Tuyến đường có vỉa hè đi bộ, làn cho xe thô sơ rộng 3,5 m được xây dựng nhờ xén bờ kè sông Tô Lịch.
Theo thông tin từ Vụ KH-ĐT (Bộ GTVT), trong 8 dự án ODA giao thông mới được Quốc hội bổ sung kế hoạch trung hạn 2016 - 2020, một dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (EDCF) đã ký được hiệp định vay vốn, còn lại 7 dự án đang chuẩn bị đang chuẩn bị thủ tục ký hiệp định vay, gồm 5 dự án vốn vay từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) và 2 dự án vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Cụ thể, dự án đã ký hiệp định vay vốn WB là nâng cấp QL19, Bộ GTVT đang tổng hợp ý kiến các bộ, ngành để báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư làm cơ sở phê duyệt chính thức báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S), trong đó có gói thầu thiết kế kỹ thuật sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Úc, dự kiến quý III/2020 triển khai thi công.
Đối với dự án thành phần 1A thuộc đường Tân Vạn - Nhơn Trạch, giai đoạn 1, Vành đai 3 - TP. HCM; Tín dụng ngành cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ, giai đoạn 1 và dự án cải tạo đèo Khe Nét (Km414 - Km423) tuyến đường sắt Thống Nhất sử dụng vốn vay EDCF, Vụ KH-ĐT cho biết, dự thảo hiệp định vay của dự án đã được Bộ Tài chính xin ý kiến các bộ, ngành và đang đàm phán với EDCF. Tuy nhiên, hiện nay, các bên tiếp tục giải quyết một số vướng mắc liên quan đến thuế, luật áp dụng, pháp lý,… Dự kiến hiệp định vay sẽ được ký kết trong tháng 5/2019 (hiệu lực tháng 8/2019) để triển khai các bước tiếp theo.
Cũng theo Vụ KH-ĐT, đối với dự án tín dụng ngành cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ, giai đoạn 2 vay vốn EDCF, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư (thay đổi giảm số lượng cầu và thời gian thực hiện). Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt khung chính sách GPMB, dự kiến tháng 12/2019 sẽ ký kết hiệp định khoản vay để triển khai các bước tiếp theo.
Một dự án ODA khác vay vốn EDCF là dự án cải tạo khu gian Hòa Duyệt - Thanh Luyện (Km358+000 - Km369+620) tuyến đường sắt Thống Nhất, hiện nay, Bộ GTVT đang lấy ý kiến của Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính về việc sử dụng khoản vay với điều kiện ràng buộc của EDCF cho dự án để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận. Dự kiến ký hiệp định khoản vay vào Quý I/2020 để triển khai các bước tiếp theo.
Liên quan đến dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc vay vốn ADB, đại diện Vụ KH-ĐT cho biết, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư, Bộ Tài chính đã đàm phán hiệp định vay. Chính phủ đang trình Chủ tịch nước cho phép ký hiệp định vay, dự kiến ký hiệp định vay trong quý I/2019 để triển khai các bước tiếp theo.
Cuối cùng, đối với dự án tuyến tránh Long Xuyên vay vốn ADB, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, sớm hoàn thiện thủ tục gửi ADB để điều chỉnh hiệp định vay. Dự kiến ký hiệp định khoản vay vào quý II/2019 để triển khai các bước tiếp theo.
Về kế hoạch bố trí vốn, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ KH&ĐT đề xuất sử dụng 10% dự phòng trung hạn của Bộ GTVT để bố trí cho 8 dự án này với số vốn nước ngoài (ODA) là 2.523 tỷ đồng; vốn đối ứng là 101,93 tỷ đồng.
Sưu tầm (HLĐ)
Chiều nay, Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức họp báo về trạm thu phí BOT Cai Lậy sắp thu phí trở lại, dự kiến thu phí trở lại trong tháng 3
Tại cuộc họp báo, Bộ GTVT cho biết về hướng thu phí sắp tới của BOT Cai Lậy. Theo đó, doanh nghiệp sẽ thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư dự án theo phương án 1, tức giữ nguyên vị trí trạm thu phí BOT Cai Lậy hiện nay, giảm giá chung tất cả các phương tiện và mở rộng tối đa phạm vi giảm giá cho nhân dân khu vực lân cận trạm thu phí.
Bộ GTVT họp báo về BOT Cai Lậy |
Mức giảm giá tối đa cho tất cả các phương tiện qua trạm thu phí Cai Lậy (xe nhóm 1 từ 35.000 đồng/lượt xuống còn 15.000 đồng/lượt, tương ứng giảm 57%...) và mở rộng phạm vi miễn, giảm giá vùng lân cận khoảng 10 km.
Ngoài ra, BOT Cai Lậy sẽ tổ chức thu giá dịch vụ với công nghệ thu tự động không dừng và một dừng (thu kết hợp không dừng và một dừng ở 2 làn hỗn hợp phía ngoài cùng). Theo lộ trình, đơn vị sẽ thu tự động không dừng cho tất cả các làn.
Ngoài ra, đơn vị sẽ phân luồng các phương tiện xe tải, xe khách không đi vào trung tâm thị xã Cai Lậy (trừ các xe có nhu cầu giao dịch trong trung tâm thị xã này sẽ được Sở GTVT Tiền Giang cấp phép). Việc phân luồng sẽ triển khai vào thời điểm thích hợp căn cứ điều kiện giao thông thực tế và đề xuất của địa phương.
Trạm BOT Cai Lậy vào trưa nay |
Bộ GTVT giải thích, triển khai theo phương án này có nhiều ưu điểm như: Hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các dự án tương tự có đầu tư tuyến tránh; đảm bảo mục tiêu đầu tư dự án, tránh ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường cho trung tâm thị xã Cai Lậy; không phải bổ sung chi phí xây dựng trạm thu phí, chi phí tổ chức thu; đảm bảo việc an toàn giao thông thông suốt, không phá vỡ phương án tài chính của dự án.
Theo thông tư 100 của Thủ tướng Chính phủ, giữ nguyên vị trí trạm, yêu cầu rà soát lại và Bộ GTVT đang thực hiện nhiều giải pháp, thay đổi so với những lần trước. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, BOT Cai Lậy ngưng thu phí hơn 1 năm và trong 1 năm đó, Thường trực Chính phủ đã tổ chức họp nhiều lần, các bộ - ngành cũng tập trung nghiên cứu, rà soát các thủ tục pháp lý, đánh giá nhiều vấn đề để đưa ra các phương án.
Cụ thể, ngoài việc mở rộng phạm vi, đối tượng giảm, miễn thì Bộ GTVT sẽ sửa chữa lại toàn bộ dự án, cùng Công an phân luồng, đo đếm lưu lượng xe ở tuyến chính, tuyến tránh như thế nào…
“Mặt khác, Bộ GTVT cùng các đơn vị liên quan cũng “thăm dò” thông qua các ý kiến từ cơ quan báo đài, người dân… để hoàn chỉnh hơn. Tất cả những biện pháp này đang được thực hiện, sau đó sẽ xác định chính xác ngày thu phí trở lại, nhưng sẽ cố gắng trong thời gian sớm nhất”, ông Nhật nói.
Theo dự kiến BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại trong tháng 3.
Phạm Văn Cường, Phó giám đốc Công ty TNHH đầu tư QL 1 Tiền Giang cho biết, hơn 1 năm qua BOT Cai Lậy thiệt hại hơn 130 tỉ đồng |
Về vấn đề kiểm soát phương tiện trong diện miễn giảm trong bán kính 10km, ông Phạm Văn Cường, Phó giám đốc Công ty TNHH đầu tư QL 1 Tiền Giang cho biết sẽ làm việc với các địa phương, thông qua hộ khẩu để lập danh sách miễn, giảm.
Nói về cơ sở pháp lý để đặt trạm thu phí trên QL1 chứ không phải tuyến tránh, ông Cường khẳng định: “Trước đó, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng đồng ý và chấp thuận làm tuyến tránh và thống nhất vị trí đặt trạm.
Còn tại sao không đặt trạm thu phí trên đường tránh, nếu đặt tại đường tránh phải thu phí 23 năm, tuy nhiên không có ngân hàng nào cho vay vốn đến 23 năm, lúc đó không vay vốn được và không làm đường tránh được. Ý nghĩa xây dựng đường tránh là hoàn toàn đúng đắn giải tỏa áp lực giao thông. Đó là lý do đặt trạm thu phí trên QL1".
Ông Cường cũng cho rằng, chủ đầu tư sẽ chia sẻ với người dân khi qua trạm. Sẵn sàng đồng hành cùng tài xế qua trạm, xe cứu thương, xe cứu hộ qua trạm hoàn toàn miễn phí.
Ông này cũng cho rằng, sau hơn 1 năm ngưng thu phí, doanh nghiệp này thiệt hại hơn 130 tỉ đồng. Hiện nay, việc cho phép đơn vị thu lại và giảm vé từ 35.000 đồng xuống còn 15.000 đồng và đó là gánh nặng của nhà đầu tư phải chịu.
“Bỏ vốn đầu tư mong thu lại hiệu quả, song tình hình xảy ra như vậy, việc giảm giá là biện pháp cuối cùng. Câu chuyện còn lại là của Nhà nước. Nếu tài xế dùng tiền lẻ thì biện pháp của nhà đầu tư là xả trạm, đếm tiền và... năn nỉ tài xế” - ông Cường nói.
Thứ trưởng Nguyễn Nhật lắng nghe câu hỏi của các cơ quan báo chí |
Trước vấn đề này, nhiều câu hỏi đặt ra, với số tiền thiệt hại như trên, nhà đầu tư phải chịu hay Nhà nước sẽ hoàn lại, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư - Bộ GTVT, cho biết việc nhà đầu tư BOT Cai Lậy lỗ 130 tỉ đồng, hiện pháp luật không có quy định nào để hỗ trợ.Tuy nhiên, Bộ GTVT sẽ rà soát lại các điều khoản hợp đồng BOT, tín dụng để xem xét.
Còn về an ninh trật tự tại trạm khi thu phí trở lại sẽ đảm bảo như thế nào? Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết, tỉnh sẽ họp với các sở, ngành và Công an, các cơ quan có trách nhiệm đảm bảo trật tự, an ninh khi thu phí trở lại. Bộ sẽ phối hợp xử lý những bất cập xảy ra và không tạo bất đồng giữa doanh nghiệp và người dân. UBND tỉnh có trách nhiệm họp với các sở ngành, lực lượng Công an phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự.
Sưu tầm (HLĐ)
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.