Trang chủ Tin tức Quản trị

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1800768
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
596
3368
17544
1800768
Quản trị

Quản trị

QL54 đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long đang được sửa chữa, thảm nhựa nhiều đoạn sau một thời gian dài sử dụng.

Ngày 14/8, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Khu Quản lý đường bộ IV (Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT) cho biết, tuyến QL54 qua Vĩnh Long đang được duy tu sửa chữa, thảm nhựa mới để đảm bảo lưu thông cho bà con.

chưa thể nâng cấp, ql54 đang được đại tu để giao thông thuận tiện

QL54, đoạn qua huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đang được sửa chữa.

“Chúng tôi sẽ làm nối tiếp những đoạn QL54 vào giữa tháng 9 tới đây với khoảng 6km qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long, kinh phí 30 tỷ đồng.

Tuyến quốc lộ này sẽ còn được sửa chữa, thảm nhựa để phục vụ nhu cầu đi lại, đảm bảo an toàn cho người dân”, ông Thành nói.

QL54 đoạn Vĩnh Long đi qua bốn huyện và thị xã, gồm huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh, huyện Tam Bình và Trà Ôn.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, đoạn qua huyện Trà Ôn đang được đơn vị thi công những ngày qua. Đây là niềm vui của người dân Vĩnh Long khi tuyến đường này đã xuống cấp, hỏng hóc nhiều năm qua.

chưa thể nâng cấp, ql54 đang được đại tu để giao thông thuận tiện

Lưu lượng phương tiện qua QL54 rất lớn.

Ông Thạch Thanh Quang (47 tuổi) ngụ ấp Đông Hưng, xã Đông Thành, thị xã Bình Minh kể: “Đường này có đoạn mới láng nhựa, ngon lành, nhưng vẫn còn nhiều đoạn xấu, mặt đường trồi sụt, ổ gà khắp nơi.

Hồi trước chưa được sửa tai nạn nhiều lắm, giờ thì đỡ hơn chút. Con nít ở đây đi học toàn được gia đình đưa rước, không dám cho tự đi vì xe tải, container chở hàng chạy nườm nượp. Giờ cao điểm xe cộ phải nối đuôi nhau đi”.

chưa thể nâng cấp, ql54 đang được đại tu để giao thông thuận tiện

Mặt QL54 nhiều đoạn xuống cấp nghiêm trọng.

Bán vé số hàng chục năm qua trên tuyến đường này, ông Nguyễn Xuân Luyến (73 tuổi) ngụ phường Đông Thuận, thị xã Bình Minh kể, ông chứng kiến không biết bao nhiêu lần xe máy bị xe tải ép văng xuống lề đường.

“Xe tải chạy phía sau, tới sát nơi ép một cái là xe máy bất ngờ mất tay lái văng xuống đường liền. Còn tai nạn va quệt giữa các phương tiện thì nhiều lắm”, ông Luyến nói.

Đối với những người dân địa phương nơi đây, việc QL54 được mở rộng, nâng cấp là điều họ mong mỏi từ lâu và người dân cũng đã nhiều lần kiến nghị. Hồi đầu tháng 8/2023, Bộ GTVT cũng có văn bản trả lời cử tri tỉnh Vĩnh Long về vấn đề này.

Theo đó, Bộ GTVT cho biết, từ năm 2019, Bộ đã giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án 7 lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư cải tạo, nâng cấp QL54 qua Vĩnh Long, Trà Vinh, dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách Bộ GTVT phân bổ còn hạn hẹp, việc triển khai đầu tư các đoạn tuyến trên QL54 chưa thực hiện được trong giai đoạn 2021 - 2025.

chưa thể nâng cấp, ql54 đang được đại tu để giao thông thuận tiện

Mặt đường QL54 khá hẹp, phương tiện lưu thông khá chật vật.

Riêng Vĩnh Long, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT đã ưu tiên bố trí 3.752 tỷ đồng để đầu tư ba dự án, gồm: Dự án cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu khoảng 1.343 tỷ đồng; dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ khoảng 1.947 tỷ đồng; mở rộng QL1 đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ khoảng 462 tỷ đồng.

Do khó khăn về nguồn vốn nên chưa thể bố trí để nâng cấp, mở rộng QL54 qua Vĩnh Long, Trà Vinh.

Từ đó, thời gian tới, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các địa phương huy động các nguồn lực để đầu tư dự án. Giao cho Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện kiểm tra, duy tu thường xuyên cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ đi lại của người dân. Đồng thời, đầu tư sửa chữa một số đoạn tuyến bị hư hỏng, xuống cấp bằng nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ với tổng kinh phí hơn 90 tỷ đồng.

"Tuyến QL54 qua ba tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp dài gần 150km. Trong đó, đoạn qua Vĩnh Long dài 45km.

Theo quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, tuyến QL54 có quy mô từ 2 - 4 làn xe.

Hiện, đoạn qua Trà Vinh và Đồng Tháp đã được đầu tư bốn làn xe. Riêng Vĩnh Long chỉ có hai làn xe, tiêu chuẩn đường cấp IV và thường xuyên xuống cấp."

Sưu tầm

Sở GTVT Ninh Bình đề nghị đầu tư mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn bằng nguồn vốn ngân sách.

Chiều nay (13/8), xác nhận với PV Báo Giao thông, đại diện Sở GTVT Ninh Bình cho biết vừa có văn bản đề xuất Bộ GTVT xem xét đầu tư xây dựng mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn theo quy mô 6 làn xe hoàn chỉnh theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.

Đề xuất đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc cao bồ - mai sơn

Tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn đã được đưa vào khai thác từ tháng 2/2022.

“Theo tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư mở rộng đoạn tuyến cao tốc khoảng hơn 2.000 tỷ được kiến nghị lấy từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước”, vị này thông tin.

Cụ thể, theo đại diện Sở GTVT Ninh Bình cho biết, hiện nay, cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đang được chuẩn bị đầu tư. Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ kết nối với cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, lưu lượng phương tiện dự kiến tăng lên rất lớn. Do đó, việc nghiên cứu sớm đầu tư đoạn tuyến Cao Bồ - Mai Sơn là cần thiết, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo ATGT.

Trước đó, tại văn bản đề xuất gửi Bộ GTVT, theo Sở GTVT Ninh Bình, với phương án mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe, tuyến chính sẽ được mở rộng thêm 15,75m nền đường, đảm bảo quy mô bề rộng nền đường 32,75m; bề rộng mặt đường là 22,5m.

Cùng đó, 4 vị trí công trình cầu sẽ đầu tư bổ sung thêm một đơn nguyên gồm: cầu Cao Bồ, cầu Cẩm, cầu vượt QL10, cầu Quán Vinh.

Với phương án này, tổng mức đầu tư cho dự án mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn khoảng 2.076 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng ước hơn 1.700 tỷ đồng; Chi phí QLDA, tư vấn, chi phí khác khoảng 123 tỷ đồng; Chi phí dự phòng: 189 tỷ đồng; Chi phí GPMB không phát sinh do tuyến cao tốc đã được GPMB quy mô 6 làn xe ngay từ giai đoạn đầu triển khai.

Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn là 1 trong 11 dự án thành phần thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Tuyến có chiều dài hơn 15km đã được đầu tư, đưa vào khai thác từ tháng 2/2022 với quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17m, bề rộng mặt đường 16m.

Cùng với công tác GPMB đã được thực hiện theo quy mô quy hoạch 6 làn xe, có 3/7 cầu vượt trên tuyến gồm: Nam Bình, Đông Thịnh, Mai Sơn đã được đầu tư hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe.

Có 4/7 cầu vượt còn lại là: cầu Cao Bồ, cầu Cẩm, cầu vượt QL10 và cầu Quán Vinh được đầu tư theo quy mô 4 làn xe hạn chế.

Sưu tầm

Năm 2023, có 12 dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn dự kiến sẽ tiếp tục khởi công.  

Tin từ Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT), theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT sẽ chuẩn bị đầu tư 64 dự án.

12 dự án giao thông dự kiến khởi công nửa cuối năm 2023

Từ nay đến cuối năm, 12 dự án dự kiến sẽ tiếp tục được khởi công, trong đó có 9 dự án đường bộ - Ảnh minh hoạ.

Tính đến nay, có 60/64 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư.

4 dự án chưa phê duyệt đang được tiếp tục hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định gồm: dự án kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai giai đoạn 1; Dự án mở rộng một số cầu, hầm trên quốc lộ 1A (QL1A); Dự án đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc và dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến quốc lộ (53, 62, Nam Sông Hậu) tại đồng bằng sông Cửu Long.

Với 60 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, có 17 dự án đang được tích cực hoàn thiện các thủ tục để phê duyệt trong năm 2023.

43 dự án đã được phê duyệt đầu tư, 31 dự án đã được khởi công với tổng mức đầu tư 255.000 tỷ đồng.

12 dự án đang được tích cực hoàn thiện các công việc liên quan để khởi công trong năm 2023.

Trong đó, tháng 8/2023 dự kiến khởi công hai dự án: cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan; Dự án cải tạo, nâng cấp QL8C đoạn từ Thiên Cầm - QL1 và đoạn từ QL8 đến đường Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh.

Tháng 9/2023 dự kiến khởi công 3 dự án gồm: nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia giai đoạn 1 (khu vực phía Nam); đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; Cải tạo, nâng cấp QL14B đoạn qua thành phố Đà Nẵng.

Trong quý IV/2023, có 7 dự án dự kiến được khởi công gồm: Nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ trên địa phận tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ; Nâng cấp mặt đường tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi trên địa phận thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang; cầu Đại Ngãi trên QL60 thuộc địa phận các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng; Nâng cấp đoạn Km18 - Km80 QL4B; đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hoà; dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý phương tiện, người điều khiển, vận tải, an toàn đường sắt.

Cùng đó là dự án đầu tư xây dựng các đèn biển: Đá Lát, Tư Chính A, Bãi Dinh, Phúc Nguyên, Mũi La Gàn, bãi cạn Cà Mau, Trường Sa Đông, Phan Vinh, Sậu Đông, Lạch Ghép, Lạch Quèn, Cửa Vạn, Hòn La.

Sưu tầm

Trong lúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam chạy nước rút về đích, các dự án cao tốc trục ngang cũng đang được rốt ráo triển khai.
Hừng hực khí thế trên cao tốc trục dọc

Loạt dự án giao thông trọng điểm đua tiến độ 1

Các nhà thầu đang tranh thủ từng giờ để thi công các hạng mục, đưa dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn QL45 - Nghi Sơn về đích. Ảnh: Tạ Hải.

Trưa 4/8, trên công trường dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, trời mưa nặng hạt. Khoảng 5 - 6 kỹ sư, công nhân vẫn cần mẫn thi công khe co giãn cầu, tranh thủ từng giờ để bứt tốc các hạng mục cuối khi thời hạn cán đích chỉ còn chưa đầy một tháng.

“Thời tiết đã không cản nổi quyết tâm của nhà thầu”, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án (QLDA) 6 Nguyễn Văn Minh chia sẻ và cho biết, ngày mưa là vậy, còn ngày nắng các mũi thi công vận hành gần như xuyên đêm, máy móc xếp hàng dày đặc trên công địa. Lãnh đạo nhà thầu có khi túc trực chỉ đạo đến 19-20h.

“Cán bộ ban quản lý dự án cũng tăng ca không kể giờ giấc. Đôi khi tất cả cùng nhau húp bát cháo vội rồi lại vào guồng quay để tăng tốc. Có những ngày cao điểm, khối lượng thảm cả tuyến lên tới 8.000 tấn”, ông Minh cho hay.

Mục tiêu đề ra, đến ngày 15/8, công tác thảm sẽ hoàn thành. Các hạng mục phụ sẽ cán đích vào khoảng 20/8, đảm bảo yêu cầu thông xe tuyến chính đúng dịp Quốc khánh 2/9.

Cơ bản hoàn thành phần việc đảm nhận tại gói thầu XL2 dự án cao tốc QL45 - Nghi Sơn với 5,7km tuyến chính, 2km tuyến nối và 2,3km nút giao Vạn Thiện (chiếm 45% hợp đồng xây lắp), những ngày này, Công ty CP Lizen lại cấp tập chuyển sang nhiệm vụ mới là “giải cứu” phần việc bị chậm của gói thầu XL3.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Giám đốc ban điều hành gói thầu XL2 thuộc Công ty Lizen cho biết, dự kiến ngày 25/8, toàn bộ phần việc Lizen và các nhà thầu vào hỗ trợ Tập đoàn Miền Trung sẽ được hoàn thành.

Báo cáo của Văn phòng ban điều hành dự án cho thấy, tính đến đầu tháng 8/2023, giá trị sản lượng thực hiện dự án đạt khoảng 82% giá trị hợp đồng.

Có kế hoạch về đích trong năm 2023, dự án cầu Mỹ Thuận 2 nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông cũng đang bám sát lộ trình yêu cầu.

Theo ông Trịnh Trường Hải, Giám đốc điều hành dự án, hơn 300 kỹ sư, công nhân vẫn đang ngày đêm thi công, tập trung cho hạng mục cầu chính dây văng (gói thầu XL.03B). Đây là hạng mục đóng vai trò tiên quyết đến tiến độ công trình.

“Sản lượng thi công đã đạt được 87% giá trị hợp đồng. Nhịp chính dự kiến sẽ hợp long vào giữa tháng 10/2023, toàn bộ dự án sẽ cán đích vào cuối năm nay”, ông Hải khẳng định.

Cấp tập triển khai cao tốc trục ngang

Sau gần hai tháng kể từ ngày khởi công (6/2023), công địa dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đã bắt đầu nhộn nhịp với nhiều mũi thi công được Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn triển khai để bứt tốc ngay từ thời gian đầu.

Ông Dương Đình Tuấn, giám đốc điều hành gói thầu XL1 thuộc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đoạn qua tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện đơn vị đã huy động 6 mũi thi công trải dài trên toàn tuyến,

Trên diện tích 80% mặt bằng được chủ đầu tư bàn giao (chủ yếu là đất ruộng), thời điểm này, đơn vị thi công chủ yếu đang dồn lực cho công tác đo đạc khảo sát đường đen, đào đất hữu cơ, kết hợp thi công đường công vụ.

“Mục tiêu trong năm 2023, sản lượng xây lắp gói thầu XL1 sẽ đạt khoảng 5% giá trị hợp đồng”, ông Tuấn nói và nhận định, khó khăn lớn nhất cản trở tiến độ dự án hiện nay là vật liệu cát đắp.

Hai gói thầu thuộc dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng qua tỉnh Hậu Giang cần khoảng 6 triệu m3 cát đắp. Riêng gói XL1 do Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn thi công (gần 19km) cần khoảng 2,2 triệu m3 cát.

UBND tỉnh Hậu Giang đang đề nghị UBND tỉnh An Giang hỗ trợ mỏ cát cung cấp cát cho dự án. Hai tỉnh vẫn đang trong quá trình làm việc, thống nhất, chưa có kết quả cụ thể.

Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng, dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có 14 gói thầu xây lắp. Trong tháng 6/2023, 4 gói thầu đã được khởi công. Với 10 gói thầu xây lắp còn lại, gói thầu cuối cùng dự kiến sẽ hoàn thành thủ tục khởi công vào tháng 9/2023.

Là một trong ba dự án cao tốc trục ngang mới được khởi công, hiện tại, dự án Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột cũng đạt được một số kết quả nhất định.

Đại diện Ban QLDA 6 cho biết, tại dự án thành phần 1, nhà thầu thi công gói xây lắp số 1 đang san ủi làm lán trại, bãi đúc cấu kiện, nhà điều hành thi công.

Đối với dự án thành phần 2, gói thầu số 3 đã được liên danh nhà thầu Đạt Phương - 484 - Tân Nam - Cienco 4 hoàn thành công tác san ủi mặt bằng làm lán trại, ban điều hành công trường, bãi đúc cấu kiện.

Tại gói thầu số 2, liên danh nhà thầu Phương Thành - Hòa Hiệp - Sông Đà 10 - Thái Yên đang triển khai các vị trí mặt bằng bố trí cho công trường, chuẩn bị xúc tiến các nội dung thỏa thuận với chính quyền và các cơ quan quản lý lâm nghiệp...

Trong khi đó, gói thầu số 1 đang được Cục Đường cao tốc xem xét, thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán gói thầu để triển khai các bước tiếp theo.

Ban QLDA6 cho biết, với dự án thành phần 3, nhà thầu thi công gói thầu số 3 cũng đã tập kết xe máy thiết bị đến công trường; đang triển khai công tác thi công đường công vụ, san ủi, làm lán trại, phát quang.

Trong tổng kế hoạch vốn hơn 3.200 tỷ đồng giao cho 3 dự án thành phần trong năm 2023, đến nay, luỹ kế giải ngân đã đạt hơn 750 tỷ đồng.

 "Song song thi công các dự án, thủ tục đầu tư các dự án đường bộ lớn cũng đang được các đơn vị rốt ráo triển khai khởi công.

Phụ trách 4/5 dự án có kế hoạch khởi công vào cuối năm 2023, ông Nguyễn Vũ Quý, Giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho biết, tính đến nay, dự án đường Hồ Chí Minh các đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn (28,5km); Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận (55km); Chơn Thành - Đức Hòa (gần 73km) đã đi đến bước đấu thầu lựa chọn tư vấn thiết kế.

Dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan (hơn 11km) đang được tiến hành các thủ tục lựa chọn nhà thầu xây lắp, sẵn sàng khởi công theo đúng tiến độ."

Sưu tầm

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ