Bộ GTVT vừa có quyết định phê duyệt đầu tư dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn.
Theo lộ trình dự kiến, việc thi công đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn sẽ hoàn thành năm 2025. (Ảnh minh họa)
Theo phương án được duyệt, dự án có tổng chiều dài gần 29km. Điểm đầu dự án tại Chợ Chu (điểm cuối đoạn Chợ Mới - Chợ Chu), huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Điểm cuối dự án tại ngã ba Trung Sơn (giao cắt với QL2C), huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Tuyến đường được đầu tư quy mô đường cấp III miền núi, bề rộng nền đường 9m, bề rộng mặt đường 6m, vận tốc thiết kế 60km/h, có châm chước những vị trí khó khăn.
Riêng đoạn tuyến đi qua trung tâm xã Trung Sơn (chiều dài khoảng 532m) sẽ được đầu tư quy mô đường đô thị, bề rộng nền đường 14m, bề rộng mặt đường 10m.
Với phương án trên, tổng mức đầu tư dự án là 1.665 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trong đó, chi phí bồi thường hỗ trợ, tái định cư hơn 419 tỷ đồng; chi phí xây dựng hơn 1.000 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án hơn 11 tỷ đồng; chi phí tư vấn hơn 45 tỷ đồng; chi phí dự phòng hơn 66 tỷ đồng và chi phí dự phòng hơn 107 tỷ đồng.
Bộ GTVT cho biết, việc đầu tư tuyến đường Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn nhằm từng bước hoàn thiện đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch; tăng cường kết nối, nâng cao năng lực khai thác vùng trung du, miền núi phía Bắc và trên các hành lang vận tải từ Thái Nguyên và Tuyên Quang đến các các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Sưu tầm
Trao đổi với Báo Giao thông chiều nay (11/12), đại diện Ban QLDA Thăng Long cho biết, đơn vị vừa gửi tờ trình Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn.
Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn.
Theo phương án đề xuất, cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn sẽ được mở rộng từ 4 làn xe hạn chế (nền đường rộng 17m) ở thời điêm hiện tại lên 6 làn xe đầy đủ (nền đường rộng 32,25m), tốc độ thiết kế 100 - 120km/h.
Trên tuyến cũng sẽ được đầu tư xây dựng một cầu mới bên cạnh các cầu cũ, gồm: Cầu Cao Bồ, cầu Cẩm, cầu vượt quốc lộ 10, cầu Quán Vinh.
Ba cầu cũ đã được đầu tư quy mô hoàn thiện sẽ giữ nguyên, gồm: Cầu Trại Mễ, cầu Đông Thịnh, cầu Mai Sơn.
Cùng đó, dự án mở rộng cũng sẽ tiến hành nâng cấp, cải tạo xây dựng hai nút giao liên thông: Khánh Hòa và Mai Sơn; Nghiên cứu bổ sung nhánh kết nối giữa đường gom và đường cao tốc để tăng tính kết nối của dự án.
"Việc mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe có thuận lợi là mặt bằng của dự án đã được giải phóng cho quy mô hoàn thiện trong giai đoạn đầu tư phân kỳ, đường gom cũng đã được đầu tư đảm bảo quy mô hoàn thiện", Ban QLDA Thăng Long nhận định.
Tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư dự án mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn dự kiến khoảng 2.000 tỷ đồng, đề xuất lấy từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 và nguồn vốn hợp pháp khác.
Trong đó, chi phí xây dựng khoảng 1.560 tỷ đồng; Chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác khoảng hơn 156 tỷ đồng; Chi phí dự phòng khoảng hơn 283 tỷ đồng.
Nếu được cấp có thẩm quyền chấp thuận, dự án đầu tư mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn sẽ thực hiện trong các năm 2024-2027.
Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn là 1 trong 11 dự án thành phần thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017-2020.
Tuyến có chiều dài hơn 15km đã được đầu tư, đưa vào khai thác từ tháng 2/2022 với quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17m, bề rộng mặt đường 16m.
Cùng với công tác GPMB đã được thực hiện theo quy mô quy hoạch 6 làn xe, có 3/7 cầu vượt trên tuyến gồm: Nam Bình, Đông Thịnh, Mai Sơn đã được đầu tư hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe.
Sưu tầm
Bộ GTVT vừa ban hành thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ tại cuộc kiểm tra hiện trường về tình hình triển khai thực hiện các gói thầu thuộc dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Việc tổ chức thi công tại một số gói thầu xây lắp thuộc dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc qua địa bàn tỉnh Lai Châu chưa đáp ứng kế hoạch đề ra - Ảnh minh họa.
Ghi nhận sự cố gắng của Ban QLDA2, các nhà thầu đã khắc phục khó khăn về thời tiết, mặt bằng để triển khai thi công đồng loạt 5 gói thầu (XL04,05,06,07,08) trên hiện trường thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu, song, theo đánh giá, đến nay một số gói thầu chưa đáp ứng tiến độ đề ra. Khối lượng công việc theo kế hoạch năm 2023 và các năm tiếp theo còn lại rất lớn.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng kế hoạch đã đề ra, Bộ GTVT yêu cầu chủ đầu tư dự án chỉ đạo nhà thầu trên cơ sở phạm vi mặt bằng được bàn giao và dự kiến kế hoạch bàn giao mặt bằng tiếp theo lập tiến độ, kế hoạch, biện pháp tổ chức thi công của gói thầu đảm bảo khoa học, khả thi.
Việc tổ chức thi công phải thực hiện ngay đối với phạm vi đã được bàn giao mặt bằng, đặc biệt là các hạng mục có khối lượng lớn, quyết định tiến độ dự án như: công trình cầu, tường chắn, xử lý ổn định mái ta luy nền đường.
Đi vào cụ thể từng gói thầu, Thứ trưởng Lê Đình Thọ yêu cầu đối với gói thầu XL-04, chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công hạng mục đắp đất nền đường K95, K98 (đoạn Km69 - Km80), 4 cống hộp lớn đổ tại chỗ; khẩn trương tập kết vật liệu móng đường, bổ sung thiết bị thi công (máy lu, máy rải…) theo đúng hồ sơ dự thầu để thi công dứt điểm các đoạn tuyến đã thi công xong nền đường.
Cùng đó, phải huy động trạm trộn bê tông nhựa và tập kết vật liệu thực hiện các thí nghiệm, thủ tục cần thiết để tổ chức triển khai thi công hạng mục bê tông nhựa.
"Tại gói thầu XL05, XL06, XL08, nhà thầu cần khẩn trương tập kết vật liệu móng, mặt đường, bổ sung các mũi và dây chuyền thi công để triển khai đồng loạt trên hiện trường, thực hiện các thí nghiệm, thủ tục để tổ chức triển khai thi công các lớp móng, mặt đường ngay sau khi thi công xong nền đường; hoàn thiện dứt điểm theo từng đoạn tuyến, từng hạng mục (nền, móng, mặt đường…).
Đặc biệt, hoàn thành công tác thảm bê tông nhựa C19 theo kế hoạch đã đề ra tạo điều kiện cho người dân và các phương tiện tham gia giao thông trong dịp lễ Tết Nguyên đán năm 2024 đi lại thuận lợi, an toàn", Thứ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo.
Với gói thầu XL07, yêu cầu đặt ra là nhà thầu phải khẩn trương hoàn thành công tác lập, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, ưu tiên những đoạn đã được bàn giao mặt bằng để tổ chức triển khai thi công ngay.
Liên quan đến công tác GPMB, lãnh đạo Bộ GTVT đánh giá, thời gian thực hiện dự án còn lại không nhiều (khoảng 13 tháng). Song, khối lượng công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn còn rất lớn.
Tính đến nay, địa phương đã bàn giao được khoảng hơn 67/82,62km, đạt hơn 81%. Trong đó, mặt bằng đủ điều kiện để tổ chức triển khai thi công đạt hơn 59km đạt gần 72%.
"Mặt bằng bàn giao còn xôi đỗ, không liên tục, vướng đất rừng xen kẹp, đặc biệt là chưa tổ chức triển khai di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường điện, đường cáp viễn thông, đường ống nước...) nên việc tổ chức triển khai thi công tại hiện trường gặp rất nhiều khó khăn", Bộ GTVT thông tin.
Giải quyết vướng mắc trên, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Lai Châu chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh công tác bồi thường, đền bù liên quan đến đất rừng; tập trung GPMB các đoạn chưa bàn giao dài khoảng 15,5km hoàn thành trong tháng 12/2023.
Trong đó, huyện Than Uyên là 0,52km (gói thầu XL04), huyện Tân Uyên hơn 7,8km (gói thầu XL04, XL05); huyện Tam Đường gần 7,5km (gói thầu XL06, XL07, XL08); TP Lai Châu 0,12km (gói thầu XL08).
"UBND tỉnh cũng cần chỉ đạo UBND huyện Tam Đường đẩy nhanh các thủ tục lựa chọn nhà thầu xây dựng khu tái định cư thuộc gói thầu XL06 (xã bản Bo), tổ chức triển khai thi công sớm, bàn giao cho các hộ dân vào khu tái định cư để bàn giao mặt bằng cho dự án", lãnh đạo Bộ GTVT đề nghị.
"Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng Phát triển châu Á và Chính phủ Úc tài trợ nhằm rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và các địa phương khác có liên quan về Thủ đô Hà Nội, nâng cao hiệu quả khai thác cao tốc Hà Nội - Lào Cai.
Quy mô của dự án gồm 2 tuyến gồm: Tuyến 1 kết nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội - Lào Cai với chiều dài khoảng 147km, quy mô cấp 3 miền núi. Tuyến 2 nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Hà Nội - Lào Cai có chiều dài khoảng 53km, đường cấp 4 miền núi.
Dự án được chia thành 11 gói thầu, dự kiến được thực hiện tổng trong khoảng 4 năm, cơ bản hoàn thành vào năm 2024."
Sưu tầm
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.