Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1801758
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
514
4358
18534
1801758

Bốn gói thầu xây đường song hành quốc lộ 50 đạt 49% tổng khối lượng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay. 5 gói thầu mở rộng nâng cấp quốc lộ 50 sẽ được thi công, hoàn thành đồng bộ vào 2025.

Đường song hành quốc lộ 50 ở TP.HCM dần thành hình- Ảnh 1.

Sau 16 tháng thi công (từ tháng 9/2022), 4 gói thầu xây mới đường song hành thuộc dự án xây dựng, mở rộng quốc lộ 50 đạt 49% tổng sản lượng. Dự kiến hạng mục này hoàn thành vào cuối năm 2024, toàn bộ công trình đồng bộ vào cuối năm 2025.

Đường song hành quốc lộ 50 ở TP.HCM dần thành hình- Ảnh 2.

Dự án có điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Linh, điểm cuối giáp ranh tỉnh Long An với tổng chiều dài 6,92km, rộng 34m (tương đương 6 làn xe) cùng hệ thống thoát nước, vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng và hào kỹ thuật.

Đường song hành quốc lộ 50 ở TP.HCM dần thành hình- Ảnh 3.

Trong 6,92km chiều dài, có 4,36km xây mới (từ vị trí giao với đường Nguyễn Văn Linh đến vị trí giao với quốc lộ 50 hiện hữu) và 2,56km mở rộng quốc lộ 50 hiện hữu (từ vị trí giao giữa đoạn xây mới với quốc lộ 50 hiện hữu đến ranh Long An).

Đường song hành quốc lộ 50 ở TP.HCM dần thành hình- Ảnh 4.
Đường song hành quốc lộ 50 ở TP.HCM dần thành hình- Ảnh 5.
Đường song hành quốc lộ 50 ở TP.HCM dần thành hình- Ảnh 6.

Hiện, công trường tập trung thi công ép cọc, xử lý nền đất yếu, cấp phối đá dăm... Phần việc này phải làm xong trước tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Đường song hành quốc lộ 50 ở TP.HCM dần thành hình- Ảnh 7.

Đoạn giữa tuyến của đường song hành quốc lộ 50.

Đường song hành quốc lộ 50 ở TP.HCM dần thành hình- Ảnh 8.

Đoạn đầu dự án mở rộng quốc lộ 50 tiếp giáp Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) đang trong quá trình thi công cấp phối đá dăm.

Đường song hành quốc lộ 50 ở TP.HCM dần thành hình- Ảnh 9.

Hiện, dự án vẫn còn vướng mặt bằng tại một số vị trí như khu vực nút giao đường song hành quốc lộ 50 với đường Nguyễn Văn Linh, đường Trịnh Quang Nghị (trong ảnh) khoảng 9 hộ.

Sưu tầm

Sau hơn 1 năm khởi công, đến nay dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đã hoàn thiện 22,6km nền đường, thảm bê tông nhựa 14km và 17km cấp phối đá dăm gia cố xi măng, lao lắp xong 12/29 cầu; nhiều đoạn vẫn đang vướng mặt bằng.

Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ hoàn thiện hơn 22km nền đường, thảm nhựa 14km- Ảnh 1.

Đoạn tuyến dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đoạn qua tỉnh Quảng Trị đang được nhà thầu Công ty CP Giao thông Xây dựng số 1, Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh thi công thảm bê tông nhựa.

Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ hoàn thiện hơn 22km nền đường, thảm nhựa 14km- Ảnh 2.

Theo Ban QLDA đường Hồ Chí Minh (chủ đầu tư dự án), đến nay, lũy kế sản lượng 2 gói thầu xây lắp XL01 và XL02 dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ là 1.264,51 tỷ/5.620,13 tỷ đồng, đạt khoảng 23% giá trị các hợp đồng, cơ bản bám theo tiến độ được duyệt; những đoạn có mặt bằng đều đã được nhà thầu triển khai thi công.

Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ hoàn thiện hơn 22km nền đường, thảm nhựa 14km- Ảnh 3.

Đáng kể, mặc dù còn nhiều vướng mắc mặt bằng nhưng hiện nay, phần nền của dự án đã thi công hoàn thiện 22,59/ 63,82km (đạt 35,40%); móng, mặt đường đã hoàn thành 20,52/ 63,82km (đạt 33,16%).

Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ hoàn thiện hơn 22km nền đường, thảm nhựa 14km- Ảnh 4.

Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ có tổng chiều dài 65,5km, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Bình khoảng 32,95km và đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Trị khoảng 32,53km. Dự án khởi công ngày 1/1/2023, gồm 2 gói thầu xây lắp: Gói thầu XL01 (dài 32,95km) do liên danh Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty CP Xây lắp 368 thi công và gói thầu XL02 (dài 32,53km) do liên danh Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh - Công ty CP Giao thông Xây dựng số 1 - Công ty CP Tổng công ty Công trình đường sắt thi công.

Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ hoàn thiện hơn 22km nền đường, thảm nhựa 14km- Ảnh 5.

Sau hơn 1 năm triển khai thi công với phương châm "có mặt bằng tới đâu làm tới đó", hiện nay dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đã có 14km được nhà thầu thi công thảm bê tông nhựa, 17km lớp móng, hơn 20km lớp cấp phối đá dăm loại 1; 23/29 cầu có mặt bằng đã triển khai thi công, trong đó lao lắp xong 12/29 cầu. Trên công trường các nhà thầu đang huy động tối đa nhân công thiết bị, làm 3 ca kể cả ngày nghỉ và xuyên Tết.

Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ hoàn thiện hơn 22km nền đường, thảm nhựa 14km- Ảnh 6.

Hiện nay, dự án đã được bàn giao mặt bằng 51,61/65,55km (đạt 78,73%), trong đó mặt bằng sạch đủ điều kiện thi công 48,553km (đạt 74,07%). Cụ thể, đoạn qua tỉnh Quảng Bình bàn giao 24,871/33,017km (đạt 75,33%), trong đó mặt bằng sạch đủ điều kiện thi công 24,483km (đạt 74,15%); đoạn qua tỉnh Quảng Trị bàn giao 26,74/32,53km (đạt 82,2%), trong đó mặt bằng sạch đủ điều kiện thi công 24,07/32,53km (đạt 73,99%). Số mặt bằng còn tồn tại chủ yếu liên quan đến tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật và các trường hợp xây dựng, cơi nới nhà kho, lán trại trái phép trên đất nông nghiệp...

Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ hoàn thiện hơn 22km nền đường, thảm nhựa 14km- Ảnh 7.

Trong khi đó, đối với 13 khu tái định cư (TĐC) phục vụ GPMB dự án, hiện nay 4 khu TĐC tại Quảng Bình đã hoàn thành 1/4 khu TĐC, 3/4 khu TĐC còn lại đang triển khai thi công; các khu TĐC còn lại tại Quảng Bình đạt khoảng 80% khối lượng san lấp và đường nội bộ, 40% hạ tầng kỹ thuật, địa phương dự kiến trước 31/3 hoàn thành. 9 khu TĐC tại Quảng Trị chưa có khu TĐC nào hoàn thành, các khu TĐC này đạt từ 40% - 90% khối lượng san nền và đường nội bộ; 20%- 80% hạ tầng kỹ thuật; địa phương dự kiến trước 31/3 hoàn thành.

Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ hoàn thiện hơn 22km nền đường, thảm nhựa 14km- Ảnh 8.

Về di dời hạ tầng kỹ thuật, đoạn qua tỉnh Quảng Bình có 144 vị trí, đã hoàn thành di dời 5 đường điện 500KV và 2 đường điện 220KV; hoàn thành di dời 12/101 đường điện trung, hạ thế; đang triển khai di dời 9/35 công trình hạ tầng; 1 đường nước thị trấn nông trường Lệ Ninh chưa triển khai; các hạng mục còn lại chậm cơ bản do vướng mặt bằng, địa phương dự kiến hoàn thành trước 31/3. Đoạn qua tỉnh Quảng Trị có 61 vị trí, đã cơ bản hoàn thành phần móng 2 đường điện 550KV và 1 đường điện 220KV; còn lại 11 đường dây trung thế, 20 đường dây hạ thế, 27 công trình hạ tầng kỹ thuật và 31 công trình hạ tầng khác chậm cơ bản do vướng mặt bằng, địa phương dự kiến hoàn thành trước 31/3.

Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ hoàn thiện hơn 22km nền đường, thảm nhựa 14km- Ảnh 9.

Nhiều cầu trên tuyến vẫn còn vướng mặt bằng, thậm chí một số cầu chưa có mặt bằng để thi công.

Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ hoàn thiện hơn 22km nền đường, thảm nhựa 14km- Ảnh 10.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo tại hiện trường dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ ngày 20/1.

Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ hoàn thiện hơn 22km nền đường, thảm nhựa 14km- Ảnh 11.

Ông Nguyễn Vũ Quý, Giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh và lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn và các đơn vị báo cáo với Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng về tình hình triển khai thi công dự án, những vướng mắc về mặt bằng tại dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ.

Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ hoàn thiện hơn 22km nền đường, thảm nhựa 14km- Ảnh 12.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, thời gian qua, toàn bộ hệ thống chính trị của 2 tỉnh đều vào cuộc, kịp thời họp tháo gỡ các vướng mắc và hiện nay đã chỉ đạo quyết liệt trong công tác GPMB và đề ra các mốc thời gian cụ thể. Với mục tiêu hoàn thành dự án vào tháng 6/2025, tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình sẽ phê duyệt giá đất để tổ chức cho người dân bốc thăm vào khu TĐC trong tháng 1/2024 (trước Tết Âm lịch); Tiếp tục định kỳ hoặc đột xuất chủ trì họp, kiểm điểm tiến độ thi công chi tiết đối với các cơ quan liên quan và các nhà thầu thi công di dời hạ tầng kỹ thuật và khu TĐC, chỉ đạo bố trí đủ nhân lực thiết bị và thi công tăng ca (như các nhà thầu của dự án cao tốc), kịp thời tháo gỡ các vướng mắc để hoàn thành bàn giao mặt bằng cho dự án trước 31/3.

Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ hoàn thiện hơn 22km nền đường, thảm nhựa 14km- Ảnh 13.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, hiện nay, một số điểm vướng mặt bằng liên quan đến các công trình nhà kho, lán trại xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đang được tháo dỡ, bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều công trình trái phép này chưa được tháo dỡ để bàn giao mặt bằng thi công.

Clip: Những công trình kiểu “lán trại, nhà kho” như nhà cấp 4 xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn chưa được tháo dỡ đang án ngữ mặt bằng dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đoạn qua xã Hải Thái, huyện Gio Linh.

Sưu tầm

Trong năm 2024, tỉnh Bạc Liêu sẽ tập trung triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Bạc Liêu, trong năm 2023, sở này đã chủ trì phối hợp cùng với các sở, ngành và địa phương phối hợp với đơn vị tư vấn đề xuất phương án quy hoạch GTVT tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Năm 2024, Bạc Liêu tập trung triển khai các dự án giao thông quan trọng nào?- Ảnh 1.

Công nhân khẩn trương thi công trên công trường cao tốc Bắc - Nam đoạn Hậu Giang - Cà Mau (thuộc địa phận huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).

Năm 2024, Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu sẽ tập trung triển khai công tác quản lý quy hoạch và tiếp tục triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của tỉnh ủy về phát triển kết cấu hạ tầng và xây dựng đô thị.

Trong đó, chú trọng phối hợp tốt với các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch nhằm giảm áp lực cho ngân sách.

Cùng với đó, phối hợp với ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu Ba Đình kết nối tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang để làm cơ sở tham mưu, đề xuất UBND tỉnh trình Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành Trung ương xem xét, hỗ trợ kinh phí thực hiện.

Năm 2024, Bạc Liêu tập trung triển khai các dự án giao thông quan trọng nào?- Ảnh 2.

Tuyến quốc lộ 1 qua địa phận huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu) hoàn thành nâng cấp mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa, người dân đi lại cũng an toàn giao thông.

Ngoài ra, Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư (thuộc Bộ GTVT), các cơ quan liên quan tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ của địa phương để triển khai đúng tiến độ các dự án do Bộ GTVT đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, như: tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đường Hồ Chí Minh, nâng cấp quốc lộ Nam Sông Hậu, quốc lộ 1, cao tốc Hà Tiên - Bạc Liêu (đoạn qua địa phận tỉnh Bạc Liêu).

Đối với dự án xây dựng tuyến đường ven biển đoạn đi qua tỉnh Bạc Liêu, Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu sẽ tiếp tục hoàn thiện đề xuất sau khi có ý kiến của cấp thẩm quyền để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án và chủ trương đầu tư.

Đồng thời, tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, thiết kế sau thiết kế cơ sở các công trình giao thông đảm bảo đầu tư hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát vốn đầu tư và tuân thủ đúng quy trình thẩm định, rút ngắn thời gian.

Bên cạnh đó, Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu cũng khuyến cáo các chủ đầu tư nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới, công nghệ mới trong xây dựng công trình giao thông để nâng cao chất lượng, giảm giá thành xây dựng.

"Cũng trong năm 2024, Sở Giao thông vận tải, chỉ đạo các địa phương, chủ đầu tư và các sở, ngành có liên quan xử lý dứt điểm vấn đề giải phóng mặt bằng, bố trí đủ vốn thực hiện để đẩy nhanh tiến độ thi công sớm đưa vào sử dụng các tuyến đường Giồng Nhãn - Gành Hào; Ninh Quới - Ngan Dừa; Dự án xây dựng tuyến ĐT 979 (đoạn từ thị trấn Phước Long, huyện Phước Long đi Ba Đình, huyện Hồng Dân); đường ĐT 980 nối với đường Hồ Chí Minh (đoạn Phó Sinh - Cạnh Đền)...

Đặc biệt là tranh thủ các nguồn lực để sớm đầu tư xây dựng cầu Vàm Xáng, cầu Ba Đình, bến xe tỉnh Bạc Liêu, bến xe Gành Hào…"

Sưu tầm

Tuyến đường bộ Chợ Mới - Bắc Kạn được đề xuất đầu tư 4 làn xe hoàn chỉnh, tổng mức đầu tư 5.750 tỷ đồng.

Ban QLDA 2 vừa trình Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Chợ Mới - Bắc Kạn.

Đề xuất hơn 5.700 tỷ đồng đầu tư tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn 4 làn xe- Ảnh 1.

Với phương án đề xuất đầu tư quy mô 4 làn xe, tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2026 - Ảnh minh hoạ.

Theo phương án đề xuất, dự án sẽ được đầu tư với tổng chiều dài gần 29km.

Điểm đầu dự án tại Km0+000 (điểm cuối tuyến của đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn).

Điểm cuối dự án tại Km28+807 (giao cắt với QL3B, kết nối với điểm đầu dự án đường Bắc Kạn – hồ Ba Bể), TP Bắc Kạn.

Dự án sẽ được đầu tư với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 22m, bề rộng mặt đưởng 20,5m, tốc độ tính toán 80km/h.

Riêng một số đoạn thuận lợi thiết kế hình học theo tốc độ thiết kế 100km/h.

Với phương án trên, sơ bộ tổng mức đầu tư đề nghị điều chỉnh là 5.750 tỷ đồng.

Trong đó, chi phí xây dựng khoảng 4.146 tỷ đồng; Chi phí Tư vấn, QLDA, khác khoảng hơn 400 tỷ đồng; Chi phí GPMB khoảng 490 tỷ đồng; Chi phí dự phòng khoảng 700 tỷ đồng.

Theo chủ trương được phê duyệt trước đó, dự án Chợ Mới - Bắc Kạn sẽ được đầu tư phân kỳ gần 20km, quy mô 2 làn xe trong giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.

Sưu tầm

Trong năm 2024, Đồng Nai khởi công nhiều dự án giao thông lớn và tiếp tục đua tiến độ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 3 TP.HCM.

Ngày 15/1, Ban quản lý dự án công trình giao thông tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Năm 2024 Đồng Nai đồng loạt mở thêm nhiều đường lớn- Ảnh 1.

Máy móc nhân lực đang đua tiến độ vào những ngày cuối năm trên cầu Vàm Cái Sứt.

Tại hội nghị, ông Ngô Thế Ân, Giám đốc Ban quản lý dự án công trình giao thông tỉnh Đồng Nai cho biết, thời gian qua Ban đã và đang phối hợp với các địa phương, nhà thầu… để đua tiến độ nhiều dự án lớn. Trong đó, năm 2023, đơn vị được giao chỉ tiêu kế hoạch vốn triển khai 22 dự án, trong đó có 12 dự án, công trình trọng điểm.

Hết năm 2023 có hai dự án được hoàn thiện, đưa vào khai thác gồm dự án cầu Thanh Sơn tại huyện Định Quán, Đồng Nai và dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐT768 ở huyện Vĩnh Cửu.

Dự kiến trong năm 2024, Ban tiếp tục đua tiến độ nhiều dự án khác gồm cầu Vàm Cái Sứt, đường Hương Lộ 2 nối dài, đường trục trung tâm thành phố Biên Hòa, nâng cấp đường tỉnh 763, xây dựng đường Sông Nhạn - Dầu Giây, xây dựng đoạn 1 và 2 tuyến đường Cao Cang, nâng cấp đường Tà Lài Trà Cổ.

Cũng theo ông Ân, hiện có hai dự án trọng điểm giao cho Ban triển khai gồm dự án thành phần 1 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 3 TP.HCM. Các dự án này hiện nay Ban vẫn đang phối hợp cùng các đơn vị sớm hoàn tất các thủ tục, công việc, nhằm triển khai, đưa dự án về đích đúng tiến độ.

Năm 2024 Đồng Nai đồng loạt mở thêm nhiều đường lớn- Ảnh 2.

Ban tổ chức khen thưởng cho cán bộ, nhân viên có thành tích tốt trong năm 2023.

Trong đó, dự án thành phần 1 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có 4 gói thầu xây dựng và một gói rà phá bom mìn. Tới thời điểm này gói thầu rà phá bom mìn đang được triển khai, còn các gói thầu còn lại đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng.

Hiện tại công tác kiểm đếm đất tại dự án thành phần 1 cơ bản hoàn thành và đơn vị chức năng đang triển khai xác minh nguồn gốc đất thuộc dự án. Đến nay, mặt bằng dự án mới bàn giao được khoảng trên 7ha nên ảnh hưởng đến việc thi công.

Còn dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đến nay cũng mới bàn giao được khoảng 10% mặt bằng, tương đương khoảng gần 7ha nên công tác thi công cũng chịu ảnh hưởng.

"Năm 2024 chúng tôi khởi công ba dự án lớn của địa phương gồm nâng cấp, mở rộng đường 25B đoạn từ trung tâm huyện Nhơn Trạch ra QL51; Xây dựng đường 25C đoạn từ QL51 đến hương lộ 19; nâng cấp mở rộng đường tỉnh 774B. Ngoài ra Ban tiếp tục phối hợp với các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh khối lượng công việc để đua tiến độ các dự án", ông Ngô Thế Ân cho biết.

Năm 2024 Đồng Nai đồng loạt mở thêm nhiều đường lớn- Ảnh 3.

Các khối lượng công việc ở nhiều dự án lớn của Đồng Nai đang đua về đích.

Trước báo cáo từ Ban, bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhận định, năm qua Ban đã hoàn thành nhiệm vụ với tỷ lệ giải ngân cao. Trong đó, phối hợp tốt với các đơn vị Trung ương và địa phương triển khai nhiều dự án lớn, đúng hẹn gồm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và đường Vành đai 3 TP.HCM.

"Dù mới thành lập nhưng Ban đã cố gắng làm tốt nhiều công việc được giao, tuy nhiên có một số dự án chưa đáp ứng kế hoạch. Vì vậy, năm 2024 cần tiếp tục phối hợp với các đơn vị khác và địa phương để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ dự án", bà Hoàng cho biết.

Bên cạnh đó năm 2024, Ban cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng phục vụ nhu cầu công việc.

"Phải lựa chọn đơn vị tư vấn, thiết kế, nhà thầu để triển khai các dự án một cách nghiêm ngặt, đảm bảo dự án chất lượng, đúng tiến độ", bà Hoàng nói.

Sưu tầm

Tuyến đường bộ cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh được đề xuất đầu tư với tổng chiều dài gần 27km, quy mô 4 làn xe hạn chế với tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng.

Ban QLDA Mỹ Thuận vừa trình Bộ GTVT thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1.

Đề xuất hơn 6.200 tỷ đồng đầu tư cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh- Ảnh 1.

Theo lộ trình đề xuất, dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 sẽ thực hiện trong khoảng thời gian 5 năm kể từ ngày hiệp định vay vốn có hiệu lực - Ảnh minh họa.

Theo phương án đề xuất, dự án có tổng chiều dài gần 27km. Điểm đầu kết nối với tuyến N2 tại lý trình Km 96+875 (lý trình N2) gần mố A2 cầu Kênh Giữa 1 của tuyến N2, thuộc thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Điểm cuối tại nút giao An Bình (điểm đầu dự án cầu Cao Lãnh), thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Giai đoạn 1, dự án được đầu tư đạt tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h, quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17m.

Giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến cao tốc sẽ được đầu tư đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của đường cao tốc cấp 100, vận tốc thiết kế 100 km/h. 

Dự án sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh.

Theo tính toán, với phương án trên, tổng mức đầu tư dự án là hơn 6.200 tỷ đồng. 

Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ GPMB (gồm dự phòng) khoảng hơn 969 tỷ đồng; Chi phí xây dựng, thiết bị hơn 3.894 tỷ đồng; Chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác là gần 582 tỷ đồng; phí dịch vụ là gần 4,5 tỷ đồng; chi phí dự phòng là gần 760 tỷ đồng.

Dự án sử dụng vốn vay ODA từ Quỹ Hợp tác Phát triển Kinh tế Hàn Quốc khoảng hơn 4.462 tỷ đồng sử dụng để thanh toán chi phí xây dựng, thiết bị; Chi phí tư vấn giám sát thi công (không bao gồm thuế VAT) và dự phòng phần vốn ODA.

Phần vốn đối ứng khoảng hơn 1.747 tỷ đồng sử dụng để thanh toán thuế VAT (phần chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí giám sát thi công); chi phí quản lý, chi phí tư vấn trong nước như: Chi phí khảo sát, lập dự án đầu tư; chi phí tư vấn khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật; thẩm tra thiết kế kỹ thuật, chi phí thẩm tra, quyết toán dự án hoàn thành, chi phí khác… theo quy định hiện hành; Chi phí giải phóng mặt bằng và dự phòng phần vốn đối ứng, phí dịch vụ.

Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh được đầu tư kết nối thông suốt toàn tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Cà Mau, cao tốc Chơn Thành - Rạch Giá (Rạch Sỏi - Kiên Giang), góp phần giảm tải cho quốc lộ 1, kết nối giao thông với các trục dọc - ngang, nâng cao hiệu quả đầu tư của các dự án đã và đang triển khai.

Sưu tầm

Hiện nay nhân lực, máy móc đang được huy động đua tiến độ cầu Thị Vải trên cao tốc Bến Lức - Long Thành (qua Long An, TP.HCM và Đồng Nai) và dự kiến cầu này sẽ hợp long vào cuối tháng 4/2024.

Theo ghi nhận của PV, đến thời điểm này cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, các nhà thầu huy động nhiều nhân lực, máy móc để đua tiến độ thi công. Nhiều đoạn trên tuyến đã kết nối, thành hình và khối lượng công việc ngày càng tăng trên công trường.

Cầu Thị Vải trên cao tốc Bến Lức - Long Thành đang thảm nhựa, sắp hợp long- Ảnh 1.

Các nhà thầu huy động nhiều nhân lực, máy móc thi công trên tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai có 3 gói thầu gồm gói thầu A5, A6 và A7.

Đến nay, gói thầu A5 cơ bản hoàn thành và chuẩn bị nghiệm thu để bàn giao cho chủ đầu tư.

Gói thầu A6 do bị chấm dứt hợp đồng trước đó và chủ đầu tư đã cho đấu thầu lại, chia tách thành 5 gói thầu mới. Trong đó gói thầu A6-1 triển khai từ ngày 28/4/2023; gói thầu A6-2 triển khai từ ngày 31/3/2023; gói thầu A6-3 triển khai từ ngày 1/5/2023.

Dự kiến cả ba gói thầu sẽ hoàn thành trong quý II/2024.

Riêng gói thầu A6-4 triển khai từ ngày 21/6/2023 và gói thầu A6-5 triển khai từ ngày 26/4/2023 dự kiến hoàn thành trong quý III năm 2024.

Trên công trường thi công gói thầu A6 của cao tốc Bến Lức - Long Thành, máy móc thiết bị cùng các kỹ sư, công nhân được huy động tối đa để đảm bảo tiến độ. Hiện có trên 1km đường thuộc gói thầu A6 đã cơ bản hoàn thiện, nhà thầu đã trải thảm nhựa, lắp dải phân cách cứng.

Ngoài ra nhiều đoạn cũng sắp hoàn thiện phần nền đường, nhiều đoạn đã cấp phối đá dăm, thảm nhựa lớp đầu tiên.

Cầu Thị Vải trên cao tốc Bến Lức - Long Thành đang thảm nhựa, sắp hợp long- Ảnh 2.

Hiện nay nhiều đoạn trên tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đã thành hình.

Với gói thầu A7, ông Đặng Hữu Vị, Giám đốc Ban Quản lý các đường cao tốc phía Nam cho biết, gói thầu này có tổng chiều dài hơn 5km, trong đó gồm 2km đường và 3km cầu cạn, tiến độ đạt khoảng trên 80% giá trị hợp đồng và dự kiến hoàn thành trong quý II/2024.

Tại gói thầu A7, hiện nay cầu cạn dài gần 3km cơ bản thi công hoàn thành phần thô. Sắp tới nhà thầu sẽ tiếp tục thi công thảm nhựa mặt cầu, khe co giãn và hệ thống an toàn giao thông.

Đặc biệt, đường găng của gói thầu A7 là hạng mục thi công cầu Thị Vải, đến nay nhà thầu đang bố trí nhiều mũi thi công để sớm hoàn thành các móng trụ cầu dưới sông. Đây cũng là hạng mục khó khăn nhất ở gói thầu A7 do địa chất khu vực thi công cầu phức tạp, gặp đá cứng, phải khoan nhiều lần do gãy nhiều mũi khoan.

Cầu Thị Vải trên cao tốc Bến Lức - Long Thành đang thảm nhựa, sắp hợp long- Ảnh 3.

Hạng mục cầu Thị Vải của gói thầu A7 cao tốc Bến Lức - Long Thành dự kiến hợp long vào tháng 4 năm nay.

Các nhà thầu phải tìm phương án thi công hợp lý để đảm bảo tiến độ. Cơ bản đến nay cầu Thị Vải cũng đã dần thành hình và đang đua tiến độ ở tất cả các công việc.

Theo nhà thầu, dự kiến cầu Thị Vải sẽ được hợp long trước ngày 30/4 năm nay.

Hiện nhà thầu cũng đang làm thủ tục xin gia hạn hợp đồng để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cầu. Được biết cầu Thị Vải được thiết kế có tĩnh không 9m, đảm bảo cho các tàu và sà lan cỡ lớn lưu thông qua sông Thị Vải.

"Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có tổng chiều dài 57,8km, đi qua các tỉnh Long An, TP.HCM và Đồng Nai. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 31.320 tỷ đồng, sử dụng nguồn vay của ADB, JICA và vốn đối ứng trong nước.
 
Dự án được khởi công vào tháng 7/2014. Điểm đầu dự án đi qua huyện Bến Lức (tỉnh Long An) dài gần 5km, sẽ kết nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Điểm cuối kết nối vào quốc lộ 51 đoạn qua huyện Long Thành, Đồng Nai. Toàn bộ dự án dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác tháng 9/2025."
Sưu tầm

     Năm cũ đi qua, năm mới đã đến. Cảm ơn Quý Khách hàng trong thời gian qua đã đồng hành, tin tưởng Công ty Cổ phần Nhựa Đường Thiết Bị Giao Thông trên chặng đường của minh. Sang năm mới, một hành trình mới lại mở ra với bao cơ hội và thách thức. Xin chúc quý khách hàng năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý!

     Trải qua 15 năm thành lập và phát triển, Công ty CP Nhựa Đường Thiết Bị Giao Thông đã không ngừng vươn xa. Hiện tại BEST tự hào vì có cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo quá trình xuất nhập hàng và vận chuyển nhựa đường đến tận chân công trình.

BEST hiện có: - Trụ sở chính tại: Phòng 5A08, tầng 5A, toà W1, KĐT Vinhome Westpoint, Lô HH đường Phạm Hùng, P. Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

                        - VPGD Miền Nam: SCB15.04, Tầng 15, Tháp B, KPH căn hộ Nhật Hoa, Số 33 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.

                        - Kho nhựa đường Cảng Vật Cách: Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng.

                        - Kho nhựa đường Long An: Cảng Bourbon, Bến Lức, Long An.

Một số hình ảnh về các kho nhựa đường của BEST

* Hình ảnh kho nhựa đường Cảng Vật Cách:


* Hình ảnh kho nhựa đường Long An:

Nhiều dự án giao thông lớn ở Đồng Nai được giải ngân từ hơn 30-60 tỷ đồng trong quý IV/2023.

Theo Cục Thống kê Đồng Nai, năm 2023 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng tình hình triển khai vốn đầu tư trên địa bàn vẫn tăng trưởng cao, dự tính cả năm tăng 12,97% so với cùng kỳ.

Hàng loạt dự án giao thông lớn được rót tiền giải ngân trong quý 4 - Ảnh 1.

Công nhân thi công tuyến đường ven sông Đồng Nai đoạn qua thành phố Biên Hòa.

Việc tăng tốc nhiều dự án giúp cho công tác triển khai vốn đầu tư trong năm 2023 cao. Dự ước tình hình thực hiện vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh quý IV/2023 là trên 32.000 tỷ tăng 8,04% so với quý III/2023 và tăng 11,38% so cùng kỳ.

Cụ thể năm 2023 Đồng Nai có nhiều công trình trọng điểm về hạ tầng và giao thông có vốn đầu tư lớn được triển khai như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; đường Vành đai 3 - TP.HCM... Ngoài ra, dự án sân bay Long Thành cũng đang từng bước tăng tốc, đua tiến độ.

Cụ thể đối với dự án sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai được giao công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong quý IV/2023, tỉnh Đồng Nai đã giao thêm được 900ha đất phục vụ dự án cho Cảng vụ miền Nam. Như vậy, đến nay, Đồng Nai đã thực hiện 4 đợt bàn giao đất cho Cảng vụ hàng không miền Nam để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng tại sân bay Long Thành.

Còn đường trục trung tâm thành phố Biên Hòa - đoạn từ đường Võ Thị Sáu đến đường Đặng Văn Trơn (cầu Thống Nhất và đường kết nối hai đầu cầu) khối lượng triển khai quý 4/2023 đạt 34,1 tỷ đồng.

Dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng đường ven sông Cái đoạn từ đường Hà Huy Giáp đến đường Trần Quốc Toản, thành phố Biên Hòa cũng đang được triển khai. Dự ước khối lượng thực hiện quý IV/2023 là 61,7 tỷ đồng.

Còn dự án đường ven sông Đồng Nai, thành phố Biên Hòa đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu), dự ước khối lượng thực hiện quý IV/2023 là 61,9 tỷ đồng.

Dự án Xây dựng Kè sông Đồng Nai, thành phố Biên Hòa (từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu) dự ước khối lượng thực hiện quý IV/2023 là 65,5 tỷ đồng.

Sưu tầm

Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 với tổng chiều dài hơn 93km sẽ được khởi công vào ngày 1/1/2024.

Thông tin từ Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu: HHV), ngay sau khi được UBND tỉnh Cao Bằng trao quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án, HHV cùng các nhà đầu tư trong liên danh đã phối hợp chặt chẽ với tỉnh Cao Bằng để thực hiện các thủ tục, chuẩn bị mặt bằng,…

Theo kế hoạch, dự án sẽ được khởi công vào ngày 1/1/2024.

Khởi công cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vào 1/1/2024 - Ảnh 1.

Phối cảnh tuyến hầm xuyên núi trên cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Theo đại diện HHV, cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh là dự án có nhiều khó khăn cả về điều kiện tự nhiên, và việc kiểm soát dòng vốn đầu tư lớn.

Đảm bảo hiệu quả trong đầu tư dự án, Đèo Cả với vai trò đơn vị đứng đầu liên danh nhà đầu tư đã đưa ra phương thức thực hiện dự án "3P+".

Đây là phương thức tổ chức mà nhà thầu đồng thời là nhà đầu tư, cùng triển khai thi công dự án theo mô hình tổng thầu EC và EPC thay vì các nhà thầu đơn lẻ.

Phương thức này sẽ góp phần tối ưu hiệu quả đầu tư bởi lợi nhuận từ nhà thầu thi công được góp trở lại vào vốn đầu tư dự án.

Bên cạnh đó, lợi ích và trách nhiệm của nhà thầu gắn liền với lợi ích và trách nhiệm của nhà đầu tư, gắn liền với hiệu quả thực hiện, vận hành dự án.

Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư triển khai dự án hiệu quả.

"Địa phương và nhà đầu tư đều có quyết tâm, Đèo Cả là đơn vị có tiềm lực, có kinh nghiệm và hơn nữa là có trách nhiệm đối với xã hội nói chung và với địa phương khó khăn như tỉnh Cao Bằng nói riêng nên chúng tôi tin rằng dự án sẽ được thực hiện thành công", ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng chia sẻ.

HHV là đơn vị thành viên trong hệ sinh thái Đèo Cả, HHV đặt trọng tâm phát triển vào những thế mạnh, năng lực chuyên sâu của doanh nghiệp ở 3 mảng hoạt động chính là: đầu tư, thi công xây lắp và quản lý vận hành các công trình hạ tầng giao thông.

Năm 2023, Chính phủ chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, với năng lực, kinh nghiệm của mình, HHV đã liên tục trúng thầu các dự án có giá trị lớn như: cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, nâng cấp mở rộng đèo Prenn, dự án đường ven biển Bình Định, dự án đường ven biển nối cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng)…

Về tài chính, HHV dự báo kết quả kinh doanh 2023 khởi sắc hơn so với năm trước. Cụ thể, dự kiến doanh thu năm 2023 đạt 2.560 tỷ đồng, tăng 466 tỷ đồng (tăng 22%) so với năm 2022.

Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt khoảng 370 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước và vượt kế hoạch khoảng 9%.

HHV đang triển khai phương án chào bán hơn 82 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu với giá chiết khấu hơn 50% so với giá thị trường chốt phiên ngày 25/12.

Ngày 26/12/2023 là thời gian cuối cùng để nhà đầu tư đăng ký thực hiện quyền mua. Sau khi kết thúc đợt phát hành, vốn điều lệ của HHV dự kiến tăng thêm 823 tỷ đồng, lên mức 4.416 tỷ đồng.

Sưu tầm

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ