Tiên), quy mô 27,14 ha, vốn đầu tư 340 tỷ. Trước đó, nhiều dự án tại Phú Quốc cũng đã chuyển đổi từ đất rừng thành đất thương mại, du lịch.

    Chia sẻ tại diễn đàn xúc tiến đầu tư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Thị Minh Phụng, cho biết, điều kiện tự nhiên đã tạo cho Kiên Giang có tiềm năng du lịch; vùng biển rộng lớn với 5 quần đảo còn hoang sơ; có núi, có rừng, có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa, thích hợp cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với chất lượng cao. Thời tiết, khí hậu hiền hòa nên có thể hoạt động du lịch, vui chơi giải trí quanh năm.

    “Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của Kiên Giang khá cao. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2017 là 57.586 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 7,39%; thu nhập bình quân đầu người (GDP) năm 2017 là 1.865 USD. Hàng năm, tỉnh đào tạo khoảng 3.000 sinh viên đại học, cao đẳng; 1.000 học viên trung cấp nghề; gần 26.000 học viên nghề ngắn hạn. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 58%.

Kiên Giang: Mở rộng lấy đất rừng làm dự án du lịch ngàn tỷ
 

    Về đầu tư, đến nay có 680 dự án đầu tư, quy mô 32.497 ha với tổng vốn đăng ký 503.763 tỷ đồng. Trong đó, có 341 dự án đi vào hoạt động, quy mô 17.676 ha với tổng vốn đầu tư 60.641 tỷ đồng; 68 dự án đang triển khai xây dựng, quy mô 4.219 ha với tổng vốn đầu tư 115.410 tỷ đồng; 271 dự án đang thực hiện các thủ tục đầu tư, quy mô 10.602 ha, với tổng vốn đầu tư 327.713 tỷ đồng. Tuy nhiên so với tiềm năng, lợi thế và điều kiện của Kiên Giang thì còn dư địa rất lớn cho đầu tư phát triển”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nói.

    Được biết, tại diễn đàn lần này, Kiên Giang kêu gọi đầu tư với 64 danh mục dự án, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: Nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao; nuôi thủy sản trên biển; nuôi tôm nhà kính; công nghệ đánh bắt thủy sản xa bờ và bảo quản sau đánh bắt; trung tâm nghề cá; khu trung chuyển nông sản; công nghiệp chế biến nông sản; cấp nước và xử lý nước thải, rác thải; năng lượng tái tạo; các dự án du lịch.

    Ngoài ra, tỉnh cũng mời gọi đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; các cảng biển, cảng sông; đường giao thông gắn với phát triển đô thị; nhà ở công nhân; phát triển các khu dân cư, trung tâm thương mại; đầu tư bệnh viện 500 giường gắn với nghỉ dưỡng ở Phú Quốc…

Sưu tầm(HLĐ)

 

Read more...

    UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản giao các sở, ngành làm việc với chủ đầu tư để vận động thu hồi một số dự án chậm triển khai ở trung tâm TP và khu vực ven biển. Động thái này khiến DN như "ngồi trên đống lửa".

    Theo UBND TP Đà Nẵng, TP đã xây dựng quy hoạch lối xuống biển giữa khách sạn Furama cùng trung tâm hội nghị Ariyana và sẽ thi công trong năm nay. Cùng với đó, quận Ngũ Hành Sơn sẽ công khai 2 lối xuống biển khác và triển khai các bước chuẩn bị xây dựng.

    Đà Nẵng cũng đã xúc tiến các thủ tục pháp lý để thu hồi một số dự án ven biển ở quận Ngũ Hành Sơn; xây dựng phương án đường đi dạo ven biển và sẽ làm việc với chủ đầu tư các khu nghỉ dưỡng, nơi tuyến đường đi qua để tìm tiếng nói chung, báo cáo lãnh đạo TP trong tháng 7 này.

    Trước mắt, HĐND TP sẽ có cuộc họp bàn về phương án thu hồi toàn bộ 67.592 m2 đất dự án khu du lịch ven biển của công ty Hòn Ngọc Á Châu (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) để làm quảng trường cây xanh, bãi tắm công cộng và đường xuống biển cho người dân.

    Trao đổi với báo chí, công ty Hòn Ngọc Á Châu (HNAC) cho rằng, trong công văn gửi lãnh đạo TP Đà Nẵng ngày 11/6 “về việc tạo công viên và lối đi bộ xuống biển của dự án Hòn Ngọc Á Châu” đã giải trình rằng việc chậm trễ triển khai dự án do phải chờ việc điều chỉnh quy hoạch của TP.

    Ông Lê Xuân Bình, PGĐ Ban quản lý dự án HNAC cho hay, từ năm 2014 đến nay, chủ đầu tư không triển khai dự án được vì những lần điều chỉnh quy hoạch.

Đà Nẵng thu hồi dự án, mở đường xuống biển: DN ngồi trên đống lửa
Các dự án ven biển Đà Nẵng

    Cụ thể, ngày 18/12/2017, Đà Nẵng có văn bản thống nhất việc giữ nguyên quy hoạch dự án Khu du lịch ven biển của HNAC đã được phê duyệt ngày 15/6/2016; giao các đơn vị liên quan cùng phối hợp lập hồ sơ quy hoạch tách lối xuống biển (rộng 10m) giữa dự án Khu du lịch quốc tế Silver Shores và dự án của công ty HNAC.

    Thu hồi 40% diện tích, quy hoạch sẽ bị vỡ?

    Ngày 1/3/2018, UBND TP Đà Nẵng bất ngờ có thông báo với nội dung xem xét thu hồi, hoặc thu hồi một phần dự án HNAC. Công ty HNAC cho rằng, việc thu hồi gần 40% diện tích dự án sẽ khiến quy hoạch của dự án bị phá vỡ, DN có thể phá sản.

HNAC kiến nghị cho phép bảo lưu và giữ nguyên các thông số chỉ tiêu về quy hoạch đã được phê duyệt tại quyết định số 3846/QĐ-UBND ngày 15/06/2016 của UBND TP Đà Nẵng.

    Bên cạnh đó, DN sẽ dùng một phần đất thuộc dự án HNAC có chiều rộng 50m mặt biển, chiều dài 323m, sát dự án khu trung tâm du lịch và giải trí quốc tế Silver Shores để làm công viên cây xanh với lối đi bộ để nhân dân có thể sử dụng chung làm lối đi bộ xuống biển bằng kinh phí của DN.

    HNAC cũng cam kết sẽ triển khai thi công dự án ngay sau khi được cấp giấy phép xây dựng theo đề xuất trên, nếu chậm trễ sẽ chấp nhận thu hồi theo đề nghị của UBND.TP Đà Nẵng.

    Dự án Khu du lịch ven biển Hòn Ngọc Á Châu do HNAC làm chủ đầu tư, nằm tại phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn) với vốn đầu tư ban đầu hơn 1.550 tỷ đồng.

    Ngày 31/12/2007, UBND TP Đà Nẵng giao 170.000 m2 (17ha) đất ven biển và cấp giấy chứng nhận cho nhà đầu tư. Hiện chủ đầu tư đang triển khai xây dựng hạ tầng nội khu, văn phòng điều hành ban quản lý dự án.

    Sẽ báo cáo tại HĐND sáng nay

    Theo chủ đầu tư, năm 2007 dự án này được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đến năm 2014 nhận được cam kết của UBND TP cho phép triển khai. Cũng trong năm này, chủ đầu tư xin điều chỉnh quy hoạch nhằm phát triển dự án bao gồm biệt thự, căn hộ cao tầng, khách sạn và dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, 2 năm sau dự án mới được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tổng mặt bằng điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

     Theo tài liệu kỳ họp lần thứ 7 HĐND khai mạc sáng nay, Ban Đô thị HĐND TP sẽ có báo cáo thẩm tra hoạt động nửa đầu năm 2018.

     Trong báo cáo này, nổi bật là công tác tổ chức và thực hiện quy hoạch. Trong đó có việc thẩm tra thu hồi các dự án chậm triển khai để mở lối xuống biển: Công ty Hòn Ngọc Á Châu, Khu dự án Vệt du lịch ven biển của công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 (của Vũ ‘nhôm'), lối xuống biển tại khu vực cuối đường Hồ Xuân Hương…

Sưu tầm (HLĐ)

Read more...

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ