TTO - 6 dự án gồm cầu Phú Mỹ; đường kết nối cầu Phú Mỹ; cải tạo, nâng cấp QL 1A đoạn An Sương - An Lạc; xa lộ Hà Nội; cầu Bình Triệu 2; đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào khu công nghiệp Phú Hữu.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường trên địa bàn TP HCM.
Tiến hành thanh tra tại 6 dự án nêu trên, TTCP kết luận UBND TP.HCM đã không xây dựng, thực hiện không đầy đủ việc công bố danh mục các dự án BOT để kêu gọi đầu tư hoặc công bố chậm.
Bên cạnh đó, UBND TP.HCM đã thực hiện việc chỉ định thầu không đúng quy định pháp luật.
Cụ thể tại dự án BOT cầu Phú Mỹ, UBND TP.HCM đã chỉ định thầu Công ty Cổ phần đầu tư xây Phú Mỹ làm nhà đầu tư dù đơn vị này chưa có phương án huy động vốn, chưa đủ giấy tờ cam kết của ngân hàng hoặc nhà cấp vốn.
Tiếp đó, đơn vị này cũng được giao thực hiện dự án xây dựng đường kết nối vào cầu Phú Mỹ theo hình thức BT với tổng mức đầu tư hơn 1.440 tỉ đồng, trong khi theo quy định phải tổ chức đấu thầu rộng rãi kêu gọi đầu tư.
Theo TTCP, hầu hết các dự án đều chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng không được hoàn tất theo tiến độ hoặc năng lực chủ đầu tư yếu, thiếu vốn thanh toán cho nhà thầu (dự án cải tạo, nâng cấp QL 1A đoạn An Sương - An Lạc)… Việc chậm tiến độ dẫn đến giảm doanh thu, tăng chi phí, giảm hiệu quả và lãng phí vốn đầu tư.
TTCP cũng chỉ rõ trong quá trình thực hiện các dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thiếu trách nhiệm trong công việc nên nhiều hợp đồng chưa đủ trình tự thủ tục, điều khoản mâu thuẫn, sai quy định.
Cụ thể như thiếu phương án huy động vốn, chưa đủ giấy tờ cam kết của ngân hàng (dự án xây dựng cầu Phú Mỹ); phương án hoàn vốn bao gồm cả thuế VAT vào phương án tài chính làm kéo dài thời gian thu phí, điều khoản hợp đồng mâu thuẫn làm tăng chi phí, giảm doanh thu thu phí (dự án cải tạo, nâng cấp QL 1A đoạn An Sương - An Lạc)…
TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và UBND TP.HCM xem xét xử lý số tiền sai phạm, trong đó phê duyệt không đúng khoản tiền 1.400 tỉ đồng, phê duyệt tăng sai 67 tỉ đồng, giảm tổng vốn đầu tư, điều chỉnh hợp đồng các dự án với giá trị 90 tỉ đồng, giảm giá trị quyết toán dự án 497 tỉ đồng…
Về trách nhiệm, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP.HCM, Bộ GTVT, UBND tỉnh Bình Dương kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đã vi phạm các quy định pháp luật, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao đã nêu trong kết luận thanh tra.
Sưu tầm (HLĐ)
TPO - “Các ngành hàng không, đường bộ phát triển là do có cạnh tranh, còn ngành đường sắt vẫn độc quyền, không có cạnh tranh...”, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Lê Mạnh Hà nói.
Sáng 14/7, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc với Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR).
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết,Thủ tướng thông qua Tổ công tác yêu cầu VNR thực sự đổi mới, quyết liệt để thay đổi ngành vận tải cơ bản này.
“Trong thời điểm hiện nay, hành khách có thể lựa chọn đi bằng nhiều phương tiện khác hấp dẫn hơn, trong khi đi bằng đường sắt hiện đang kém hấp dẫn, kém sự cạnh tranh, trong đó có lý do chất lượng dịch vụ của ngành đường sắt, tính an toàn của đường sắt. Hay nói cách khác là thị phần của ngành đường sắt trong những năm gần đây giảm đáng kế”, Chủ nhiệm VPCP lưu ý.
Ông Mai Tiến Dũng cũng chỉ rõ hạ tầng kéo dài từ Bắc đến Nam nhưng hạ tầng quá lâu đời, chất lượng tàu, chất lượng hạ tầng ít được quan tâm nâng cấp, kho, cảng bốc xếp hàng hoá ít được quan tâm.
Ngoài ra, kết nối ga đường sắt với ga hàng không, kết nối đường biển, các khu công nghiệp hay trọng điểm kinh tế ít được quan tâm. “Thủ tướng có đặt vấn đề về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đề nghị ngành đường sắt có suy nghĩ để tăng hiệu quả kinh doanh, tăng thị phần. Giá cước vận tải đường sắt ở các nước rẻ nhất, an toàn nhất, ta hãy xem lại của chúng ta”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Một vấn đề nữa cũng được Thủ tướng đề cập đến an toàn đường, chất lượng lao động và trách nhiệm của cán bộ. Ngay sự cố tại ga Yên Viên vừa rồi, liên quan dến điều hành cùng lúc tàu vào ga hôm 14/7 tuy không gây thiệt hại lớn nhưng cho thấy kỷ luật kỷ cương phải điều chỉnh.
Sưu tầm (HLĐ)
Là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, TP.HCM còn mang trong mình một bề dày lịch sử, trong đó có lịch sử phát triển… Tại đây, các công trình kiến trúc cũng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt TP qua các thời kỳ. Cùng với những kiến trúc cổ mang tính lịch sử như Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát lớn TP, Chợ Bến Thành, UBND TP… TP.HCM mới đây đã “quy tụ” thêm nhiều công trình mang điểm nhấn và tạo thêm phong cách cho một TP đầy nắng và gió này, trong đó có những công trình, những khu đô thị đã được Hội KTS Việt Nam bình chọn các công trình tiêu biểu Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, cao ốc Saigon Metro Politan, nhà ga Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, các công trình giao thông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thay đổi diện mạo TP. Để có được những công trình này không thể không nói đến mồ hôi, nước mắt, thậm chí là máu của các kỹ sư, công nhân thuộc ngành Xây dựng đã đổ xuống góp sức cho sự phồn vinh của TP hiện nay.
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng
Toạ lạc tại khu Nam của TP.HCM, đô thị Phú Mỹ Hưng được quy hoạch và phát triển xanh, sạch và hiện đại, phân thành nhiều khu chức năng gắn kết hài hòa trong một tổng thể với hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, hài hòa với thiên nhiên, đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị bền vững. KĐT Phú Mỹ Hưng đã góp phần khai phá vùng đất phía Nam của TP.HCM, biến một vùng đất sình lầy thành một khu đô thị hiện đại với đầy đủ các tiện ích của một đô thị đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong khu đô thị phức hợp này còn có rất nhiều các kiến trúc độc đáo như: Lâu đài mô phỏng một trong những kỳ quan thế giới TajmaSago, tòa nhà Paragon sang trọng và tinh tế với kiến trúc gothic Pháp, lâu đài Cham Charm…
Nhà ga hàng không Tân Sơn Nhất
Nằm cách trung tâm TP 6km, nhà ga hàng không Tân Sơn Nhất là công trình kiến trúc do Nhật Bản thiết kế và thi công, công trình nhắm đến là một nhà ga hiện đại, tiện ích. Đây là sân bay đầu tiên của cả nước trang bị hệ thống điện tử hiện đại như: Hệ thống điều hành xử lý trung tâm, phòng hỏa, hệ thống phân loại hành lý tự động (hành khách có thể làm thủ tục tại bất kỳ quầy check-in nào). Công trình tạo ra ấn tượng tốt cho bạn bè quốc tế khi đặt chân đến Việt Nam.
Cao ốc Saigon Metropolitan
Toạ lạc ngay tại khu vực trung tâm TP, xung quanh các công trình kiến trúc cổ như: Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP, UBND TP… Công trình gồm 2 khối 12 và 16 tầng, thừa hưởng không gian quảng trường Công xã Paris và có tầm nhìn bao quát xung quanh khu vực đẹp nhất TP này. Công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc, phù hợp với xu hướng kiến trúc tiến bộ và hiện đại, thể hiện tính duy lý nghiêm ngặt của kỹ thuật và tìm thấy được một sự thỏa hiệp khéo léo, trong sự hòa hợp với những biểu tượng văn hóa của những giai đoạn lịch sử khác nhau của TP. Tòa nhà đã được Hội KTS Việt Nam bình chọn là 1 trong 20 công trình tiêu biểu cho TP.HCM về kiến trúc và chất lượng trong thời kỳ đổi mới.
Bitexco Financial Tower
Tháp Tài chính Bitexco, biểu tượng mới của TP là một tòa nhà chọc trời nằm tại trung tâm Q.1. Theo thiết kế, chiều cao từ mặt đất đến đỉnh là 262m, cao thứ nhất tính đến thời điểm hoàn thành, gồm 68 tầng và 3 tầng hầm, xếp thứ 5 thế giới về tổng diện tích sàn của một tòa nhà đơn lẻ. Tại thời điểm khánh thành, Bitexco Financial Tower cao thứ 110 thế giới. Tòa nhà được thiết kế bằng thép và kính, có sân đáp trực thăng. Ý tưởng thiết kế Bitexco Financial Tower được lấy cảm hứng từ hình ảnh duyên dáng, thanh thoát của búp hoa sen, biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Tòa nhà được xem là biểu tượng cho sự năng động của TP.HCM trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Phần trên cùng của tòa nhà sẽ được trang trí, thắp sáng đèn về đêm tạo ra vẻ đẹp lộng lẫy như ngọn hải đăng của TP.
Hầm Thủ Thiêm
Hầm Thủ Thiêm được thực hiện theo phương án hầm dìm (khoảng cách từ đỉnh hầm đến đáy sông chỉ 3 - 4m trong khi với hầm đào khoảng cách này sâu hơn gấp nhiều lần). Hầm Thủ Thiêm nối từ khu vực trung tâm Q.1 sang Q.2, đưa khu vực Thủ Thiêm Q.2 thành 1 trung tâm mới của TP.HCM trong tương lai. Với chiều dài khoảng 1,49km, rộng 33m, cao 9m, có 6 làn xe, mỗi bên ba làn cho cả ôtô và xe máy (chưa kể hai làn thoát hiểm). Phần thân hầm gồm 4 đốt mỗi đốt dài 93m, và nặng 27.000 tấn, bề dày hơn 1,2m được cấu tạo bởi bê tông cốt thép chống thấm. Tốc độ thiết kế đạt 60km/h. Công trình có tuổi thọ theo thiết kế là 100 năm. Theo thiết kế, vấn đề an toàn được bảo đảm bằng các hệ thống kỹ thuật bên trong hầm như hệ thống thông gió, bơm nước, cấp nước, hút ẩm, chiếu sáng, thông tin liên lạc báo động, chống cháy nổ và những bộ phận tự động đo độ ồn, độ ẩm, khói bụi. Trường hợp tiếng ồn, độ ẩm quá mức cho phép, các bộ phận này sẽ báo động và tự điều chỉnh bằng cách hút ẩm ra bên ngoài hoặc báo lại trung tâm điều khiển ở cửa hầm. Trung tâm điều khiển được trang bị hệ thống camera theo dõi lưu thông và điều khiển tất cả các hệ thống bên trong hầm để xử lý kịp thời các tình huống. Mặt khác, hai bên hông hầm còn có hai đường thoát hiểm. Khi có sự cố, các cửa vào đường thoát hiểm sẽ mở ra cho các phương tiện tiếp tục lưu thông hoặc quay ngược trở lại. Một hệ thống cung cấp điện cũng được dự phòng cho trường hợp cúp điện.
Đại lộ Võ Văn Kiệt
Con đường này được mang tên vị Thủ tướng của Việt Nam, Đại lộ chạy dọc theo kênh từ QL1A huyện Bình Chánh đến ngã ba đường Yersin - Chương Dương gần cầu Calmette, Q.1. Chiều dài toàn tuyến là 21,89km, đi qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, tạo thành một tuyến trục giao thông Đông - Tây và kết nối hai đầu Đông Bắc - Tây Nam TP. Đại lộ Đông - Tây tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông ra vào cảng Sài Gòn và từ đây đi các tỉnh miền Đông và miền Tây không phải đi vào trung tâm TP. Đây là con đường huyết mạch liên kết chặt chẽ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đường Hoàng Sa - Trường Sa
Hai tuyến đường này trước đây được người dân TP gọi là đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, sau khi hoàn thành dự án cải tạo đường song song với Dự án Vệ sinh môi trường (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè), tuyến đường này được TP đặt tên là Hoàng Sa và Trường Sa. Có quy mô dài 15,7km (trong đó đường Trường Sa dài 8,3km, đường Hoàng Sa dài 7,4km), đi qua 7 quận gồm quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp chiều rộng mặt đường xe chạy 9m. Việc hoàn thành hai tuyến đường đã góp phần hoàn thiện cảnh quan đô thị dọc hai bờ kênh, nâng cao năng lực giao thông trong khu vực, giảm ùn tắc giao thông cho các tuyến đường song hành vào nội thành là đường Cách Mạng Tháng Tám và Hai Bà Trưng.
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (dài 55km) được thông xe giai đoạn 1 với chiều dài 20km (từ đường vành đai 2 - TP.HCM - Long Thành - Đồng Nai). Dự án thiết kế cho xe lưu thông với tốc độ lên đến 120 km/h với 4 làn xe được chia làm 2 đoạn.
Tuyến đường này làm giảm “gánh nặng” cho tuyến QL1 (đoạn qua tỉnh Đồng Nai) và chống ùn tắc giao thông cho khu vực cửa ngõ TP.HCM. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện để đẩy nhanh việc hình thành và phát triển các đô thị vệ tinh của TP.HCM như Long Thành, Nhơn Trạch, Gò Dầu, Phú Mỹ cũng như khu vực sân bay Quốc tế Long Thành.
Đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài
Sau 5 năm thi công, cuối tháng 9/2013 tuyến đường đã được thông xe dài 4,7km giai đoạn 1 (đoạn từ nút giao Nguyễn Thái Sơn đến nút giao Bình Triệu). Đây là trục đường hướng tâm quan trọng trong hệ thống giao thông của TP, nối từ sân bay Tân Sơn Nhất - QL13 - QL1 - 1K đi qua 4 quận gồm: Tân Bình - Gò Vấp - Bình Thạnh - Thủ Đức. Toàn bộtuyến đường có điểm nhấn là cầu Bình Lợi vượt qua sông Sài Gòn với chiều dài 1,1km gồm 6 làn xe mỗi chiều. Hạng mục vòm Nielsen của cầu là một trong những cấu trúc có kỹ thuật tiên tiến nhất trong các công trình cầu hiện nay.
Công trình được đưa vào sử dụng góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông cho khu vực nội thành và cửa ngõ đông bắc của TP, đồng thời tạo động lực cho sự phát triển kinh tế cũng như chỉnh trang đô thị, cải tạo môi trường.
Cầu Sài Gòn 2 và 6 cầu vượt thép
Nằm song song với cầu Sài Gòn hiện hữu (được thông xe vào tháng 10/2013), cầu Sài Gòn 2 dài gần 1km gồm 30 nhịp, mặt cầu rộng 23,5m cho 5 làn xe lưu thông (gồm 4 làn ôtô và 1 làn xe 2 và 3 bánh), trong đó cho xe siêu trường, siêu trọng lưu thông. Được thiết kế có tuổi thọ 100 năm, chịu được động đất cấp 7. Đây là dự án nhằm giảm tải cho cầu Sài Gòn hiện hữu, nâng cao năng lực lưu thông tại cửa ngõ đông bắc của TP. Đồng thời, đảm bảo tính đồng bộ về quy mô với tuyến xa lộ Hà Nội đã được mở rộng.
6 cầu vượt thép này nhằm kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông ở các khu vực cửa ngõ của TP. Hai cây cầu thép đầu tiên được TP đầu tư tại cửa ngõ phía Đông TP là ngã tư Thủ Đức và ngã tư Hàng Xanh (đưa vào khai thác tháng 01/2013) góp phần giảm áp lực giao thông cho các khu vực này. Sau khi thấy hiệu quả, TP tiếp tục xây dựng thêm bốn cầu vượt thép khác tại các nút giao Nguyễn Tri Phương - 3/2 - Lý Thái Tổ; Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám; Lăng Cha Cả; bùng binh Cây Gõ. Bốn cây cầu đều phát huy hết tác dụng khi đưa vào sử dụng.
Đường vành đai phía Đông
Tuyến đường này dài 5,5km, là một phần của đường vành đai II nối từ đường Nguyễn Văn Linh (khu đô thị Phú Mỹ Hưng) đến cầu Phú Mỹ, ra cầu Rạch Chiếc mới. Được thông xe vào cuối tháng 8/2013.
Công trình kết nối các hướng từ xa lộ Hà Nội (đoạn cầu Rạch Chiếc) đến cầu Phú Mỹ. Đặc biệt tuyến đường sẽ tạo thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa ra vào cảng Cát Lái (Q.2) và kết nối đồng bộ cầu Phú Mỹ.
Sưu tầm ( HLĐ)
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.