Theo báo cáo tiến độ của chủ đầu tư Dự án là Công ty CP BOT Phả Lại, đến nay, ngoài gói thầu số 12 thi công mở rộng 4 cầu (Vàng Chua, Đạm Thủy, Cầm, Thôn Mai) đã đạt trên 80% khối lượng công việc, còn lại các gói thầu khác vẫn chủ yếu đang thi công cạp mở rộng nền đường, rãnh dọc, một số đoạn đã tiến hành thảm bê tông nhựa lớp 1, giá trị sản lượng mới đạt khoảng gần 50%.
Kể từ ngày động thổ Dự án (18-5-2014) đến nay đã gần 3 năm, tiến độ đang được đánh giá rất chậm. Nguyên nhân thì nhiều, cả chủ quan lẫn khách quan như: Chủ đầu tư chuyển đổi ngân hàng cấp tín dụng; thời tiết mưa sớm, thất thường; đường thi công song song với tuyến quốc lộ rất đông phương tiện đi lại... Song theo ông Ngô Văn Vịnh, Trưởng Ban Quản lý Dự án: “Cái khó nhất đó là thiếu mặt bằng, nhà thầu thi công cầm chừng”.
Quả vậy, Dự án đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh dài 28,75km, triển khai trên cơ sở bám theo quốc lộ 18 hiện tại để tận dụng tối đa đường cũ. Trong đó, đoạn qua TX Đông Triều dài 25,9km, còn lại là qua TP Uông Bí.
(Công trình vẫn đang tiến độ thi công để theo kịp kế hoạch)
Nếu đúng theo kế hoạch, đến tháng 5-2017, mặt bằng sạch phục vụ thi công đồng bộ Dự án sẽ có. Tuy nhiên, các nhà thầu chỉ còn 4 tháng để hoàn thành Dự án với khối lượng công việc không hề nhỏ. Trong khi, hiện tượng các hộ dân đã nhận tiền, song lại cản trở thi công dọc tuyến vẫn khá phổ biến; mặt bằng bàn giao kiểu “xôi đỗ” khiến công tác tổ chức thi công đang gặp nhiều khó khăn; việc di chuyển công trình hạ tầng kỹ thuật như đường điện, nước vẫn chưa hoàn thành dứt điểm... Điều này, không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ Dự án, mà còn tác động trực tiếp đến các nhà thầu đang phải thi công cầm chừng đợi mặt bằng.
Anh Nguyễn Công Hải, Chỉ huy Công trường thi công gói thầu số 11, cho biết: Để chuẩn bị cho công tác thi công, trước đó nhà thầu đã tập kết nhân lực, phương tiện về công trường từ rất sớm với hơn 70 cán bộ, công nhân và 30 đầu thiết bị. Tuy nhiên, đến nay gói thầu dài 3,7km, nhà thầu mới triển khai được 0,9km. Nguyên nhân là do thiếu mặt bằng, công tác tổ chức thi công hiện đang khá cầm chừng. Để hoàn thành các phần việc còn lại, nếu tích cực nhất theo tính toán cần ít nhất 5 tháng nữa. Như vậy kế hoạch hoàn thành vào tháng 9-2017 là rất khó.
Có thể thấy rằng, nếu tháng 5-2017, TP Uông Bí mới hoàn thành dứt điểm GPMB và nhận định phải cần ít nhất 5 tháng nữa để thi công thì chỉ đạo “cương quyết không lùi tiến độ, yêu cầu hoàn thành đồng bộ Dự án đưa vào sử dụng trước ngày 30-9-2017” của Bộ GTVT khó có thể thực hiện được. Đây đang là thách thức đối với chủ đầu tư, các nhà thầu triển khai thực hiện Dự án.
( Quốc lộ 18 dự kiến sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động)
Sưu tầm ( HLĐ)
1. Nhựa đường là gì?
Nhựa đường còn gọi bitum hay bitumen hoặc asphalt là sản phẩm cuối cùng trong quá trình sản xuất dầu mỏ, sử dụng trong xây dựng mặt đường bộ của công trình giao thông, bến bãi, chống thấm. Hiện nay Việt Nam chưa sản xuất được nhựa đường mà phải nhập khẩu 100 % từ Singapore, Đài Loan, Malaysia, Iran và các nước Trung Đông. Thông thường nhựa đường nhập khẩu qua đường biển tại các cảng lớn trên ba miền bắc trung nam.
2. Tại sao là nhựa đường 60/70?
Nhựa đường có nhiều độ kim lún khác nhau như: 40/50. 60/70. 80/100... Nhưng chỉ có loại nhựa đường có độ kim lún từ 60 đến 70 ( 60/70) là phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam và được Bộ giao thông vận tải ra chỉ chỉ thị sử dụng đối với các công trình Giao thông của đất nước.
3. Phân loại nhựa đường nhập khẩu
Hiện nay có 2 loại nhựa đường nhập khẩu là: Nhựa đường đặc nóng đóng phi và nhựa đường đặc nóng.
3.1. Nhựa đường đặc nóng đóng phi
Nhựa đường đặc đóng phuy có 2 loại: đóng phuy tại nước ngoài và đóng phuy tại Việt Nam. Đóng phuy tại nước ngoài có nhãn mác rõ ràng, trọng lượng nhựa đường không thay đổi 154kg/phuy có nhựa đường Shell 60/70 Singapore. Nhựa đường Caltex trọng lượng tịnh 151kg/phuy, nhựa đường Esso đóng phuy trọng lượng tịnh 160kg/phuy, trọng lượng cả bì 168.8kg/phuy. Nhựa đường iran có trọng lượng tịnh 183 kg, trọng lượng cả bì 192 kg.
1. Trước khi rải lớp bê tông nhựa, phải làm sạch, khô và bằng phẳng bề mặt móng ( hoặc mặt đường cũ), xử lý độ dốc theo đúng kỹ thuật và yêu cầu thiết kế.
2. Các công việc sửa chữa chỗ lồi lõm, ổ gà, bù vênh mặt đường cũ, nếu dùng đá nhựa rải nguôi hoặc bê tông nhựa rải nguội phải tiến hành trước khi rải bê tông nóng trên 15 ngày. Nếu dùng hỗn hợp đá nhựa rải nóng hoặc bê tông nhựa nóng thì cần lèn chặt ngay trước khi thi công lớp bê tông nhựa.
3. Chỉ cho phép rải lớp bê tông nhựa khi cao độ mặt lớp móng, độ bằng phẳng, độ dốc ngang, độ dốc dọc có sai số trong phạm vi cho phép.
4. Trước khi rải lớp bê tông nhựa, bề mặt móng, hoặc trên lớp mặt đường cũ đã được làm sạch và sửa chữa, cần phải tưới một lượng nhựa dính bám.
( Ảnh minh họa)
Tùy theo loại móng và trạng thái mà lượng nhựa dính bám thay đổi từ: 0.8 - 1.3 1ít/m2. Dùng nhựa lỏng tốc độ đông đặc nhanh hoặc đông đăc vừa (RC – 70; MC -70) hoặc dùng nhũ tương cationic phân tích chậm (CSS – 1h), hoặc nhũ tương anionic phân tích chậm (SS – 1).
Trên các lớp móng có dùng nhựa (thấm nhập nhựa, láng nhựa…) vừa mới thi công xong hoặc trên lớp bê tông nhựa thứ nhất vừa mới rải xong, sạch và khô ráo thì chỉ cần tưới lượng nhựa lỏng RC-70 hoặc MC-250 hoặc nhũ tương CSS-1h hoặc SS-1h từ 0.2-0.5 lít hỗn hợp/m2; hoặc nhựa đặc 60/70 pha dầu hỏa theo tỷ lệ dầu hỏa trên nhựa đặc là 25/100 (theo trọng lượng) tưới ở nhiệt độ nhựa 1100C ± 100C.
5. Phải định vị trí và cao độ rải ở hai mép mặt đường đúng với thiết kế. Kiểm tra cao độ bằng máy cao đạc
Khi có đá vỉa hè 2 bên cần đánh dấu độ cao rải và quét lớp nhựa lỏng (hoặc nhũ tương) ở thành đá vỉa.
6. Khi dùng máy rải có bộ phận tự động điều chỉnh cao độ lúc rải, cần chuẩn bị cẩn thận các đường chuẩn (hoặc căng dây chuẩn thật thẳng, thật căng dọc theo mép mặt đường và dải sẽ rải, hoặc đặt thanh dầm làm đường chuẩn, sau khi đã cao đạc chính xác dọc theo mép mặt đường và mép của của dải sẽ rải). Kiểm tra cao độ bằng máy cao đạc.
Sưu tầm ( HLĐ)
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.