Ba dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, nút giao An Phú, mở rộng quốc lộ 50 tổng vốn hơn 10.000 tỷ đồng sẽ khởi công cuối năm nay giúp khơi thông các cửa ngõ.
Thông tin được ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (TCIP), cho biết ngày 17/10. Ba dự án trên đang ở bước phê duyệt thiết kế, dự toán bản vẽ thi công, chuẩn bị chọn nhà thầu...
Trong đó, lớn nhất là công trình đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, quận Tân Bình, tổng vốn hơn 4.800 tỷ đồng, được xây dựng để kết nối ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất khi khai thác. Dự án có điểm đầu ở nút giao Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện; điểm cuối tại nơi giao giữa các đường C12 - Cộng Hoà - Trường Chinh.
Hướng tuyến dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà. Đồ hoạ: Tuấn Việt
Tuyến đường chính rộng 25-48 m với 6 làn xe, cùng hai đoạn đường nhánh kết nối, một cầu cạn dài gần một km, 4 làn xe; hai hầm chui ở nút giao Phan Thúc Duyện - Trần Quốc Hoàn và Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý.
Theo ông Phúc, dự án này có hơn 90% đất quốc phòng, trước mắt sẽ khởi công hạng mục hầm chui ở nút giao Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện; các gói thầu còn lại sang năm sẽ triển khai khi toàn bộ mặt bằng được giao. "Tuyến đường nối dự kiến hoàn thành tháng 8/2024, để đồng bộ khai thác ga T3 Tân Sơn Nhất và giảm ùn tắc cho khu vực sân bay", ông Phúc nói.
Còn nút giao An Phú, TP Thủ Đức, tổng vốn gần 4.000 tỷ đồng là nút giao lớn ở cửa ngõ phía Đông thành phố, kết nối trực tiếp cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đại lộ Mai Chí Thọ và đường Lương Định Của. Hiện, mỗi ngày có hàng chục nghìn xe chạy qua nên khu vực này thường xuyên ùn tắc.
Công trình có 3 tầng gồm: hầm chui hai chiều nối tuyến cao tốc qua đường Mai Chí Thọ (phía hầm Thủ Thiêm), kéo dài qua nút giao Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống. Mặt đất xây đảo, tiểu đảo; trên cao làm hai cầu vượt. Nút giao dự kiến hoàn thành năm 2025, góp phần giảm ùn tắc cho khu vực và đồng bộ kế hoạch mở rộng cao tốc Long Thành - Dầu Giây.
Tại cửa ngõ phía Tây, dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 50, huyện Bình Chánh, có tổng đầu tư gần 1.500 tỷ đồng dự kiến hoàn thành năm 2024. Công trình dài gần 7 km, mở rộng từ 7,5 m lên 34 m, chia làm hai đoạn, gồm: 4 km xây đường mới song hành với quốc lộ 50, đoạn còn lại mở rộng đường hiện hữu. Trên tuyến cũng xây hai cầu Bà Lớn và Ông Thìn đồng bộ.
Ùn tắc trên quốc lộ 50, huyện Bình Chánh năm 2017. Ảnh: Nguyễn Thành
Hiện, công trình còn vướng mắc về phương án thiết kế ở nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành. Nguyên nhân là đoạn qua nút giao không thuộc dự án mở rộng, hiện quy mô chỉ 4 làn xe, trong khi quốc lộ 50 sau khi nâng cấp sẽ có 6 làn, tạo "nút thắt cổ chai" nguy cơ gây ùn tắc... Do vậy, Sở Giao thông Vận tải đang đề nghị chủ đầu tư cùng đơn vị liên quan sớm hoàn tất phương án kết nối để khởi công dự án theo kế hoạch.
Ngoài các công trình trên,TP HCM đang chuẩn bị để giữa năm sau khởi công Vành đai 3; làm thủ tục trình Chính phủ chủ trương đầu tư cao tốc TP HCM - Mộc Bài để chuẩn bị triển khai. Đây đều là các công trình chiến lược liên kết Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, phấn đấu trong quý IV/2022, sẽ khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2.
Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án giao thông trọng điểm
Sáng 23/5, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành
Báo cáo Quốc hội, Phó Thủ tướng cho biết, nền kinh tế được mở cửa trong trạng thái bình thường mới, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, các hoạt động văn hoá – xã hội dần trở lại bình thường...
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina, nền kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn, lạm phát tăng cao, giá dầu và một số hàng hoá quan trọng biến động mạnh đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam. Trong nước, giá cả một số hàng hoá đầu vào tăng, nhất là mặt hàng xăng dầu, nguồn nhân lực lao động thiếu hụt cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.
Trong bối cảnh đó, để triển khai hiệu quả các kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội về phát triển KTXH năm 2022 và kế hoạch 5 năm (2021-2025), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách để khuyến khích, tạo động lực cho phát triển KTXH.
Những tháng đầu năm 2022, Chính phủ đã chỉ đạo, thực hiện quyết liệt công tác phòng chống dịch COVID-19, triển khai hiệu quả chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc. Đến ngày 15/5/2022 đã tiêm chủng trên 217 triệu liều. Việt Nam là một trong 6 quốc gia có tỉ lệ bao phủ, tiêm chủng vacine cao nhất thế giới, được quốc tế đánh giá cao.
"Trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng đã trực tiếp kiểm tra, đôn đốc thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia như dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Long Phú… làm việc với nhiều địa phương để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển KTXH.
Đồng thời, Chính phủ đã trình Quốc hội tại kỳ họp này về chủ trương đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, đường vành đai 3 TP.HCM, đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội", Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh.
Ngoài ra, Chính phủ tập trung rà soát, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Đẩy mạnh và quyết tâm xây dựng Chính phủ số, hướng đến nền kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều giải pháp phù hợp và có chuyển biến tích cực. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện theo tinh thần của Ban Chỉ đạo Trung ương và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tăng cường, củng cố niềm tin của Nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng giao thông hiện đại
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, trước diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6 - 6,5% là thách thức rất lớn.
Chính phủ quyết tâm tiếp tục xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục nắm chắc tình hình, quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển KTXH.
Một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để phát triển KTXH được nêu trong báo cáo của Chính phủ là tập trung kiểm soát dịch COVID-19 và phục hồi nhanh, phát triển KTXH bền vững. Khẩn trương triển khai các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, nhất là vấn đề đất đai, kinh tế tập thể, hợp tác xã, nông nghiệp, nông dân và nông thôn; khẩn trương hoàn thiện, trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Đất đai 2013.
Chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác nhằm tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn và kiểm soát lạm phát. Đẩy mạnh tăng thu ngân sách Nhà nước bền vững, triệt để tiết kiệm chi, đặc biệt là chi sự nghiệp có tính chất đầu tư. Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, nhất là các ngân hàng thương mại yếu kém.
Tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, bảo đảm phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững. Theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả; điều hành, bình ổn giá; thúc đẩy thương mại, xuất nhập khẩu; có giải pháp hiệu quả duy trì ổn định chuỗi cung ứng.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại về giao thông, năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, hạ tầng thương mại và hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội… Các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung cao độ cho triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, tạo động lực mới cho sự phát triển.
Phấn đấu đến cuối năm 2022 hoàn thành 361 km đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1; trong quý IV năm 2022, khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 và khởi công đường băng, nhà ga cảng hàng không quốc tế Long Thành... Trình Quốc hội xem xét, quyết định 5 dự án trọng điểm quốc gia có tính liên kết vùng.
Sưu tầm (HLĐ)
Các đơn vị thi công huy động tối đa nhân lực, trang thiết bị nhằm đẩy nhanh tiến độ nâng cấp QL19 qua tỉnh Gia Lai - đoạn tuyến thuộc Dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên, sớm rút ngắn thời gian di chuyển từ Gia Lai đi Bình Định còn khoảng 5 giờ đồng hồ.
Điểm đầu dự án tại Km0+000, giao QL1A tại Km1656+900, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Điểm cuối dự án tại Km68+100 - Ngã ba Tahine giao với QL20 tại Km185+690, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Tổng cục Đường bộ VN vừa trình Bộ GTVT hai phương án đầu tư nâng cấp, mở rộng QL9 đoạn nối cảng Cửa Việt với QL1 thuộc tỉnh Quảng Trị.
Ngày 27/9, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tổ chức buổi kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường ven biển đoạn từ xã Cát Tiến (huyện Phù Cát) đến xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ). Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng.
Ba phần tư chặng đường của năm 2021 đã qua nhưng kết quả giải ngân vốn đầu tư công của cả nước vẫn ở mức thấp, thậm chí có bộ, ngành chưa giải ngân kế hoạch vốn. Thực trạng này không những gây lãng phí nguồn lực, thời gian, mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2021. Trong những tháng còn lại của năm 2021, nếu các bộ, ngành, địa phương không quyết liệt thúc đẩy tiến độ các dự án thì kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công khó hoàn thành.
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.