Trang chủ Tin tức Tin nội bộ

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1714847
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
352
4912
8121
1714847

Tỉnh Thanh Hoá vừa quyết định nâng cấp tuyến đường nối QL47, QL47C, QL45, QL217 thành đường tỉnh.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định về việc nâng cấp tuyến đường nối QL47, QL47C, QL45 với QL217 thành đường tỉnh và điều chỉnh ĐT516, ĐT516B.

Thanh Hoá nâng cấp, điều chỉnh gần 100km đường - Ảnh 1.

Các tuyến đường nối bốn quốc lộ đang trong quá trình hoàn thiện và sẽ được điều chỉnh thành đường tỉnh (Ảnh minh hoạ).

Chiều 8/11, ông Trịnh Huy Triều, Giám đốc Sở GTVT Thanh Hoá cho biết, UBND tỉnh vừa có quyết định nâng cấp tuyến nối QL47, QL47C, QL45; Quốc lộ 217 với tổng chiều dài hơn 26km.

Cụ thể, 14,66km thuộc Dự án đường giao thông nối QL217 với QL45 và QL47 do Sở GTVT làm chủ đầu tư; 4,179km thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ QL45 đi xã Định Tăng do UBND huyện Yên Định quản lý; 7,25km thuộc ĐT.516B đoạn Km 14+500 - Km 21+750.

Ngoài ra, UBND tỉnh Thanh Hoá cũng điều chuyển 14,5km ĐT516B đoạn Km 0+00 - Km 14+500 thành ĐT516. Điều chỉnh tuyến ĐT516B trên tuyến đường thị trấn Quán Lào - Nông trường Thống Nhất - Phố Châu có điểm đầu Km 0+00 giao QL45 tại Km 49+910 (thuộc địa phận thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định) và điểm cuối Km 36+800 giao đường Hồ Chí Minh tại Km 549+400, (thuộc địa phận Phố Châu, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc) với tổng chiều dài tuyến 36,8km.

Ông Trịnh Huy Triều cho biết, hiện nay các tuyến đường nối với quốc lộ chưa hoàn thành. Theo quyết định, Sở GTVT sẽ quản lý, bảo trì, khai thác đoạn nối từ QL47C, QL45 với QL217 (20,755km) kể từ ngày 1/1/2024; quản lý, bảo trì, khai thác đoạn QL47 - QL47C (5,334km) sau khi đoạn tuyến hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.

Sưu tầm

Read more...

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn được đề xuất đầu tư quy mô 2 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 1.660 tỷ đồng.

Ban QLDA đường Hồ Chí Minh vừa có tờ trình đề nghị Bộ GTVT thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn.

Đề xuất hơn 1.660 tỷ đồng đầu tư đường Hồ Chí Minh qua Thái Nguyên, Tuyên Quang - Ảnh 1.

Theo lộ trình đề xuất, đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn sẽ cơ bản hoàn thành năm 2025 - Ảnh minh hoạ.

Theo phương án đề xuất, dự án được đầu tư với tổng chiều dài gần 29km (không bao gồm cầu Bến Nước, Suối Cóc và 1,2km đường dẫn đầu cầu hiện đang trong quá trình khai thác, sử dụng).

Trong đó, đoạn qua tỉnh Thái Nguyên dài hơn 12km, đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang dài gần 17km.

Điểm đầu dự án tại Chợ Chu thuộc địa phận thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Điểm cuối tại ngã ba Trung Sơn thuộc địa phận xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Tuyến được đề xuất quy mô 2 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 9m, bề rộng mặt đường 6m. Vận tốc thiết kế 60km/h, có châm chước các đoạn khó khăn đảm bảo tốc độ 40km/h.

Tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.665 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng là hơn 945 tỷ đồng; chi phí GPMB, tái định cư là 421 tỷ đồng.

Nếu được phê duyệt, dự án dự kiến cơ bản hoàn thành vào năm 2025.

Sau khi hoàn thành, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn sẽ góp phần từng bước hoàn thiện đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch; tăng cường kết nối, nâng cao năng lực khai thác, giảm thiểu TNGT, đáp ứng nhu cầu vận tải vùng trung du, miền núi phía Bắc và trên các hành lang vận tải từ Thái Nguyên, Tuyên Quang đến các địa phương, vùng kinh tế trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Sưu tầm

Read more...

Để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Hà Nam đang tập trung nguồn lực ưu tiên dành hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông.

Đối với địa phương, việc đầu tư vào hạ tầng giao thông được xem như đầu tư chiến lược dài hạn, cũng là nguồn vốn mồi thúc đẩy phát triển.

Đua tiến độ trên các dự án nghìn tỷ

Những ngày này, tranh thủ nắng ráo các nhà thầu trên công trường thi công nút giao Phú Thứ (phường Lam Hạ, TP Phủ Lý) đang nỗ lực thi công đào đắp nền đường để bù cho những ngày mưa trước đó. 

Kỹ sư Hồ Minh Hạnh - Chỉ huy trưởng công trường nhà thầu Vinaconex cho biết: "Tuy mới chỉ nhận mặt bằng từ ngày 12/6 vừa rồi, nhưng chúng tôi đã huy động đủ 11/11 mũi thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư. Trên công trường hiện có trên 50 đầu phương tiện, thiết bị, với 100 kỹ sư công nhân làm việc. Chúng tôi đang ưu tiên thực hiện đào đắp hữu cơ đồng thời trên 2 tuyến đường bên dài 1,7km mỗi bên; chuẩn bị công trường để thi công hệ thống cống hộp, cống tròn và tường chắn".

Các dự án giao thông "vốn mồi" nghìn tỷ của Hà Nam có vượt tiến độ? - Ảnh 1.

Nút giao Phú Thứ - công trình nút giao đa tầng hiện đại bậc nhất khu vực có tổng mức đầu tư là 1.390 tỷ

Theo kỹ sư Hạnh, dự án này có đặc thù là nút giao đa tầng. Ở giai đoạn 1, tỉnh Hà Nam đầu tư thi công trước hệ thống đường bên để nối với đường vành đai 5 vùng thủ đô sau này và làm hầm chui cho cao tốc Bắc - Nam. Giai đoạn 2 mới triển khai nút giao và cầu vượt liên thông với vành đai 5. Để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quá trình khai thác của tuyến cao tốc hiện hữu, chúng tôi ưu tiên làm trước hệ thống đường bên, phấn đấu hoàn thành trong quý I/2024, sau đó thông chuyển cao tốc đi sang đường bên, rồi mới triển khai hạ cốt, làm hầm chui cao tốc.

"Do thời gian gấp gáp, trong khi phải mất thời gian xử lý nền đất yếu, nên Ban và tư vấn đã nghiên cứu cho chuyển phương án thi công từ làm giếng cát sang làm cọc xi măng đất. Cách này đòi hỏi kỹ thuật cao hơn nhưng lại rút ngắn thời gian chờ lún xuống chỉ còn 28 ngày (rút ngắn hơn từ 3 - 5 tháng). Tổng giá trị sản lượng đến nay đã đạt 90/205 tỷ đồng, vượt tiến độ dự kiến khoảng 1 tháng", kỹ sư Hạnh vui mừng nói.

Các dự án giao thông "vốn mồi" nghìn tỷ của Hà Nam có vượt tiến độ? - Ảnh 2.

Dù mới thi công chưa lâu, nhưng các nhà thầu đã huy động đủ máy móc thiết bị phục vụ dự án.

Ở phía Tây đường cao tốc, nhà thầu Trung Chính cũng đang tập trung cao độ trong công tác đào đắp đường bên ở phía Tây cao tốc. Do còn vướng mặt bằng, cộng với phần việc tập trung ở các hạng mục sau của giai đoạn 1, nên sản lượng thấp hơn tuy nhiên vẫn đảm bảo tiến độ được giao.

Ở Dự án đường liên kết vùng nối các xã huyện Thanh Liêm qua nút giao Liêm Sơn lên đền Trần Thương (Lý Nhân) và nối sang đền Trần (Nam Định), các nhà thầu Tập đoàn Xuân Thành, Công ty Đại Phong, Vinaconex, Tập đoàn Cường Thịnh Thi cũng đang không ngừng đua tiến độ. Các đoạn tuyến được triển khai đồng thời trên toàn tuyến. Giá trị sản lượng đến nay đạt 700/1.900 tỷ đồng (tổng dự án 3.600 tỷ đồng. Số tiền tỉnh đã bố trí 1.900 tỷ đồng).

Các dự án giao thông "vốn mồi" nghìn tỷ của Hà Nam có vượt tiến độ? - Ảnh 3.

Tuyến đường liên kết vùng nối đường vành đai 4 với đường vành đai 5 đoạn qua huyện Kim Bảng.

Còn dự án Đường song hành với QL21 đã giải ngân được 90/100 tỷ đồng (nguồn vốn kế hoạch sau điều chỉnh từ 600 tỷ giảm xuống 100 tỷ năm 2023). Ngoài ra, còn có một số dự án được UBND huyện Thanh Liêm và Kim Bảng làm chủ đầu tư, như: cầu Tân Lang và đường liên kết vùng nối đường vành đai 4 với vành đai 5; dự án đường nối từ chùa Ba Sao đến chùa Bái Đính; đường trục chính huyện Thanh Liêm...

Gỡ khó để sớm phát huy hiệu quả "vốn mồi"

Theo tìm hiểu của PV, các dự án kể trên đều là công trình giao thông đặc biệt quan trọng đối với Hà Nam. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc giải tỏa sức ép hạ tầng giao thông cho địa phương mà nó còn tạo ra sự kết nối, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế. 

"Mọi người vẫn nói vui, nếu như không làm nút giao Phú Thứ thì Hà Nam chỉ có đứng dưới mà nhìn xe đi cao tốc Bắc - Nam, đường vành đai 5 vùng Thủ Đô (tương lai). Nút giao này sẽ tạo thêm nhánh kết nối, thông trục giao thông Đông - Tây tạo cân bằng giữa các vùng kinh tế của tỉnh. Mở ra cơ hội thu hút đầu tư, phát triển kinh tế cho vùng phía Đông tỉnh đang còn chưa được khai thác hết tiềm năng", ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam, dẫn giải lý do Hà Nam quyết tâm làm sớm nút giao Phú Thứ.

Các dự án giao thông "vốn mồi" nghìn tỷ của Hà Nam có vượt tiến độ? - Ảnh 4.

Các nhà thầu ở Hà Nam đang gặp khó khăn do tỉnh này không có mỏ đất, trong khi giá vật liệu như cát, cấp phối đá dăm lại cao hơn dự toán.

Theo ông Thắng, các dự án giao thông tỉnh triển khai đều đang đảm bảo tiến độ đề ra. Vấn đề khó khăn chung của các dự án vẫn là mặt bằng. Như dự án nút giao Phú Thứ hiện còn vướng nghĩa trang và nhà của 20 hộ dân (xã Tiên Hiệp, TP Phủ Lý) đang trong quá trình làm thủ tục tái định cư; dự án đường liên kết vùng còn 8/27km mặt bằng xôi đỗ vì chờ định giá đất... Để thực hiện các dự án, tỉnh và chính quyền các địa phương đã làm tốt công tác chuẩn bị, quy hoạch trước các khu tái định cư, tuy nhiên khi vào triển khai thực tế mới phát hiện có nhiều vướng mắc khó khăn hơn, nhất là việc định giá đất. Hiện, tỉnh và các địa phương đều đang tập trung giải quyết.

Vấn đề khó khăn chung thứ hai của Hà Nam hiện nay là vật liệu. Cả tỉnh không có mỏ đất nào, muốn có đất đắp thì phải mua từ các tỉnh lân cận hoặc tận thu đất pha đá từ quá trình cải tạo các mỏ đá. Cùng đó là việc khan hiếm cấp phối đá dăm, cát.

"Tuy Hà Nam là có vùng mỏ đá dồi dào ở khu vực Thanh Liêm, Kim Bảng. Tuy nhiên, do tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận đồng loạt triển khai các dự án dẫn đến đá khai thác xay không kịp cung ứng, đội giá,... các nhà thầu phải ăn đong, mua đắt. Còn giá thành cát đảm bảo đầy đủ hóa đơn, giấy tờ thì rất đắt", ông Thắng cho biết.

"Có dự án giá cát dự toán là 137.000 đồng/m3, cấp phối đá dăm từ 157.000 - 167.000 đồng/m3 nhưng nhà thầu đang phải mua cát với giá 210.000 đồng/m3, cấp phối đá dăm giá 250.000 đồng/m3. Hiện, nhà thầu và Ban đang kiến nghị lên tỉnh để tỉnh chỉ đạo các sở ngành tổ chức khảo sát cập nhật lại báo giá vật liệu xây dựng liên sở, sao cho sát giá thị trường", kỹ sư Hạnh nêu ví dụ.

Trong quá trình triển khai dự án, để đảm bảo chất lượng dự án, ngoài các tư vấn giám sát, Ban QLDA ĐTXD tỉnh Hà Nam còn lập các tổ tư vấn với sự tham gia của các phòng ban nội nghiệp để theo dõi, giám sát với từng dự án. Ngoài ra, định kỳ mỗi tháng một lần lãnh đạo tỉnh sẽ đi kiểm tra, họp kiểm điểm tiến độ từng dự án. 

Với tiến độ thi công hiện nay, dự kiến công trình đường liên kết vùng sẽ về đích vào đầu năm 2025. Còn nút giao Phú Thứ, tỉnh dự kiến hết năm 2025 hoàn thành, nhưng nhà thầu cam kết sẽ hoàn thành vào tháng 8/2025, để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI.

Sưu tầm

Read more...

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ