Mô hình cầu Đại Ngãi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (Ảnh internet).
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Trà Vinh về đề nghị đầu tư nâng cấp, cải tạo QL53 và QL53B trên địa bàn 4 xã đảo của huyện Duyên Hải thuộc tỉnh này.
Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, QL53 và QL53B được quy hoạch với quy mô đường cấp III, cứ từ 2-4 làn xe. Các tuyến đoạn qua huyện Duyên Hải đã được đầu tư cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, mặt đường láng nhựa.
Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đường bộ VN thực hiện bảo trì QL53 và QL53B qua cơ bản đáp ứng yêu cầu, phục vụ đi lại của nhân dân. Trong 2 năm 2022 và 2023, Bộ GTVT đã bố trí hơn 70 tỷ đồng để bảo trì chống hư hỏng, xuống cấp và đảm bảo ATGT. Đối với các công trình cầu trên tuyến cũng được đầu tư để sửa chữa thay thế gỗ mặt cầu và sơn sửa chống gỉ dầm thép, đảm bảo ATGT.
Lý giải về nguồn vốn để nâng cấp, cải tạo hai tuyến quốc lộ trên, Bộ GTVT cho biết, giai đoạn 2021-2025, nguồn lực phân bổ cho Bộ GTVT rất hạn hẹp và được ưu tiên bố trí cho các dự án động lực, quan trọng quốc gia như dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, hoàn thành các dự án đang bị dừng dãn tiến độ, trả nợ vốn ứng trước, trả nợ các dự án BT.
Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT được phân bổ hơn 304.000 tỷ đồng. Theo quy định, số vốn này phải ưu tiên bố trí khoảng 147.000 tỷ đồng để hoàn thành các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước, thanh toán các khoản nợ đọng thuộc nghĩa vụ của ngân sách nhà nước. Chỉ còn 157.000 tỷ đồng để triển khai các dự án mới, trong đó tập trung bố trí khoảng 117.500 tỷ đồng cho 18 dự án đường bộ cao tốc khởi công mới và khoảng 39.500 tỷ đồng cho một số ít các dự án động lực, cấp bách hoặc để xử lý các điểm nghẽn thuộc năm chuyên ngành giao thông trong 5 năm trên 63 tỉnh, thành phố.
"Do khó khăn trong cân đối nguồn lực nên chưa thể cân đối được nguồn vốn để thực hiện đầu tư nâng cấp, cải tạo QL53 và QL53B đoạn qua huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh", Bộ GTVT cho hay.
Đối với nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Bộ GTVT cho biết, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã cân đối 6.692 tỷ đồng để thực hiện các dự án. Trong đó, Dự án đầu tư dựng cầu Đại Ngãi trên QL60 thuộc địa phận các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, phần thuộc địa bàn tỉnh có tổng mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng; dự án Luồng sông Hậu Giai đoạn 2, thuộc địa bàn tỉnh khoảng 2.225 tỷ đồng; các dự án QL60, QL54 đoạn Trà Vinh là hơn 40 tỷ đồng; các dự án khác hơn 700 tỷ đồng.
Sưu tầm
Có mặt tại công trường tuyến tránh thành phố Cao Lãnh, PV Báo Giao thông ghi nhận, mặt đường đã được đổ cát nhưng theo tình trạng "xôi đỗ".
Ông Nguyễn Lương Hoàng - Đơn vị tư vấn, giám sát tuyến tránh này cho biết, từ khi khởi công trở lại, nhà thầu đã rất khẩn trương thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, có thời điểm cát phục vụ công trình bị gián đoạn nên nhiều đoạn đường cát chưa được lấp đầy.
Một số đoạn đường cát chưa được lấp đầy.
Bên cạnh đó, một số nhà thầu còn đang thực hiện gia tải, thời gian khoảng 1 năm mới đảm bảo chất lượng công trình.
"Nhiều nhà thầu lần đầu tiên tham gia thực hiện công trình rất muốn làm nhanh để lấy uy tín. Thế nhưng, do nguồn cát cấp cho dự án chưa đủ nên nhà thầu gặp khó trong quá trình thực hiện", ông Hoàng thông tin thêm.
Theo ông Nguyễn Đức Huy, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp (BQLDA), sau hơn 10 năm dừng thi công, tuyến tránh thành phố Cao Lãnh dài 14,5km, vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng, khởi công trở lại vào ngày 27/7/2022.
Dự án có điểm đầu nối QL30 tại xã An Bình, huyện Cao Lãnh, điểm cuối tại cầu Phong Mỹ. Mặt đường rộng 11m, vận tốc 80km/h. Ngoài phần đường, dự án còn xây cầu, cống, nhánh ra các điểm giao cắt.
Thi công tuyến tránh thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp).
Trước đó, từ năm 2011, dự án đã xong khâu giải phóng mặt bằng, thi công một phần nền đường rồi tạm dừng theo Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.
Tuyến tránh là một phần của dự án nâng cấp QL30 (đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự) khởi công năm 2010, tổng kinh phí hơn 2.500 tỷ đồng, chia làm ba giai đoạn. Hai dự án đầu đã hoàn tất, riêng tuyến tránh dự kiến đưa vào sử dụng năm 2024.
Dự án đang bị chậm tiến độ phần đường do thiếu cát.
Tuy nhiên, cái khó hiện nay của dự án là tiến độ thực hiện chỉ mới đạt trên 55%, chậm hơn so với kế hoạch.
"Nếu xét tổng thể dự án chậm không nhiều do chúng tôi thúc tiến độ thực hiện các cây cầu nên đã bù lại tiến độ. Riêng phần đường chậm 25%, nguyên nhân là từ tháng 3 đến tháng 7 vừa qua, tỉnh cho dừng tất cả các mỏ cát để đánh giá lại trữ lượng", ông Huy cho biết thêm.
Theo ông Nguyễn Lương Hoàng, Đơn vị tư vấn, giám sát tuyến tránh thành phố Cao Lãnh, dự án có ba gói thầu thi công, cần hơn 530.000m3 cát. Đến thời điểm hiện tại được cấp khoảng 50%, số còn lại tỉnh sẽ phân bổ đủ trong thời gian tới.
Đơn vị tư vấn, giám sát đang trao đổi với nhà thầu thi công tuyến tránh thành phố Cao Lãnh.
Cát phục vụ dự án được cấp lại vào đầu tháng 8 vừa qua. Do vậy, các nhà thầu đã tăng cường thêm nhân lực, thiết bị để tăng tốc thực hiện, đảm bảo tiến độ theo quy định.
Ông Nguyễn Văn Thái, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nhơn Thành (đơn vị thi công gói thầu số 9) cho biết, từ khi nhận được cát, nhà thầu đã cho tăng tốc nhằm bù lại tiến độ bị chậm. Hiện, trên công trường bố trí tổng số 15 xe các loại phục vụ thi công, tăng gấp đôi so với trước.
Số thiết bị, máy móc được nhà thầu tăng cường đến công trường phục vụ dự án.
"Qua lễ Quốc khánh 2/9, nhà thầu đã tăng cường thêm nhân lực, thiết bị và tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi thi công đẩy nhanh tiến độ dự án. Dự kiến đến tháng 7 hoặc tháng 8 năm sau sẽ hoàn thành", ông Thái nói.
Theo tìm hiểu của Báo Giao thông, tuyến tránh thành phố Cao Lãnh có tổng số 13 cây cầu, trong đó có 1 cầu lớn (cầu Bà Chợ) và 11 cầu trung (Ông Tú, Cái Vừng, Ngã Cại, Quảng Khánh, Rạch Chanh, Bà Vại, Bà Học, Vạn Thọ, Cái Sao, Ông Kho 2, Trâu Trắng) và cầu vượt Điện Biên Phủ.
Một cây cầu trên tuyến tránh thành phố Cao Lãnh đã đổ xong mặt cầu.
Là đơn vị được giao thực hiện 4 cây cầu, anh Nguyễn Văn Linh, Công ty TNHH MTV Cơ khí và Xây dựng Thiên An nói: "Về thi công cầu thì nhà thầu không chịu ảnh hưởng nhiều do thiếu cát. Do vậy, chúng tôi cũng đã tăng tốc để bù tiến độ về phần đường. Từ đây đến cuối năm, chúng tôi sẽ bàn giao các cây cầu được giao thực hiện sớm hơn 3 tháng so với tiến độ quy định".
Cát phục vụ thi công tuyến tránh thành phố Cao Lãnh đã được cấp lại. Nhà thầu cũng đang tăng tốc để bù tiến độ bị chậm. Đây là tiền đề để dự án hơn 900 tỷ đồng sớm đưa vào sử dụng, góp phần kết nối và phát triển kinh tế - xã hội Đồng Tháp, nhất là giao thương hàng hóa các cửa khẩu Thường Phước, Dinh Bà và kết nối tỉnh Prâyveng, Campuchia.
Sưu tầm
Phối cảnh một nút giao thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.
Cập nhật tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, Bộ GTVT cho biết, tính đến hết tháng 8/2023, trong tổng số 26 gói thầu thuộc dự án, có 9 gói đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu.
Trong đó, 8 gói thầu đang triển khai. Các gói thầu đang triển khai hầu hết mới thực hiện việc xây dựng lán trại, tập kết thiết bị, nhân lực, phòng thí nghiệm, vật liệu đầu vào, lập bản vẽ thi công và thi công thử một số hạng mục.
"Đối với các gói thầu còn lại, theo kế hoạch, có 6 gói dự kiến lựa chọn nhà thầu trong tháng 10/2023, có 2 gói dự kiến lựa chọn nhà thầu trong tháng 12/2023 và 4 gói phụ trợ còn lại thuộc dự án thành phần 1 dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu vào đầu năm 2024", Bộ GTVT thông tin.
Liên quan đến công tác GPMB, theo Bộ GTVT, đến tháng 8/2023, các địa phương đã bàn giao mặt bằng 458/597 ha (đạt 77%). Trong đó, dự án thành phần 2 (UBND TP.HCM làm cơ quan chủ quản) bàn giao 377/410ha, đạt 92%; Dự án thành phần 4 (UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản) bàn giao 4/65ha, đạt 6%; Dự án thành phần 6 (UBND tỉnh Bình Dương làm cơ quan chủ quản) bàn giao 35/79ha, đạt 44%; Dự án thành phần 8 (UBND tỉnh Long An làm cơ quan chủ quản) bàn giao 42/44ha, đạt 97%.
Trong 20 khu tái định cư phục vụ dự án, có 18 khu tái định cư có sẵn (TP.HCM 7 khu; Bình Dương 11 khu); 2 khu xây dựng mới (Đồng Nai 1 khu; Long An 1 khu) đang triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng.
Đề cập đến khó khăn của dự án, Bộ GTVT cho biết, theo báo cáo từ các chủ đầu tư dự án thành phần, nhu cầu vật liệu cát đắp nền của dự án khoảng 7,2 triệu m3, cát xây dựng khoảng 1,5 triệu m3.
Đến nay, nguồn vật liệu được khảo sát đáp ứng khoảng 5,8 triệu m3 cát đắp nền, khoảng 1,25 triệu m3 cát xây dựng.
"Tuy nhiên, thời gian tới, các dự án cao tốc đồng loạt triển khai, nguồn cung về vật liệu (đặc biệt nguồn cát) sẽ có nguy cơ thiếu hụt", Bộ GTVT nhận định.
"Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM có chiều dài hơn 76km, kết nối TP.HCM với các tỉnh: Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An và các địa phương khác trong vùng.
Tuyến được đầu tư theo quy mô cao tốc cấp 100, quy mô phân kỳ 4 làn xe và đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe) đầu tư không liên tục. Tổng mức đầu tư dự án là gần 75.400 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương."
Sưu tầm
Phối cảnh một nút giao trên tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Thông tin tiến độ dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, Bộ GTVT cho biết, trong 5 gói thầu xây lắp thuộc 3 dự án thành phần, tính đến cuối tháng 8/2023, có 4 gói thầu xây lắp đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu (1 gói thuộc dự án thành phần 1; có 2 gói thầu thuộc dự án thành phần 2 và 1 gói thầu thuộc dự án thành phần 3).
Trong đó, dự án thành phần 3 đang triển khai thi công dọn dẹp mặt bằng, đào, đắp nền đường, cọc khoan nhồi cầu và cống hộp; Dự án thành phần 1 và dự án thành phần 2 đang thực hiện các công tác chuẩn bị, bước đầu triển khai thi công một số hạng mục dọn dẹp mặt bằng, đào bóc hữu cơ do mặt bằng được bàn giao rất hạn chế.
Công tác lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu còn lại thuộc dự án thành phần 1 dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2023.
Về công tác GPMB, tính đến hết tháng 8/2023, các địa phương đã bàn giao mặt bằng 120/452 ha, đạt gần 27%. Trong đó, dự án thành phần 3 có tỷ lệ bàn giao cao nhất (gần 78%), tiếp đến là dự án thành phần 2 (gần 6%). Dự án thành phần 1 do UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản chưa được bàn giao mặt bằng.
"Công tác bàn giao mặt bằng tại dự án thành phần 1 và dự án thành phần 2 chậm so với tiến độ yêu cầu, không đảm bảo công địa để triển khai thi công trên hiện trường dự án.
Nguyên nhân chủ yếu do công tác kiểm đếm chậm; đơn giá bồi thường GPMB chưa được phê duyệt; vướng thủ tục điều chỉnh quy hoạch đất an ninh - quốc phòng, thủ tục thu hồi đất của Tổng công ty Cao su Đồng Nai", Bộ GTVT thông tin.
Đối với công tác tái định cư, theo Bộ GTVT, dự án sử dụng 6 khu. Trong đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm 2 khu có sẵn của địa phương; tỉnh Đồng Nai có 4 khu tái định cư, hiện đã triển khai thi công 1 khu. Các khu còn lại đang trong quá trình triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng.
Hướng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Liên quan đến vật liệu phục vụ thi công dự án, Bộ GTVT cho biết, theo tính toán, tổng khối lượng đá cần cho dự án khoảng 1,89 triệu m3; tổng khối lượng cát khoảng 0,87 triệu m3; tổng khối lượng đất đắp khoảng 6,4 triệu m3.
Theo hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu của tư vấn, trữ lượng, nguồn cung cấp vật liệu đủ cho nhu cầu các dự án thành phần. Trong đó, đá các loại gồm 14 mỏ thương mại và 1 vị trí quy hoạch, tổng trữ lượng khoảng 140 triệu m3.
Cát các loại gồm 1 mỏ cát tự nhiên, 1 mỏ cát xay và một số bãi tập kết cát, tổng trữ lượng khoảng 9,2 triệu m3.
Đất đắp nền đường gồm 5 mỏ đang khai thác, 1 mỏ đang thực hiện thủ tục khai thác, 3 vị trí quy hoạch làm mỏ đất đắp, tổng trữ lượng khoảng hơn 33 triệu m3.
Mặc dù các mỏ đất tại khu vực dự án đi đáp ứng đủ nhu cầu về vật liệu đất đắp nền đường cho dự án Biên Hòa - Vũng Tàu, song, Bộ GTVT đánh giá do trong khu vực còn có các dự án lớn khác (Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành, Vành đai 3 TP.HCM...) đều đồng loạt triển khai trong cùng một thời gian, ở giai đoạn này, nguồn đất đắp cung cấp cho các dự án thành phần thuộc dự án Biên Hòa - Vũng Tàu chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ thi công.
Sưu tầm
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.