Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo về định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian tới. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, đối với hệ thống đường vành đai, Hà Nội định hướng sẽ hoàn thành đầu tư đồng bộ mặt cắt theo quy hoạch đối với các đoạn tuyến còn lại của đường vành đai 3.
Cùng đó, trong giai đoạn này, TP Hà Nội sẽ triển khai thi công và cơ bản hoàn thành đường vành đai 4 trên địa bàn TP. Hà Nội và tiến hành khởi công một số đoạn tuyến của đường vành đai 5 trên địa bàn; đồng thời cơ bản hoàn thành mạng lưới đường trên cao trong khu vực đô thị trung tâm.
Đối với hệ thống đường hướng tâm, TP Hà Nội sẽ hoàn thành toàn bộ các đoạn tuyến trong vành đai 4 đổi với các tuyến như: QL1A (phía Nam, phía Bắc); Trục Hồ Tây - Ba Vì; QL6; Tây Thăng Long; QL3... Hà Nội cũng sẽ phấn đấu cơ bản thi công hoàn thành xong các tuyến trục chính đô thị trong khu vực đô thị trung tâm.
Liên quan đến hệ thống giao thông tĩnh, Hà Nội dự kiến hoàn thành đầu tư đưa vào khai thác sử dụng 4 bến xe khách liên tỉnh còn lại thuộc khu vực đô thị trung tâm gồm: bến xe phía Bắc; bến xe phía Nam; bến xe phía Tây; bến xe Phùng; Cơ bản hoàn thành đầu tư hệ thống bãi đỗ xe ngầm, nổi, cao tầng trong khu vực dường vành đai 3 theo quy hoạch giao thông tĩnh được duyệt.
Về đường sắt đô thị, Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành xong công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức triến khai thi công các đoạn tuyến của các tuyến đường sắt đô thị nằm trong khu vực đô thị trung tâm. Triển khai công tác chuẩn bị đầu tư đối với các tuyến đường sắt đô thị kết nối khu vực đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh.
Sưu tầm (HLĐ)
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 579/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (tỉnh Sơn La) theo hình thức đối tác công tư.
Theo đó, tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 85km, trong đó trên địa phận Hòa Bình khoảng 49km (đi qua TP Hòa Bình, huyện Đà Bắc) và trên địa phận tỉnh Sơn La khoảng 36km (đi qua huyện Vân Hồ, huyện Mộc Châu).
Điểm đầu tại nút giao QL6 tại Km 66+700 thuộc địa phận xã Trung Minh, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình (tiếp nối với dự án cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình); điểm cuối tại nút giao với QL43 thuộc địa phận bản Muống, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Giai đoạn 1: Đầu tư quy mô nền đường 17m, mặt đường rộng 14m với 4 làn xe (4 x 3,5m), lề gia cố rộng 0,5m, dải phân cách và an toàn rộng 1,5m, lề đất rộng 1,0m, làn dừng xe khẩn cấp không liên tục.
Giai đoạn hoàn thiện bề rộng nền đường 22m, mặt đường rộng 14m với 4 làn xe, lề gia cố rộng 5m để làm 2 làn dừng xe khẩn cấp.
Loại cấp công trình: Đường ô tô theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN5729-2012). Tốc độ thiết kế Vtk = 80km/h, đối với các đoạn qua địa hình khó khăn cho phép thiết kế với vận tốc Vtk = 60km/h.
Tổng mức đầu tư dự án (giai đoạn 1) khoảng 22.294 tỷ đồng.
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án (giai đoạn 1): Nhà đầu tư huy động vốn để thực hiện dự án gồm 17.294 tỷ đồng cho hợp phần BOT; hoàn vốn bằng thu phí toàn tuyến 85km trong thời gian khoảng 26 năm.
Phần nhà nước tham gia dự án là quỹ đất của địa phương hai tỉnh Hòa Bình, Sơn La có giá trị quyền sử dụng đất khoảng 5.000 tỷ đồng để thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành (quỹ đất của tỉnh Hòa Bình có giá trị quyền sử dụng đất khoảng 900 tỷ đồng; quỹ đất của tỉnh Sơn La có giá trị quyền sử dụng đất khoảng 4.100 tỷ đồng).
Thời gian triển khai dự án từ năm 2019 – 2024 (kể từ khi Hợp đồng dự án được ký kết giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư có hiệu lực đến khi hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng). Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn dự án khoảng 26 năm, từ năm 2025 đến 2051.
Nhu cầu đất sử dụng khoảng 870ha, trong đó tỉnh Hòa Bình khoảng 503 ha, tỉnh Sơn La khoảng 367ha.
Theo quyết định của Thủ tướng, mục tiêu của dự án nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải kết nối trung tâm kinh tế, chính trị với các tỉnh Tây Bắc, các khu kinh tế, khu du lịch quốc gia, khu công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Đồng thời kết nối các khu vực lân cận và dọc tuyến để tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội các khu vực này, đặc biệt sự phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và Khu du lịch quốc gia Mộc Châu khi điều kiện về kết nối giao thông thuộc lợi và các Dự án khác được đầu tư trong khu vực này; kết nối với các khu vực chính của tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La, thay đổi tình trạng QL6 là đường độc đạo.
Sưu tầm (HLĐ)
Dự án CHK quốc tế Long Thành gồm 3 giai đoạn, với tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD (tương đương hơn 336 nghìn tỷ đồng). Trong đó, giai đoạn 1 có vốn đầu tư là hơn 5,4 tỷ USD.
Mục tiêu của dự án giai đoạn 1 là đầu tư xây dựng một đường cất/ hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.
Văn bản do Phó Chủ tịch Đồng Nai Trần Văn Vĩnh ký thống nhất điều chỉnh ranh giới GPMB giai đoạn 1 của Dự án CHK quốc tế Long Thành từ 1.165ha lên 1.810ha. UBND tỉnh Đồng Nai cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND huyện Long Thành và các đơn vị có liên quan xác định chính xác ranh mốc trên bản đồ và ngoài thực địa, khẩn trương thực hiện GPMB giai đoạn 1 để bàn giao, khởi công dự án.
Trước đó, Phó Tổng giám đốc ACV Đỗ Tất Bình có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai nêu rõ, trong bước nghiên cứu tiền khả thi (Pre-FS), diện tích sử dụng đất của giai đoạn 1 được quy hoạch là 1.165ha. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, cập nhật quy hoạch các phân khu chức năng, tư vấn nhận thấy hồ sơ Pre-FS đã không bố trí một số vị trí phân khu chức năng gồm khu vực kho giao nhận hàng hoá, nhà ga hàng hoá chuyển phát nhanh; khu vực các công trình kỹ thuật (khu diễn tập phòng cháy chữa cháy, khu vực điện năng lượng mặt trời…); các vị trí hồ điều hoà cũng chưa đủ quy mô, diện tích để đảm bảo thoát nước.
Đáng lưu ý, theo ACV, diện tích san lấp giai đoạn 1 trong hồ sơ của Pre-FS chỉ giới hạn đến khu vực đường cất hạ cánh (CHC) A. Điều này sẽ gây ra một số khó khăn khi triển khai thi công đường cất hạ cánh trong tương lai như: Ảnh hưởng tới hoạt động khai thác của đường CHC A trong giai đoạn 1; Phải tái lập hệ thống đường công vụ, hàng rào an ninh, hệ thống thoát nước bởi quá trình thi công san lấp khu vực đường CHC B đồng thời không phù hợp với kế hoạch thi công đường CHC B trong tương lai gần.
Do vậy, ACV đề nghị tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ban ngành cập nhật nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 1 để điều chỉnh, mở rộng phạm vi GPMB từ 1.165ha lên 1.810ha để bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ đã đề ra.
Sưu tầm (HLĐ)
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.