Trang chủ Tin tức Tin nội bộ

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1615617
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
157
1745
12466
1615617

Do đặc điểm khí hậu Việt Nam, phần lớn các khu vực có nhiệt độ không khí vào mùa hè khá cao, có thời điểm nên tới 37-39oC.Trong khi đó,vào mùa đông, nhiệt độ thấp nhất cũng hiếm khi dưới 7oC ngoại trừ một số ít khu vực thuộc miền núi, vùng cao như Sapa, Cao Bằng, Đà Lạt,...

Do vậy lựa chọn loại nhựa đường liên quan tới tính ổn định nhiệt ở nhiệt độ cao cần được quan tâm đề hạn chế các hư hỏng liên quan tới tính ổn định nhiệt của BTN "hư hỏng lún vệt bánh xe".

1


Dựa trên các phân tích ở trên cũng như các nghiên cứu đạt được ban đầu về loại nhựa đường có độ quánh cao, trong giai đoạn chuyển tiếp, chưa có điều kiện áp dụng phương pháp Superpave, thì xét trên góc độ về thi công cũng như về chi phí so sánh giữa nhựa Polime và nhựa đường độ quánh cao đề xuất chọn loại nhựa đường có độ quánh cao 40/50 áp dụng thi công thí điểm tại một công trình cụ thể để theo dõi và đánh giá thêm, phương pháp đánh giá dựa trên các chỉ tiêu gián tiếp phản ánh tính ổn định nhiệt của nhựa đường như chỉ số độ kim lún PI, số độ kim lún - độ nhớt (PVN), thí nghiệm cắt động DSR, độ nhạy cảm nhớt - nhiệt độ VTS và các thí nghiệm mô đun độ cứng, ép chẻ, độ ổn định Marshall, Mô đun đàn hồi động, Wheel Tracking Test.

Nếu thấy khả quan thì hoàn thiện qui trình thi công- nghiệm thu chính thức để áp dụng trong thi công đại trà cho các khu vực có nhiệt độ cao vào mùa hè, với các khu vực có nhiệt độ thấp như các khu vực miền núi, vùng cao thì vẫn tiếp tục sử dụng loại nhựa thông thường 60/70.

(Sưu tầm HLĐ)

Read more...

Chất lượng nhựa đường thường được đánh giá thông qua các tiêu chí sau:

1.  Khả năng kết dính nội tại của bitum- đánh giá thông quá thí nghiệm độ dãn dài (TCVN 7496:2005/ASTM D 113-99).

2.  Khả năng kết dính với cốt liệu - đánh giá thông quá thí nghiệm xác định độ dính bám với cốt liệu (TCVN 7504:2005).

3.  Tính ổn định nhiệt - xác định gián tiếp tính toán từ các chỉ tiêu thông dụng:

-   Chỉ số độ kim lún PI (Penetration Index).

-   Độ nhạy cảm độ nhớt - nhiệt độ (VTS).

-   Số độ kim lún - độ nhớt (Pen-Vis Number-PVN).

-   Thí nghiệm lún vệt bánh xe (wheel tracking test), Gián tiếp mô phỏng sự ổn định nhiệt bitum thông qua sự ổn định của hỗn hợp BTN, kiểm tra theo AASHTO T 324-04.

-   Tính ổn định nhiệt ở nhiệt độ thấp - xác định bằng thí nghiệm kéo trực tiếp (Direction tension tester). Mô phỏng hiện tượng mặt đường bị nứt do bitum hóa cứng ở nhiệt độ thấp.

4.  Hàm lượng Paraphin: xác định theo TCVN 7503:2005.

5.  Thuộc tính đàn - nhớt của bitum: xác định bằng thí nghiệm cắt động lưu biến- DSR AASHTO TP5/17/.

6.  Độ bền của bitum: xác định thông qua thí nghiệm:

-   Gia nhiệt màng mỏng RTFO và xác định lượng tổn thất sau khi gia nhiệt ở 163oC duy trì trong 5h TCVN 7499:2005 (ASTM D 6-00) và tỷ lệ độ kim lún của mẫu nhựa sau khi gia nhiệt so với mẫu nhựa gốc ban đầu. TCVN 7495:2005 (ASTM D 5-97).

-   Thí nghiệm hóa cứng bitum bằng bình áp lực PAV (AASHTO- TP4).

 

                         a1

7.  Hiện tượng mỏi của vật liệu bitum trong mặt đường: đánh giá thông qua các thí nghiệm uốn dầm (Bending Beam Rheometer - AASHTO TP1/18 hoặc mô hình ép chẻ, tuy nhiên mô hình thí nghiệm uốn dầm phù hợp hơn và được sử dụng phổ biến hơn.

Nhận xét: Trong 7 tiêu chí đánh giá chất lượng nhựa đường ở trên thì khả năng đáp ứng được trong quá trình thiết kế bê tông nhựa ở Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng được ở mức độ nhất định.

a.  Tiêu chí thứ nhất, tiêu chí thứ hai và tiêu chí thứ tư đáp ứng được hoàn toàn và là một trong những qui định phải đạt yêu cầu đối với vật liệu nhựa đường đưa vào sử dụng theo qui trình TCVN 7493:2005.

b.  Tiêu chí thứ 3, 5, 7: Chưa được xem xét tới cho các dự án ở Việt Nam, các thí nghiệm liên quan tới các tiêu chí này chỉ được thực hiện trong phạm vi thực hiện các báo cáo khoa học, đề tài khoa học hay các mục đích nghiên cứu. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8819-2011 có đề cập tới thí nghiệm lún vệt bánh xe bằng thiết bị “wheel tracking divice”-xác định theo tiêu chuẩn AASHTO T 324-04, nhưng nêu rõ “chỉ áp dụng cho các công trình đặc biệt theo yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư”.

c.  Tiêu chí thứ 6: đáp ứng được một phần là thí nghiệm xác định tổn thất khối lượng sau khi ra nhiệt 5 giờ ở 163oC, (TCVN 7499:2005), và tỷ lệ độ kim lún của mẫu nhựa sau khi gia nhiệt so với mẫu nhựa gốc ban đầu. TCVN 7495:2005 . Thí nghiệm hóa cứng bitum bằng bình áp lực PAV chưa được đề cập trong tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay.

d.  Cần bổ sung vào tiêu chuẩn nhựa đường ở Việt Nam hiện nay các chỉ tiêu: Chỉ số độ kim lún PI; Độ nhớt động lực ở 600C; Các chỉ tiêu thí nghiệm trên mẫu nhựa sau khi thí nghiệm TFOT (Tổn thất khối lượng; Tỷ lệ độ kim lún còn lại so với độ kim lún ban đầu; Độ kéo dài ở 250C).

e.  Quy định phải thí nghiệm vệt hằn bánh xe với lớp mặt bê tông nhựa trên các đường chịu tải trọng nặng. Các thí nghiệm cần thực hiện cả trong giai đoạn thiết kế cold bin, hot bin và kiểm tra đánh giá sau khi thi công.

Sưu tầm (HLD)

Read more...

Asphalt (Châu Mỹ)/ Bitumen (Châu Âu) - Nhựa đường/bitum.

Cutback - Loãng/ lỏng.A2

Heavy - Đặc/quánh.

Heavy asphalt (asphalt cement) - nhựa đường đặc/nhựa đặc (asphalt/bitumen đặc), được phân mác theo độ kim lún ở nhiệt độ 25oC (ASTM D946 hoặc AASHTO M20).

Ví dụ: nhựa 60/70 là loại nhựa đặc có độ kim lún là 60 đến 70 (0,1mm) ở nhiệt độ 25oC.

Cutback asphalt - Nhựa đường lỏng/nhựa lỏng (asphalt/bitumen pha loãng) được phân mác theo độ nhớt của nhựa ở nhiệt độ 60oC (ASTM 2027 hoặc AASHTO M82).

Ví dụ: nhựa MC-30 là loại nhựa lỏng có độ nhớt (mm2/giây) ở nhiệt độ 60oC là Min =30, Max = 70; nhựa MC-70 có độ nhớt Min =70, Max = 140.

Ở Việt Nam ta do khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, mưa nhiều nên chỉ dùng nhựa đặc khi thi công các loại mặt đường BTN, đá dăm TNN, láng nhựa...

Curing - đóng rắn/đông đặc.

Rapid - nhanh.

Medium - vừa/trung bình.

Slow - Chậm.

                                                                                      A1

Nhựa đường lỏng còn được phân loại theo tốc độ đông đặc (curing).

Rapid Curing Cutback - RC: nhựa lỏng đông đặc nhanh.

Medium Curing Cutback - MC: nhựa lỏng đông đặc vừa.

Slow Curing Cutback - SC: nhựa lỏng đông đặc chậm.

Nhựa lỏng có thể được sản xuất ngay khi chế tạo, cũng có thể sử dụng các loại nhựa đường đặc pha loãng với dầu hỏa để tạo ra nhựa đường lỏng.

Để thuận tiện khi tưới trộn, nhựa đường đặc còn có thể được chế tạo thành nhũ tương nhựa đường. 

Emulsified Asphalt - nhũ tương nhựa đường.

Anionic Emulsified Asphalt - nhũ tương gốc kiềm (các hạt nhựa trong nhũ tương được các chất nhũ hóa bao bọc làm chúng có cũng điện tích âm).

Cationic Emulsified Asphalt - nhũ tương gốc a-xít (các hạt nhựa trong nhũ tương được các chất nhũ hóa bao bọc làm chúng có cũng điện tích dương).

Hiện ở Việt Nam ta (cũng như trên thế giới) hầu như chỉ còn dùng loại nhũ tương gốc A xít do loại này có khả năng dính bám với cả các loại cốt liệu gốc a-xít hoặc ba-zơ.

Phân loại nhũ tương ở Việt Nam hiện nay tuân theo Tiêu chuẩn 22TCN 354:2006 (ASTM D977 và D2397 hoặc AASHTO M140 và M208). Theo tài liệu này hiện ở Việt Nam phân loại nhũ tương chủ yếu dựa vào tốc độ phân tích/tách.

CRS - Cationic Rapid Set/Setting (rapid-setting cationic)

Nhũ tương phân tích nhanh có 2 loại: CRS1 và CRS2

CMS - Cationic Medium Set/Setting (medium-setting cationic)

Nhũ tương phân tích vừa có 2 loại: CMS1 và CMS2h

CSS - Cationic Slow Set/Setting (slow-setting cationic)

Nhũ tương phân tích chậm có 2 loại: CSS1 và CRS1h.

Tại sao phải phiền hà gia công nhựa đường đặc thành nhựa đường lỏng hoặc nhũ tương nhựa?

Để có thể dễ tưới, trộn - dễ dàng tạo thành màng mỏng trên bề mặt tưới (thấm hoặc dính bám) hay bao bọc các hạt cốt liệu (nguội) ở trạng thái ấm hoặc nguội (bằng nhiệt độ không khí).

 HLD ( Sưu tầm)

 
 

 
Read more...

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ