Liên danh bốn nhà thầu trúng gói thầu số 21 với giá hơn 1.400 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là gần 3 năm.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai cho biết vừa hoàn tất ký hợp đồng với liên danh các nhà thầu gồm: Công ty CP Lizen, Công ty CP Hải Đăng, Công ty CP Xây lắp 368 và Tổng công ty Xây dựng số 1.
Phối cảnh một nút giao của dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Các nhà thầu này sẽ tham gia thi công gói thầu số 21 (đoạn từ Km6+200 - Km16+000 thuộc dự án Đầu tư xây dựng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1).
Liên danh các nhà thầu trên trúng gói thầu số 21 với giá hơn 1.400 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là gần ba năm và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
Ngoài ra với các gói thầu xây lắp còn lại của dự án thành phần 1, Ban Quản lý dự án vẫn đang tiếp tục hoàn thành các thủ tục lựa chọn nhà thầu thi công.
Được biết dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vẫn đang chậm tiến độ do vướng mặt bằng.
Theo Ban Quản lý dự án, để triển khai dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai phải thu hồi diện tích đất gần 290ha.
Tới nay, đối với dự án thành phần 1, đã hoàn thành công tác kiểm đếm đối với hơn 31% diện tích đất.
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khởi công từ ngày 18/6.
Còn dự án thành phần 2, đã hoàn thành kiểm đếm với hơn 15% diện tích đất cần thu hồi.
Về xây dựng các khu tái định cư, thời điểm này mới chỉ có khu tái định cư tại xã Long Đức, huyện Long Thành được khởi công. Các khu tái định cư khác vẫn đang chờ giải quyết các vấn đề liên quan về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giải phóng mặt bằng...
Trong dự án thành phần 1 sẽ xây dựng 10 cầu vượt trực thông và 6 hầm chui dân sinh dọc tuyến. Trên tuyến sẽ có 14 công trình cầu được đầu tư xây dựng gồm: 8 cầu trên đường cao tốc, 3 cầu trên các tuyến đường ngang vượt cao tốc và 3 cầu trong nút giao liên thông với quốc lộ 1.
Tổng mức đầu tư dự án thành phần 1 đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 hơn 6.000 tỷ đồng."
Sưu tầm
Hướng tuyến các dự án thành phần đi qua bốn địa phương An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng.
Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ vừa có quyết định giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 cho dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1, dự án thành phần 2 đoạn qua địa phận Cần Thơ.
Dự án cao tốc trục ngang Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1 đoạn qua địa bàn Cần Thơ, do Ban quản lý Đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ (Ban đầu tư) làm chủ đầu tư, có chiều dài dự án trên 37 km, qua địa bàn các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai. Tổng mức đầu tư dự án 9.845 tỷ đồng; trong đó ngân sách trung ương 8.845 tỷ đồng, ngân sách địa phương 1.000 tỷ đồng.
Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025, trước đó đã giao cho dự án 837 tỷ đồng. Với việc giao bổ sung 3.250 tỷ đồng, đến nay tổng nguồn vốn từ ngân sách trung ương đã giao cho dự án đạt 4.087 tỷ đồng.
Theo Ban đầu tư, dự án có khoảng 994 trường hợp hộ dân bị ảnh hưởng; trong đó, tổng nhu cầu tái định cư khoảng 200 nền. Tính đến cuối tháng 7/2023 đã phê duyệt bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 737/994 trường hợp với giá trị hơn 674 tỷ đồng,… Kế hoạch giải ngân vốn năm 2023, dự án được bố trí 1.837 tỷ đồng, giải ngân đến hết tháng 7/2023 là 665,137 tỷ đồng, đạt 36,20% kế hoạch.
Dự án gồm 4 gói thầu 11, 12, 13 và 14. Trong đó, gói thầu số 11 đang được triển khai; gói thầu 12 vừa được thẩm định, sẽ hoàn thành việc chọn thầu trong tháng 8/2023; hai gói số 13 và 14 đang trình thẩm định, phê duyệt.
Quyết định của Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ, Giám đốc Sở Tài chính Cần Thơ, Giám đốc Ban quản lý Đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Cần Thơ và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm giải ngân hết kế hoạch vốn được giao theo đúng quy định.
Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ cũng đã giao ủy ban nhân dân các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh khẩn trương hoàn thành các công việc còn lại có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (kiểm đếm, đo đạc, áp giá, phê duyệt phương án bồi thường, chi trả cho người dân bảo đảm đúng theo quy định). Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận sớm bàn giao mặt bằng, phấn đấu trước ngày 31/10/2023 bàn giao 100% mặt bằng sạch cho các nhà thầu tổ chức thi công toàn tuyến.
Ngày 17/6/2023, dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ dài 188 km đã đồng loạt khởi công trực tiếp và trực tuyến tại 4 điểm đầu cầu An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công tại đầu cầu An Giang.
Dự án được chia làm 4 dự án thành phần và giao ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng làm cơ quan chủ quản triển khai đầu tư. Dự án thành phần 1 qua địa phận tỉnh An Giang dài hơn 57 km; dự án thành phần 2 qua TP. Cần Thơ dài hơn 37 km; dự án thành phần 3 qua tỉnh Hậu Giang dài khoảng 37 km và dự án thành phần 4 qua tỉnh Sóc Trăng dài 57 km.
"Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng là tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, kết nối khu vực với hệ thống đường cao tốc quốc gia. Dự án có tổng mức đầu tư 44,691 nghìn tỷ đồng, được kỳ vọng là một trong sáu tuyến cao tốc thay đổi đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển."
Sưu tầm
QL54 đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long đang được sửa chữa, thảm nhựa nhiều đoạn sau một thời gian dài sử dụng.
Ngày 14/8, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Khu Quản lý đường bộ IV (Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT) cho biết, tuyến QL54 qua Vĩnh Long đang được duy tu sửa chữa, thảm nhựa mới để đảm bảo lưu thông cho bà con.
QL54, đoạn qua huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đang được sửa chữa.
“Chúng tôi sẽ làm nối tiếp những đoạn QL54 vào giữa tháng 9 tới đây với khoảng 6km qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long, kinh phí 30 tỷ đồng.
Tuyến quốc lộ này sẽ còn được sửa chữa, thảm nhựa để phục vụ nhu cầu đi lại, đảm bảo an toàn cho người dân”, ông Thành nói.
QL54 đoạn Vĩnh Long đi qua bốn huyện và thị xã, gồm huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh, huyện Tam Bình và Trà Ôn.
Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, đoạn qua huyện Trà Ôn đang được đơn vị thi công những ngày qua. Đây là niềm vui của người dân Vĩnh Long khi tuyến đường này đã xuống cấp, hỏng hóc nhiều năm qua.
Lưu lượng phương tiện qua QL54 rất lớn.
Ông Thạch Thanh Quang (47 tuổi) ngụ ấp Đông Hưng, xã Đông Thành, thị xã Bình Minh kể: “Đường này có đoạn mới láng nhựa, ngon lành, nhưng vẫn còn nhiều đoạn xấu, mặt đường trồi sụt, ổ gà khắp nơi.
Hồi trước chưa được sửa tai nạn nhiều lắm, giờ thì đỡ hơn chút. Con nít ở đây đi học toàn được gia đình đưa rước, không dám cho tự đi vì xe tải, container chở hàng chạy nườm nượp. Giờ cao điểm xe cộ phải nối đuôi nhau đi”.
Mặt QL54 nhiều đoạn xuống cấp nghiêm trọng.
Bán vé số hàng chục năm qua trên tuyến đường này, ông Nguyễn Xuân Luyến (73 tuổi) ngụ phường Đông Thuận, thị xã Bình Minh kể, ông chứng kiến không biết bao nhiêu lần xe máy bị xe tải ép văng xuống lề đường.
“Xe tải chạy phía sau, tới sát nơi ép một cái là xe máy bất ngờ mất tay lái văng xuống đường liền. Còn tai nạn va quệt giữa các phương tiện thì nhiều lắm”, ông Luyến nói.
Đối với những người dân địa phương nơi đây, việc QL54 được mở rộng, nâng cấp là điều họ mong mỏi từ lâu và người dân cũng đã nhiều lần kiến nghị. Hồi đầu tháng 8/2023, Bộ GTVT cũng có văn bản trả lời cử tri tỉnh Vĩnh Long về vấn đề này.
Theo đó, Bộ GTVT cho biết, từ năm 2019, Bộ đã giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án 7 lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư cải tạo, nâng cấp QL54 qua Vĩnh Long, Trà Vinh, dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách Bộ GTVT phân bổ còn hạn hẹp, việc triển khai đầu tư các đoạn tuyến trên QL54 chưa thực hiện được trong giai đoạn 2021 - 2025.
Mặt đường QL54 khá hẹp, phương tiện lưu thông khá chật vật.
Riêng Vĩnh Long, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT đã ưu tiên bố trí 3.752 tỷ đồng để đầu tư ba dự án, gồm: Dự án cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu khoảng 1.343 tỷ đồng; dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ khoảng 1.947 tỷ đồng; mở rộng QL1 đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ khoảng 462 tỷ đồng.
Do khó khăn về nguồn vốn nên chưa thể bố trí để nâng cấp, mở rộng QL54 qua Vĩnh Long, Trà Vinh.
Từ đó, thời gian tới, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các địa phương huy động các nguồn lực để đầu tư dự án. Giao cho Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện kiểm tra, duy tu thường xuyên cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ đi lại của người dân. Đồng thời, đầu tư sửa chữa một số đoạn tuyến bị hư hỏng, xuống cấp bằng nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ với tổng kinh phí hơn 90 tỷ đồng.
Theo quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, tuyến QL54 có quy mô từ 2 - 4 làn xe.
Hiện, đoạn qua Trà Vinh và Đồng Tháp đã được đầu tư bốn làn xe. Riêng Vĩnh Long chỉ có hai làn xe, tiêu chuẩn đường cấp IV và thường xuyên xuống cấp."
Sưu tầm
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.