Trang chủ Tin tức Tin nội bộ

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1802431
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
1187
5031
19207
1802431
         Bộ trưởng GTVT yêu cầu cơ quan chức năng phải nghiên cứu và đề xuất ngay phương án kết nối trực tiếp sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất.
Keyword đầu tiên có dấuBộ trưởng yêu cầu cơ quan chức năng nghiên cứu và đề xuất ngay phương án kết nối trực tiếp
sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất. Ảnh: Khánh Linh

       Giao thông kết nối sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất là vấn đề được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đặc biệt quan tâm tại buổi làm việc sáng qua (21/3) kiểm điểm tiến độ 2 dự án đặc biệt quan trọng và cấp bách này.

        Đề xuất ngay phương án kết nối hai sân bay

       Khẳng định tầm quan trọng của giao thông kết nối sân bay Long Thành, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu phải xây dựng ngay một Đề án về giao thông kết nối sân bay Long Thành. Đề án phải đề xuất được một số trục giao thông kết nối thẳng từ sân bay vào TP.HCM qua đường bộ và đường sắt nhẹ cũng như hình thành trục kết nối ngang để liên kết hệ thống các đường giao thông.

        Đặc biệt, Bộ trưởng yêu cầu cơ quan chức năng phải nghiên cứu và đề xuất ngay phương án kết nối trực tiếp sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất. Kế đó, Bộ trưởng lưu ý phương án kết nối sân bay với các đô thị lớn trong khu vực như Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương…

       “Những dự án nào đã nằm trong quy hoạch quốc gia rồi chỉ điều chỉnh quy mô cho hợp lý. Những dự án nào thuộc trách nhiệm của địa phương, cần có văn bản kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ, ngành địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư”, Bộ trưởng nói và nhấn mạnh: Đầu tư sân bay mà không đầu tư giao thông kết nối là không được. Đề án giao thông kết nối phải được trình Chính phủ cùng lúc với Dự án sân bay Long Thành.

       Liên quan đến giao thông kết nối sân bay, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Bộ GTVT) Lê Đỗ Mười cho biết cơ bản thống nhất với phương án kết nối sân bay Long Thành của ACV, trong đó có 3 tuyến kết nối trực tiếp vào sân bay (qua QL51; cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và tuyến kết nối từ phía sau sân bay ra vành đai 4) cũng như các tuyến kết nối gián tiếp khác.

      Tuy nhiên, ông Mười đề xuất một dự án khác mà theo ông rất quan trọng là tuyến đường sắt nhẹ từ Thủ Thiêm đi sân bay Long Thành, kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 2 của TP HCM từ Tân Sơn Nhất về Thủ Thiêm. Ngoài ra, ông Mười cũng đề xuất làm cầu Cát Lái nối tỉnh lộ 25 với sân bay Long Thành để phá thế độc đạo kết nối sân bay Long Thành theo một hướng...

      Tân Sơn Nhất cần đồng bộ kết nối cả bên trong

      Về dự án đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T3, CHK quốc tế Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ 2 báo cáo. Báo cáo thứ nhất phân tích các phương án đầu tư nhà ga hành khách T3 bằng nguồn vốn NSNN, bằng nguồn vốn của DN (ACV); và vốn xã hội hoá huy động vốn các nhà đầu tư… Mỗi phương án, Bộ GTVT sẽ phân tích rõ quy trình thủ tục đầu tư, thời gian hoàn thành, ưu điểm, hạn chế…, báo cáo Chính phủ để thảo luận và quyết định.

      Báo cáo thứ hai đề xuất phê duyệt chủ trương cho ACV đầu tư. “ACV là doanh nghiệp nhà nước. Đầu tư nhà ga này đúng sở trường, đúng năng lực, đúng kinh nghiệm. ACV đầu tư vào nhà ga này thành công thì hơn 95% hiệu quả sau này sẽ thuộc về nhà nước”, Bộ trưởng thông tin.

      Chỉ đạo dự án xây dựng nhà ga T3, Bộ trưởng lưu ý: Xây nhà ga mà không quan tâm tới giao thông kết nối thì sẽ ùn tắc ngay. “TP HCM đang có kế hoạch triển khai hàng loạt dự án, các đồng chí phải nắm cụ thể kế hoạch, tiến độ các dự án này để làm cơ sở báo cáo bộ, ngành có liên quan”, Bộ trưởng chỉ đạo.

       Cùng với giao thông tiếp cận, Bộ trưởng cũng bày tỏ sự lo ngại với việc kết nối hạ tầng bên trong sân bay. “Làm nhà ga lớn mà không có đường lăn kết nối vào sẽ ùn tắc. Đường cất hạ cánh đang xuống cấp nếu không đầu tư nâng cấp thì làm nhà ga cũng sẽ lãng phí. Do đó, cần nghiên cứu, tham mưu ngay Chính phủ các dự án kết nối bên trong sân bay, làm rõ nguồn vốn ở đâu, triển khai như thế nào để khi Chính phủ quyết định chủ đầu tư nhà ga T3 sẽ quyết định luôn chủ đầu tư hạ tầng bên trong”, Bộ trưởng chỉ rõ.

       Kế đó, Bộ trưởng lưu ý Cục Hàng không VN cần khẩn trương xây dựng Đề án cụ thể hoá một số điều của Nghị định 44 về quản lý, khai thác hạ tầng khu bay. Ngân sách không có khả năng bố trí 4.200 tỷ để nâng cấp đường băng tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Bộ KH&ĐT cũng đã khẳng định không có nguồn cho dự án này. Do đó, Đề án cần xây dựng theo hướng lấy nguồn thu từ dịch vụ cất hạ cánh, kết hợp với vốn của ACV đang có để đầu tư. Đề án cũng làm rõ cơ chế hoàn trả nguồn vốn này cho ACV.

     “Đường băng là công trình đặc thù, liên quan chặt chẽ đến an toàn bay. Đường băng mà hỏng, bong tróc, ổ gà là tai nạn có thể xảy ra ngay, hậu quả khôn lường. Nếu sử dụng vốn NSNN thì khó có thể đáp ứng tính cấp bách. Đường băng mà không an toàn là tuyệt đối không cho bay, chứ không có chuyện trong khi chờ sửa chữa thì cho tàu bay giảm bớt tốc độ”, Bộ trưởng phân tích.

      Tháng 6/2019 trình Chính phủ báo cáo khả thi dự án sân bay Long Thành

      Dự án CHK quốc tế Long Thành gồm 3 giai đoạn, với tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD (tương đương hơn 336 nghìn tỷ đồng). Trong đó, giai đoạn 1 có vốn đầu tư hơn 5,4 tỷ USD. Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng một đường cất/hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.

      Khẳng định đến thời điểm này, tiến độ dự án CHK quốc tế Long Thành đã cơ bản đạt yêu cầu đặt ra, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Tư vấn lập báo cáo khả thi dự án chậm nhất đến 30/5, tư vấn phải hoàn chỉnh, trình Bộ GTVT trước khi Bộ xem xét, thẩm định và trình Chính phủ vào đầu tháng 6.

Sưu tầm (HLĐ)

Read more...

3 dự án được đầu tư bằng vốn ngân sách sẽ được khởi công trong năm nay. Bộ GTVT sẽ sơ tuyển chọn nhà đầu tư 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP

Vụ Đối tác công - tư (PPP), Bộ GTVT hôm nay cho biết, đến nay Bộ đã phê duyệt nghiên cứu khả thi toàn bộ 11 dự án thành phần (gồm 3 dự án đầu tư công, 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP) thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

khoi cong 3 du an giao thong ngan ty cao toc bac - nam nam 2019 hinh 1
Năm 2019 khởi công 3 dự án giao thông ngàn tỷ cao tốc Bắc - Nam.

 3 dự án đầu tư công (Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, dự án cầu Mỹ Thuận 2) sẽ được khởi công ngay trong năm nay.

Dự án Cao Bồ - Mai Sơn sẽ được khởi công đầu tiên, hiện đang giải phóng mặt bằng.

Trước đây, dự án xây dựng tuyến đường kết nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với quốc lộ 1 được phê duyệt với chiều dài 15km, quy mô 2 làn xe với tổng mức đầu tư khoảng 3.685 tỷ đồng.

Sau đó, Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh dự án, mở rộng quy mô lên 4 làn xe với thiết kế tiêu chuẩn cao tốc, nguồn vốn ngân sách bổ sung thêm khoảng 1.607 tỷ đồng.

Hiện đoạn cao tốc này đã lựa chọn xong tư vấn thiết kế kỹ thuật và sẽ đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp. Dự kiến dự án sẽ khởi công vào tháng 7 tới.

Dự án thứ hai là cao tốc Cam Lộ - La Sơn dài 98km qua Quảng Trị (37km) và Thừa Thiên - Huế (61km), tổng mức đầu tư khoảng 7.699 tỷ đồng. Dự án đã lựa chọn xong tư vấn thiết kế kỹ thuật, dự kiến sẽ khởi công vào quý 2.

Khi hoàn thành, dự án này sẽ nối thông với đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Quảng Trị và cao tốc La Sơn - Túy Loan (sắp hoàn thành), cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Dự án cầu Mỹ Thuận 2 sẽ được xây dựng cách cầu Mỹ Thuận hiện tại 350m về phía thượng lưu, phần cầu chính vượt sông Tiền, nối Tiền Giang với Vĩnh Long.

Cầu Mỹ Thuận 2 sẽ nối thông với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại nút giao An Thái Trung, điểm cuối nối với cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ tại vị trí nút giao đầu tuyến quốc lộ 80. Toàn tuyến đường và cầu chính dài khoảng 6,6km.

Cầu Mỹ Thuận 2 thiết kế rộng 6 làn xe, phần đường dẫn vào cầu được phân kỳ đầu tư hai giai đoạn, giai đoạn trước mắt 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h; giai đoạn hoàn chỉnh đầu tư 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 5.000 tỷ đồng, dự kiến khởi công cuối năm 2019.

Đại diện vụ PPP cho biết, các dự án đầu tư công trong trường hợp thuận lợi có thể khởi công trong quý 2. Dự kiến hoàn thành đoạn Cao Bồ - Mai Sơn trong tháng 4/2021, đoạn Cam Lộ - La Sơn vào cuối năm 2021, cầu Mỹ Thuận 2 trong năm 2022.

          Sơ tuyển nhà đầu tư dự án 8 dự án PPP

Đối với 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Vụ PPP cho hay, hiện đang trong giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư. Theo tiến độ dự kiến, cuối tháng 1 Bộ GTVT sẽ phát hành hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư và đóng thầu vào khoảng cuối tháng 3.

Sau khi qua các bước duyệt sơ tuyển, ban quản lý dự án sẽ tổ chức công khai kết quả sơ tuyến vào đầu tháng 6.

Ban quản lý dự án sẽ công khai hồ sơ mời thầu và phát hành hồ sơ mời thầu vào ngày 20/10/2019, đóng thầu vào ngày 20/2/2020.

Thời gian đàm phán, ký kết hợp đồng dự án dự kiến vào ngày 20/4/2020. Đây cũng là thời gian sớm nhất có thể khởi công các dự án PPP và đích hoàn thành là cuối năm 2021.

Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có chiều dài 654km./.

Read more...

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu quyết liệt triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tạo thuận lợi cho dự án cao tốc Bắc - Nam.

       Sáng nay (21/2), tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị “Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020".

trien khai giai phong mat bang cho dai du an cao toc bac - nam hinh 1
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc- Nam.

       Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020 là dự án trọng điểm quốc gia. Trước mắt, đầu tư 11 dự án đường bộ cao tốc (gồm 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước và 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư) với tổng chiều dài hơn 650km; tổng mức đầu tư khoảng gần 120 ngàn tỷ đồng, đi qua địa phận 13 tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long. 

      Bộ Giao thông - Vận tải đã hoàn thành phê duyệt 11/11 dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Dự kiến đầu quý 2 năm nay, công tác khảo sát thiết kế, cắm cọc, bàn giao cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới các dự án. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán chi phí khảo sát, thiết kế kỹ thuật cho 11/11 dự án. Hiện, Bộ Giao thông - Vận tải đã có văn bản gửi các tỉnh có dự án đi qua về dự kiến diện tích sử dụng đất và giao nhiệm vụ cho các Ban Quản lý dự án làm việc với địa phương.  

      Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải yêu cầu các Ban Quản lý dự án và đơn vị trực thuộc sớm bàn giao bàn giao mốc cọc giải phóng mặt bằng trong tháng 4; bố trí kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chuyển đến các Hội đồng giải phóng mặt bằng, phấn đấu đến cuối năm nay giải phóng mặt bằng được 50% khối lượng.

       Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết: "Ngân sách đã bố trí hơn 14 ngàn tỷ, sau khi bàn giao giải phóng mặt bằng, chúng tôi sẽ chuyển cho các địa phương để khi có đủ điều kiện giải phóng ngay. Ngoài ra, trong 11 dự án, có 3 dự án vốn ngân sách Nhà nước, từ tháng 6 - 12/2019, gói thầu nào đạt yêu cầu thì sẽ tổ chức triển khai thi công ngay. 8 dự án theo hình thức PPP sơ tuyển các nhà đầu tư, tổ chức đấu thầu quốc tế và chúng tôi mong muốn cuối năm 2019 sẽ chọn được các nhà đầu tư trúng thầu vào 8 dự án PPP".
trien khai giai phong mat bang cho dai du an cao toc bac - nam hinh 2
Quang cảnh Hội nghị

          Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, hệ thống đường cao tốc của nước ta vẫn còn thiếu hụt so với yêu cầu phát triển của đất nước và thấp hơn so với những quốc gia trong khu vực. Việc thực hiện Dự án tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông là tuyến giao thông huyết mạch, có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội.

         Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi dự án hoàn thành sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương. Theo đó, trong công tác giải phóng mặt bằng, hệ thống chính trị, chính quyền các địa phương có vai trò hết sức quan trọng, cần quyết liệt, triển khai việc giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi cho việc triển khai dự án./.

Read more...

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ