Trang chủ Tin tức

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1787402
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
155
3519
4178
1787402

Công tác lựa chọn nhà thầu thi công 77km cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đoạn qua tỉnh Tuyên Quang dự kiến sẽ được hoàn thành trong tháng 11/2023.

Thông tin tiến độ thực hiện dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) đoạn qua tỉnh Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết, trong tổng số 27 gói thầu của dự án, tính đến nay, 20 gói đã lựa chọn được nhà thầu. Trong đó có 4/7 gói thầu xây lắp.

Chọn xong nhà thầu thi công 77km cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang trong tháng 11 - Ảnh 1.

Cùng với sự rốt ráo trong hoàn thiện thủ tục lựa chọn nhà thầu, tỉnh Tuyên Quang cũng đang tích cực triển khai công tác GPMB để đẩy tiến độ cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang qua địa bàn tỉnh - Ảnh minh hoạ.

7 gói thầu còn lại đang thực hiện công tác đánh giá theo quy định, dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng trong tháng 11/2023.

Về công tác kiểm kê ngoài thực địa, địa phận thành phố Tuyên Quang đã kiểm kê được 262/271 hộ gia đình, tổ chức; Địa phận huyện Yên Sơn đã kiểm kê được 583/618 hộ gia đình, tổ chức; Địa phận huyện Hàm Yên đã kiểm kê được 1.602/1.604 hộ gia đình, tổ chức.

Đối với 521 hộ phải tái định cư đã được bố trí vào 24 khu. Hiện, công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp đang được tiến hành.

Công tác di dời công trình hạ tầng dự kiến thực hiện với 47 vị trí. Chủ đầu tư đang triển khai khảo sát xác định các công trình, hạng mục hạ tầng kỹ thuật và phê duyệt đề cương, nhiệm vụ, dự toán chi phí tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

"Xác định công tác GPMB là một trong những yếu tố quyết định đến tiến độ triển khai thi công của dự án, UBND tỉnh Tuyên Quang đã quyết liệt chỉ đạo các cấp chức năng. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng của dự án đang được triển khai theo đúng quy định, cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra và phấn đấu cơ bản hoàn thành trong năm 2023", báo cáo nêu.

Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đoạn qua tỉnh Tuyên Quang có tổng chiều dài 77km với tổng mức đầu tư 6.800 tỷ đồng.

Điểm đầu tại nút giao đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ với QL2D, thuộc địa phận xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Điểm cuối tại Km77+00, khớp nối với dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn qua tỉnh Hà Giang.

Giai đoạn 1, dự án được đầu tư quy mô 2 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 12m, bề rộng mặt đường 7m.

Công tác GPMB thực hiện theo quy mô đường cao tốc 4 làn xe, bề rộng nền đường 25,25m.

Sưu tầm

Nhà thầu đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ sửa chữa hư hỏng tuyến quốc lộ 63 tỉnh Cà Mau, đảm bảo an toàn giao thông.

Tận dụng khi thời tiết nắng tốt trở lại, đơn vị quản lý đoạn tuyến (Văn phòng Quản lý đường bộ IV.6, thuộc Cục quản lý đường bộ IV) đã đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa tuyến quốc lộ 63, đoạn qua địa phận thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau).

Tăng tốc sửa chữa thảm bê tông nhựa tuyến quốc lộ 63 qua Cà Mau - Ảnh 1.

Một đoạn qua thành phố Cà Mau đang được thảm bê tông nhựa chắc chắn, đảm bảo an toàn giao thông.

Tăng tốc thi công

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Khu quản lý đường bộ IV cho biết, sau khi, kiểm tra khảo sát các vị trí hư hỏng trên tuyến quốc lộ 63 đoạn qua Cà Mau, đơn vị đã quyết định đầu tư sửa chữa thảm bê tông nhựa mặt đường đoạn từ Km 104+202 - Km 110+010.

Nhà thầu thi công sửa chữa công trình nói trên là liên danh Công ty TNHH Hiệp Thành - Công ty CP Xây dựng và Bảo trì công trình giao thông 719, với kinh phí gần 18 tỷ đồng. Thời gian thực hiện bốn tháng kể từ tháng 10/2023, từ nguồn ngân sách Nhà nước.

"Quá trình triển khai, chúng tôi yêu cầu đơn vị thi công tập trung tối đa nguồn lực, nhân công, máy móc phải khẩn trương để khi thời tiết nắng thuận lợi là triển khai thi công ngay để công trình hoàn thành càng sớm càng tốt, giúp người dân đi lại an toàn", ông Thành cho hay.

Theo ghi nhận, vào sáng 14/11, đơn vị thi công đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ. Kể từ khi triển khai sửa chữa (tháng 10/2023) đến nay sản lượng đạt khoảng 42%, (đã thảm bê tông nhựa qua phường Tân Xuyên, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau). "Những đoạn còn lại đã được xử lý lớp cấp phối đá dăm, sẵn sàng thảm bê tông nhựa khi thời tiết thuận lợi.

Tăng tốc sửa chữa thảm bê tông nhựa tuyến quốc lộ 63 qua Cà Mau - Ảnh 2.

Đoạn hoàn thành thảm bê tông nhựa chắc chắn, người tham gia giao thông được an toàn.

"Thời gian gần đây, mưa lớn kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình thi công, trời mưa khó thực hiện thảm bê tông nhựa được. Việc sửa chữa được thực hiện trên mặt đường hiện hữu 5,5m. Chúng tôi cố gắng từ đây đến tháng 12/2023 hoàn thành, bảo đảm cho người dân đi lại, nhất là dịp lễ, Tết 2024", ông Thành thông tin thêm.

Anh Hữu Việt (ngụ huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) chia sẻ: "Tuyến quốc lộ 63 đoạn qua tỉnh Cà Mau được triển khai sửa chữa kịp thời, người dân chúng tôi rất vui mừng. Những đoạn thi công hoàn thành giúp cho việc giao thương, đi lại của người dân thuận tiện hơn, đảm bảo an toàn giao thông, không phải lo sụp 'ổ gà, ổ voi' nữa".

Trước đây cứ mưa là ngập, hư hỏng mặt đường

Thời gian qua, sau mỗi trận mưa lớn kèm triều cường dâng cao gây ngập lụt nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trong đó có tuyến quốc lộ 63, mặt đường nhiều đoạn xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện "ổ voi", "ổ gà", không đảm bảo an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao.

Tăng tốc sửa chữa thảm bê tông nhựa tuyến quốc lộ 63 qua Cà Mau - Ảnh 3.

Đơn vị thi công đang khẩn trương tập trung nhân lực, máy móc sửa chữa hư hỏng đoạn tuyến quốc lộ 63 qua địa phận thành phố Cà Mau.

Anh Trần Văn Tuấn (ngụ thành phố Cà Mau) chia sẻ: "Đơn vị thi công cũng dặm vá thường xuyên, nhưng đường vẫn hư, không đảm bảo an toàn".

Còn anh Nguyễn Trung Kiên (ngụ huyện Thới Bình) chia sẻ: "Cũng có vài lần tôi bị trượt bánh xe khi đi qua đoạn đường hư hỏng rồi. Trước đây chạy khoảng 30 phút tới thành phố Cà Mau, nhưng giờ đây phải mất hơn 45 phút".

Tuyến quốc lộ 63 nối từ Kiên Giang đến Cà Mau dài khoảng 120km, đi qua địa bàn tỉnh Cà Mau dài gần 40km. Đoạn qua thành phố Cà Mau có rất đông dân cư đi lại, không những thế đoạn đường này còn có nhiều cơ quan Nhà nước như: Khu dân cư khóm 3 (phường Tân Xuyên); Trại tạm giữ công an tỉnh; khu quân sự; các điểm trường học; Chi cục Đăng kiểm số 17; Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi…

Sưu tầm

Tỉnh Thanh Hoá vừa quyết định nâng cấp tuyến đường nối QL47, QL47C, QL45, QL217 thành đường tỉnh.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định về việc nâng cấp tuyến đường nối QL47, QL47C, QL45 với QL217 thành đường tỉnh và điều chỉnh ĐT516, ĐT516B.

Thanh Hoá nâng cấp, điều chỉnh gần 100km đường - Ảnh 1.

Các tuyến đường nối bốn quốc lộ đang trong quá trình hoàn thiện và sẽ được điều chỉnh thành đường tỉnh (Ảnh minh hoạ).

Chiều 8/11, ông Trịnh Huy Triều, Giám đốc Sở GTVT Thanh Hoá cho biết, UBND tỉnh vừa có quyết định nâng cấp tuyến nối QL47, QL47C, QL45; Quốc lộ 217 với tổng chiều dài hơn 26km.

Cụ thể, 14,66km thuộc Dự án đường giao thông nối QL217 với QL45 và QL47 do Sở GTVT làm chủ đầu tư; 4,179km thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ QL45 đi xã Định Tăng do UBND huyện Yên Định quản lý; 7,25km thuộc ĐT.516B đoạn Km 14+500 - Km 21+750.

Ngoài ra, UBND tỉnh Thanh Hoá cũng điều chuyển 14,5km ĐT516B đoạn Km 0+00 - Km 14+500 thành ĐT516. Điều chỉnh tuyến ĐT516B trên tuyến đường thị trấn Quán Lào - Nông trường Thống Nhất - Phố Châu có điểm đầu Km 0+00 giao QL45 tại Km 49+910 (thuộc địa phận thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định) và điểm cuối Km 36+800 giao đường Hồ Chí Minh tại Km 549+400, (thuộc địa phận Phố Châu, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc) với tổng chiều dài tuyến 36,8km.

Ông Trịnh Huy Triều cho biết, hiện nay các tuyến đường nối với quốc lộ chưa hoàn thành. Theo quyết định, Sở GTVT sẽ quản lý, bảo trì, khai thác đoạn nối từ QL47C, QL45 với QL217 (20,755km) kể từ ngày 1/1/2024; quản lý, bảo trì, khai thác đoạn QL47 - QL47C (5,334km) sau khi đoạn tuyến hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.

Sưu tầm

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn được đề xuất đầu tư quy mô 2 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 1.660 tỷ đồng.

Ban QLDA đường Hồ Chí Minh vừa có tờ trình đề nghị Bộ GTVT thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn.

Đề xuất hơn 1.660 tỷ đồng đầu tư đường Hồ Chí Minh qua Thái Nguyên, Tuyên Quang - Ảnh 1.

Theo lộ trình đề xuất, đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn sẽ cơ bản hoàn thành năm 2025 - Ảnh minh hoạ.

Theo phương án đề xuất, dự án được đầu tư với tổng chiều dài gần 29km (không bao gồm cầu Bến Nước, Suối Cóc và 1,2km đường dẫn đầu cầu hiện đang trong quá trình khai thác, sử dụng).

Trong đó, đoạn qua tỉnh Thái Nguyên dài hơn 12km, đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang dài gần 17km.

Điểm đầu dự án tại Chợ Chu thuộc địa phận thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Điểm cuối tại ngã ba Trung Sơn thuộc địa phận xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Tuyến được đề xuất quy mô 2 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 9m, bề rộng mặt đường 6m. Vận tốc thiết kế 60km/h, có châm chước các đoạn khó khăn đảm bảo tốc độ 40km/h.

Tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.665 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng là hơn 945 tỷ đồng; chi phí GPMB, tái định cư là 421 tỷ đồng.

Nếu được phê duyệt, dự án dự kiến cơ bản hoàn thành vào năm 2025.

Sau khi hoàn thành, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn sẽ góp phần từng bước hoàn thiện đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch; tăng cường kết nối, nâng cao năng lực khai thác, giảm thiểu TNGT, đáp ứng nhu cầu vận tải vùng trung du, miền núi phía Bắc và trên các hành lang vận tải từ Thái Nguyên, Tuyên Quang đến các địa phương, vùng kinh tế trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Sưu tầm

Để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Hà Nam đang tập trung nguồn lực ưu tiên dành hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông.

Đối với địa phương, việc đầu tư vào hạ tầng giao thông được xem như đầu tư chiến lược dài hạn, cũng là nguồn vốn mồi thúc đẩy phát triển.

Đua tiến độ trên các dự án nghìn tỷ

Những ngày này, tranh thủ nắng ráo các nhà thầu trên công trường thi công nút giao Phú Thứ (phường Lam Hạ, TP Phủ Lý) đang nỗ lực thi công đào đắp nền đường để bù cho những ngày mưa trước đó. 

Kỹ sư Hồ Minh Hạnh - Chỉ huy trưởng công trường nhà thầu Vinaconex cho biết: "Tuy mới chỉ nhận mặt bằng từ ngày 12/6 vừa rồi, nhưng chúng tôi đã huy động đủ 11/11 mũi thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư. Trên công trường hiện có trên 50 đầu phương tiện, thiết bị, với 100 kỹ sư công nhân làm việc. Chúng tôi đang ưu tiên thực hiện đào đắp hữu cơ đồng thời trên 2 tuyến đường bên dài 1,7km mỗi bên; chuẩn bị công trường để thi công hệ thống cống hộp, cống tròn và tường chắn".

Các dự án giao thông "vốn mồi" nghìn tỷ của Hà Nam có vượt tiến độ? - Ảnh 1.

Nút giao Phú Thứ - công trình nút giao đa tầng hiện đại bậc nhất khu vực có tổng mức đầu tư là 1.390 tỷ

Theo kỹ sư Hạnh, dự án này có đặc thù là nút giao đa tầng. Ở giai đoạn 1, tỉnh Hà Nam đầu tư thi công trước hệ thống đường bên để nối với đường vành đai 5 vùng thủ đô sau này và làm hầm chui cho cao tốc Bắc - Nam. Giai đoạn 2 mới triển khai nút giao và cầu vượt liên thông với vành đai 5. Để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quá trình khai thác của tuyến cao tốc hiện hữu, chúng tôi ưu tiên làm trước hệ thống đường bên, phấn đấu hoàn thành trong quý I/2024, sau đó thông chuyển cao tốc đi sang đường bên, rồi mới triển khai hạ cốt, làm hầm chui cao tốc.

"Do thời gian gấp gáp, trong khi phải mất thời gian xử lý nền đất yếu, nên Ban và tư vấn đã nghiên cứu cho chuyển phương án thi công từ làm giếng cát sang làm cọc xi măng đất. Cách này đòi hỏi kỹ thuật cao hơn nhưng lại rút ngắn thời gian chờ lún xuống chỉ còn 28 ngày (rút ngắn hơn từ 3 - 5 tháng). Tổng giá trị sản lượng đến nay đã đạt 90/205 tỷ đồng, vượt tiến độ dự kiến khoảng 1 tháng", kỹ sư Hạnh vui mừng nói.

Các dự án giao thông "vốn mồi" nghìn tỷ của Hà Nam có vượt tiến độ? - Ảnh 2.

Dù mới thi công chưa lâu, nhưng các nhà thầu đã huy động đủ máy móc thiết bị phục vụ dự án.

Ở phía Tây đường cao tốc, nhà thầu Trung Chính cũng đang tập trung cao độ trong công tác đào đắp đường bên ở phía Tây cao tốc. Do còn vướng mặt bằng, cộng với phần việc tập trung ở các hạng mục sau của giai đoạn 1, nên sản lượng thấp hơn tuy nhiên vẫn đảm bảo tiến độ được giao.

Ở Dự án đường liên kết vùng nối các xã huyện Thanh Liêm qua nút giao Liêm Sơn lên đền Trần Thương (Lý Nhân) và nối sang đền Trần (Nam Định), các nhà thầu Tập đoàn Xuân Thành, Công ty Đại Phong, Vinaconex, Tập đoàn Cường Thịnh Thi cũng đang không ngừng đua tiến độ. Các đoạn tuyến được triển khai đồng thời trên toàn tuyến. Giá trị sản lượng đến nay đạt 700/1.900 tỷ đồng (tổng dự án 3.600 tỷ đồng. Số tiền tỉnh đã bố trí 1.900 tỷ đồng).

Các dự án giao thông "vốn mồi" nghìn tỷ của Hà Nam có vượt tiến độ? - Ảnh 3.

Tuyến đường liên kết vùng nối đường vành đai 4 với đường vành đai 5 đoạn qua huyện Kim Bảng.

Còn dự án Đường song hành với QL21 đã giải ngân được 90/100 tỷ đồng (nguồn vốn kế hoạch sau điều chỉnh từ 600 tỷ giảm xuống 100 tỷ năm 2023). Ngoài ra, còn có một số dự án được UBND huyện Thanh Liêm và Kim Bảng làm chủ đầu tư, như: cầu Tân Lang và đường liên kết vùng nối đường vành đai 4 với vành đai 5; dự án đường nối từ chùa Ba Sao đến chùa Bái Đính; đường trục chính huyện Thanh Liêm...

Gỡ khó để sớm phát huy hiệu quả "vốn mồi"

Theo tìm hiểu của PV, các dự án kể trên đều là công trình giao thông đặc biệt quan trọng đối với Hà Nam. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc giải tỏa sức ép hạ tầng giao thông cho địa phương mà nó còn tạo ra sự kết nối, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế. 

"Mọi người vẫn nói vui, nếu như không làm nút giao Phú Thứ thì Hà Nam chỉ có đứng dưới mà nhìn xe đi cao tốc Bắc - Nam, đường vành đai 5 vùng Thủ Đô (tương lai). Nút giao này sẽ tạo thêm nhánh kết nối, thông trục giao thông Đông - Tây tạo cân bằng giữa các vùng kinh tế của tỉnh. Mở ra cơ hội thu hút đầu tư, phát triển kinh tế cho vùng phía Đông tỉnh đang còn chưa được khai thác hết tiềm năng", ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam, dẫn giải lý do Hà Nam quyết tâm làm sớm nút giao Phú Thứ.

Các dự án giao thông "vốn mồi" nghìn tỷ của Hà Nam có vượt tiến độ? - Ảnh 4.

Các nhà thầu ở Hà Nam đang gặp khó khăn do tỉnh này không có mỏ đất, trong khi giá vật liệu như cát, cấp phối đá dăm lại cao hơn dự toán.

Theo ông Thắng, các dự án giao thông tỉnh triển khai đều đang đảm bảo tiến độ đề ra. Vấn đề khó khăn chung của các dự án vẫn là mặt bằng. Như dự án nút giao Phú Thứ hiện còn vướng nghĩa trang và nhà của 20 hộ dân (xã Tiên Hiệp, TP Phủ Lý) đang trong quá trình làm thủ tục tái định cư; dự án đường liên kết vùng còn 8/27km mặt bằng xôi đỗ vì chờ định giá đất... Để thực hiện các dự án, tỉnh và chính quyền các địa phương đã làm tốt công tác chuẩn bị, quy hoạch trước các khu tái định cư, tuy nhiên khi vào triển khai thực tế mới phát hiện có nhiều vướng mắc khó khăn hơn, nhất là việc định giá đất. Hiện, tỉnh và các địa phương đều đang tập trung giải quyết.

Vấn đề khó khăn chung thứ hai của Hà Nam hiện nay là vật liệu. Cả tỉnh không có mỏ đất nào, muốn có đất đắp thì phải mua từ các tỉnh lân cận hoặc tận thu đất pha đá từ quá trình cải tạo các mỏ đá. Cùng đó là việc khan hiếm cấp phối đá dăm, cát.

"Tuy Hà Nam là có vùng mỏ đá dồi dào ở khu vực Thanh Liêm, Kim Bảng. Tuy nhiên, do tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận đồng loạt triển khai các dự án dẫn đến đá khai thác xay không kịp cung ứng, đội giá,... các nhà thầu phải ăn đong, mua đắt. Còn giá thành cát đảm bảo đầy đủ hóa đơn, giấy tờ thì rất đắt", ông Thắng cho biết.

"Có dự án giá cát dự toán là 137.000 đồng/m3, cấp phối đá dăm từ 157.000 - 167.000 đồng/m3 nhưng nhà thầu đang phải mua cát với giá 210.000 đồng/m3, cấp phối đá dăm giá 250.000 đồng/m3. Hiện, nhà thầu và Ban đang kiến nghị lên tỉnh để tỉnh chỉ đạo các sở ngành tổ chức khảo sát cập nhật lại báo giá vật liệu xây dựng liên sở, sao cho sát giá thị trường", kỹ sư Hạnh nêu ví dụ.

Trong quá trình triển khai dự án, để đảm bảo chất lượng dự án, ngoài các tư vấn giám sát, Ban QLDA ĐTXD tỉnh Hà Nam còn lập các tổ tư vấn với sự tham gia của các phòng ban nội nghiệp để theo dõi, giám sát với từng dự án. Ngoài ra, định kỳ mỗi tháng một lần lãnh đạo tỉnh sẽ đi kiểm tra, họp kiểm điểm tiến độ từng dự án. 

Với tiến độ thi công hiện nay, dự kiến công trình đường liên kết vùng sẽ về đích vào đầu năm 2025. Còn nút giao Phú Thứ, tỉnh dự kiến hết năm 2025 hoàn thành, nhưng nhà thầu cam kết sẽ hoàn thành vào tháng 8/2025, để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI.

Sưu tầm

Tập đoàn Đèo Cả là nhà thầu đầu tiên được lựa chọn thi công xây lắp gói thầu XL1 trị giá hơn 680 tỷ đồng thuộc dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hoà.

Ban QLDA đường Hồ Chí Minh vừa thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, chấp thuận E-HSDT và trao hợp đồng gói thầu XL1 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Hé lộ nhà thầu đầu tiên trúng thầu xây lắp đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa - Ảnh 1.

Dự kiến, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hoà được khởi công trong năm 2023, cơ bản hoàn thành vào năm 2025 (Ảnh minh hoạ).

Theo đó, Tập đoàn Đèo Cả là nhà thầu được lựa chọn thi công gói XL1: Thi công xây dựng đoạn Km 10+000 - Km 41+150 (bao gồm cầu Kênh Phước Hòa, cầu Cây Trường, cầu Bà Tứ, cầu Thị Tính, cầu Suối Tre, cầu Thanh An).

Gói thầu có giá trị xây lắp hơn 680 tỷ đồng, loại hợp đồng đơn giá điều chỉnh và thời gian thực hiện hợp đồng là 730 ngày.

Trao đổi thêm với Báo Giao thông, đại diện Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho biết, dự án đầu tư xây dựng đoạn Chơn Thành - Đức Hoà gồm 3 gói thầu xây lắp.

Đối với gói thầu XL01, sau khi có kết quả, đơn vị QLDA đã thông báo đến doanh nghiệp trúng thầu và báo cáo, xin ý kiến Bộ GTVT về thời gian khởi công chính thức.

"Hai gói thầu xây lắp còn lại đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu, dự kiến, khoảng gần 1 tháng tới, kết quả trúng thầu sẽ được công bố", đại diện Ban QLDA đường Hồ Chí Minh thông tin.

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hoà dự án có tổng chiều dài gần 73km (không bao gồm cầu vượt và nút giao với quốc lộ 22 đã được đầu tư), đi qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, và Long An. Đây là 4 trong 8 tỉnh và thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Giai đoạn phân kỳ, dự án được đầu tư quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường hơn 12m; bề rộng mặt đường hơn 11m. Giai đoạn hoàn chỉnh dự án sẽ có quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường hơn 32m. Tổng mức đầu tư dự án là gần 2.300 tỷ đồng.

Dự án này được khởi công vào năm 2009. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án bị đình hoãn thi công theo Nghị quyết số 11/NQ-CP (ngày 24/2/2011) của Chính phủ và Chỉ thị số 1792 ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm an sinh xã hội.

Đến nay, dự án được tái khởi động với mục tiêu tiếp tục hoàn thành các hạng mục thi công dở dang nhằm nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh, góp phần chia sẻ lưu lượng với các trục dọc vùng Đông Nam Bộ, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

"Tập đoàn Đèo Cả hiện là một trong những nhà đầu tư, thi công xây lắp các công trình hạ tầng giao thông hàng đầu Việt Nam với năng lực tham gia thi công loạt công trình quy mô trên cả nước như: hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông, Hải Vân, Phú Gia - Phước Tượng, các hầm Thung Thi, Trường Vinh trên tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1.

Đây cũng là đơn vị đã giải cứu thành công các tuyến cao tốc bị đình trệ nhiều năm như: Bắc Giang - Lạng Sơn và Trung Lương - Mỹ Thuận.

Hiện nay, Đèo Cả đang là nhà đầu tư, thi công dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo, là đơn vị đứng đầu liên danh nhà thầu thi công cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Chí Thạnh - Vân Phong (gói thầu XL01), sân bay Long Thành (gói thầu 6.12)…"

Sưu tầm

Bộ GTVT yêu cầu báo cáo lộ trình dự kiến để nâng cấp, mở rộng đối với 7 tuyến đường cao tốc có 2 làn xe.

Bộ GTVT yêu cầu nghiên cứu mở rộng 7 tuyến cao tốc - Ảnh 1.

Một đoạn cao tốc Nội Bài - Lào Cai (Ảnh internet)

Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát, xử lý các bất cập về tổ chức giao thông trên một số tuyến đường bộ cao tốc.

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Công an về việc khắc phục những bất cập hợp lý về tổ chức giao thông trên các tuyến cao tốc, Bộ GTVT giao Vụ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, báo cáo về chủ trương và lộ trình dự kiến để nâng cấp, mở rộng đối với các dự án đường cao tốc: Nội Bài - Lào Cai, Cao Bồ - Mai Sơn - QL45, Trung Lương - Mỹ Thuận, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Nha Trang - Cam Lâm, Hà Nội - Thái Nguyên, Cam Lộ - La Sơn.

Đối với các vấn đề cần khắc phục bất cập về tổ chức giao thông trên các tuyến đường đang khai thác, tuyến cao tốc được đưa vào khác thác tạm, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị theo phạm vi, trách nhiệm quản lý, có trách nhiệm rà soát, sớm xử lý các bất cập về tổ chức giao thông theo quy định.

Cụ thể có 17 tuyến cao tốc được Bộ GTVT yêu cầu khắc phục bất cập về tổ chức giao thông gồm: Cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Hà Nội - Thái Nguyên, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Móng Cái, Bắc Giang - Lạng Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - QL.45, Phan Thiết - Dầu Giây, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Nha Trang - Cam Lâm.

Về bàn giao đưa công trình đường cao tốc đang khai thác tạm vào khai thác chính thức, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị theo phạm vi, trách nhiệm quản lý, các cơ quan, đơn vị khẩn trương hoàn thiện thủ tục nghiệm thu, hoàn thành công trình và phối hợp với Cục Đường bộ VN triển khai thủ tục bàn giao, tiếp nhận đưa công trình vào vận hành khai thác chính thức.

Cục Đường bộ VN báo cáo Bộ GTVT việc tổ chức tiếp nhận các công trình đã nghiệm thu, đủ điều kiện đưa vào vận hành sử dụng theo quy định pháp luật về xây dựng; trường hợp chưa tiếp nhận được thì nêu rõ lý do, kế hoạch tiếp nhận.

"Các cơ quan, đơn vị nêu trên báo cáo kết quả thực hiện về Bộ GTVT trước ngày 5/11/2023, trong đó nêu rõ các nội dung đã được xử lý theo quy định, các nội dung chưa xử lý, các nội dung cần có thời gian xử lý", Bộ GTVT yêu cầu.

Trước đó, Bộ Công an đã có báo cáo gửi Bộ GTVT về rà soát 11 tuyến cao tốc trên cả nước có các vấn đề, nguy cơ mất an toàn.

7 tuyến cao tốc thuộc diện thiếu an toàn, theo thống kê của Bộ Công an, gồm: Cao Bồ - Mai Sơn - Quốc lộ 45; Nội Bài - Lào Cai; Trung Lương - Mỹ Thuận; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Nha Trang - Cam Lâm; Hà Nội - Thái Nguyên và Cam Lộ - La Sơn.

Các vấn đề được Bộ Công an chỉ ra như cao tốc không có dải phân cách giữa, không có làn dừng khẩn cấp. Bên cạnh đó, việc tổ chức giao thông còn nhiều bất cập như hàng rào chưa khép kín, nguy cơ người và động vật xâm nhập vào cao tốc.

Bên cạnh đó, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm phát sinh khói bụi, cản trở tầm nhìn do vừa khai thác vừa thi công. Một số tuyến cao tốc không còn an toàn do đã xuống cấp, hằn lún như Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, đoạn La Sơn - Cam Lộ.

Từ kết quả rà soát, Bộ Công an đề nghị Bộ GTVT khắc phục các bất cập và có lộ trình nâng cấp 7 tuyến cao tốc chưa đạt chuẩn an toàn; có lộ trình xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông trên đường cao tốc.

Bộ Công an cũng đề nghị kết nối hệ thống camera giám sát cao tốc vào trung tâm thông tin chỉ huy của Cục CSGT nhằm phối hợp giám sát, xử lý vi phạm qua hình ảnh.

Sưu tầm

Ngày 21/10, UBND tỉnh Tuyên Quang khởi công cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, với tổng vốn đầu tư 6.800 tỷ đồng.

Dự lễ khởi công có Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, cùng các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương.

Khởi công cao tốc gần 6.800 tỷ đồng nối hai tỉnh Tuyên Quang - Hà Giang - Ảnh 1.

Các đại biểu bấm nút khởi công đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang khẳng định: Tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh khu vực miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang nói riêng.

Việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc sẽ góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông; trở thành trục giao thông kết nối nhanh, thuận lợi, giải quyết được những điểm nghẽn về giao thông liên vùng từ Thủ đô Hà Nội qua tỉnh Tuyên Quang đến cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang).

Khởi công cao tốc gần 7.000 tỉ đồng nối hai tỉnh Tuyên Quang - Hà Giang - Ảnh 2.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái cùng các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, dự lễ khởi công.

Theo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang (chủ đầu tư dự án), đến giữa tháng 10/2023, công tác GPMB vẫn đang được các chủ đầu tư tiểu dự án triển khai, dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Đoạn qua TP Tuyên Quang đã kiểm kê được 254/256 hộ, huyện Yên Sơn đã kiểm kê được 470/553 hộ, huyện Hàm Yên đã kiểm kê được 1.600/1.604 hộ.

Tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đoạn đi qua Tuyên Quang sử dụng 590,8ha chủ yếu là đất lúa và đất rừng. Đến nay, hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất đang chờ được các bộ liên quan hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/10/2023. 

Dự án nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, tăng tính kết nối liên vùng, tạo lập không gian phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. 

Khởi công cao tốc gần 7.000 tỉ đồng nối hai tỉnh Tuyên Quang - Hà Giang - Ảnh 4.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại lễ khởi công.

Quy mô giai đoạn 1 với 2 làn xe cơ giới; 7 nút giao liên thông và 3 nút giao bằng; 91 hầm chui; 22 cầu trên đường cao tốc, cầu trên nhánh nút giao liên thông vượt đường cao tốc và cầu vượt. Quy mô giai đoạn 2 dự kiến 4 làn xe cơ giới. Tổng mức đầu tư 6.800 tỷ đồng, trong đó: 4.497,17 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương; 2.302,83 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương.

"Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, tỉnh Tuyên Quang đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành Trung ương; cùng với đó là sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ban, ngành, các địa phương có đường đi qua và đặc biệt là sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân", ông Sơn cho biết thêm.

Biểu dương sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Hà Giang và các đơn vị liên quan đã phối hợp chặt chẽ để khởi công dự án. Phó thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao tinh thần của nhân dân nhường đất sản xuất, đất ở, di dời nhà cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện dự án.

Việc khởi công mới chỉ là kết quả bước đầu, công việc tiếp theo còn rất lớn và nhiều khó khăn, thách thức, Phó thủ tướng đề nghị các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương cần nỗ lực, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, bố trí đủ nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho dự án.

Khởi công cao tốc gần 6.800 tỷ đồng nối hai tỉnh Tuyên Quang - Hà Giang - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang phát biểu phát động lễ khởi công

Phó thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Tuyên Quang tập trung quyết liệt chỉ đạo thi công đảm bảo chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn, tránh lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước đi đôi với bám sát, quyết liệt trong điều hành, quản lý đảm bảo đúng tiến độ; thực hiện tốt giải phóng mặt bằng, tái định cư ổn định đời sống cho cho nhân dân.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, đầu tư hạ tầng giao thông là nhiệm vụ chính trị quan trọng để thực hiện chủ trương lớn của Đảng. Chính phủ sẽ luôn dành sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành dự án này, cũng như các dự án phát triển hạ tầng khác đúng tiến độ, chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.

Trước đó, cuối tháng 5/2023, tỉnh Hà Giang cũng đã tổ chức khởi công dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) đoạn đi qua tỉnh Hà Giang với chiều dài 27,5km.

Khởi công cao tốc gần 7.000 tỉ đồng nối hai tỉnh Tuyên Quang - Hà Giang - Ảnh 7.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái tặng quà cho công nhân thi công cao tốc.

Tổng tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang có chiều dài gần 105km, quy mô hai làn xe, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2025. 

Dự án này vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào danh mục các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.

Sưu tầm


Bộ GTVT đang giao các đơn vị rà soát, đề xuất phương án xử lý các tồn tại, hoàn thiện dự án tuyến tránh TP Bảo Lộc (Lâm Đồng), báo cáo Thủ tướng trong tháng 10/2023.

Báo cáo phương án đầu tư hoàn thành hơn 15km tuyến tránh TP Bảo Lộc trong tháng 10/2023 - Ảnh 1.

Công trình tuyến tránh TP Bảo Lộc còn dở dang do gặp nhiều vướng mắc - Ảnh minh họa.

Theo Bộ GTVT, tuyến tránh TP Bảo Lộc dài 15,5km là hạng mục được bổ sung vào dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục cải tạo quốc lộ 20 đoạn Km 0+000 - Km 123+105,17 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Bộ GTVT đã phê duyệt bổ sung vào hợp đồng với tổng mức đầu tư khoảng 760 tỷ đồng. Nhà đầu tư triển khai xây dựng từ tháng 2/2017.

Dự án được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT. Theo phương án tài chính, nhà đầu tư được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào khoảng gần 362 tỷ đồng.

Trong quá trình rà soát việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài và đề xuất sử dụng nguồn vốn dư của dự án, trên cơ sở đề nghị hỗ trợ của Bộ GTVT, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có cam kết "trường hợp không đủ vốn đầu tư, UBND tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm bố trí kinh phí phần vốn còn thiếu từ ngân sách tỉnh Lâm Đồng để thực hiện".

Quá trình thực hiện tuyến tránh phía Nam TP Bảo Lộc, do kinh phí giải phóng mặt bằng địa phương phê duyệt có điều chỉnh giá đền bù dẫn đến phát sinh tăng.

Cùng đó, việc hoàn thuế cho nhà đầu tư và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào gặp vướng mắc dẫn đến nhà đầu tư thiếu kinh phí để hoàn thành công trình tuyến tránh.

"Trên cơ sở kết quả làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng và để phù hợp với tình hình thực hiện Dự án, Bộ GTVT đã xác định điểm dừng kỹ thuật, dừng thi công tuyến tránh từ ngày 7/10/2020", Bộ GTVT thông tin, đồng thời cho biết, để đảm bảo an toàn, dự án chỉ đưa vào khai thác, lưu thông chính tuyến trên quốc lộ 20 đã được khôi phục, cải tạo theo hợp đồng.

Tuyến tránh TP Bảo Lộc không đưa vào khai thác, được lắp đặt các biển báo, rào chắn cấm các phương tiện lưu thông trong thời gian dừng để chờ xử lý nguồn vốn.

Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn tìm cách lưu thông vào tuyến đường cấm nên đã xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông.

Xử lý tình trạng trên, Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị, nhà đầu tư bổ sung thực hiện, lắp đặt thêm biện pháp bảo vệ và bảo đảm an toàn. 

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã chỉ đạo UBND TP Bảo Lộc tăng cường quản lý hành lang an toàn đường, xử lý các vi phạm (nếu có) các phương tiện cố tình lưu thông trên tuyến tránh.

"Thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái và trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính về xử lý một số vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, trong đó phát sinh chi phí dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư dự án, Bộ GTVT đã giao các đơn vị của Bộ, nhà đầu tư rà soát, tổng hợp và đề xuất phương án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2023 để xử lý dứt điểm tồn tại, sớm hoàn thành hạng mục tuyến tránh TP Bảo Lộc", Bộ GTVT cho hay.

Sưu tầm

Cần Thơ quyết định bổ sung 133 tỷ đồng cho dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, nâng tổng vốn được bố trí năm 2023 lên 970 tỷ đồng.

Ngày 13/10, UBND thành phố Cần Thơ có quyết định điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 từ nguồn ngân sách Trung ương.

Theo đó, dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được bổ sung thêm 133 tỷ đồng. Nâng tổng vốn được bố trí trong năm lên 970 tỷ đồng.

Dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng được bổ sung 133 tỷ đồng - Ảnh 1.

Dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được bổ sung thêm 133 tỷ đồng trong năm nay.

Song song đó, Cần Thơ cũng quyết định giảm vốn của bốn dự án khác. Cụ thể, kè chống sạt lở chợ Mỹ Khánh, huyện Phong Điền - giảm 10 tỷ đồng.

Kè chống sạt lở sông Ô Môn, ở phường Thới Hoà, quận Ô Môn - giảm 23 tỷ đồng; xây dựng và nâng cấp mở rộng đường tỉnh 917 - giảm 74,560 tỷ đồng; đường tỉnh 918 - giảm 25,44 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài trên 188km, đi qua địa bàn bốn tỉnh, thành là An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng.

Quy mô giai đoạn 1 gồm bốn làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 44.700 tỷ đồng.

Dự kiến, dự án hoàn thành cơ bản toàn tuyến năm 2026 và đưa vào khai thác năm 2027. Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án được đầu tư với quy mô 6 làn xe cao tốc, mặt cắt ngang 32,25m.

Dự án gồm bốn dự án thành phần: dự án thành phần 1 trên địa bàn tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ, dài hơn 57km, tổng mức đầu tư ước 13.800 tỷ đồng.

Dự án thành phần 2 thuộc địa bàn Cần Thơ, chiều dài hơn 37km, tổng mức đầu tư hơn 9.700 tỷ đồng.

Dự án thành phần 3 thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang, dài khoảng 37km, tổng mức đầu tư hơn 9.900 tỷ đồng.

Và dự án thành thành phần 4 trên địa bàn hai tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, dài 57km, tổng mức đầu tư hơn 11.100 tỷ đồng.

Các dự án thành phần đồng loạt khởi công ngày 17/6 vừa qua. 

Đối với dự án thành phần 2 qua Cần Thơ, tiến độ giải phóng mặt bằng hiện đạt 96%.

Bốn gói thầu của dự án đã lựa chọn nhà thầu được ba gói, gói thứ tư sẽ hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu trong tháng 10 này.

Sưu tầm

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ