Một đoạn đường xuất hiện dày đặc ổ gà sau mưa.
Nhà có quán cà phê trên đoạn đường này, mỗi ngày hai lượt đi và về, anh N.H.C (thị trấn Lai Vung) đều phải đi trên tuyến đường đầy ổ gà, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT).
Anh cho biết, đây là tuyến đường huyết mạch để người dân đi ra chợ Lai Vung nên lưu lượng phương tiện rất đông.
"Năm ngoái lũ lớn, nước nhiều, đường thấp nên trên đường có cả lục bình trôi lềnh bềnh. Còn mấy ngày trước có mưa to, đường lởm chởm ổ gà, rất nguy hiểm", anh C nói.
Tuyến đường nối từ khu dân cư ra chợ Lai Vung nên lượng người qua lại rất đông.
Chị L, người có nhà trong khu dân cư này, cho biết: "Người dân ở đây phản ánh rất nhiều lần tới chính quyền địa phương trong các buổi tiếp xúc cử tri nhưng không hiểu sao đến giờ đường vẫn chưa được khắc phục".
Theo tìm hiểu của PV, đường nối tuyến dân cư thị trấn Lai Vung này do Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị Tuấn Nguyễn thực hiện.
Ông Nguyễn Đình Tuấn, Giám đốc công ty này cho biết, dự án duyệt quy hoạch năm 2010, điều chỉnh và đưa vào sử dụng năm 2016.
"Đầu tháng 8 vừa qua, phía công ty đã bàn giao lại toàn bộ tuyến đường cho huyện Lai Vung quản lý", ông Tuấn nói.
Đường thấp nên thường xuyên bị ngập.
Ông Nguyễn Hữu Hiền, Phó chủ tịch UBND huyện Lai Vung trình bày, sau thời gian đưa vào sử dụng, hiện tuyến đường đã bị hư hỏng nặng. Vào lúc trời mưa, việc đi lại của người dân trở nên khó khăn.
Đến thời điểm hiện tại, mọi thủ tục, giấy tờ thực hiện cải tạo, nâng cấp đã được phê duyệt. Trong tháng 10 tới, huyện sẽ tiến hành mở thầu lựa chọn đơn vị thi công.
"Dự toán kinh phí thực hiện tuyến đường này là 3 tỷ đồng. Huyện dự định sử dụng vốn đầu tư công trong năm nay nhưng đã hết nên đợi cấp kinh phí nguồn vốn cho năm sau mới thực hiện được", ông Hiền cho biết.
Việc đầu tư đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn sẽ góp phần nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) - Ảnh minh hoạ: Lao Động
Theo phương án đề xuất, dự án có tổng chiều dài gần 30km. Điểm đầu tại Chợ Chu (Km 245+878 - điểm cuối đoạn Chợ Mới - Chợ Chu) thuộc địa phận thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Điểm cuối tại điểm giao với quốc lộ 2C tại ngã ba Trung Sơn (Km 276+135.50 lý trình theo dự án) thuộc địa phận xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Dự án được thiết kế đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đường cấp III miền núi (bề rộng nền đường của dự án 9m, bề rộng mặt đường 6m, bề rộng lề gia cố 2m), vận tốc thiết kế 60km/h, đảm bảo phù hợp và đồng bộ với đoạn Chợ Mới - Chợ Chu đang khai thác.
Riêng đoạn tuyến đi qua khu vực trung tâm xã Trung Sơn với chiều dài khoảng 532m thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị (bề rộng nền đường 14m, bề rộng mặt đường 10m).
Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho biết, tại Quyết định số 528 ngày 5/5/2023 của Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn với tổng chiều dài khoảng 28,6km (không bao gồm cầu Bến Nước, Suối Cóc và 1,2km đường dẫn đầu cầu hiện đang trong quá trình khai thác, sử dụng).
Tuy nhiên, qua rà soát thực tế hiện trường, đối với các đoạn đường dẫn hai đầu cầu mới được đầu tư mặt đường láng nhựa kết nối tạm với hệ thống giao thông hiện hữu để đảm bảo cho việc đi lại của người dân địa phương.
Để đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại, nâng cao an toàn cho người và phương tiện, ổn định lâu dài trong quá trình khai thác tuyến đường, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đề xuất thay thế toàn bộ kết cấu láng nhựa bằng mặt đường bê tông nhựa đối với đoạn đường dẫn hai đầu cầu Bến Nước và Suối Cóc trước đây đã đầu tư để đảm bảo an toàn, hiệu quả và đồng bộ trên toàn tuyến.
Với quy mô đầu tư như trên, tổng mức đầu tư dự án là 1.665 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng là 945 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 421 tỷ đồng, không vượt so với Quyết định số 528 của Bộ GTVT.
Nếu được Bộ GTVT thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025 bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Sưu tầm
Tin từ Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT), tính đến cuối tháng 8/2023, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn 2) đã giải ngân được gần 26.800 tỷ đồng, đạt 59% kế hoạch vốn được giao.
Dưới sự quyết liệt của Bộ GTVT, chủ đầu tư, các nhà thầu vẫn đang nỗ lực khắc phục khó khăn, luỹ tiến sản lượng từng ngày nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2.
Một số dự án có kết quả giải ngân chưa được như kế hoạch đăng ký như: dự án đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi (đạt 84%); đoạn Chí Thạnh - Vân Phong của Ban QLDA 7 (đạt 83%); đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn của Ban QLDA 2 (đạt 84%); đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh của Ban QLDA 85 (đạt 85%).
Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân của các dự án do công tác GPMB chưa được như kỳ vọng.
Theo báo cáo đến nay, các địa phương đã bàn giao được hơn 90% mặt bằng cho dự án. Song, năm 2023 mới giải ngân hơn 7.000 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch.
Bên cạnh đó, các yếu tố: thời tiết không thuận lợi, tiến độ bàn giao mỏ vật liệu cho nhà thầu thi công của các địa phương chưa đáp ứng yêu cầu cũng là lý do ảnh hưởng đến kết quả giải ngân chung của dự án.
Trao đổi với PV, đại diện ban điều hành dự án Bãi Vọt - Hàm Nghi cho biết, kết quả giải ngân chưa đạt được theo kế hoạch do phải chờ cấp phép mỏ vật liệu.
"Cho đến ngày 14/7, thủ tục cấp 4 mỏ đất, 1 mỏ cát mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó còn là các thủ tục liên quan đến chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đền bù GPMB khu vực khai thác mỏ vật liệu cho người dân, chủ thể liên quan.
Dự kiến, ngay đầu tháng 9 này, việc khai thác các mỏ sẽ bắt đầu. Vật liệu được khơi thông, dự án sẽ có đà bứt tốc, bù lại sản lượng đã bị chậm", vị này chia sẻ.
Xác nhận với Báo Giao thông, đại diện ban điều hành các dự án: Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Chí Thạnh - Vân Phong đều xác nhận công tác giải ngân chưa được như kỳ vọng do ảnh hưởng tiến độ giải ngân GPMB/tiến độ cấp mỏ đất phục vụ thi công dự án.
Thi công cao tốc đoạn Chí Thạnh - Vân Phong.
Không ngừng luỹ tiến sản lượng
Mặc dù khó khăn liên quan đến công tác GPMB, cấp mỏ vật liệu đặc thù cho nhà thầu khai thác trực tiếp chưa được giải quyết dứt điểm, song, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ GTVT, các chủ đầu tư, trên công trường dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, nhiều nhà thầu đang nỗ lực tận dụng nguồn lực, công địa đã được bàn giao để tăng tốc các hạng mục chính, luỹ tiến sản lượng.
Điển hình tại gói thầu XL1 dự án đoạn Bùng - Vạn Ninh, đại diện Tổng công ty 36 cho biết, nếu trong 3 - 4 tháng đầu năm, trung bình mỗi tháng, sản lượng thi công của đơn vị chỉ đạt khoảng 8 tỷ đồng thì 2 - 3 tháng gần đây, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, con số này tăng lên 20 tỷ đồng/tháng.
Tại gói thầu dự án đoạn Vũng Áng - Bùng, lãnh đạo Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành cho biết, giá trị thi công của đơn vị cũng đang có sự cải thiện rõ rệt. Nếu 2 - 3 tháng đầu tiên, giá trị sản lượng xây lắp chỉ đạt trung bình 1% giá trị hợp đồng thì nay, con số này đã tăng lên 2 - 3%.
Trong khi đó, tại dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang, ông Lê Đức Tuân, Phó giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết, với diện tích công địa được bàn giao lớn, các nhà thầu liên tục mở rộng mũi thi công, hiện nay, trung bình mỗi tháng, dự án đạt giá trị xây lắp khoảng 50 tỷ đồng, tăng 250% so với thời điểm bắt đầu triển khai (20 tỷ/tháng).
Trong bối cảnh dự án còn khó khăn nguồn cung ứng vật liệu đắp nền, toàn thể cán bộ kỹ sư cũng như công nhân dự án giữ vững vị trí để tiếp tục triển khai thi công các hạng mục quan trọng của dự án bao gồm: các cầu trên tuyến chính và đường công vụ dự án.
Sưu tầm
Cục Đường cao tốc VN vừa có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1.
Nguồn cung vật liệu vẫn là thách thức lớn trong quá trình thi công cao tốc Châu Đốc - Càn Thơ - Sóc Trăng ở thời điểm hiện tại (Ảnh minh họa).
Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng, thời gian vừa qua Cục Đường cao tốc VN đã phối hợp với các chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán các gói thầu (phân đoạn) thuộc các dự án thành phần của dự án. Đến nay, đã hoàn thành thẩm định 12/14 gói thầu, đóng dấu thẩm định 4/12 gói thầu.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023, Cục Đường cao tốc VN đề nghị Ban Quản lý dự án 2 tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp hoàn thành thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán đối với gói thầu còn lại của dự án thành phần 4.
Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Cần Thơ, Sở GTVT Hậu Giang, Ban QLDA 2 tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán đối với 8 gói thầu đã được thẩm định; gửi hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoàn chỉnh theo nội dung thẩm định đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để xem xét, đóng dấu theo quy định.
Trong quá trình thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng các gói thầu, Chủ đầu tư lưu ý tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán của cơ quan chuyên môn về xây dựng, bảo đảm các yêu cầu về an toàn chịu lực công trình, an toàn giao thông, tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng của dự án, bảo đảm kinh tế - kỹ thuật và các yêu cầu khác theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, khẩn trương tổ chức lựa chọn nhà thầu để triển khai xây dựng công trình. Quá trình triển khai các thủ tục tiếp theo.
"Đối với các gói thầu đã khởi công xây dựng, Chủ đầu tư cần chỉ đạo các đơn vị thi công tập trung nhân lực, thiết bị, vật liệu đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng và giải ngân vốn đầu tư đã bố trí cho dự án.
Trường hợp có khó khăn vướng mắc, chủ đầu tư kịp thời báo cáo UBND cấp tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền", Cục Đường cao tốc VN đề nghị.
Vật liệu vẫn là nút thắt
Báo cáo tiến độ triển khai dự án mới nhất cho thấy, tính đến nay, chủ đầu tư hoàn thành lựa chọn nhà thầu 5/14 gói thầu xây lắp.
Trong đó, dự án thành phần 2 đã hoàn thành 2 gói thầu. Dự án thành phần 1, 3, 4, mỗi dự án thành phần đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu đối với một gói thầu thuộc dự án.
Về công tác GPMB, tổng diện tích đất chiếm dụng của dự án khoảng hơn 1.200ha. Tính đến hết ngày 20/8/2023, tổng diện tích đất đã thu hồi khoảng hơn 1.100ha (đạt 90,5%).
Trong đó, dự án thành phần 1 đã thu hồi gần 358ha (đạt 91%); Dự án thành phần 2 đã thu hồi hơn 200ha (đạt gần 87%); Dự án thành phần 3 thu hồi gần 238ha (đạt hơn 91%) và dự án thành phần 4 đã thu hồi 304ha (đạt 92%).
Khó khăn nhất của dự án hiện nay là vấn đề vật liệu. Theo tính toán, nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường khoảng hơn 30 triệu m3; Cát xây dựng khoảng gần 1 triệu m3; Đá xây dựng các loại khoảng gần 4,5 triệu m3.
Thực tế hiện nay, ngoài dự án thành phần 1 có trữ lượng cát tại các mỏ tại địa phương bảo đảm đủ cung cấp cho dự án, dự án thành phần 3, trữ lượng mỏ tại địa phương chỉ bảo đảm khoảng 50% tổng nhu cầu cát đắp nền. Dự án thành phần 2 và dự án thành phần 4 chưa có nguồn cát đắp nền để phục vụ triển khai xây dựng.
Với vật liệu đá, cát xây dựng, ngoài tỉnh An Giang có mỏ đang khai thác trên địa bàn đủ khả năng cung cấp cho dự án, thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng dự kiến sử dụng nguồn cát, đá xây dựng từ các tỉnh lân cận như: An Giang, Kiên Giang, Đồng Nai...
Khó khăn vật liệu khiến công tác triển khai thi công các dự án thành phần còn chậm. Hiện, 5 gói thầu đang thi công mới triển khai xây dựng lán trại, thi công đường công vụ.
Trước thực trạng trên, cơ quan chức năng đề nghị UBND TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang khẩn trương phối hợp với UBND tỉnh An Giang xác định cụ thể mỏ cát đắp nền đường cho dự án thành phần 2 và dự án thành phần 3, hoàn thành thủ tục khai thác trong quý 3/2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
UBND các tỉnh: Sóc Trăng Đồng Tháp, Vĩnh Long khẩn trương hoàn thành thủ tục để khai thác các mỏ cát đã được HĐND tỉnh thông qua chủ trương; hỗ trợ nguồn vật liệu cát san lấp cho dự án, đặc biệt là trong thời điểm chưa hoàn thiện thủ tục khai thác mỏ cát để thực hiện dự án thành phần thuộc Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, Bộ Xây dựng cũng được đề nghị hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương xác định giá vật liệu theo cơ chế giao mỏ trực tiếp; Hướng dẫn thủ tục xác định/điều chỉnh giá cát đối với các gói thầu khi ký kết hợp đồng chưa xác định cụ thể mỏ cát để thực hiện.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí các nguồn vốn còn lại để triển khai thực hiện dự án thành phần 1 (An Giang); xem xét, bố trí bổ sung cho dự án hươn 1.400 tỷ đồng từ nguồn vốn trong năm 2023 để triển khai thực hiện dự án thành phần 2.
"Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng chiều dài hơn 189km.
Dự án được chia làm 4 dự án thành phần đi qua 4 tỉnh, thành phố gồm: Dự án thành phần 1 (An Giang) dài 57km; Dự án thành phần 2 (Cần Thơ) dài hơn 37km; Dự án thành phần 3 (Hậu Giang) dài gần 37km; Dự án thành phần 4 (Sóc Trăng) dài hơn 58km.
Giai đoạn phân kỳ, dự án được đầu tư với quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, mặt cắt ngang 17m. Tổng mức đầu tư là 44.691 tỷ đồng. Dự kiến, dự án sẽ được hoàn thành cơ bản toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2027.
Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án được đầu tư với quy mô 6 làn xe cao tốc, mặt cắt ngang 32,25m."
Sưu tầm
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.