Trang chủ Tin tức Tin nội bộ

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1787357
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
110
3474
4133
1787357
                                Tổng cục Đường bộ ‘tiết lộ’ cách kiểm tra trạm Dầu Giây

        Ngày 27-2, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Tổng cục - PV) khẳng định (việc kiểm tra đột xuất trạm thu phí Dầu Giây (thuộc cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) là “hết sức chặt chẽ, có sự phối hợp giám sát của cơ quan CSĐT (C03, Bộ Công an)...” .

Kiểm tra chéo để kết luận

       Cụ thể, trong 10 ngày (từ ngày 28-1 đến ngày 8-2) đoàn tiến hành kiểm tra báo cáo doanh thu và so sánh hình ảnh phương tiện (tại các làn ra, vào của trạm), số thu trên phần mềm tại trạm thu phí Dầu Giây. Trong đó, đối chiếu video làn, toàn cảnh và ảnh chụp, dữ liệu đầu ra, vào trên phần mềm hậu kiểm, phần mềm kế toán doanh thu báo cáo trong tám ca (từ ca hai ngày 4-2 đến hết ca ba ngày 6-2).

        Kết quả cho hay “số lượng xe đếm được, phân loại xe, mệnh giá thu trong công việc thực hiện đếm xe ngoài hiện trường khớp với số liệu của phần mềm giám sát hậu kiểm. Qua đó cho thấy kết quả đối chiếu kiểm tra số lượng xe đếm được, phân loại xe, mệnh giá thu, doanh thu báo cáo trong tám ca nói trên là trùng khớp...” - Tổng cục xác nhận.

        Đặc biệt, ngày 21-2, đoàn thực hiện kiểm đếm thực tế xe qua trạm thu phí Dầu Giây trong hai ca (ca một và ca hai) để đối chiếu với dữ liệu thu phí trong phần mềm tại các làn (có các bảng đếm xe, có chữ ký xác nhận của người đếm và người kiểm tra trên hệ thống phần mềm giám sát, hậu kiểm). Theo đó, danh sách xe qua kiểm đếm trực tiếp phù hợp với dữ liệu lưu trữ trong phần mềm giám sát hậu kiểm.

        Tổng cục cho biết việc lưu trữ dữ liệu thu phí được thực hiện theo Thông tư 49/2016 của Bộ GTVT. “Theo đó, khi cần các cơ quan chức năng dễ dàng tiến hành các bước hậu kiểm, đồng thời kiểm đếm thực tế tại trạm. Việc thực hiện kiểm tra chéo giúp cơ quan chức năng phát hiện ra các sai phạm (nếu có)...” - lãnh đạo Tổng cục cho hay.

Tổng cục Đường bộ ‘tiết lộ’ cách kiểm tra trạm Dầu Giây - ảnh 1
Một đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: HOÀNG GIANG

Mỗi ngày thu được 1,1 tỉ đồng

       Với việc thực hiện các bước kiểm tra trên, kết quả cho thấy từ ngày 28-1 đến ngày 8-2, trạm Dầu Giây thu được khoảng 13,271 tỉ đồng. Như vậy, trung bình một ngày (tính ba ca) trạm thu được 1,1 tỉ đồng (trung bình mỗi ca gần 370 triệu đồng).

      Ngoài ra, số tiền thu phí của tám ca (từ ca hai ngày 4-2 đến hết ca ba ngày 6-2) tại trạm là trên 2,5 tỉ đồng (bình quân trên 318 triệu đồng/ca), khớp đúng với báo cáo của Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).

      VEC cũng cho biết một ngày thu phí được đơn vị chia làm ba ca (tám giờ/ca). Đầu ca làm việc, nhân viên thu phí tiếp nhận vé, thẻ điện tử từ bộ phận kế toán vé, thẻ và thực hiện thu phí tại trạm theo quy định. Cuối ca nhân viên thu phí đối chiếu số liệu với nhân viên giám sát, hậu kiểm, thực hiện giao nộp số vé, thẻ còn thừa cho kế toán vé, thẻ và thanh toán số tiền thu được trong ca làm việc cho thủ quỹ trạm. Nhân viên thu phí có trách nhiệm bảo quản tiền thu phí trong suốt ca làm việc, thanh toán và bàn giao cho thủ quỹ trạm theo đúng quy định. Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý tiền thu phí trước khi bàn giao cho ngân hàng.

      Việc giám sát, hậu kiểm quá trình tổ chức thu phí được VEC thực hiện 24/24 giờ, qua nhiều khâu, nhiều bộ phận tham gia, từ giám sát trực tiếp tại hiện trường, qua màn hình khổ lớn, qua hệ thống camera,... Hình ảnh các thông tin của máy tính tại cabin thu phí cũng như hình ảnh tại các cabin thu phí đều được truyền trực tiếp về văn phòng giám sát hiện trường của Trung tâm Giám sát khai thác vận hành đường cao tốc Việt Nam (đơn vị độc lập).

      “Dữ liệu thu phí định kỳ được sao lưu để phục vụ công tác giám sát, hậu kiểm. Trong đó, bao gồm các tập tin cơ sở dữ liệu, các tập tin hình ảnh chụp phương tiện lưu thông qua trạm, các tập tin video liên tục giám sát làn được sao lưu dưới dạng tệp dữ liệu lưu giữ tối thiểu năm năm. Các tập tin video giám sát cabin và giám sát toàn cảnh được sao lưu dưới dạng tệp dữ liệu và lưu giữ tối thiểu một năm theo đúng quy định hiện hành…” - VEC khẳng định.  

Doanh thu ba trạm mỗi ngày bình quân 3,24 tỉ

       Trước đó, sáng 7-2, tại trạm thu phí Dầu Giây, hai thanh niên cướp đi một số tiền. Theo VEC, tổng số tiền trong két sắt trước thời điểm bị cướp trên 3,2 tỉ đồng, bao gồm tiền doanh thu tám ca nói trên, tiền quỹ dự phòng tình huống khẩn cấp, tiền lẻ phục vụ 10 ngày Tết. Số tiền thực tế còn lại được kiểm đếm sau vụ cướp trên 1 tỉ đồng.

      Kết quả kiểm tra Tổng cục cũng cho thấy số tiền thu phí của trạm trong tám ca là hơn 2,550 tỉ đồng (bình quân trên 318 triệu đồng/ca). Con số trên trùng khớp với báo cáo của VEC trước đó.

      Cũng theo đơn vị này, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với lượng phương tiện bình quân một ngày đêm là hơn 43.000 lượt. Doanh thu bình quân một ngày đêm tại ba trạm thu phí trên toàn tuyến đạt 3,24 tỉ đồng.

 
Sưu tầm (HLĐ)
Read more...
Trạm thu phí BOT Cầu Rác trên QL1 sẽ tạm dừng thu phí kể từ 0 giờ ngày 21/2 để tính toán lại phương án tài chính.
                       Keyword đầu tiên có dấu
Trạm thu phí BOT Cầu Rác sẽ tạm dừng thu phí từ ngày 21/2

         Tổng cục Đường bộ VN vừa có văn bản yêu cầu Tổng công ty Sông Đà-CTCP (nhà đầu tư) tạm dừng thu phí tại trạm thu phí Cầu Rác (Km5394040, QL1) thuộc Dự án đầu tư xây dựng QL1A đoạn tránh thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đầu tư theo hình thức BOT kể từ 0 giờ ngày 21/2.

        Tổng cục Đường bộ yêu cầu nhà đầu tư thông báo công khai việc tạm dừng thu phí trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại trạm thu phí. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thu phí, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực trong quá trình chuẩn bị dừng thu tại trạm thu phí và báo cáo số thu theo ngày gửi về Tổng cục Đường bộ VN.

      Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ cũng yêu cầu nhà đầu tư sắp xếp lao động và giải quyết chế độ cho người lao động khi tạm dừng thu phí, tổ chức trông coibảo vệ bảo vệ tài sản trạm thu phí tránh mất máthư hỏng tài sảnthiết bịcó biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khu vực trạm thu phí   sau khi dừng thu đến thời điểbàn giao công trình dự án và tiếp tục thực hiện công tác quản bảo trì công trình đảm bảo vận hành thông suốtan toàn đến thời điểm bàn giao công trình; Báo cáo Tổng cục Đường bộ kết quả thực hiện việc tạm dừng thu phí trước ngày 23/2/2019;"Nhà đầu tư khẩn trương bổ sung báo cáohồ chứng từ liên quan đến công tác kiểm trarà soát số liệu theo hướng dẫn của Tổng cụccử cán bộ phối hợp với Tổng cục Đường bộ tính toán lại phương án tài chính để xác định thời gian thu phí của dự án", Tổng cục Đường bộ yêu cầu.

    Đối với việc hoàn trả tiền cho các phương tiện đã mua vé tháng tháng và vé quý tại trạm Cầu RácTổng cục Đường bộ đề nghị Công ty TNHH MThạ tầng Sông Đà tính số tiền hoàn trả cho kháchàng. Sau khi hoàn trả Công ty TNHH MTV hạ tầng Sông Đà thu hồi lvé thángquý đã bánlập hồ sơ quyết toán số tiền đã hoàn trả cho khách hàng để xác định chính xác số thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tháng tháng 2 tại trạm Cầu Rác.

         Về lý do tạm dừng thu phí, Tổng cục Đường bộ cho biết, căn cứ văn bản của Tổng cục Đường bộ về rà soát, thống nhất số liệu thỏa thuận - quyết toán đợt 5 và tính phương án tài chính dự án BOT xây dựng QL1A đoạng tránh TP.Hà Tĩnh và các văn bản của Công ty TNHH MTV hạ tầng Sông Đà về rà soát số liệu thỏa thuận quyết toán đợt 5 và tính phương án tài chính dự án. Trên cơ sở báo cáo, kiến nghị của Công ty TNHH MTV hạ tầng Sông Đà tại các văn bản nêu trên, hiện nay còn nhiều nội dung chưa được thống nhất giữa Tổng cục Đường bộ và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án. Để có cơ sở tính toán, chốt phương án tài chính của dự án, Tổng cục Đường bộ tạm dừng thu phí tại trạm thu phí Cầu Rác (tại Km539+040, Quốc lộ 1) vào 00 giờ 00 phút ngày 21/2/2019.

Sưu tầm (HLĐ)

Read more...

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thúc tiến độ, và chỉ đạo dự án phải được hoàn thành trước năm 2020 để phục vụ người dân các tỉnh thành phía Nam

                                            Thúc tiến độ cao tốc 31.320 tỷ qua TP.HCM
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nghe báo cáo từ các nhà thầu


     Theo Tổng công ty đầu tư Phát triển đường Cao tốc Việt Nam cho biết: Hiện nay, công tác GPMB tại đoạn 1, phía Tây ( A1-A4): còn vướng 26 hộ thuộc huyện Bình Chánh Tp.HCM. Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 03/8/2018, UBND Tp.HCM cam kết sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng còn lại trong tháng 9/2018, tuy nhiên do vướng mắc về chính sách (giá đền bù không thỏa đáng, tái định cư chưa hợp lý,…) và tranh chấp khiếu kiện tại tòa án nên đến nay các tồn tại nêu trên vẫn chưa được giải quyết.

     Đoạn 3, phía Đông (gói thầu A5-A7): Đã bàn giao mặt bằng được 1.090/1.223 hộ (đạt trên 90%), còn vướng 133/1.223 hộ (trong đó có 55 hộ đã nhận tiền đền bù nhưng chưa bàn giao do mới nhận nền tái định cư chờ xây lại nhà). Tình hình thi công hiện nay đạt 71,68% tổng giá trị xấy lắp mà các gói thầu đã triển khai.

     Tổng công ty đầu tư Phát triển đường Cao tốc Việt Nam cho biết thêm: Tình hình chung trong công tác GPMB là có những vướng mắc trong chuyện đền bù, tái định cư cho các hộ dân nằm trên khu vực thi công dự án tập trung tại huyện Bình Chánh-Tp.HCM và các huyện Nhơn Trạch- Long Thành tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm tiến độ cho dự án (các gói thầu phía Tây chỉ mới đạt khoảng 85% chậm so với kế hoạch đã được điều chỉnh từ 14,5 đến 37%).

                                         Thúc tiến độ cao tốc 31.320 tỷ qua TP.HCM
Khu vực công trường hói thầu A5 vẫn ngổn ngang

     Bên cạnh đó, hiện nay năng lực máy móc thiết bị và nhân sự của các gói thầu thiếu, nguồn tài chính không đảm bảo nên việc thi công chậm tiến độ đề ra. Đặc biệt gói thầu A4 đến này không còn nguồn lực tài chính để thi công. Các thay đổi bổ sung thiết kế kỹ thuật của các gói thầu nhiều và phức tạp, hiện tại các nhà thầu đang lập cơ sở thiết kế điều chỉnh (gói A6) và thiết kế đề xuất phương án cho cầu Thị Vải (gói thầu A7).Với các vướng mắc nêu trên tiến độ của các gói thầu phần vốn ADB phía Đông rất khó khăn. VEC đang cố gắng giải quyết các vướng mắc đẩy nhanh công tác thi công, đảm bảo tiến độ cuối năm 2020 kết thúc, theo thời gian đóng khoản vay của Hiệp định.

     Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh: với tình hình thực hiện tại các gói thầu trên thì khả năng kéo dài rất cao. Bộ yêu cầu chủ đầu tư gấp rút giải quyết các vướng mắc về công tác GPMB. Khẩn trương hoàn tất và rà soát các đề nghị của nhà thầu về việc hướng dẫn các văn bản, thủ tục để gia hạn hợp đồng. Đồng thời các bên như chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu,… cần ngồi lại để làm việc cụ thể với nhau và tập trung thi công trong thời gian tới.

     Riêng các gói thầu phía Đông (A5,A6,A7) tuy có cố gắng nhưng so với tiến độ chung vẫn chậm, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị kiện toàn lại công tác điều hành, nhân sự, phân định rõ trách nhiệm của các bên. Nếu nhà thầu, tư vấn không tuân thủ cần xử lý theo hợp đồng, thậm chí thay đổi nhà thầu, thay đổi tư vấn.

     Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng nhắc nhở các nhà thầu thi công cần phải đảm bảo an toàn giao thông, môi trường, bổ sung các hạng mục đường đi vào công trình thuận tiện hơn.

     Được biết, dự án có quy mô với tổng chiều dài tuyến là 57,8km đi qua 03 tỉnh và thành phố (Long An - 5,12km, Tp.HCM - 27,43km và Đồng Nai - 25,25km), tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, trong đó có 17 cầu với tổng chiều dài 20,05km. Tổng mức đầu tư dự án là 1.488,88 triệu USD (tương đương 31.320 tỷ đồng).

Sưu tầm (HLĐ)

Read more...

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ