Ngày 11/7, ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GTVT Tiền Giang cho biết, dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1, thành phần 2 phía Tiền Giang đã hoàn tất hồ sơ đấu thầu, dự kiến cuối tháng 7/2024 khởi công.
Về giải phóng mặt bằng (GPMB), UBND huyện Cái Bè đã phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 420 hộ dân bị ảnh hưởng và bố trí khu tái định cư với tổng số tiền trên 1.000 tỷ đồng.
Thi công dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thành phần 1 phía Đồng Tháp.
Theo ông Nguyễn Văn Nha, Chủ tịch UBND huyện Cái Bè, huyện đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 418 hộ với số tiền trên 764 tỷ đồng, đạt trên 98%.
Huyện đang tiếp tục vận động 2 hộ dân cuối cùng nhận tiền, bàn giao mặt bằng cho dự án.
Trước đó, Chính phủ có quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1.
Tổng mức đầu tư dự án 7.496 tỷ đồng, tăng 1.610 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nguyên nhân chính dẫn đến tổng mức đầu tư dự án tăng do tăng chi phí GPMB và điều chỉnh chi phí xây dựng.
Dự án thành phần 1 qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp có tổng mức đầu tư khoảng trên 3.600 tỷ đồng. Trong đó, chi phí GPMB khoảng 623 tỷ đồng. Dự án này đã được tỉnh Đồng Tháp khởi công trong tháng 6/2023.
Dự án thành phần 2 có tổng số vốn đầu tư khoảng trên 3.800 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng trên 1.000 tỷ đồng.
Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu có điểm đầu giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Điểm cuối giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Trong đó, dự án thành phần 1 có chiều dài 16km đi qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp, dự án thành phần 2 dài 11,4km nằm trên địa phận tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp.
Quy mô mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cao tốc bốn làn xe, có làn dừng khẩn cấp. Mặt cắt ngang giai đoạn 1 phân kỳ đầu tư quy mô bốn làn xe, với bề rộng nền đường 17m, vận tốc khai thác 80km/h.
Sưu tầm
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cao tốc Cần Thơ- Cà Mau đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Theo kế hoạch, trong thời kỳ quy hoạch, tỉnh Hậu Giang tiếp tục hoàn thiện các cơ sở hạ tầng từ các dự án đã và đang thực hiện.
Cụ thể, tập trung triển khai các dự án đang được tỉnh triển khai đầu tư trong giai đoạn 2021-2030 gồm: dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp kết nối hệ thống giao thông thủy bộ đường tỉnh 925B và kênh Nàng Mau; đầu tư xây dựng cải tạo, mở rộng đường tỉnh 925B (đoạn từ xã Vị Thuỷ đến Vĩnh Thuận Tây); đầu tư xây dựng đường tỉnh 926B, tỉnh Hậu Giang kết nối với tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, tỉnh Sóc Trăng.
Các dự án đầu tư xây dựng đường tỉnh 927 (đoạn từ thị trấn Cây Dương đến thành phố Ngã Bảy); đầu tư xây dựng đường tỉnh 927 (đoạn từ ngã ba Vĩnh Tường); đầu tư xây dựng đường tỉnh 929 (đoạn từ đường tỉnh 931B đến quốc lộ 61).
Bên cạnh các dự án nội tỉnh, tỉnh Hậu Giang phối hợp với Bộ GTVT đầu tư các dự án giao thông đối ngoại quan trọng, mang tính liên kết vùng điển hình như: dự án đầu tư xây dựng mở rộng quốc lộ Nam Sông Hậu; đầu tư xây dựng quốc lộ 91D; đầu tư xây dựng tuyến tránh quốc lộ 61 tại thị trấn Kinh Cùng.
Bám sát định hướng bốn trụ cột kinh tế được đề ra, trong giai đoạn 2026-2030, Hậu Giang tập trung ưu tiên thực hiện các dự án kết nối với hai tuyến cao tốc Châu Đốc- Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn Cần Thơ - Cà Mau.
Trong đó, phải kể đến các dự án đầu tư xây dựng đường tỉnh 925C, 925B (đoạn từ quốc lộ 61 đến quốc lộ 1), 927D, nâng cấp mở rộng đường tỉnh 930; xây cầu qua kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Xà No.
Ngoài ra, trong giai đoạn nói trên, địa phương cũng chú trọng đến các dự án giao thông phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, như nâng tĩnh không cầu Nàng Mau, đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Chí Thanh và các cầu trên đường tỉnh 927, 926,...
Bên cạnh các dự án giao thông, tỉnh Hậu Giang còn đầu tư hệ thống cảng biển, bến cảng đường thủy nội địa, hạ tầng logistics, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ số, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các loại hình dịch vụ, du lịch dựa trên tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Để thực hiện các chương trình, dự án nằm trong quy hoạch, tỉnh Hậu Giang cần huy động khoảng 330.000 tỷ đồng.
Trong quyết định, Thủ tướng Chính giao UBND tỉnh nghiên cứu, xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, giải pháp để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được xác định trong kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh.
Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các cam kết, tuyệt đối không hợp thức hóa các sai phạm trước đây liên quan đến một số chương trình, dự án.
Đối với các dự án đang xử lý theo kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, thi hành bản án thuộc danh mục các dự án quan trọng dự kiến đầu tư chỉ được triển khai sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Sưu tầm
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Ban QLDA đường Hồ Chí Minh về việc kiểm soát chất lượng, tiến độ thi công dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa thời điểm thi công dở dang (Ảnh: SGGP).
Theo Bộ GTVT, hiện tại, dự án đã được bàn giao mặt bằng hơn 69km (đạt 96%). Còn lại khoảng 3,5km chưa bàn giao mặt bằng, nguồn vốn GPMB được giao trong năm 2024 là 173 tỷ đồng chưa tiến hành giải ngân.
Phần mặt bằng còn lại tập trung tại các vị trí chưa được GPMB từ giai đoạn trước khi dừng giãn, các vị trí nút giao tập trung đông dân cư, các vị trí giao cắt công trình hạ tầng kỹ thuật cần nhiều thủ tục, thời gian để thực hiện GPMB có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.
"Về tình hình triển khai thi công, dự án khởi công từ tháng 12/2023, thời gian thực hiện dự án đến nay là 6/24 tháng theo hợp đồng.
Tuy nhiên, sản lượng mới đạt khoảng 11% giá trị hợp đồng, đáp ứng khoảng 82% kế hoạch chi tiết đã được chấp thuận của dự án, chưa đáp ứng yêu cầu. Trong điều kiện mùa mưa sắp tới, dự án có nguy cơ chậm tiến độ", Bộ GTVT nhận định.
Đảm bảo tiến độ triển khai dự án, Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA đường Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư các tiểu dự án GPMB để giải quyết dứt điểm các khó khan.
"Ban QLDA phải khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, xác định các hạng mục công việc thuộc đường gang (hạng mục đóng vai trò quyết định đến tiến độ) của gói thầu, các khó khăn, vướng mắc chính của từng gói thầu xây lắp, có phương án xử lý theo thẩm quyền.
Bên cạnh đó, cần chỉ đạo tư vấn giám sát, nhà thầu thi công tổ chức lập lại tiến độ thi công, kế hoạch giải ngân các tháng... phù hợp với điều kiện thời tiết khu vực; Huy động, bổ sung thêm máy móc, thiết bị, nhân lực để tăng mũi thi công, có phương án tăng ca, tăng kíp đẩy nhanh tiến độ và bù lại khối lượng chậm trong thời gian vừa qua", Bộ GTVT chỉ đạo.
Đơn vị quản lý dự án cũng được giao nhiệm vụ yêu cầu các bên liên quan có giải pháp tăng cường công tác đúc cấu kiện, thi công kết cấu cầu, cống trong thời điểm khu vực dự án bước vào mùa mưa.
Đối với các cấu kiện đúc sẵn trước thời điểm dừng giãn, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh chủ động nghiên cứu, đánh giá chất lượng, nguyên nhân chủ quan, khách quan, rà soát các hồ sơ nghiệm thu để xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Cho biết dự án hiện có nhiều đoạn tuyến đã thi công lớp cấp phối đá dăm, Bộ GTVT cũng đề nghị đơn vị quản lý dự án khẩn trương chỉ đạo nhà thầu có biện pháp tổ chức thi công phù hợp, tận dụng điều kiện thời tiết thuận lợi để triển khai thảm bê tông nhựa bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Trong đó, đối với các vị trí mặt đường cấp phối đá dăm thi công trước khi dừng giãn đến nay đã hư hỏng, ngập nước, cần xử lý dứt điểm trước khi thi công thảm bê tông nhựa để đảm bảo chất lượng công trình.
"Về mỏ vật liệu xây dựng, các nhà thầu thi công cần chủ động trong việc tìm nguồn cung ứng, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật của dự án.
Ban QLDA đường Hồ Chí Minh phủ chủ động, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, hỗ trợ nhà thầu trong công tác xác định nguồn cung cấp vật liệu", văn bản nêu.
"Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa có tổng chiều dài gần 73km (không bao gồm cầu vượt và nút giao với quốc lộ 22 đã được đầu tư).
Điểm đầu dự án tại Km 10+00 tại xã Trừ Văn Thố thuộc huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Điểm cuối khoảng Km 82+750 giao với quốc lộ N2 (nay là đường Hồ Chí Minh) thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Giai đoạn phân kỳ, dự án được đầu tư quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường hơn 12m; bề rộng mặt đường hơn 11m. Giai đoạn hoàn chỉnh dự án sẽ có quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường hơn 32m.
Riêng công trình cầu, trên tuyến sẽ được đầu tư xây dựng 14 công trình cầu. Trong đó, 11 cầu tiếp tục thi công hoàn thiện và 3 cầu xây dựng mới (Trảng Bàng, An Hòa, Rạch Nhum).
Tổng mức đầu tư dự án là gần 2.300 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành năm 2025."
Sưu tầm
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.