Ngày 24/12, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai đang làm thủ tục ký hợp đồng với nhà thầu trúng gói thầu số 26 thuộc dự án thành phần 3, dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 - TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Phối cảnh nút giao khác mức liên thông giữa đường Vành đai 3 - TP.HCM với đường tỉnh 25C Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Như vậy theo kết quả lựa chọn nhà thầu, đơn vị trúng gói thầu số 26 - xây dựng đoạn từ đầu tuyến đến nút giao đường tỉnh 25C, bao gồm bảo đảm an toàn giao thông và chi phí mặt bằng trạm trộn bê tông xi măng, trạm biến áp phục vụ thi công thuộc dự án đường Vành đai 3 - TP.HCM là Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Nam. Giá trúng thầu là gần 530 tỷ đồng và thời gian triển khai hợp đồng khoảng gần 3 năm (990 ngày).
Dự án thành phần 3 thuộc dự án đường Vành đai 3 - TP.HCM đoạn qua địa bàn Đồng Nai có chiều dài hơn 11,2km (trừ dự án thành phần 1A). Dự án có điểm đầu tuyến tại xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, điểm cuối tuyến tại cầu Nhơn Trạch thuộc xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch.
Về quy mô, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc khớp nối với dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch tại nút giao tuyến đường tỉnh 25B. Đối với phần đường song hành, đầu tư xây dựng dọc 2 bên tuyến đường cao tốc với đoạn tuyến dài hơn 11,2km bao gồm 2 cầu vượt sông Rạch Chạy trên đường song hành.
Còn phần đường cao tốc có quy mô 8 làn xe, vận tốc tính toán 100km/h riêng đường song hành hai bên bố trí tối thiểu 2 làn xe cơ giới và 1 làn xe hỗn hợp mỗi bên, vận tốc thiết kế 60km/h.
Phân kỳ đầu tư giai đoạn 1, đối với phần đường cao tốc đầu tư 1/2 mặt cắt ngang của đường cao tốc với 4 làn xe. Đối với phần đường song hành, mỗi bên bố trí 2 làn xe.
Dự án cũng đầu tư xây dựng 2 nút giao khác mức liên thông giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và nút giao với đường tỉnh 25C. Đồng thời, có 4 nút giao trực thông với các tuyến đường gồm: Hương lộ 19, đường tỉnh 25B, đường tỉnh 769 và đường Lý Tự Trọng.
Suu tầm
Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu các Cục, Vụ chuyên môn và các ban quản lý dự án (Ban QLDA) thực hiện nghiêm thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thứ 8 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.
Đẩy nhanh thủ tục cấp mỏ vật liệu đặc thù phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Bộ GTVT chỉ đạo thực hiện để đảm bảo tiến độ dự án.
Về dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT yêu cầu các Ban QLDA chỉ đạo nhà thầu phối hợp với các sở, ngành địa phương sớm hoàn thiện các thủ tục để có thể khai thác các mỏ vật liệu xây dựng thông thường (đất, cát...) trước ngày 31/12/2023.
Trước ngày 31/12, các Ban QLDA 7, Mỹ Thuận cũng được giao kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chỉ đạo nhà thầu tập trung nguồn lực, tổ chức thi công “3 ca 4 kíp”, bảo đảm hai dự án cầu Mỹ Thuận 2, dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ về đích đúng tiến độ.
Cục Đường cao tốc VN phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của tỉnh Tuyên Quang triển khai các thủ tục liên quan để hoàn thành dự án Tuyên Quang - Phú Thọ.
Tháng 12/2023 cũng là mốc thời gian Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường cao tốc VN chủ trì, tham mưu Bộ GTVT phối hợp với Bộ chuyên ngành và địa phương hoàn thiện các thủ tục báo cáo Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.
Ban QLDA Mỹ Thuận phối hợp với Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường báo cáo kết quả thực hiện thí điểm cát biển làm vật liệu đắp nền đường trong tháng 12/2023.
Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường tổng hợp kết quả đánh giá của Hội đồng khoa học công nghệ cấp Bộ về đánh giá kết quả công tác thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường tại dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Hậu Giang - Cà Mau, báo cáo kết thực hiện và tham mưu Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tại văn bản chỉ đạo, Bộ GTVT cũng đề nghị các Ban QLDA chỉ đạo nhà thầu phối hợp với địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật bảo đảm tiến độ bàn giao theo yêu cầu của Chính phủ. Trong đó, đặc biệt lưu ý tiến độ các dự án Biên Hòa - Vũng Tàu và Tân Vạn - Nhơn Trạch.
Ban QLDA đường Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thuộc tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên để sớm phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tại dự án Chợ Chu - Ngã 3 Trung Sơn; phối hợp chặt chẽ với TP Đà Nẵng để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Hòa Liên - Túy Loan.
Riêng hai dự án thành phần cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 đang triển khai thi công là Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA 6 và Ban QLDA 85 rà soát tiến độ, chỉ đạo doanh nghiệp dự án và các nhà thầu lập kế hoạch triển khai, lưu ý chuẩn bị nguồn lực tài chính, vật liệu xây dựng, đặc biệt là bê tông nhựa, thiết bị an toàn giao thông… để hoàn thành dự án trước ngày 30/4/2024.
Sưu tầm
Theo ghi nhận, tuyến tỉnh lộ 1 (TL1) nối từ đường Hồ Chí Minh đi huyện Đắk R’lấp, huyện Tuy Đức kết nối với cửa khẩu Bu P’răng (tại nước bạn Campuchia). Đây là tuyến giao thông huyết mạch, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng biên giới Tuy Đức.
Tỉnh lộ 1 xuống cấp gây mất ATGT. Ảnh: M.T
Tuy nhiên, thời gian qua, TL1 ngày càng hư hỏng, xuống cấp. Nhiều đoạn đường xuất hiện "ổ voi ổ gà", nứt vỡ khiến các phương tiện lưu thông, vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, mất an toàn giao thông (ATGT).
Lái xe Nguyễn Văn Minh, thường xuyên đi trên tuyến TL1 phản ánh: "Vừa qua, TL1 được sửa chữa khiến việc đi lại được thuận tiện, nhưng qua một mùa mưa lại xuống cấp, xuất hiện "ổ voi, ổ gà", không chỉ xe máy mà cả ô tô lưu thông gặp nhiều khó khăn, quá trình di chuyển nếu không quan sát cẩn thận phương tiện có thể sụp hố sâu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn bất cứ lúc nào".
Bà Nguyễn Thị Lan (xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức) chia sẻ: "Nhiều năm nay, TL1 thường xuyên hư hỏng. Hàng năm, người dân đều thấy cơ quan chức năng sửa chữa, nhưng chỉ qua mùa mưa mặt đường lại xuống cấp.
Đường xuống cấp, người dân đi lại vất vả, nhất là ban đêm. Không ít vụ TNGT đã xảy ra trên tuyến đường do mặt đường xấu. Tuy nhiên, công tác khắc phục, sửa chữa được một thời gian lại hư hỏng. Người dân mong muốn, TL1 được nâng cấp, mở rộng để giúp các phương tiện tham gia giao thông thuận lợi, vận chuyển nông sản dễ dàng và đảm bảo ATGT".
Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Đắk Nông, TL1 có chiều dài 36km, trong đó có 4,5km (từ Km 31+500 đến Km 36) đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp (thuộc dự án hỗ trợ phát triển biên giới - tiểu dự án tỉnh Đắk Nông). Các đoạn còn lại có quy mô đường cấp IV, mặt đường đá dăm nước, láng nhựa.
Theo ông Nguyễn Nhân Bản, Giám đốc Sở GTVT Đắk Nông, TL1 được quy hoạch đường cấp III, tỉnh Đắk Nông đã có chủ trương đầu tư dự án và đã nhiều lần kiến nghị với Trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện dự án. Tuy nhiên, Trung ương chưa cân đối được kinh phí nên dự án nâng cấp, mở rộng TL1 chưa được triển khai.
Đề xuất hai phương án nâng cấp TL1 để phát triển kinh tế vùng biên giới Tuy Đức, kết nối với cửa khẩu Bu P’răng (tại nước bạn Campuchia). Ảnh: M.T
Những năm gần đây, từ nguồn ngân sách tỉnh và vốn bảo trì đường bộ, gần 30km đường TL1 đã được nâng cấp, sửa chữa với kinh phí khoảng 97 tỷ đồng. Với kết cấu mặt đường đá dăm nước, láng nhựa, TL1 được đầu tư trung bình 3 - 3,5 tỷ đồng/km.
Tuy nhiên, do sự gia tăng của phương tiện tải trọng lớn và mưa kéo dài, nhiều đoạn tuyến trên TL1 nhanh chóng hư hỏng. Vào tháng 8/2023, đoạn Km 25+100 đến Km 25+950 của TL1 xuất hiện nhiều vết sụt lún. Phía ta luy âm của đường xuất hiện các vết nứt gãy, sụt lún từ 0,2 - 5m, có điểm sâu hơn 1m, ảnh hưởng tới 63 hộ dân hai bên TL1.
"Qua đánh giá, Sở GTVT Đắk Nông đề xuất 2 phương án nâng cấp TL1. Theo phương án thứ nhất, toàn bộ 31,5km (bao gồm cả đoạn sụt lún) sẽ được đầu tư hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn đường cấp III với nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 8m. Tổng mức đầu tư công trình khoảng 700 tỷ đồng.
Nếu khó khăn về nguồn vốn, phương án 2 là khắc phục các đoạn hư hỏng nặng, sụt lún và có nguy cơ. Mục tiêu hướng tới là ổn định nền đường, làm mặt đường bê tông nhựa, bổ sung tường chắn… với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng", Sở GTVT Đắk Nông đề xuất.
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, việc nâng cấp, mở rộng 31,5km đường TL1 được UBND tỉnh đánh giá là trọng điểm, cần ưu tiên đầu tư. Trong công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh cho biết, đây là đoạn đường mang tính động lực phát triển kinh tế, hướng đến cửa khẩu với nước bạn Campuchia.
Đoạn đường đi qua địa bàn huyện nghèo Tuy Đức với phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số. Việc đầu tư tuyến đường sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh khu vực biên giới.
Sưu tầm
Bộ GTVT vừa có quyết định phê duyệt đầu tư dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn.
Theo lộ trình dự kiến, việc thi công đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn sẽ hoàn thành năm 2025. (Ảnh minh họa)
Theo phương án được duyệt, dự án có tổng chiều dài gần 29km. Điểm đầu dự án tại Chợ Chu (điểm cuối đoạn Chợ Mới - Chợ Chu), huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Điểm cuối dự án tại ngã ba Trung Sơn (giao cắt với QL2C), huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Tuyến đường được đầu tư quy mô đường cấp III miền núi, bề rộng nền đường 9m, bề rộng mặt đường 6m, vận tốc thiết kế 60km/h, có châm chước những vị trí khó khăn.
Riêng đoạn tuyến đi qua trung tâm xã Trung Sơn (chiều dài khoảng 532m) sẽ được đầu tư quy mô đường đô thị, bề rộng nền đường 14m, bề rộng mặt đường 10m.
Với phương án trên, tổng mức đầu tư dự án là 1.665 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trong đó, chi phí bồi thường hỗ trợ, tái định cư hơn 419 tỷ đồng; chi phí xây dựng hơn 1.000 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án hơn 11 tỷ đồng; chi phí tư vấn hơn 45 tỷ đồng; chi phí dự phòng hơn 66 tỷ đồng và chi phí dự phòng hơn 107 tỷ đồng.
Bộ GTVT cho biết, việc đầu tư tuyến đường Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn nhằm từng bước hoàn thiện đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch; tăng cường kết nối, nâng cao năng lực khai thác vùng trung du, miền núi phía Bắc và trên các hành lang vận tải từ Thái Nguyên và Tuyên Quang đến các các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Sưu tầm
Trao đổi với Báo Giao thông chiều nay (11/12), đại diện Ban QLDA Thăng Long cho biết, đơn vị vừa gửi tờ trình Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn.
Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn.
Theo phương án đề xuất, cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn sẽ được mở rộng từ 4 làn xe hạn chế (nền đường rộng 17m) ở thời điêm hiện tại lên 6 làn xe đầy đủ (nền đường rộng 32,25m), tốc độ thiết kế 100 - 120km/h.
Trên tuyến cũng sẽ được đầu tư xây dựng một cầu mới bên cạnh các cầu cũ, gồm: Cầu Cao Bồ, cầu Cẩm, cầu vượt quốc lộ 10, cầu Quán Vinh.
Ba cầu cũ đã được đầu tư quy mô hoàn thiện sẽ giữ nguyên, gồm: Cầu Trại Mễ, cầu Đông Thịnh, cầu Mai Sơn.
Cùng đó, dự án mở rộng cũng sẽ tiến hành nâng cấp, cải tạo xây dựng hai nút giao liên thông: Khánh Hòa và Mai Sơn; Nghiên cứu bổ sung nhánh kết nối giữa đường gom và đường cao tốc để tăng tính kết nối của dự án.
"Việc mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe có thuận lợi là mặt bằng của dự án đã được giải phóng cho quy mô hoàn thiện trong giai đoạn đầu tư phân kỳ, đường gom cũng đã được đầu tư đảm bảo quy mô hoàn thiện", Ban QLDA Thăng Long nhận định.
Tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư dự án mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn dự kiến khoảng 2.000 tỷ đồng, đề xuất lấy từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 và nguồn vốn hợp pháp khác.
Trong đó, chi phí xây dựng khoảng 1.560 tỷ đồng; Chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác khoảng hơn 156 tỷ đồng; Chi phí dự phòng khoảng hơn 283 tỷ đồng.
Nếu được cấp có thẩm quyền chấp thuận, dự án đầu tư mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn sẽ thực hiện trong các năm 2024-2027.
Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn là 1 trong 11 dự án thành phần thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017-2020.
Tuyến có chiều dài hơn 15km đã được đầu tư, đưa vào khai thác từ tháng 2/2022 với quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17m, bề rộng mặt đường 16m.
Cùng với công tác GPMB đã được thực hiện theo quy mô quy hoạch 6 làn xe, có 3/7 cầu vượt trên tuyến gồm: Nam Bình, Đông Thịnh, Mai Sơn đã được đầu tư hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe.
Sưu tầm
Bộ GTVT vừa ban hành thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ tại cuộc kiểm tra hiện trường về tình hình triển khai thực hiện các gói thầu thuộc dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Việc tổ chức thi công tại một số gói thầu xây lắp thuộc dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc qua địa bàn tỉnh Lai Châu chưa đáp ứng kế hoạch đề ra - Ảnh minh họa.
Ghi nhận sự cố gắng của Ban QLDA2, các nhà thầu đã khắc phục khó khăn về thời tiết, mặt bằng để triển khai thi công đồng loạt 5 gói thầu (XL04,05,06,07,08) trên hiện trường thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu, song, theo đánh giá, đến nay một số gói thầu chưa đáp ứng tiến độ đề ra. Khối lượng công việc theo kế hoạch năm 2023 và các năm tiếp theo còn lại rất lớn.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng kế hoạch đã đề ra, Bộ GTVT yêu cầu chủ đầu tư dự án chỉ đạo nhà thầu trên cơ sở phạm vi mặt bằng được bàn giao và dự kiến kế hoạch bàn giao mặt bằng tiếp theo lập tiến độ, kế hoạch, biện pháp tổ chức thi công của gói thầu đảm bảo khoa học, khả thi.
Việc tổ chức thi công phải thực hiện ngay đối với phạm vi đã được bàn giao mặt bằng, đặc biệt là các hạng mục có khối lượng lớn, quyết định tiến độ dự án như: công trình cầu, tường chắn, xử lý ổn định mái ta luy nền đường.
Đi vào cụ thể từng gói thầu, Thứ trưởng Lê Đình Thọ yêu cầu đối với gói thầu XL-04, chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công hạng mục đắp đất nền đường K95, K98 (đoạn Km69 - Km80), 4 cống hộp lớn đổ tại chỗ; khẩn trương tập kết vật liệu móng đường, bổ sung thiết bị thi công (máy lu, máy rải…) theo đúng hồ sơ dự thầu để thi công dứt điểm các đoạn tuyến đã thi công xong nền đường.
Cùng đó, phải huy động trạm trộn bê tông nhựa và tập kết vật liệu thực hiện các thí nghiệm, thủ tục cần thiết để tổ chức triển khai thi công hạng mục bê tông nhựa.
"Tại gói thầu XL05, XL06, XL08, nhà thầu cần khẩn trương tập kết vật liệu móng, mặt đường, bổ sung các mũi và dây chuyền thi công để triển khai đồng loạt trên hiện trường, thực hiện các thí nghiệm, thủ tục để tổ chức triển khai thi công các lớp móng, mặt đường ngay sau khi thi công xong nền đường; hoàn thiện dứt điểm theo từng đoạn tuyến, từng hạng mục (nền, móng, mặt đường…).
Đặc biệt, hoàn thành công tác thảm bê tông nhựa C19 theo kế hoạch đã đề ra tạo điều kiện cho người dân và các phương tiện tham gia giao thông trong dịp lễ Tết Nguyên đán năm 2024 đi lại thuận lợi, an toàn", Thứ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo.
Với gói thầu XL07, yêu cầu đặt ra là nhà thầu phải khẩn trương hoàn thành công tác lập, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, ưu tiên những đoạn đã được bàn giao mặt bằng để tổ chức triển khai thi công ngay.
Liên quan đến công tác GPMB, lãnh đạo Bộ GTVT đánh giá, thời gian thực hiện dự án còn lại không nhiều (khoảng 13 tháng). Song, khối lượng công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn còn rất lớn.
Tính đến nay, địa phương đã bàn giao được khoảng hơn 67/82,62km, đạt hơn 81%. Trong đó, mặt bằng đủ điều kiện để tổ chức triển khai thi công đạt hơn 59km đạt gần 72%.
"Mặt bằng bàn giao còn xôi đỗ, không liên tục, vướng đất rừng xen kẹp, đặc biệt là chưa tổ chức triển khai di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường điện, đường cáp viễn thông, đường ống nước...) nên việc tổ chức triển khai thi công tại hiện trường gặp rất nhiều khó khăn", Bộ GTVT thông tin.
Giải quyết vướng mắc trên, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Lai Châu chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh công tác bồi thường, đền bù liên quan đến đất rừng; tập trung GPMB các đoạn chưa bàn giao dài khoảng 15,5km hoàn thành trong tháng 12/2023.
Trong đó, huyện Than Uyên là 0,52km (gói thầu XL04), huyện Tân Uyên hơn 7,8km (gói thầu XL04, XL05); huyện Tam Đường gần 7,5km (gói thầu XL06, XL07, XL08); TP Lai Châu 0,12km (gói thầu XL08).
"UBND tỉnh cũng cần chỉ đạo UBND huyện Tam Đường đẩy nhanh các thủ tục lựa chọn nhà thầu xây dựng khu tái định cư thuộc gói thầu XL06 (xã bản Bo), tổ chức triển khai thi công sớm, bàn giao cho các hộ dân vào khu tái định cư để bàn giao mặt bằng cho dự án", lãnh đạo Bộ GTVT đề nghị.
"Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng Phát triển châu Á và Chính phủ Úc tài trợ nhằm rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và các địa phương khác có liên quan về Thủ đô Hà Nội, nâng cao hiệu quả khai thác cao tốc Hà Nội - Lào Cai.
Quy mô của dự án gồm 2 tuyến gồm: Tuyến 1 kết nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội - Lào Cai với chiều dài khoảng 147km, quy mô cấp 3 miền núi. Tuyến 2 nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Hà Nội - Lào Cai có chiều dài khoảng 53km, đường cấp 4 miền núi.
Dự án được chia thành 11 gói thầu, dự kiến được thực hiện tổng trong khoảng 4 năm, cơ bản hoàn thành vào năm 2024."
Sưu tầm
Dù tiếp tục dẫn đầu cả nước song áp lực giải ngân số vốn còn lại rất lớn, đòi hỏi sự quyết liệt cũng như sự đồng hành của các bộ, ngành, địa phương.
Những ngày đầu tháng 12, công trường cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đang bước vào mùa mưa bão nên việc triển khai thi công nền đường không thuận lợi. Liên danh nhà thầu và chủ đầu tư đã có linh hoạt điều tiết tổ chức thi công.
Dù tiếp tục dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (đạt 75,6%) nhưng áp lực với ngành giao thông vẫn rất lớn (Trong ảnh: Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt). Ảnh: Tạ Hải.
Đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho biết, thay vì bố trí các mũi công nhân làm nền đường dọc tuyến, các nhà thầu tập trung thi công hệ thống cầu, cống, đặc biệt là hệ thống 3 hầm xuyên núi. Kể cả trời mưa, hơn 40 mũi thi công cùng hàng trăm thiết bị, máy móc lúc nào cũng được duy trì.
"Mục tiêu là thông hầm số 2 vào cuối năm nay, đây là hạng mục quan trọng quyết định rất lớn đến tiến độ toàn dự án cũng như công tác giải ngân", đại diện nhà thầu cho hay.
Nhờ linh hoạt phương án thi công ngay từ đầu, đến nay cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn giải ngân được gần 5,6 nghìn tỷ đồng trong tổng vốn hơn 7,1 nghìn tỷ đồng.
"Nếu các địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng đúng hạn như cam kết thì tỷ lệ giải ngân vốn của dự án đã khác", đại diện Ban Quản lý dự án 2 thông tin.
Tại gói thầu 12XL thuộc dự án cao tốc Hoài Nhơn - Quy Nhơn, hiện Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải đã tập trung hàng trăm máy móc, thiết bị cùng đội ngũ công nhân thi công các hạng mục đắp nền, cầu trên tuyến, vượt tiến độ đề ra.
Tuy nhiên, thời gian qua mưa lớn, công tác đắp nền đường chững lại. Để đảm bảo tiến độ, nhà thầu chuyển sang làm cầu, đúc phụ kiện ngay trong điều kiện thời tiết mưa gió…
Trao đổi với PV, đại diện Ban Quản lý dự án 85 cho biết được giao kế hoạch vốn năm 2023 gần 5 nghìn tỷ đồng. Đến hết tháng 11, Ban đã giải ngân được hơn 3,6 nghìn tỷ, đạt 73,1%. Còn khoảng 27% nhưng Ban 85 đã tính toán các phương án để đảm bảo giải ngân hết trong năm nay.
Dự án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu cũng được xem là điển hình trong công tác thi công và giải ngân vốn. Đây là một trong hai dự án đầu tiên trong nhóm 11 dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 triển khai đạt tiến độ theo cam kết.
Dự án được khởi công ngày 2/7/2021 với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng và phải đưa vào khai thác tháng 9/2023. Toàn dự án có 4 gói thầu xây lắp với 10 nhà thầu tham gia thi công.
Đến thời điểm cuối tháng 8/2023, toàn bộ việc xây lắp đã xong cơ bản, thông xe kỹ thuật vào dịp 2/9/2023 và khánh thành vào ngày 18/10/2023. Ông Nguyễn Linh Lợi, Ban điều hành dự án (Ban Quản lý dự án 6) cho biết, năm 2023 dự án được giao 1.667 tỷ đồng, đã giải ngân đến 30/11 là 1.313 tỷ đồng (đạt 78%). Từ nay đến cuối năm, Ban và các nhà thầu phấn đấu giải ngân hết 100% kế hoạch.
Để đạt được kết quả này, tư vấn giám sát đã phải xắn tay cùng với nhà thầu đẩy nhanh công tác nội nghiệp, hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu thanh toán, kể cả phải làm vào ban đêm.
Những ngày này, tất cả công nhân, cán bộ, kỹ sư trên công trường cầu Mỹ Thuận 2 đang chạy đua thi công các hạng mục cuối để dự án cán đích vào 31/12. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng, trong đó giá trị giải ngân xây lắp đạt 3.082,6/3.367,5 tỷ đồng, tương đương trên 91%.
Hai dự án lớn là cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong và Vân Phong - Nha Trang cũng đang chạy đua thi công phần nền đường, cầu cống.
Trong năm 2023, dự án Chí Thạnh - Vân Phong được giao kế hoạch vốn là 3,5 nghìn tỷ đồng, đến nay đã giải ngân được 2,3 nghìn tỷ đồng. Cao tốc Vân Phong - Nha Trang được giao hơn 4,1 nghìn tỷ đồng, đã giải ngân hơn 3,1 nghìn tỷ đồng.
Với dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đến nay đã khánh thành đưa vào khai thác, nhưng công tác nội nghiệp, giải ngân vẫn tiếp tục triển khai. Trong năm 2023, dự án được giao 2.130 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân trên 1.863 tỷ đồng…
Vài tháng qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GTVT về việc đưa dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cán đích trước ngày 31/12/2023, ông Nguyễn Thế Minh, Phó cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng đã dành phần lớn thời gian để bám sát công trường, trực tiếp cùng chủ đầu tư, nhà thầu gỡ khó, đẩy tiến độ dự án.
"Công địa nào có thể triển khai, các nhà thầu đều đang dồn lực tăng tốc", ông Minh chia sẻ, đồng thời cho biết, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ, toàn công trường dự án đang duy trì thi công 24/7. Nếu trước đây, kế hoạch đưa ra mỗi ngày thảm 3.000 tấn bê tông nhựa thì hiện nay, con số lên đến 6.000 tấn/ngày.
Nhờ đó, sản lượng thi công thời gian gần đây luôn đạt xấp xỉ 30 tỷ đồng/ngày, gấp rưỡi so với thông thường.
Là một trong hai nhà thầu được đánh giá có khả năng đáp ứng tiến độ theo kế hoạch tại dự án Diễn Châu - Bãi Vọt, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn vẫn không chủ quan khi từ nay đến thời điểm đưa gói thầu về đích (dự kiến 30/4/2024), giá trị thi công còn tương đối lớn (hơn 400 tỷ đồng).
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12 - Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn chia sẻ, mục tiêu trong thời gian hơn 1 tháng (từ 25/11/2023 đến 30/1/2024) là phải đạt được giá trị sản xuất 163 tỷ đồng, giá trị nghiệm thu hơn 160 tỷ đồng.
Trao đổi về kết quả giải ngân tại dự án, ông Nguyễn Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Phúc Thành Hưng (doanh nghiệp dự án) cho biết, năm 2023, dự án đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt xây dựng kế hoạch giá trị thi công là 4.300 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giải ngân vốn VGF (vốn góp Nhà nước tại dự án) là 1.800 tỷ đồng.
Từ đầu năm đến nay, giá trị giải ngân nguồn vốn này đã đạt gần 1.500 tỷ đồng. Lũy kế từ khi triển khai dự án đến nay đã giải ngân hơn 2.135 tỷ đồng. Để giải ngân hết, toàn công trường dự án đang được huy động 101 mũi thi công, hơn 850 đầu máy thiết bị với gần 2.000 kỹ sư, công nhân.
Đại diện Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT) cho biết, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự đồng hành của các bộ, ngành, địa phương, kết quả giải ngân đạt nhiều tín hiệu tích cực còn là nhờ năm 2023, Bộ GTVT đã thay đổi cách thức trong xây dựng kế hoạch giải ngân.
Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh. Ảnh: Tạ Hải.
Nếu trước đây, căn cứ tiến độ triển khai dự án để xây dựng kế hoạch thì năm 2023, Bộ đã yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân trước làm cơ sở xây dựng tiến độ thi công, biện pháp tổ chức thi công phù hợp.
Vụ Kế hoạch - Đầu tư đã tham mưu lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu tiếp tục thực hiện đồng thời nhiều giải pháp, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm vướng mắc mặt bằng, mỏ vật liệu; Tăng ca, tăng kíp, tăng mũi thi công, tập trung nghiệm thu thanh toán ngay khi có khối lượng thi công hoàn thành.
Đối với những nhà thầu yếu kém, phải xem xét cắt giảm, điều chỉnh khối lượng.
Công tác giải ngân vốn đầu tư công được Bộ GTVT tiếp tục gắn trách nhiệm người đứng đầu và coi đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm.
Theo ông Nguyễn Thế Minh - Phó cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng, hóa giải áp lực giải ngân rất lớn trong năm 2023, đặc biệt tại các dự án ao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025, trong khi nguồn vật liệu hạn chế, Bộ GTVT đã chỉ đạo thi công các hạng mục có giá trị sản lượng cao, không phụ thuộc nguồn vật liệu như cầu, cống.
Những vị trí có mặt bằng, sẵn vật liệu thì làm cuốn chiếu, thi công đến đâu làm móng mặt đến đó.
Nhằm tạo điều kiện cho các nhà thầu, ngoài việc nghiệm thu, thanh toán sản lượng thi công trên công địa, thời gian tới, Cục sẽ tham mưu lãnh đạo Bộ chỉ đạo các chủ đầu tư có thể tạm ứng thêm cho nhà thầu theo quy định của pháp luật.
"Dù tiến độ giải ngân đang rất khả quan nhưng vướng mắc lớn nhất đối với công tác thi công và giải ngân với dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 hiện nay là một số địa phương chưa bàn giao được hết mặt bằng do vướng thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Nếu không giải quyết sớm, dự án sẽ ách tắc", ông Minh chia sẻ.
Sưu tầm
Tại buổi lễ, ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 có ý nghĩa quan trọng đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và tỉnh Hậu Giang.
Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhấn mạnh, dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có ý nghĩa quan trọng đối với địa phương.
Dự án hoàn thành sẽ cùng với tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau hình thành hai trục Bắc Nam - Đông Tây kết nối Hậu Giang với các tỉnh trong khu vực và cả nước, là nền tảng để kết nối với cảng biển quốc tế Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) xuất khẩu hàng hóa trực tiếp đi các nước trên thế giới.
Từ đó, góp phần phát triển phương thức vận tải bền vững hiện đại, cải thiện năng lực cạnh tranh của khu vực và cả nước.
Ông Đồng Văn Thanh khẳng định, đây là dự án quan trọng quốc gia đầu tiên giao địa phương làm cơ quan chủ quản nên trong tổ chức thực hiện cũng gặp không ít khó khăn thách thức.
Chủ tịch tỉnh Hậu Giang đề nghị các sở, ban ngành, địa phương và kêu gọi người dân khu vực dự án đi qua tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để nhà thầu thi công. Nhờ vậy có thể sớm đưa dự án vào khai thác, sử dụng, từng bước hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông địa phương.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công.
Chủ tịch Hậu Giang cũng yêu cầu chủ đầu tư, các đơn vị tham gia dự án phải có kế hoạch, tiến độ cụ thể cho từng hạng mục theo từng tháng, bám sát tiến độ nghị quyết của Chính phủ đề ra và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, có giải pháp xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình triển khai dự án.
"Đặc biệt, phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của đường cao tốc. Công tác triển khai phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiến độ. Chúng ta không chỉ đạt mà phải vượt tiến độ", Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chỉ đạo.
Ông Mai Văn Tân, Giám đốc Sở GTVT Hậu Giang (chủ đầu tư) cho biết, dự án thành phần 3 có chiều dài gần 37km, tổng mức đầu tư 9.601 tỷ đồng, chia thành hai gói thầu xây lắp.
Trong đó, gói thầu số 1 đã được khởi công ngày 17/6. Hiện nhà thầu đã triển khai các hạng đào đất hữu cơ, thi công đường công vụ, tập kết máy móc thiết bị vào công trường, thi công cầu KH9, Xà No, Nàng Mau 2, Thới An, cầu vượt quốc lộ 61C... Khối lượng thực hiện khoảng 42 tỷ đồng.
Gói thầu số 2 sau thời gian thực hiện các thủ tục, chủ đầu tư đã lựa chọn được đơn vị trúng thầu là Công ty CP Xây dựng và Lắp máy Trung Nam.
Sưu tầm
Ngày 30/11, ông Nguyễn Thanh Hiền, Phó giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Thuận cho biết, đã lựa chọn được nhà thầu thi công dự án nâng cấp mở rộng đường Mê Pu - Đa Kai kết nối hai huyện Đức Linh (Bình Thuận) và Tân Phú (Đồng Nai).
Nhiều năm nay, tuyến đường Mê Pu - Đa Kai (huyện Đức Linh) bị hư hỏng nặng khiến người dân đi lại vô cùng khó khăn.
Đường Mê Pu - Đa Kai xuống cấp nặng sau nhiều năm đưa vào khai thác.
Tại các buổi tiếp xúc cử tri, người dân kiến nghị tỉnh xin sửa đường. Đầu năm 2023, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án. Qua đấu thầu gói thầu số 4 xây lắp toàn bộ công trình đã chọn lựa được nhà thầu.
"Sau khi hoàn thành việc nâng cấp mở rộng, tuyến Mê Pu - Đa Kai sẽ kết nối với các tuyến ĐT 717 (huyện Tánh Linh), ĐT 766 (huyện Đức Linh) ra QL20 qua huyện Tân Phú (Đồng Nai). Nhà thầu đang huy động thiết bị, nhân sự máy móc đến công trường, giữa tháng 12 sẽ thi công đồng loạt trên tuyến", ông Hiền thông tin.
Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng đường Mê Pu - Đa Kai có chiều dài khoảng 14,5km, chiều rộng mặt đường 8m, chiều rộng lề đường mỗi bên 0,5m.
Kết cấu mặt đường bê tông nhựa, lề đắp đất. Trên tuyến đầu tư xây dựng làm mới hai cầu Đa Kai tại Km 7+700 và cầu Đa Kai 2 tại Km 8+510, chiều rộng cầu 12m.
Tổng mức đầu tư hơn 149 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh. Đơn vị trúng thầu là Công ty CP Xây dựng và Thương mại Việt Hoa, thời gian thi công dự kiến hai năm.
Sưu tầm
Một đoạn QL62 qua địa bàn tỉnh Long An (Ảnh: internet).
Bộ GTVT vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ và Phó thủ tướng Trần Lưu Quang về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến quốc lộ tại Đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB).
Các tuyến quốc lộ được Bộ GTVT đề xuất gồm: QL53, QL62 và QL91B nằm trên địa bàn các tỉnh Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Thời gian thực hiện là 4 năm sau khi Hiệp định tài trợ có hiệu lực (dự kiến từ năm 2024 - 2027).
Theo đó, đối với QL53, Bộ GTVT đề xuất nâng cấp cầu Ngã Tư (Km 7+820 - Km 8+730); đoạn Long Hồ - Ba Si (Km 11+295 – Km 56+180) với tổng chiều dài đầu tư khoảng 41km, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.
Các đoạn tuyến được nâng cấp, cải tạo sẽ đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h; mặt cắt ngang nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m bao gồm 2 làn xe, 2 làn xe thô sơ và lề đường rộng mỗi bên rộng 0,5m.
Đối với QL62, Bộ GTVT đề xuất nâng cấp đoạn từ Km 4+200 (nút giao với đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương) đến Km74 với chiều dài đầu tư khoảng 69km, trên địa bàn tỉnh Long An.
Tuyến được nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h; mặt cắt ngang nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m bao gồm 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và lề đường rộng mỗi bên 0,5m. Một số đoạn qua đô thị, thị trấn, thị tứ đã đảm bảo quy mô giữ nguyên theo hiện trạng.
Đối với QL91B, Bộ GTVT đề xuất nâng cấp đoạn Km 2+604 (ngã 5 cầu Cần Thơ) - Km 143+480 với chiều dài đầu tư khoảng 141km, trên địa bàn thành phố Cần Thơ, các tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Tuyến được nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h. Những đoạn có nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m thì giữ nguyên quy mô và tăng cường mặt đường. Những đoạn nền đường chưa đảm bảo quy mô sẽ được đầu tư để đặt cắt ngang nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m bao gồm 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và lề đường rộng mỗi bên 0,5m; một số đoạn qua đô thị, thị trấn, thị tứ đã đảm bảo quy mô giữ nguyên theo hiện trạng.
Tổng mức đầu tư dự án hơn 9.300 tỷ đồng, tương đương khoảng 390 triệu USD.
Trong đó, vốn vay của WB gần 6.300 tỷ đồng (tương đương hơn 263 triệu USD) được sử dụng cho các hạng mục: chi phí xây dựng, thiết bị trước thuế, chi phí tư vấn giám sát thi công và một số dịch vụ tư vấn theo chính sách của WB trước thuế, chi phí dự phòng cho các hạng mục trên.
Vốn đối ứng là hơn 3.000 tỷ đồng (tương đương hơn 127 triệu USD) được sử dụng cho các hạng mục: Chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng còn lại, chi phí khác, chi phí giải phóng mặt bằng.
Theo Bộ GTVT, các QL52, QL62 và QL91B sau khi nâng cấp, cải tạo có thể đưa vào khai thác độc lập, không phụ thuộc vào tiến độ hoàn thành từng quốc lộ. Do đó, để thuận lợi cho quá trình triển khai và sớm đưa vào khai thác, Bộ GTVT đề xuất phân chia thành 3 dự án thành phần: Dự án thành phần 1 - nâng cấp, cải tạo QL53; Dự án thành phần 2 - nâng cấp, cải tạo QL62; Dự án thành phần 3 - nâng cấp, cải tạo QL91B.
Bộ GTVT cho biết, dự án sau khi hoàn thành sẽ từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ kết nối khu vực các tỉnh, thành phố: Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Sưu tầm
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.