Trang chủ Tin tức Tin nội bộ

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1602641
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
131
4567
13843
1602641

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa có mục tiêu hoàn thành các hạng mục thi công dở dang, góp phần nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh với quy mô 2 làn xe.

Một hạng mục thi công dang dở tại Dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Một hạng mục thi công dang dở tại Dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Bộ GTVT vừa có Thông báo số 99/TB – BGTVT thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Anh Tuấn tại cuộc họp báo cáo Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư vào tháng 12/2007 với quy mô đường cấp III 2 làn xe.

Dự án đã được khởi công và triển khai xây dựng từ năm 2009, tuy nhiên thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ dự án đã bị đình hoãn từ năm 2011.

Thực hiện Nghị quyết 66/2013/QH13 ngày 29/11/2013 và Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội, Bộ GTVT đã có Quyết định số 1032/QĐ-BGTVT ngày 28/7/2022 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa với mục tiêu tiếp tục hoàn thành các hạng mục thi công dở dang, tránh lãng phí nguồn vốn nhà nước đã đầu tư, góp phần nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh với quy mô 2 làn xe.

Theo chủ trương đầu tư được duyệt, tiến độ triển khai công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công dự án trong năm 2023, hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh vẫn chưa trình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án là chậm so với yêu cầu. Vì vậy, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn phê bình Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh chậm trễ trong việc triển khai Dự án.

Thứ trưởng Lê Anh Tuấn yêu cầu Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh khẩn trương chỉ đạo Tư vấn hoàn thành hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và các thủ tục khác có liên quan, đủ điều kiện phê duyệt Dự án trong quý II/2023, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo đảm bảo khởi công Dự án trong năm 2023.

Lãnh đạo Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Tư vấn dự án chịu trách nhiệm rà soát, chịu trách nhiệm về khối lượng công việc đã thực hiện và hoàn tất các thủ tục có liên quan để quyết toán công trình theo quy định; nghiên cứu các vấn đề Kiểm toán nhà nước, Thanh tra đã nêu để có phương án khắc phục trong quá trình triển khai.

Hai đơn vị nói trên còn được giao khảo sát, đánh giá chi tiết khả năng sử dụng các hạng mục công trình đã thi công để tận dụng tối đa hoặc thiết kế tăng cường (nếu cần); nghiên cứu lựa chọn các giải pháp thiết kế trắc dọc, trắc ngang tuyến, nút giao, công trình cầu, cống, cầu vượt ngang, hầm chui dân sinh … cho phù hợp trong giai đoạn trước mắt, thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng thành 6 làn xe theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu thiết kế, tận dụng tối đa các hạng mục công trình đã thi công và tiết kiệm chi phí.

Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Tư vấn dự án cũng sẽ phải làm việc với các cơ quan có thẩm quyền, tư vấn của các dự án cao tốc giao cắt với dự án để thống nhất các nội dung liên quan (Gia Nghĩa - Chơn Thành, TP.HCM - Mộc Bài, Vành đai 4 TP.HCM, tuyến Tân Vạn - Mỹ Phước - Bàu Bàng…).

Trước đó, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký Quyết định số 1032/QĐ - BGTVT phê duyệt chủ trương đầu tư dư án đầu tư xây dưng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Dự án có mục tiêu là hoàn thành các hạng mục thi công dở dang, tránh lãng phí nguồn vốn nhà nước đã đầu tư tại đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, góp phần chia sẻ lưu lượng với các trục dọc vùng Đông Nam bộ, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Theo Quyết định số 1032, Dự án có điểm đầu tại xã Trừ Văn Thô thuộc huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương (tiếp giáp với đoạn tuyến đã được đầu tư tại Quyết định 3950/QĐ-BGTVT ngày 17/12/2007 của Bộ GTVT); điểm cuối giao với Quốc lộ N2, thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Tổng chiều dài tuyến khoảng 72,75 km (không bao gồm cầu vượt và nút giao với Quốc lộ 22 đã được đầu tư) với quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương đường cấp III đồng bằng, tiêu chuẩn hình học phù hợp đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Tuyến có bề rộng nền đường 12,25 m, bề rộng mặt đường 11,25 m, lề đất 2 bên rộng 1 m; giữ nguyên theo hướng tuyến hiện hữu đang thi công dở dang, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo cấp đường.

Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án là 2.293 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 2.178 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 115 tỷ đồng.

Dự án sẽ chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, khởi công năm 2023 và hoàn thành năm 2025. Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa chính thức triển khai thi công từ quý IV/2009, nhưng đến năm 2011, bị buộc phải dừng, giãn tiến độ theo Nghị quyết số 11/NQ - CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ. Về tổng thể, Dự án mới hoàn thiện 10/83 km, 73 km còn lại mới xong nền đường, nên chưa thể đưa vào khai thác.

Sưu tầm


Read more...

Bộ GTVT thống nhất tách tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình đoạn qua tỉnh Ninh Bình thành dự án độc lập.

Tách đoạn tuyến qua tỉnh Ninh Bình bằng vốn ngân sách

Bộ GTVT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về phương án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình.

bộ gtvt thống nhất tách phương án đầu tư cao tốc ninh bình - thái bình

Tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình đoạn qua tỉnh Ninh Bình sẽ được tách thành dự án độc lập, đầu tư bằng vốn ngân sách. (Ảnh minh họa)

Theo đó, Bộ GTVT cơ bản thống nhất với phương án đầu tư theo đề xuất của UBND tỉnh Ninh Bình, tách đoạn qua tỉnh Ninh Bình thành dự án độc lập do UBND tỉnh Ninh Bình là cơ quan chủ quản triển khai theo hình thức đầu tư công.

Cụ thể, đoạn tuyến có tổng chiều dài hơn 25 km. Điểm đầu tại nút giao Mai Sơn giao với tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Mai Sơn - QL45 thuộc xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Điểm cuối tại cầu vượt sông Đáy (cầu Tam Toà) nối hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình thuộc xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình đoạn qua tỉnh Ninh Bình được quy mô 4 làn xe đầy đủ, bề rộng nền đường 24,75 m. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 7.860 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách địa phương bố trí 2.000 tỷ đồng, vốn ngân sách trung ương hỗ trợ 5.860 tỷ đồng.

Liên quan đến việc giao Ninh Bình là cơ quan chủ quản triển khai cao tốc đoạn qua tỉnh Ninh Bình, theo Bộ GTVT, hiện nay, quy định của pháp luật về việc giao địa phương làm cơ quan chủ quản đối với các dự án do Trung ương quản lý còn chưa đồng bộ, thống nhất.

Trong khi chờ cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách về việc phân cấp cho địa phương là cơ quan chủ quản đầu tư đường cao tốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giao UBND tỉnh Ninh Bình chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT và UBND tỉnh Thái Bình nghiên cứu kỹ phương án kết nối điểm đầu tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng bảo đảm phù hợp, hiệu quả.

Đồng thời, hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định pháp luật.

bộ gtvt thống nhất tách phương án đầu tư cao tốc ninh bình - thái bình

Theo phương án đề xuất, gần 61 km cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình sẽ đầu tư theo phương thức PPP, thời gian hoàn vốn khoảng 30 năm. (Ảnh minh họa)

Hơn 18.800 tỷ đồng đầu tư PPP đoạn Nam Định, Thái Bình

Liên quan đến phương án đoạn qua tỉnh Nam Định, Thái Bình, Bộ GTVT cũng cơ bản thống nhất với phương án đầu tư của UBND tỉnh Thái Bình.

Cụ thể, tuyến cao tốc đoạn Nam Định - Thái Bình có chiều dài gần 61 km; quy mô 4 làn xe đầy đủ, bề rộng nền đường 24,75 m.

Tuyến cao tốc sẽ được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng hơn 18.800 tỷ đồng (bao gồm cả lãi vay).

Trong đó, vốn nhà nước tham gia dự án khoảng hơn 9.300 tỷ đồng (chiếm 49,5% tổng mức đầu tư), vốn BOT là hơn 9.500 tỷ đồng (chiếm 50,5% tổng mức đầu tư). Thời gian hoàn vốn khoảng 30 năm.

Để có cơ sở triển khai dự án, Bộ GTVT đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh nhiệm vụ, giao UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức PPP.

Theo quy hoạch được duyệt, tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng dài 109 km, quy mô 4 làn xe, kết nối từ cao tốc Bắc - Nam phía Đông tại Ninh Bình với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tiến trình đầu tư trước năm 2030.

Trong đó, đoạn qua địa phận TP Hải Phòng có tổng chiều dài 29 km, TP Hải Phòng đang đầu tư khoảng 22 km theo dự án BOT đường ven biển qua Hải Phòng.

Đối với 7 km kết nối từ đường BOT đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, UBND TP Hải Phòng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Hải Phòng là cơ quan chủ quản và cho phép đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của Thành phố.

Còn lại 80 km đi qua địa phận 3 tỉnh Ninh Bình (18 km), Nam Định (27 km), Thái Bình (35 km), Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 657/TTg-CN ngày 22/7/2022 giao UBND tỉnh Thái Bình làm cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án theo phương thức đối tác công tư.

Sưu tầm


Read more...

Vốn đầu tư cao tốc dài 58 km, nối Long An - TP HCM - Đồng Nai còn 30.073 tỷ đồng, giảm 1.247 tỷ sau khi cập nhật khối lượng công việc còn lại của dự án.

Thông tin nêu trong tờ trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Bến Lức - Long Thành, vừa được Bộ Giao thông Vận tải gửi lãnh đạo Chính phủ.

Dự án trước đó được duyệt tổng mức đầu tư 31.320 tỷ đồng, gồm: hơn 13.600 tỷ đồng của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), gần 12.000 tỷ từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), còn lại gần 5.700 tỷ đồng từ nguồn đối ứng trong nước. Sau 4 năm vướng thủ tục cấp vốn, Chính phủ đã có nghị quyết cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tự cân đối và bố trí vốn để hoàn thành tuyến đường.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn giao quốc lộ 1 (TP HCM) đã cơ bản hoàn thành, tháng 2/2023. Ảnh: Thanh Tùng

Cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn giao quốc lộ 1 (TP HCM) đã cơ bản hoàn thành, tháng 2/2023. Ảnh: Thanh Tùng

Theo Bộ Giao thông Vận tải, cao tốc Bến Lức - Long Thành hiện đạt gần 82% khối lượng. Sau khi cập nhật giá trị các gói thầu cùng khối lượng công việc còn lại, tổng mức đầu tư giảm còn 30.073 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu nguồn vốn cũng được phân chia gồm: hơn 8.000 tỷ đồng vốn vay ADB, gần 10.600 tỷ của JICA, gần 3.900 tỷ đồng từ nguồn đối ứng.

Phần còn lại hơn 7.500 tỷ đồng sẽ do VEC tự bố trí từ tiền tích lũy của đơn vị để hoàn thành toàn bộ dự án. Số tiền này sẽ dùng để bổ sung cho phần vốn đối ứng còn lại; hoàn thiện các gói thầu phía Tây và Đông của dự án, sau khi hiệp định vay của ADB hết hạn. Đồng thời, việc đầu tư hoàn thiện nút giao giữa cao tốc với quốc lộ 51; trả các chi phí phát sinh trong thời gian dự án dừng thi công; lãi vay; thuế... cũng sẽ lấy từ nguồn kinh phí trên.

Ngoài điều chỉnh tổng mức đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị lùi thời gian hoàn thành tuyến cao tốc đến tháng 9/2025, thay vì cuối năm nay do cần thời gian khởi động lại công trình. Trước đó, do dự án bị dừng quá lâu nhiều nhà thầu đã dừng hợp đồng.

Tiến độ dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành tính đến tháng 3/2023. Đồ họa: Khánh Hoàng

Tiến độ dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành tính đến tháng 3/2023. Đồ họa: Khánh Hoàng

Khởi công năm 2014, cao tốc Bến Lức - Long Thành gồm 11 gói thầu xây lắp chính, trong đó 5 gói đoạn phía Tây dùng vốn ADB; ba gói đoạn giữa dùng vốn JICA và ba gói còn lại phía Đông dùng vốn từ hiệp định vay ADB lần hai. Năm 2019, thời điểm dự án phải hoàn thành theo kế hoạch, tổng khối lượng mới đạt 80% thì gặp vướng thủ tục nên không được bố trí vốn, dẫn đến phải nhiều lần lùi tiến độ.

Giai đoạn một, cao tốc Bến Lức - Long Thành được thiết kế 4 làn xe, hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc 120 km/h. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, giúp kết nối hai vùng Đông và Tây Nam Bộ, tạo đà phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sưu tầm

Read more...

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ