Tỉnh Thái Nguyên đang tập trung triển khai Dự án xây dựng hạ tầng đô thị hai bờ sông Cầu, thành phố Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 115 triệu USD (tương đương 2.517 tỷ đồng) từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng địa phương.
Sông Cầu. Nguồn: Thainguyen.gov.vn |
Dự án có 3 hợp phần chính, trong đó hợp phần cải tạo, nâng cấp hạ tầng đô thị và xử lý ngập úng đô thị ven sông bao gồm các hạng mục: cải tạo, nâng cấp đường ven sông Cầu, hệ thống thu gom nước mưa, nước thải có quy mô đầu tư từ cầu Cao Ngạn (xã Cao Ngạn) đến đập Ba Đa (xã Huống Thương) với tổng chiều dài 11,7km; xây dựng hạ tầng khu dân cư tại phường Quang Vinh với tổng diện tích 30ha; xây dựng hạ tầng khu dân cư khu vực đường ven sông xã Huống Thượng với tổng diện tích khoảng 20 ha.
Riêng trong hợp phần phát triển hạ tầng đô thị, hạng mục quan trọng nhất là việc xây mới 2 cầu qua sông Cầu gồm cầu Huống Thương và cầu Quang Vinh.
Cầu Huống Thương thiết kế theo kiểu cầu dây văng có chiều dài 300m, 6 làn xe cơ giới cùng hệ thống đường nối với chi phí đầu tư hơn 30,5 triệu USD.
Cầu Quang Vinh có thiết kế cầu dầm bản bêtông cốt thép dài 300m, với 4 làn xe cơ giới, dải an toàn và lề cho người đi bộ có mức đầu tư hơn 25 triệu USD...
Ngoài ra, dự án còn có hợp phần nâng cao năng lực quản lý đô thị.
Bà Vũ Thị Bích Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Nguyên - địa phương trực tiếp hưởng lợi từ dự án cho biết mặc dù đã được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh từ năm 2010 nhưng do nguồn ngân sách đầu tư còn hạn chế nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố Thái Nguyên chưa đồng bộ.
Hiện thành phố vẫn còn một số điểm ngập úng cục bộ ảnh hưởng đến đời sống của người dân nhất là các xã, phường ven sông Cầu như Phan Đình Phùng, Túc Duyên, Quang Vinh, Cao Ngạn...
Do vậy, việc triển khai Dự án xây dựng hạ tầng đô thị hai bờ sông Cầu là hết sức cần thiết, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị, đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng đô thị phục vụ phát triển kinh tế, cải thiện môi trường, nâng cao giá trị cuộc sống cho người dân đô thị.
Theo kế hoạch đề ra, sau khi chuẩn bị các điều kiện cần thiết trong năm nay, các hạng mục chính của dự án được khởi công vào năm 2017 và hoàn thành vào năm 2022.
Sưu tầm(HLĐ)
Phương án 1 - giảm phí cho chủ phương tiện trong vùng lân cận trạm thu giá quốc lộ 5; giảm 100% các phương tiện nhóm một không tham gia kinh doanh và giảm 20% với phương tiện của các cơ quan đóng trên địa bàn quanh trạm.
Bộ GTVT cho biết, nếu giảm phí trong bán kính khoảng 3 km quanh trạm, nguồn thu phí sẽ giảm khoảng 51 tỷ đồng mỗi năm; giảm trong bán kính 5 km, nguồn thu sẽ giảm khoảng 80 tỷ đồng mỗi năm.
Phương án 2 - giảm chung cho tất cả phương tiện qua trạm. Xe nhóm một giảm từ 40.000 đồng còn 35.000 đồng hoặc 30.000 đồng, các xe nhóm khác sẽ giảm tương ứng từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng. Với phương án này, mức thu phí sẽ giảm khoảng 5.000 tỷ đồng so với phương án tài chính của dự án.
Theo Bộ GTVT, phương án 1 sẽ không ảnh hưởng đến phương án tài chính, chỉ giảm khoảng 10% nguồn thu trên quốc lộ 5. Trong khi đó, với phương án 2, Nhà nước sẽ phải hỗ trợ thêm 5.000 tỷ đồng cho dự án giai đoạn từ 2018 đến 2025, phương án này rất khó khả thi do nguồn ngân sách hạn hẹp.
Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng chấp nhận chủ trương giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo phương án 1, áp dụng đối với các chủ phương tiện vùng lân cận trạm thu phí quốc lộ 5. Sau một thời gian giảm giá, Bộ GTVT sẽ tổng hợp mức sụt giảm doanh thu thực tế để cập nhật phương án tài chính và báo cáo Thủ tướng.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng kiến nghị Chính phủ xem xét giải quyết phần hỗ trợ của Nhà nước chiếm 39% tổng vốn tại dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đây là chi phí giải phóng mặt bằng, vốn hỗ trợ mà Nhà nước đã cam kết cho chủ đầu tư dự án.
Trước đó, đơn vị quản lý và khai thác quốc lộ 5 là Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính (Vidifi) cũng đề xuất lên Bộ GTVT 2 phương án miễn, giảm phí cho tất cả các phương tiện, đồng thời kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ hỗ trợ theo quyết định của Thủ tướng, cấp bù khoản thiếu hụt do giảm giá trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Năm 2009, Bộ GTVT bàn giao nguyên trạng 2 trạm thu phí trên quốc lộ 5 cho Vidifi thu phí. Theo Quyết định số 1621 của Thủ tướng, đây là một chính sách đặc thù, là một khoản vốn góp của Nhà nước vào Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Theo đó, Vidifi được quản lý, thu phí trên quốc lộ 5 đến hết thời gian kinh doanh BOT Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với mức thu theo quy định của Bộ Tài chính. Thời gian thu phí (cả đường cao tốc và quốc lộ 5) là 28 năm, 8 tháng 27 ngày, sau đó sẽ bàn giao cả 2 đường cho Nhà nước.
Tháng 9/2017, tình trạng trả tiền lẻ, gây ùn tắc khi qua trạm BOT trên tuyến quốc lộ 5 đã xảy ra, một số tài xế ô tô dùng tiền lẻ trả phí tại trạm thu phí đoạn qua địa phận huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên nhằm phản đối mức phí cao và vị trí đặt trạm BOT chưa hợp lý. Từ ngày 11/12, tình trạng trả tiền lẻ và gây ùn tắc tại trạm thu phí trên quốc lộ 5 lại tiếp tục tái diễn.
Sưu tầm (HLĐ)
Theo ghi nhận của PV, dọc theo tuyến đường ven biển từ TP Tam Kỳ ra Hội An, người dân đang xây dựng rất nhiều ngôi nhà không phép trong khu vực đang chờ giải tỏa làm dự án để cho công nhân thuê trọ...
Tại xã Duy Hải (Duy Xuyên), thời gian trước, căn nhà của ông Trần Thanh Hải (ngụ thôn Tây Sơn Tây) chỉ để ở và thờ cúng. Tuy nhiên, từ đầu tháng 10 đến nay, gia đình đã cho sửa chữa lại và xây thêm một căn bên phải để cho công nhân thuê. Mặc dù địa phương nhiều lần lập biên bản vì hành vi xây dựng không phép, thậm chí thu cả dụng cụ xây dựng nhưng ông Hải vẫn lén lút xây nhà.
Không dừng ở đó, có người còn xây cả quán xá để buôn bán cho công nhân ngay trên gần trục đường. Như trường hợp của gia đình ông HCT (ngụ Tây Sơn Tây). Nói về việc làm của mình, ông cho biết trong thời gian qua, địa phương cũng đã nhiều lần vận động không được xây dựng hàng quán như vậy nhưng trong thời gian chờ được bồi thường đất đai, ông phải làm quán buôn bán để kiếm cái ăn qua ngày.
Chỉ trong vài tháng, trên địa bàn xã Duy Hải đã xuất hiện hàng loạt công trình xây dựng không phép với mục đích cho thuê và buôn bán cho công nhân làm việc ở công trình dự án Nam Hội An. Địa phương nhiều lần cảnh báo, nhắc nhở và lập biên bản nhưng vì nguồn lợi trước mắt khá lớn nên người dân vẫn bất chấp.
Ông Trần Văn Thống, Chủ tịch UBND xã Duy Hải, cho biết nhiều dự án trên địa bàn huyện đã thu hút hơn ngàn công nhân tập trung về tạm trú để làm việc. Kéo theo đó là nhu cầu thuê trọ của các công nhân tăng cao. Trước tình hình đó, các hộ dân ở huyện Duy Xuyên và Thăng Bình đã cơi nới, xây dựng không phép để cho thuê. Việc xây dựng diễn ra vào cuối tuần, ban đêm nên chính quyền khó quản lý...
Hàng loạt công trình được người dân ở Quảng Nam xây dựng để cho thuê trong khu vực dự án.
Liên quan đến tình trạng này, ông Nguyễn Văn Khánh, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Duy Xuyên, cho biết cơ quan chức năng đã phát hiện hơn chục trường hợp vi phạm như thế trên địa bàn huyện. UBND huyện cũng đã có văn bản tham mưu UBND tỉnh Quảng Nam làm việc với chủ đầu tư các dự án đóng trên địa bàn huyện về việc cần phải xây dựng khu nhà ở cho công nhân, tránh tình trạng công nhân sống trong khu vực dân cư đang chờ giải tỏa. Có như vậy tình trạng xây dựng, cơi nới nhà cửa trái phép mới được hạn chế.
“Về phía địa phương, trong thời gian sắp tới sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền người dân không xây dựng trái phép nhà cửa, đồng thời sẽ cương quyết xử lý những trường hợp cố tình vi phạm” - ông Khánh nói.
Được biết trước đây, khi nghe có dự án Nam Hội An, hàng trăm hộ ở huyện Duy Xuyên đã xây dựng các công trình không phép trong vùng dự án với mục đích nhận tiền bồi thường. Thống kê từ cuối năm 2016 đến nay, trên địa bàn huyện đã có ít nhất 353 trường hợp xây dựng, cơi nới nhà cửa, tường rào trái phép, chủ yếu ở xã Duy Nghĩa và Duy Hải.
Sưu tầm(HLĐ)
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.