Trang chủ Tin tức Tin nội bộ

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1802150
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
906
4750
18926
1802150

Từ khi khởi công đến nay, 5/14 gói thầu dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đã chọn được nhà thầu xây lắp, song, thi công vẫn gặp khó về vật liệu.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói thầu còn lại

Cục Đường cao tốc VN vừa có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1.

Sau hai tháng khởi công, dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đang triển khai thế nào? - Ảnh 1.

Nguồn cung vật liệu vẫn là thách thức lớn trong quá trình thi công cao tốc Châu Đốc - Càn Thơ - Sóc Trăng ở thời điểm hiện tại (Ảnh minh họa).

Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng, thời gian vừa qua Cục Đường cao tốc VN đã phối hợp với các chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán các gói thầu (phân đoạn) thuộc các dự án thành phần của dự án. Đến nay, đã hoàn thành thẩm định 12/14 gói thầu, đóng dấu thẩm định 4/12 gói thầu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023, Cục Đường cao tốc VN đề nghị Ban Quản lý dự án 2 tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp hoàn thành thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán đối với gói thầu còn lại của dự án thành phần 4.

Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Cần Thơ, Sở GTVT Hậu Giang, Ban QLDA 2 tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán đối với 8 gói thầu đã được thẩm định; gửi hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoàn chỉnh theo nội dung thẩm định đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để xem xét, đóng dấu theo quy định.

Trong quá trình thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng các gói thầu, Chủ đầu tư lưu ý tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán của cơ quan chuyên môn về xây dựng, bảo đảm các yêu cầu về an toàn chịu lực công trình, an toàn giao thông, tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng của dự án, bảo đảm kinh tế - kỹ thuật và các yêu cầu khác theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, khẩn trương tổ chức lựa chọn nhà thầu để triển khai xây dựng công trình. Quá trình triển khai các thủ tục tiếp theo.

"Đối với các gói thầu đã khởi công xây dựng, Chủ đầu tư cần chỉ đạo các đơn vị thi công tập trung nhân lực, thiết bị, vật liệu đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng và giải ngân vốn đầu tư đã bố trí cho dự án.

Trường hợp có khó khăn vướng mắc, chủ đầu tư kịp thời báo cáo UBND cấp tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền", Cục Đường cao tốc VN đề nghị.

Vật liệu vẫn là nút thắt

Báo cáo tiến độ triển khai dự án mới nhất cho thấy, tính đến nay, chủ đầu tư hoàn thành lựa chọn nhà thầu 5/14 gói thầu xây lắp.

Trong đó, dự án thành phần 2 đã hoàn thành 2 gói thầu. Dự án thành phần 1, 3, 4, mỗi dự án thành phần đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu đối với một gói thầu thuộc dự án.

Về công tác GPMB, tổng diện tích đất chiếm dụng của dự án khoảng hơn 1.200ha. Tính đến hết ngày 20/8/2023, tổng diện tích đất đã thu hồi khoảng hơn 1.100ha (đạt 90,5%).

Trong đó, dự án thành phần 1 đã thu hồi gần 358ha (đạt 91%); Dự án thành phần 2 đã thu hồi hơn 200ha (đạt gần 87%); Dự án thành phần 3 thu hồi gần 238ha (đạt hơn 91%) và dự án thành phần 4 đã thu hồi 304ha (đạt 92%).

Khó khăn nhất của dự án hiện nay là vấn đề vật liệu. Theo tính toán, nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường khoảng hơn 30 triệu m3; Cát xây dựng khoảng gần 1 triệu m3; Đá xây dựng các loại khoảng gần 4,5 triệu m3.

Thực tế hiện nay, ngoài dự án thành phần 1 có trữ lượng cát tại các mỏ tại địa phương bảo đảm đủ cung cấp cho dự án, dự án thành phần 3, trữ lượng mỏ tại địa phương chỉ bảo đảm khoảng 50% tổng nhu cầu cát đắp nền. Dự án thành phần 2 và dự án thành phần 4 chưa có nguồn cát đắp nền để phục vụ triển khai xây dựng.

Với vật liệu đá, cát xây dựng, ngoài tỉnh An Giang có mỏ đang khai thác trên địa bàn đủ khả năng cung cấp cho dự án, thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng dự kiến sử dụng nguồn cát, đá xây dựng từ các tỉnh lân cận như: An Giang, Kiên Giang, Đồng Nai...

Khó khăn vật liệu khiến công tác triển khai thi công các dự án thành phần còn chậm. Hiện, 5 gói thầu đang thi công mới triển khai xây dựng lán trại, thi công đường công vụ.

Trước thực trạng trên, cơ quan chức năng đề nghị UBND TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang khẩn trương phối hợp với UBND tỉnh An Giang xác định cụ thể mỏ cát đắp nền đường cho dự án thành phần 2 và dự án thành phần 3, hoàn thành thủ tục khai thác trong quý 3/2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

UBND các tỉnh: Sóc Trăng Đồng Tháp, Vĩnh Long khẩn trương hoàn thành thủ tục để khai thác các mỏ cát đã được HĐND tỉnh thông qua chủ trương; hỗ trợ nguồn vật liệu cát san lấp cho dự án, đặc biệt là trong thời điểm chưa hoàn thiện thủ tục khai thác mỏ cát để thực hiện dự án thành phần thuộc Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, Bộ Xây dựng cũng được đề nghị hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương xác định giá vật liệu theo cơ chế giao mỏ trực tiếp; Hướng dẫn thủ tục xác định/điều chỉnh giá cát đối với các gói thầu khi ký kết hợp đồng chưa xác định cụ thể mỏ cát để thực hiện.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí các nguồn vốn còn lại để triển khai thực hiện dự án thành phần 1 (An Giang); xem xét, bố trí bổ sung cho dự án hươn 1.400 tỷ đồng từ nguồn vốn trong năm 2023 để triển khai thực hiện dự án thành phần 2.

"Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng chiều dài hơn 189km.

Dự án được chia làm 4 dự án thành phần đi qua 4 tỉnh, thành phố gồm: Dự án thành phần 1 (An Giang) dài 57km; Dự án thành phần 2 (Cần Thơ) dài hơn 37km; Dự án thành phần 3 (Hậu Giang) dài gần 37km; Dự án thành phần 4 (Sóc Trăng) dài hơn 58km.

Giai đoạn phân kỳ, dự án được đầu tư với quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, mặt cắt ngang 17m. Tổng mức đầu tư là 44.691 tỷ đồng. Dự kiến, dự án sẽ được hoàn thành cơ bản toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2027.

Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án được đầu tư với quy mô 6 làn xe cao tốc, mặt cắt ngang 32,25m."

Sưu tầm

Read more...

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo đối với việc triển khai nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Long An. Trong đó, có việc thành lập Khu kinh tế Long An, tiến độ triển khai các dự án đường bộ, cao tốc.

 Thủ tướng chỉ đạo triển khai các dự án đường bộ, cao tốc trên địa bàn tỉnh Long An

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 338/TB-VPCP Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An.

Nội dung văn bản nêu rõ, tỉnh Long An có vị trí chiến lược quan trọng, trung tâm kết nối giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, giữa hành lang kinh tế từ Bắc vào Nam, hành lang kinh tế Đông Tây và Vành đai kinh tế biển.

Liên quan đến kiến nghị của tỉnh Long An về các dự án trên địa bàn, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo như sau:

Đối với kiến nghị thành lập Khu kinh tế Long An ở các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Long An lập hồ sơ thành lập khu kinh tế theo đúng quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Về đầu tư tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đoạn Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - Đức Hòa, tỉnh Long An), Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục có liên quan theo đúng quy định để khởi công đoạn tuyến này trong quý IV/2023, hoàn thành năm 2025.

Về đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ N2 (đoạn Đức Hòa, tỉnh Long An - Mỹ An, tỉnh Đồng Tháp), Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, tài chính, UBND tỉnh Long An đề xuất phương án đầu tư phù hợp theo đúng quy định, theo tinh thần Trung ương và địa phương cùng làm, tỉnh Long An nỗ lực tăng thu, tiết kiệm chi để có nguồn lực triển khai, hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV/2023.

Về bố trí vốn đầu tư quốc lộ N1 trong giai đoạn 2026 - 2030, giao Bộ Giao thông vận tải tổng hợp kiến nghị của tỉnh Long An trong quá trình xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 xem xét, tổng hợp chung nhu cầu đầu tư dự án theo các nguyên tắc, tiêu chí, mức độ ưu tiên và điều kiện nguồn lực được phân bổ theo đúng quy định pháp luật.

Về hỗ trợ vốn đầu tư Dự án kè bảo vệ bờ sông Vàm Cỏ Tây, TP. Tân An và Dự án kè chống sạt lở thị xã Kiến Tường, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Long An để hỗ trợ đầu tư dự án theo đúng quy định pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy trình, quy định trước ngày 25/8/2023.

Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện và phối hợp với UBND tỉnh Long An tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện định kỳ (quý, năm).

"Những năm tới, hạ tầng giao thông Long An phát triển như thế nào?

Theo quy hoạch tỉnh Long An giai đoạn 2020 – 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong những năm tới hạ tầng giao thông tại địa phương này sẽ được tập trung phát triển theo 6 trục động lực, kết nối liên vùng gồm:

Trục động lực Vành đai 3 - Vành đai 4: Kết nối tỉnh Long An với vùng Đông Nam Bộ - TP.HCM; kết nối sân bay Quốc tế Long Thành - cảng Long An.

Trục động lực quốc lộ 50B: Kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang.

Trục động lực song hành quốc lộ 62: Kết nối thành phố Tân An - khu kinh tế cửa khẩu Long An - vùng Đồng Tháp Mười.

Trục động lực Mỹ Quý Tây - Lương Hoà - Bình Chánh: Kết nối cửa khẩu Mỹ Quý Tây - vùng đô thị, công nghiệp ở huyện Bến Lức và TP.HCM.

Trục động lực quốc lộ N1: Kết nối Long An với vùng đồng bằng sông Cửu Long - vùng Đông Nam Bộ - vùng Tây Nguyên.

Trục động lực Đức Hoà: Kết nối cửa khẩu Quốc gia Mỹ Quý Tây và các khu công nghiệp, đô thị vùng huyện Đức Hoà, Bến Lức với TP.HCM."

Sưu tầm


Read more...
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở GTVT Lạng Sơn phối hợp triển khai Dự án nâng cấp đoạn Km18 - Km80, Quốc lộ 4B, thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Theo Bộ GTVT, Dự án nâng cấp đoạn Km18 - Km80, quốc lộ 4B, tỉnh Lạng Sơn được Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định 141 ngày 28/2/2023; phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định 516 ngày 28/4/2023.

Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo Sở GTVT Lạng Sơn (Chủ đầu tư) khẩn trương triển khai, hoàn chỉnh các thủ tục để sớm khởi công Dự án. Trong đó, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), nguồn vật liệu xây dựng khối lượng lớn (đất đắp, cát, đá,…), các vị trí đổ thải vật liệu,… là những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai, chất lượng của Dự án.

Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT Lạng Sơn phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, chính quyền địa phương nơi Dự án đi qua, khẩn trương chỉ đạo tư vấn thiết kế và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở; chủ động làm việc với các sở, ngành, địa phương về các thủ tục đầu tư cần thiết theo quy định để sớm hoàn thiện phê duyệt hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, dự toán xây dựng công trình, đảm bảo chất lượng, tiến độ yêu cầu.

"Dự án nâng cấp đoạn Km18 - Km80, Quốc lộ 4B có tổng chiều dài khoảng 63,2 km. Điểm đầu tại Km18 - lý trình Quốc lộ 4B hiện hữu (khớp nối với dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B đoạn Km3+700 đến Km18 đang triển khai thi công) thuộc địa phận huyện Lộc Bình; điểm cuối tại Km80 - lý trình Quốc lộ 4B hiện hữu (ranh giới hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh) thuộc địa phận huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.

Về quy mô đầu tư, đoạn từ đầu tuyến đến nút giao với ĐT236 quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 24,5 m. Đoạn qua thị trấn Na Dương, thị trấn Đình Lập giữ nguyên theo hiện trạng. Đoạn còn lại quy mô 2 làn xe, nền đường rộng 12 m. Bề rộng công trình cầu phù hợp với khổ nền đường.

Về tiêu chuẩn kỹ thuật, phần đường thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III TCVN 4054:2005, trong đó đoạn từ đầu tuyến đến nút giao với Quốc lộ 4B tốc độ thiết kế 80 km/h; đoạn qua thị trấn Na Dương, thị trấn Đình Lập giữ nguyên theo hiện trạng; đoạn còn lại tốc độ thiết kế 60 km/h.

Theo quyết định phê duyệt của Bộ GTVT, sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án khoảng 2.297 tỷ đồng, nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bộ GTVT giao Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn làm chủ đầu tư, thời gian hoàn thành năm 2024."

Sưu tầm

Read more...

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ