Vì vậy, việc nghiên cứu để tổ chức lại giao thông sao cho hợp lý nhằm kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực này là việc có thể thực hiện được ngay và ít tốn kém nhất. Đây không phải giải pháp gì ghê gớm vì không phải xây dựng các tuyến đường mới nên trong tình hình hiện tại tôi cho là dễ thực hiện nhất.
Là một người thường xuyên đi qua khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, tôi thấy đường Phan Thúc Duyện (đoạn cắt ngang công viên Hoàng Văn Thụ) đang là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc vì gây nên xung đột giao thông lớn.
Nếu mạnh dạn bỏ đoạn đường này đi, trả đất lại cho công viên, đồng thời mở rộng đường Phan Đình Giót và đường Hoàng Văn Thụ (đoạn từ nút giao với đường Nguyễn Văn Trỗi đến nút giao Lăng Cha Cả), lấn một ít vào đất công viên để tổ chức giao thông hai chiều sẽ có thể kéo giảm ùn tắc cho cả khu vực.
Nếu làm được điều này, sẽ có một trục đường từ trung tâm ra sân bay và ngược lại cực đẹp, các loại xe đều có thể lưu thông hai chiều gồm: Nguyễn Văn Trỗi – Phan Đình Giót – Trường Sơn.
Các phương tiện giao thông đi từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm quận 1 sẽ không phải đi vòng qua đường Trần Quốc Hoàn qua nút giao Lăng Cha Cả để về nút giao Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi nữa. Nhánh đi về Tân Bình quẹo vào Trần Quốc Hoàn. Như vậy, các loại xe vừa ra khỏi sân bay được chia nửa thành hai nhánh, không gây ùn tắc.
Do đường Hoàng Văn Thụ đã thành hai chiều nên các phương tiện lưu thông từ hướng quận 1 và quận Phú Nhuận lên quận Tân Bình sẽ đi trên đường Hoàng Văn Thụ mà không phải vòng qua đường Phan Thúc Duyện như trước đây nữa.
Số lượng cây xanh dọc cạnh công viên này không nhiều. Do đã trả đất đường Phan Thúc Duyện cho công viên thì việc lấy lại một phần đất công viên để mở rộng hai tuyến đường Phan Đình Giót và Hoàng Văn Thụ theo tôi là có thể chấp nhận được.
Sưu tầm(HLĐ)
Được biết, trước khi triển khai dự án BOT Cai Lậy, Tổng Cục đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) đã thuê Công ty CP Tư vấn Xây dựng Công trình 625 (Cienco 625) làm đơn vị tư vấn.
Cienco 625 đã đưa ra cảnh báo tuyến tránh thị trấn Cai Lậy từ Km1987+560 đến Km1998+661, phần lớn tuyến đi qua khu vực có địa chất phức tạp với chiều dày lớp đất yếu từ 4-9 mét.
Báo Người Lao Động ghi nhận lại một số hình ảnh vào trưa 30-8:
Trước tình trạng Quốc lộ 1, đoạn qua Cai Lậy, Tiền Giang thường xuyên kẹt xe những ngày lễ, Tết. Tỉnh Tiền Giang đã đề nghị làm tuyến tránh qua đoạn đường này. Năm 2014, đường tránh 12km chính thức khởi công và sau 3 năm đưa vào hoạt đ. Ngày 1-8, con đường này chính thức được thu phí
Tại ngã 3 đường tránh - Quốc lộ 1 đã xảy ra hiện tượng lún và ổ gà.
Mặt đường tránh gần cầu Ông Mười xuống cấp nặng nề, rất nhiều xe chạy ngang phải giảm ga để tránh vấp phải ổ gà.
Theo phản ánh của nhiều tài xế, mặt đường tránh Cai Lậy đang bi lún nghiêm trọng có đoạn nhô lên, hạ xuống liên tục.
Dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện có tổng mức đầu tư gần 11.850 tỷ đồng, dài 15,6km đi qua địa bàn quận Hải An và huyện Cát Hải của TP Hải Phòng.
Dự án gồm phần đường và cầu, trong đó phần vượt biển dài 5,44km, phần đường dài 10,19km, bề rộng mặt cầu 16m, thiết kế 4 làn xe chạy.
Dự kiến, ngày 4/9 tới đây, cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam sẽ được thông xe kỹ thuật và đưa vào khai thác.
Khác với nhiều công trình giao thông, cầu vượt biển dài nhất Việt Nam có một đường hầm đặc biệt. Đây được coi là chiếc hộp kỹ thuật khổng lồ của công trình thế kỷ này.
Dân trí mời độc giả cùng khám phá "đường hầm" này:
Lối lên/xuống hầm cầu vượt biển. Hầm cầu này chỉ dành cho bộ phận kỹ thuật làm việc.
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.