Ngày 24/12, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai đang làm thủ tục ký hợp đồng với nhà thầu trúng gói thầu số 26 thuộc dự án thành phần 3, dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 - TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Phối cảnh nút giao khác mức liên thông giữa đường Vành đai 3 - TP.HCM với đường tỉnh 25C Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Như vậy theo kết quả lựa chọn nhà thầu, đơn vị trúng gói thầu số 26 - xây dựng đoạn từ đầu tuyến đến nút giao đường tỉnh 25C, bao gồm bảo đảm an toàn giao thông và chi phí mặt bằng trạm trộn bê tông xi măng, trạm biến áp phục vụ thi công thuộc dự án đường Vành đai 3 - TP.HCM là Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Nam. Giá trúng thầu là gần 530 tỷ đồng và thời gian triển khai hợp đồng khoảng gần 3 năm (990 ngày).
Dự án thành phần 3 thuộc dự án đường Vành đai 3 - TP.HCM đoạn qua địa bàn Đồng Nai có chiều dài hơn 11,2km (trừ dự án thành phần 1A). Dự án có điểm đầu tuyến tại xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, điểm cuối tuyến tại cầu Nhơn Trạch thuộc xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch.
Về quy mô, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc khớp nối với dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch tại nút giao tuyến đường tỉnh 25B. Đối với phần đường song hành, đầu tư xây dựng dọc 2 bên tuyến đường cao tốc với đoạn tuyến dài hơn 11,2km bao gồm 2 cầu vượt sông Rạch Chạy trên đường song hành.
Còn phần đường cao tốc có quy mô 8 làn xe, vận tốc tính toán 100km/h riêng đường song hành hai bên bố trí tối thiểu 2 làn xe cơ giới và 1 làn xe hỗn hợp mỗi bên, vận tốc thiết kế 60km/h.
Phân kỳ đầu tư giai đoạn 1, đối với phần đường cao tốc đầu tư 1/2 mặt cắt ngang của đường cao tốc với 4 làn xe. Đối với phần đường song hành, mỗi bên bố trí 2 làn xe.
Dự án cũng đầu tư xây dựng 2 nút giao khác mức liên thông giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và nút giao với đường tỉnh 25C. Đồng thời, có 4 nút giao trực thông với các tuyến đường gồm: Hương lộ 19, đường tỉnh 25B, đường tỉnh 769 và đường Lý Tự Trọng.
Suu tầm
Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu các Cục, Vụ chuyên môn và các ban quản lý dự án (Ban QLDA) thực hiện nghiêm thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thứ 8 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.
Đẩy nhanh thủ tục cấp mỏ vật liệu đặc thù phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Bộ GTVT chỉ đạo thực hiện để đảm bảo tiến độ dự án.
Về dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT yêu cầu các Ban QLDA chỉ đạo nhà thầu phối hợp với các sở, ngành địa phương sớm hoàn thiện các thủ tục để có thể khai thác các mỏ vật liệu xây dựng thông thường (đất, cát...) trước ngày 31/12/2023.
Trước ngày 31/12, các Ban QLDA 7, Mỹ Thuận cũng được giao kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chỉ đạo nhà thầu tập trung nguồn lực, tổ chức thi công “3 ca 4 kíp”, bảo đảm hai dự án cầu Mỹ Thuận 2, dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ về đích đúng tiến độ.
Cục Đường cao tốc VN phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của tỉnh Tuyên Quang triển khai các thủ tục liên quan để hoàn thành dự án Tuyên Quang - Phú Thọ.
Tháng 12/2023 cũng là mốc thời gian Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường cao tốc VN chủ trì, tham mưu Bộ GTVT phối hợp với Bộ chuyên ngành và địa phương hoàn thiện các thủ tục báo cáo Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.
Ban QLDA Mỹ Thuận phối hợp với Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường báo cáo kết quả thực hiện thí điểm cát biển làm vật liệu đắp nền đường trong tháng 12/2023.
Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường tổng hợp kết quả đánh giá của Hội đồng khoa học công nghệ cấp Bộ về đánh giá kết quả công tác thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường tại dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Hậu Giang - Cà Mau, báo cáo kết thực hiện và tham mưu Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tại văn bản chỉ đạo, Bộ GTVT cũng đề nghị các Ban QLDA chỉ đạo nhà thầu phối hợp với địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật bảo đảm tiến độ bàn giao theo yêu cầu của Chính phủ. Trong đó, đặc biệt lưu ý tiến độ các dự án Biên Hòa - Vũng Tàu và Tân Vạn - Nhơn Trạch.
Ban QLDA đường Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thuộc tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên để sớm phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tại dự án Chợ Chu - Ngã 3 Trung Sơn; phối hợp chặt chẽ với TP Đà Nẵng để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Hòa Liên - Túy Loan.
Riêng hai dự án thành phần cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 đang triển khai thi công là Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA 6 và Ban QLDA 85 rà soát tiến độ, chỉ đạo doanh nghiệp dự án và các nhà thầu lập kế hoạch triển khai, lưu ý chuẩn bị nguồn lực tài chính, vật liệu xây dựng, đặc biệt là bê tông nhựa, thiết bị an toàn giao thông… để hoàn thành dự án trước ngày 30/4/2024.
Sưu tầm
Theo ghi nhận, tuyến tỉnh lộ 1 (TL1) nối từ đường Hồ Chí Minh đi huyện Đắk R’lấp, huyện Tuy Đức kết nối với cửa khẩu Bu P’răng (tại nước bạn Campuchia). Đây là tuyến giao thông huyết mạch, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng biên giới Tuy Đức.
Tỉnh lộ 1 xuống cấp gây mất ATGT. Ảnh: M.T
Tuy nhiên, thời gian qua, TL1 ngày càng hư hỏng, xuống cấp. Nhiều đoạn đường xuất hiện "ổ voi ổ gà", nứt vỡ khiến các phương tiện lưu thông, vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, mất an toàn giao thông (ATGT).
Lái xe Nguyễn Văn Minh, thường xuyên đi trên tuyến TL1 phản ánh: "Vừa qua, TL1 được sửa chữa khiến việc đi lại được thuận tiện, nhưng qua một mùa mưa lại xuống cấp, xuất hiện "ổ voi, ổ gà", không chỉ xe máy mà cả ô tô lưu thông gặp nhiều khó khăn, quá trình di chuyển nếu không quan sát cẩn thận phương tiện có thể sụp hố sâu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn bất cứ lúc nào".
Bà Nguyễn Thị Lan (xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức) chia sẻ: "Nhiều năm nay, TL1 thường xuyên hư hỏng. Hàng năm, người dân đều thấy cơ quan chức năng sửa chữa, nhưng chỉ qua mùa mưa mặt đường lại xuống cấp.
Đường xuống cấp, người dân đi lại vất vả, nhất là ban đêm. Không ít vụ TNGT đã xảy ra trên tuyến đường do mặt đường xấu. Tuy nhiên, công tác khắc phục, sửa chữa được một thời gian lại hư hỏng. Người dân mong muốn, TL1 được nâng cấp, mở rộng để giúp các phương tiện tham gia giao thông thuận lợi, vận chuyển nông sản dễ dàng và đảm bảo ATGT".
Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Đắk Nông, TL1 có chiều dài 36km, trong đó có 4,5km (từ Km 31+500 đến Km 36) đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp (thuộc dự án hỗ trợ phát triển biên giới - tiểu dự án tỉnh Đắk Nông). Các đoạn còn lại có quy mô đường cấp IV, mặt đường đá dăm nước, láng nhựa.
Theo ông Nguyễn Nhân Bản, Giám đốc Sở GTVT Đắk Nông, TL1 được quy hoạch đường cấp III, tỉnh Đắk Nông đã có chủ trương đầu tư dự án và đã nhiều lần kiến nghị với Trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện dự án. Tuy nhiên, Trung ương chưa cân đối được kinh phí nên dự án nâng cấp, mở rộng TL1 chưa được triển khai.
Đề xuất hai phương án nâng cấp TL1 để phát triển kinh tế vùng biên giới Tuy Đức, kết nối với cửa khẩu Bu P’răng (tại nước bạn Campuchia). Ảnh: M.T
Những năm gần đây, từ nguồn ngân sách tỉnh và vốn bảo trì đường bộ, gần 30km đường TL1 đã được nâng cấp, sửa chữa với kinh phí khoảng 97 tỷ đồng. Với kết cấu mặt đường đá dăm nước, láng nhựa, TL1 được đầu tư trung bình 3 - 3,5 tỷ đồng/km.
Tuy nhiên, do sự gia tăng của phương tiện tải trọng lớn và mưa kéo dài, nhiều đoạn tuyến trên TL1 nhanh chóng hư hỏng. Vào tháng 8/2023, đoạn Km 25+100 đến Km 25+950 của TL1 xuất hiện nhiều vết sụt lún. Phía ta luy âm của đường xuất hiện các vết nứt gãy, sụt lún từ 0,2 - 5m, có điểm sâu hơn 1m, ảnh hưởng tới 63 hộ dân hai bên TL1.
"Qua đánh giá, Sở GTVT Đắk Nông đề xuất 2 phương án nâng cấp TL1. Theo phương án thứ nhất, toàn bộ 31,5km (bao gồm cả đoạn sụt lún) sẽ được đầu tư hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn đường cấp III với nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 8m. Tổng mức đầu tư công trình khoảng 700 tỷ đồng.
Nếu khó khăn về nguồn vốn, phương án 2 là khắc phục các đoạn hư hỏng nặng, sụt lún và có nguy cơ. Mục tiêu hướng tới là ổn định nền đường, làm mặt đường bê tông nhựa, bổ sung tường chắn… với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng", Sở GTVT Đắk Nông đề xuất.
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, việc nâng cấp, mở rộng 31,5km đường TL1 được UBND tỉnh đánh giá là trọng điểm, cần ưu tiên đầu tư. Trong công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh cho biết, đây là đoạn đường mang tính động lực phát triển kinh tế, hướng đến cửa khẩu với nước bạn Campuchia.
Đoạn đường đi qua địa bàn huyện nghèo Tuy Đức với phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số. Việc đầu tư tuyến đường sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh khu vực biên giới.
Sưu tầm
Bộ GTVT vừa có quyết định phê duyệt đầu tư dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn.
Theo lộ trình dự kiến, việc thi công đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn sẽ hoàn thành năm 2025. (Ảnh minh họa)
Theo phương án được duyệt, dự án có tổng chiều dài gần 29km. Điểm đầu dự án tại Chợ Chu (điểm cuối đoạn Chợ Mới - Chợ Chu), huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Điểm cuối dự án tại ngã ba Trung Sơn (giao cắt với QL2C), huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Tuyến đường được đầu tư quy mô đường cấp III miền núi, bề rộng nền đường 9m, bề rộng mặt đường 6m, vận tốc thiết kế 60km/h, có châm chước những vị trí khó khăn.
Riêng đoạn tuyến đi qua trung tâm xã Trung Sơn (chiều dài khoảng 532m) sẽ được đầu tư quy mô đường đô thị, bề rộng nền đường 14m, bề rộng mặt đường 10m.
Với phương án trên, tổng mức đầu tư dự án là 1.665 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trong đó, chi phí bồi thường hỗ trợ, tái định cư hơn 419 tỷ đồng; chi phí xây dựng hơn 1.000 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án hơn 11 tỷ đồng; chi phí tư vấn hơn 45 tỷ đồng; chi phí dự phòng hơn 66 tỷ đồng và chi phí dự phòng hơn 107 tỷ đồng.
Bộ GTVT cho biết, việc đầu tư tuyến đường Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn nhằm từng bước hoàn thiện đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch; tăng cường kết nối, nâng cao năng lực khai thác vùng trung du, miền núi phía Bắc và trên các hành lang vận tải từ Thái Nguyên và Tuyên Quang đến các các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Sưu tầm
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.