TPO - “Các ngành hàng không, đường bộ phát triển là do có cạnh tranh, còn ngành đường sắt vẫn độc quyền, không có cạnh tranh...”, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Lê Mạnh Hà nói.
Sáng 14/7, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc với Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR).
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết,Thủ tướng thông qua Tổ công tác yêu cầu VNR thực sự đổi mới, quyết liệt để thay đổi ngành vận tải cơ bản này.
“Trong thời điểm hiện nay, hành khách có thể lựa chọn đi bằng nhiều phương tiện khác hấp dẫn hơn, trong khi đi bằng đường sắt hiện đang kém hấp dẫn, kém sự cạnh tranh, trong đó có lý do chất lượng dịch vụ của ngành đường sắt, tính an toàn của đường sắt. Hay nói cách khác là thị phần của ngành đường sắt trong những năm gần đây giảm đáng kế”, Chủ nhiệm VPCP lưu ý.
Ông Mai Tiến Dũng cũng chỉ rõ hạ tầng kéo dài từ Bắc đến Nam nhưng hạ tầng quá lâu đời, chất lượng tàu, chất lượng hạ tầng ít được quan tâm nâng cấp, kho, cảng bốc xếp hàng hoá ít được quan tâm.
Ngoài ra, kết nối ga đường sắt với ga hàng không, kết nối đường biển, các khu công nghiệp hay trọng điểm kinh tế ít được quan tâm. “Thủ tướng có đặt vấn đề về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đề nghị ngành đường sắt có suy nghĩ để tăng hiệu quả kinh doanh, tăng thị phần. Giá cước vận tải đường sắt ở các nước rẻ nhất, an toàn nhất, ta hãy xem lại của chúng ta”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Một vấn đề nữa cũng được Thủ tướng đề cập đến an toàn đường, chất lượng lao động và trách nhiệm của cán bộ. Ngay sự cố tại ga Yên Viên vừa rồi, liên quan dến điều hành cùng lúc tàu vào ga hôm 14/7 tuy không gây thiệt hại lớn nhưng cho thấy kỷ luật kỷ cương phải điều chỉnh.
Sưu tầm (HLĐ)
Là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, TP.HCM còn mang trong mình một bề dày lịch sử, trong đó có lịch sử phát triển… Tại đây, các công trình kiến trúc cũng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt TP qua các thời kỳ. Cùng với những kiến trúc cổ mang tính lịch sử như Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát lớn TP, Chợ Bến Thành, UBND TP… TP.HCM mới đây đã “quy tụ” thêm nhiều công trình mang điểm nhấn và tạo thêm phong cách cho một TP đầy nắng và gió này, trong đó có những công trình, những khu đô thị đã được Hội KTS Việt Nam bình chọn các công trình tiêu biểu Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, cao ốc Saigon Metro Politan, nhà ga Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, các công trình giao thông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thay đổi diện mạo TP. Để có được những công trình này không thể không nói đến mồ hôi, nước mắt, thậm chí là máu của các kỹ sư, công nhân thuộc ngành Xây dựng đã đổ xuống góp sức cho sự phồn vinh của TP hiện nay.
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng
Toạ lạc tại khu Nam của TP.HCM, đô thị Phú Mỹ Hưng được quy hoạch và phát triển xanh, sạch và hiện đại, phân thành nhiều khu chức năng gắn kết hài hòa trong một tổng thể với hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, hài hòa với thiên nhiên, đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị bền vững. KĐT Phú Mỹ Hưng đã góp phần khai phá vùng đất phía Nam của TP.HCM, biến một vùng đất sình lầy thành một khu đô thị hiện đại với đầy đủ các tiện ích của một đô thị đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong khu đô thị phức hợp này còn có rất nhiều các kiến trúc độc đáo như: Lâu đài mô phỏng một trong những kỳ quan thế giới TajmaSago, tòa nhà Paragon sang trọng và tinh tế với kiến trúc gothic Pháp, lâu đài Cham Charm…
Nhà ga hàng không Tân Sơn Nhất
Nằm cách trung tâm TP 6km, nhà ga hàng không Tân Sơn Nhất là công trình kiến trúc do Nhật Bản thiết kế và thi công, công trình nhắm đến là một nhà ga hiện đại, tiện ích. Đây là sân bay đầu tiên của cả nước trang bị hệ thống điện tử hiện đại như: Hệ thống điều hành xử lý trung tâm, phòng hỏa, hệ thống phân loại hành lý tự động (hành khách có thể làm thủ tục tại bất kỳ quầy check-in nào). Công trình tạo ra ấn tượng tốt cho bạn bè quốc tế khi đặt chân đến Việt Nam.
Cao ốc Saigon Metropolitan
Toạ lạc ngay tại khu vực trung tâm TP, xung quanh các công trình kiến trúc cổ như: Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP, UBND TP… Công trình gồm 2 khối 12 và 16 tầng, thừa hưởng không gian quảng trường Công xã Paris và có tầm nhìn bao quát xung quanh khu vực đẹp nhất TP này. Công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc, phù hợp với xu hướng kiến trúc tiến bộ và hiện đại, thể hiện tính duy lý nghiêm ngặt của kỹ thuật và tìm thấy được một sự thỏa hiệp khéo léo, trong sự hòa hợp với những biểu tượng văn hóa của những giai đoạn lịch sử khác nhau của TP. Tòa nhà đã được Hội KTS Việt Nam bình chọn là 1 trong 20 công trình tiêu biểu cho TP.HCM về kiến trúc và chất lượng trong thời kỳ đổi mới.
Bitexco Financial Tower
Tháp Tài chính Bitexco, biểu tượng mới của TP là một tòa nhà chọc trời nằm tại trung tâm Q.1. Theo thiết kế, chiều cao từ mặt đất đến đỉnh là 262m, cao thứ nhất tính đến thời điểm hoàn thành, gồm 68 tầng và 3 tầng hầm, xếp thứ 5 thế giới về tổng diện tích sàn của một tòa nhà đơn lẻ. Tại thời điểm khánh thành, Bitexco Financial Tower cao thứ 110 thế giới. Tòa nhà được thiết kế bằng thép và kính, có sân đáp trực thăng. Ý tưởng thiết kế Bitexco Financial Tower được lấy cảm hứng từ hình ảnh duyên dáng, thanh thoát của búp hoa sen, biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Tòa nhà được xem là biểu tượng cho sự năng động của TP.HCM trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Phần trên cùng của tòa nhà sẽ được trang trí, thắp sáng đèn về đêm tạo ra vẻ đẹp lộng lẫy như ngọn hải đăng của TP.
Hầm Thủ Thiêm
Hầm Thủ Thiêm được thực hiện theo phương án hầm dìm (khoảng cách từ đỉnh hầm đến đáy sông chỉ 3 - 4m trong khi với hầm đào khoảng cách này sâu hơn gấp nhiều lần). Hầm Thủ Thiêm nối từ khu vực trung tâm Q.1 sang Q.2, đưa khu vực Thủ Thiêm Q.2 thành 1 trung tâm mới của TP.HCM trong tương lai. Với chiều dài khoảng 1,49km, rộng 33m, cao 9m, có 6 làn xe, mỗi bên ba làn cho cả ôtô và xe máy (chưa kể hai làn thoát hiểm). Phần thân hầm gồm 4 đốt mỗi đốt dài 93m, và nặng 27.000 tấn, bề dày hơn 1,2m được cấu tạo bởi bê tông cốt thép chống thấm. Tốc độ thiết kế đạt 60km/h. Công trình có tuổi thọ theo thiết kế là 100 năm. Theo thiết kế, vấn đề an toàn được bảo đảm bằng các hệ thống kỹ thuật bên trong hầm như hệ thống thông gió, bơm nước, cấp nước, hút ẩm, chiếu sáng, thông tin liên lạc báo động, chống cháy nổ và những bộ phận tự động đo độ ồn, độ ẩm, khói bụi. Trường hợp tiếng ồn, độ ẩm quá mức cho phép, các bộ phận này sẽ báo động và tự điều chỉnh bằng cách hút ẩm ra bên ngoài hoặc báo lại trung tâm điều khiển ở cửa hầm. Trung tâm điều khiển được trang bị hệ thống camera theo dõi lưu thông và điều khiển tất cả các hệ thống bên trong hầm để xử lý kịp thời các tình huống. Mặt khác, hai bên hông hầm còn có hai đường thoát hiểm. Khi có sự cố, các cửa vào đường thoát hiểm sẽ mở ra cho các phương tiện tiếp tục lưu thông hoặc quay ngược trở lại. Một hệ thống cung cấp điện cũng được dự phòng cho trường hợp cúp điện.
Đại lộ Võ Văn Kiệt
Con đường này được mang tên vị Thủ tướng của Việt Nam, Đại lộ chạy dọc theo kênh từ QL1A huyện Bình Chánh đến ngã ba đường Yersin - Chương Dương gần cầu Calmette, Q.1. Chiều dài toàn tuyến là 21,89km, đi qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, tạo thành một tuyến trục giao thông Đông - Tây và kết nối hai đầu Đông Bắc - Tây Nam TP. Đại lộ Đông - Tây tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông ra vào cảng Sài Gòn và từ đây đi các tỉnh miền Đông và miền Tây không phải đi vào trung tâm TP. Đây là con đường huyết mạch liên kết chặt chẽ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đường Hoàng Sa - Trường Sa
Hai tuyến đường này trước đây được người dân TP gọi là đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, sau khi hoàn thành dự án cải tạo đường song song với Dự án Vệ sinh môi trường (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè), tuyến đường này được TP đặt tên là Hoàng Sa và Trường Sa. Có quy mô dài 15,7km (trong đó đường Trường Sa dài 8,3km, đường Hoàng Sa dài 7,4km), đi qua 7 quận gồm quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp chiều rộng mặt đường xe chạy 9m. Việc hoàn thành hai tuyến đường đã góp phần hoàn thiện cảnh quan đô thị dọc hai bờ kênh, nâng cao năng lực giao thông trong khu vực, giảm ùn tắc giao thông cho các tuyến đường song hành vào nội thành là đường Cách Mạng Tháng Tám và Hai Bà Trưng.
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (dài 55km) được thông xe giai đoạn 1 với chiều dài 20km (từ đường vành đai 2 - TP.HCM - Long Thành - Đồng Nai). Dự án thiết kế cho xe lưu thông với tốc độ lên đến 120 km/h với 4 làn xe được chia làm 2 đoạn.
Tuyến đường này làm giảm “gánh nặng” cho tuyến QL1 (đoạn qua tỉnh Đồng Nai) và chống ùn tắc giao thông cho khu vực cửa ngõ TP.HCM. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện để đẩy nhanh việc hình thành và phát triển các đô thị vệ tinh của TP.HCM như Long Thành, Nhơn Trạch, Gò Dầu, Phú Mỹ cũng như khu vực sân bay Quốc tế Long Thành.
Đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài
Sau 5 năm thi công, cuối tháng 9/2013 tuyến đường đã được thông xe dài 4,7km giai đoạn 1 (đoạn từ nút giao Nguyễn Thái Sơn đến nút giao Bình Triệu). Đây là trục đường hướng tâm quan trọng trong hệ thống giao thông của TP, nối từ sân bay Tân Sơn Nhất - QL13 - QL1 - 1K đi qua 4 quận gồm: Tân Bình - Gò Vấp - Bình Thạnh - Thủ Đức. Toàn bộtuyến đường có điểm nhấn là cầu Bình Lợi vượt qua sông Sài Gòn với chiều dài 1,1km gồm 6 làn xe mỗi chiều. Hạng mục vòm Nielsen của cầu là một trong những cấu trúc có kỹ thuật tiên tiến nhất trong các công trình cầu hiện nay.
Công trình được đưa vào sử dụng góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông cho khu vực nội thành và cửa ngõ đông bắc của TP, đồng thời tạo động lực cho sự phát triển kinh tế cũng như chỉnh trang đô thị, cải tạo môi trường.
Cầu Sài Gòn 2 và 6 cầu vượt thép
Nằm song song với cầu Sài Gòn hiện hữu (được thông xe vào tháng 10/2013), cầu Sài Gòn 2 dài gần 1km gồm 30 nhịp, mặt cầu rộng 23,5m cho 5 làn xe lưu thông (gồm 4 làn ôtô và 1 làn xe 2 và 3 bánh), trong đó cho xe siêu trường, siêu trọng lưu thông. Được thiết kế có tuổi thọ 100 năm, chịu được động đất cấp 7. Đây là dự án nhằm giảm tải cho cầu Sài Gòn hiện hữu, nâng cao năng lực lưu thông tại cửa ngõ đông bắc của TP. Đồng thời, đảm bảo tính đồng bộ về quy mô với tuyến xa lộ Hà Nội đã được mở rộng.
6 cầu vượt thép này nhằm kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông ở các khu vực cửa ngõ của TP. Hai cây cầu thép đầu tiên được TP đầu tư tại cửa ngõ phía Đông TP là ngã tư Thủ Đức và ngã tư Hàng Xanh (đưa vào khai thác tháng 01/2013) góp phần giảm áp lực giao thông cho các khu vực này. Sau khi thấy hiệu quả, TP tiếp tục xây dựng thêm bốn cầu vượt thép khác tại các nút giao Nguyễn Tri Phương - 3/2 - Lý Thái Tổ; Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám; Lăng Cha Cả; bùng binh Cây Gõ. Bốn cây cầu đều phát huy hết tác dụng khi đưa vào sử dụng.
Đường vành đai phía Đông
Tuyến đường này dài 5,5km, là một phần của đường vành đai II nối từ đường Nguyễn Văn Linh (khu đô thị Phú Mỹ Hưng) đến cầu Phú Mỹ, ra cầu Rạch Chiếc mới. Được thông xe vào cuối tháng 8/2013.
Công trình kết nối các hướng từ xa lộ Hà Nội (đoạn cầu Rạch Chiếc) đến cầu Phú Mỹ. Đặc biệt tuyến đường sẽ tạo thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa ra vào cảng Cát Lái (Q.2) và kết nối đồng bộ cầu Phú Mỹ.
Sưu tầm ( HLĐ)
Trải qua 8 năm thành lập và phát triển, Công ty CP nhựa đường thiết bị Giao thông đã không ngừng vươn xa. Hiện tại BEST tự hào vì có cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo quá trình xuất nhập hàng và vận chuyển nhựa đường đến tận chân công trình.
BEST hiện có: - Trụ sở chính tại: Tầng 15, tòa nhà 319 BQP, 63 Lê Văn Lương, Cầu Giấy, Hà Nội.
- VPGD Miền Nam: Lầu 8, tòa VCCI, 71 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.
- Kho nhựa đường Cảng Vật Cách: Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng.
- Kho nhựa đường Long An: Cảng Bourbon, Bến Lức, Long An.
Một số hình ảnh về các kho nhựa đường của BEST
Hệ thống trạm bơm nhựa lỏng ở Kho nhựa đường
Toàn cảnh kho nhựa đường cảng Vật Cách - Hải Phòng
Hệ thống 3 bồn chứa nhựa lỏng lớn Kho Long An
Khu vực kho bãi bảo quản nhựa thùng Iran tại Kho Long An
BEST giao hàng tại các trạm tận chân công trình
Cán bộ công nhân viên của BEST du lịch Thái Lan hè 2017
Để chủ động ứng phó với mưa, lũ, lũ quét và sạt lở đất, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ.
Đồng thời, thông báo đến các cấp chính quyền và người dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa, chủ các phương tiện giao thông thủy, chủ đầu tư các công trình đang thi công đặc biệt là những công trình trên sông, suối và chủ các hồ chứa nước, hầm, lò khai thác khoáng sản biết diễn biến mưa lũ để chủ động các biện pháp phòng, tránh; tổ chức kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất, các hộ dân sống ven sông, suối để chủ động di rới đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp, báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cũng có Công điện số 08, ngày 28/6 gửi Công ty Thủy điện Tuyên Quang trong đó nêu rõ, hồi 9 giờ, ngày 28/6, mực nước hồ Tuyên Quang ở cao trình +106,64m, lưu lượng đến hồ 2.046m3/s.
Mưa lớn gây ngập lụt một số tuyến đường của TP Lai Châu sáng 27/6. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN
Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang mở 01 cửa xả đáy vào hồi 12 giờ cùng ngày.
Theo báo cáo của các địa phương, mưa lớn và sạt lở đất đã gây thiệt hại tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bình Thuận làm 1 người mất tích (anh Giàng Mí Nô, sinh năm 1976, tại thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang bị nước cuốn trôi cả người và xe khi đi qua địa phận thôn Chấu, xã Xín Cái), 4 người do bị sét đánh (chị Phàn Thị Xuân - 26 tuổi và hai con Phàn Thị Xuyên - 4 tuổi, Phàn Văn Vân - 3 tuổi tại thôn Phiêng Lang, xã Khuôn Lùng, huyện Xín Mần; bà Vàng Thị Dính tại thôn Sảng Chải B, xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).
32 nhà bị hư hỏng (Lai Châu 10, Hà Giang18, Bình Thuận 4), 428 nhà bị ngập nước (Lai Châu 213; Cao Bằng 215). Hiện tại, nước đã rút, riêng 8 nhà bị ngập do nước dâng từ hang caster tại xóm Thìn Tẳng, xã Lũng Nặm, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trong điều kiện không mưa 4-5 ngày nước mới rút hết mới có thể trở về nhà.
134 ha lúa bị thiệt hại (Lào Cai 3, Lai Châu 26, Hà Giang 9, Cao Bằng 52, Bắc Cạn 4, Bình Thuận 40); 101ha hoa màu, rau màu bị thiệt hại (Hà Giang 1, Bình Thuận100); 5700 cây quế bị ngập (Hà Giang); 64ha cây trồng lâu năm bị ngập và vùi lấp (Lào Cai 1; Bình Thuận 63); 59 con gia súc, gia cầm bị chết (Hà Giang); 52m kè sạt lở, hư hỏng (Lào Cai12; Hà Giang 40), 952m kênh mương bị sạt, hư hỏng (Lào Cai 360, Lai Châu 145, Hà Giang 20, Cao Bằng 315, Thái Nguyên 112); 2 cái đập thủy lợi bị hư hỏng (Lào Cai 1,Hà Giang 1)...;
21.780 m3 đất, đá bị sạt lở (Lào Cai 4.100, Lai Châu 6.000, Hà Giang11.680); 150m đường bị ngập (Lai Châu). Nước đã rút trong chiều ngày 26/7, các phương tiện có thể giao thông lại bình thường, 3 cầu bị hư hỏng (Hà Giang).Ước tính tổng thiệt hại khoảng 21.029 triệu đồng (Lào Cai 3.069, Lai Châu 2.300, Hà Giang 9.200, Cao Bằng 5.500, Bắc Cạn 100, Bình Thuận 500, Thái Nguyên 360).
Thiệt hại do sạt lở và ngập do xả lũ cũng rất nghiêm trọng. Ước thiệt hại tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Cà Mau lên đến hàng trăm triệu đồng.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Bình Dương, Cà Mau và thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức di dời các hộ dân vùng bị ảnh hưởng sạt lở đến nơi an toàn đảm bảo tính mạng, tài sản người dân.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua khu vực Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió trên mực 5000 m, từ ngày 28/6 đến hết đêm 29/6 ở Bắc Bộ tiếp tục có mưa, mưa vừa; vùng núi, trung du phía Bắc có mưa to đến rất to và dông; trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Tổng lượng mưa từ nay đến hết đêm 29/6 ở vùng núi Bắc Bộ phổ biến 100-200mm; một số nơi ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La có mưa 250-300mm. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Lũ quét trên các sông suối nhỏ và sạt lở đất có khả năng xảy ra tại các tỉnh ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt một số tỉnh khu vực Việt Bắc, Tây Bắc như: Lào Cai (nguy cơ đặc biệt cao tại huyện Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Sa Pa và Văn Bàn), Hà Giang (nguy cơ đặc biệt cao tại các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang và Quang Bình), Tuyên Quang (nguy cơ đặc biệt cao tại các huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa và Hàm Yên), Lai Châu (nguy cơ tại các huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ), Điện Biên (nguy cơ cao tại huyện Mường Nhé), Cao Bằng (nguy cơ cao tại huyện Bảo Lạc, Hà Quảng, Trùng Khánh), Bắc Cạn (Ba Bể, Ngân Sơn, Pắc Nặm). Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1-2.
Theo thông tấn xã Việt Nam ( HLĐ)
Đoạn đường thi công được ghi lại trong clip đang được trải đá dăm cấp phối để chuẩn bị làm nền đường, hoàn toàn không phải nhựa đường.
Trải đá dăm cấp phối
Ngày 17/7, thông tin trên một tờ báo điện tử cho biết, khoảng 10h cùng ngày tại Hà Nội, mặc dù trời đang mưa rất to do ảnh hưởng của cơn bão số 2, nhưng nhà thầu thi công công trình tuyến đường Vành đai 3 (giai đoạn 2) vẫn cho đổ thảm nhựa mặt đường.
Điều này vi phạm quy định thi công bê tông nhựa nóng và có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng mặt đường.
Trao đổi với báo chí về phản ánh trên, ông Phạm Hoàng Tuấn, Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội (đơn vị làm đại diện chủ đầu tư dự án) cho biết, thông tin trên là chưa chính xác.
Theo ông Tuấn, đoạn đường thi công được ghi lại trong clip đang được trải đá dăm cấp phối để chuẩn bị làm nền đường, hoàn toàn không phải nhựa đường.
(Đoạn đường thi công được ghi lại trong clip đang được trải đá dăm cấp phối để chuẩn bị làm nền đường, hoàn toàn không phải nhựa đường).
Tờ VOV dẫn lời ông Đỗ Đình Phan, Trưởng phòng Giám sát 2 đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội xác nhận vào khoảng 10h sáng 17/7, công trường vẫn đang thi công các phần việc.
Tuy nhiên thông tin về việc rải nhựa dưới mưa là không chính xác vì đây chỉ là rải cấp phối đá dăm, trên tuyến đường này chưa rải thảm một m2 nhựa nào.
Ông Vũ Đăng Khoa, Giám đốc Điều hành gói thầu số 2 (Tổng Công ty Thăng Long) cũng phủ nhận chuyện nhà thầu rải bê tông nhựa dưới mưa tại dự án như một số phương tiện truyền thông đăng tải.
“Sáng nay, chúng tôi triển khai thi công từ rất sớm. Đến khoảng 9h đã rải xong 70–80m lớp cấp phối đá dăm. Lúc đó, trời đổ mưa bất chợt nên chúng tôi đã dừng lại ngay, không thi công tiếp nữa. Do đó, hình ảnh người dân quay lại là rải base chứ không phải thảm bê tông nhựa như một số phương tiện truyền thông đăng tải”, báo Giao thông dẫn lời ông Khoa nói.
Ông Khoa cho hay, việc thi công base không liên quan gì đến mặt đường dính nước, bởi khi nước thoát, độ ẩm đạt yêu cầu sẽ tiến hành lu được ngay.
Sau khi rải xong 70–80 m, trời mưa và một xe chở base từ bãi tập kết đang trên đường đến công trường. Lúc xe chở cấp phối ra tới nơi, nhà thầu đã dừng tất cả mọi hoạt động thi công.
“Sau đó, chúng tôi đã yêu cầu xe chở base chở vật liệu quay lại bãi tập kết, chứ không tiếp tục thi công nữa”, ông Khoa khẳng định.
Trời mưa nên tầm nhìn hạn chế?
Ông Nguyễn Cao Thắng, cán bộ tư vấn giám sát công trường tại thời điểm diễn ra thi công cũng một mực phủ nhận thông tin lan truyền trên mạng.
Theo ông Thắng, khoảng 9 giờ 30 sáng 17/7, nhà thầu tiến hành thi công rải móng cấp phối đá dăm lớp 1 Dmax 25, đoạn từ Km3 + 770 - Km3 + 800, vệt rải chỉ rộng 4,5m, dài 30m. Đang thi công thì gặp trời mưa, chúng tôi đã yêu cầu nhà thầu dừng thi công ngay. Khối lượng hoàn thành trong sáng 17/7 mới đạt khoảng 30% so với kế hoạch công việc của cả ngày.
Ông Thắng cũng chia sẻ, do trời mưa, tầm nhìn hạn chế, đá dăm cấp phối có màu xanh sẫm nên trông giống nhựa đường, khiến nhiều người lầm tưởng.
“Thực tế không đơn vị kỹ thuật nào lại đi trải nhựa đường trong mưa bão cả, làm thế thì nhà thầu và chủ đầu tư là thiệt hại đầu tiên”, ông Thắng nhấn mạnh.
Dự án tuyến Vành đai 3 giai đoạn 2 là công trình trọng điểm, ưu tiên đầu tư của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, với chiều dài 5 km (từ Mai Dịch tới cầu Thăng Long). Tổng kinh phí đầu tư hơn 3.100 tỷ đồng, trong đó giá trị xây lắp hơn 800 tỷ, phần còn lại là kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng
Dự án do liên danh nhà thầu thi công dự án gồm: Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty Thăng Long – CTCP, Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng).
Sưu tầm ( HLĐ)
(ANTV) - Có thể nói, giao thông là một phần bộ mặt đô thị, nó tạo ra những ấn tượng đầu tiên cho du khách khi mới đặt chân tới một đất nước. Vậy giao thông Việt Nam đã để lại ấn tượng như thế nào đối với người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Giao thông ở Việt Nam có gì đáng sợ
Anh Johnny - Du khách đến từ Australia cho biết: Tôi thấy giao thông ở Việt Nam khá điên rồ, xe cộ ở khắp mọi nơi không theo cấu trúc gì, nhưng mọi người vẫn có thể di chuyển được.
Chị Shanon Du khách đến từ Australia: Mọi người đi không có trật tự gì, nhưng có vẻ mọi thứ vẫn ổn.
Bà JILL người Anh: Tôi rất thích Việt Nam và tôi cũng thấy vui khi tận hưởng những ngày ở đây, nhưng giao thông thì không thú vị lắm, mà rất mang tính thử thách.
Cảm nhận khi sang đường ở Việt Nam
Chị Shanon - Du khách đến từ Australia: Tôi cảm thấy khá sợ khi phải sang đường, vì chúng tôi sẽ phải tránh né các phương tiện.
Bà JILL người Anh: Cảm giác băng qua đường rất thú vị. Mọi người đi ở cả 2 làn đường và trông họ luôn có vẻ bận rộn vội vã. Ban đầu tôi còn cảm thấy sợ và sốc, nhưng bây giờ tôi thấy việc này khá vui, hào hứng và buồn cười. Điều này cũng giúp tôi có phản xạ tốt hơn và có kinh nghiệm trong việc né tránh.
Giao thông Việt Nam có gì khác so với các nước trên thế giới
Bà JILL người Anh: Giao thông ở Việt Nam hoàn toàn khác nước tôi. Ở đây có nhiều xe máy hơn và cũng có cả ô tô nữa, có lẽ bởi Hà Nội là một thành phố khá cổ, có nhiều đường phố chật hẹp đặc biệt trên phố cổ. Đôi khi đường phố rất đông đúc, nhưng tôi thấy các tài xế ở Hà Nội là những người lái xe rất tốt khi họ tránh được nhau.
Chị Shanon Du khách đến từ Australia: Tôi thấy giao thông Việt Nam không giống gì ở nước chúng tôi. Ở đây dù có phân chia cấu trúc các làn khá rõ ràng, nhưng xe máy và xe đạp vẫn đi vào làn dành cho ô tô. Ngoài ra, đường sá ở Australia thoáng hơn, bạn có thể biết được khi nào có thể băng qua đường một cách an toàn.
( Người nước ngoài cảm thấy e sợ mỗi khi sang đường ở Việt Nam)
Giải pháp nào cho giao thông tại Việt Nam
Bà JILL người Anh: Tôi thấy ở một số thành phố khác người ta hạn chế lượng phương tiện tham gia giao thông vào khu vực trung tâm, thậm chí hạn chế số ngày, số giờ mà phương tiện được phép lưu thông trên đường, hoặc đánh thuế cao hơn cho các tài xế, hoặc cho phép xe tham gia giao thông tùy theo biển số. Xe nào to mà chỉ có 1 người ngồi trong thì phải đánh thuế. Tôi nghĩ việc hạn chế phương tiện tham gia giao thông theo biển số là một phương pháp đơn giản, không tốn kém mà đem lại hiệu quả cao.
Ấn tượng của anh Osama - người Ai Cập về những ngày đầu khi mới tham gia giao thông ở Hà Nội đó là đường phố có quá nhiều xe máy và hình như chỉ có mỗi xe máy... Với anh, mỗi lần sang đường giữa dòng xe cộ nườm nợp ở thủ đô là một cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm mà bản thân chưa từng được "trải nghiệm" tại nước mình.
Tuy nhiên, sau một thời gian làm quen với môi trường giao thông tại Việt Nam, Osama đã học được cách lái xe máy hay dùng còi xe thành thục để "giao tiếp" trên đường phố như người bản địa, đi qua đoạn cua khuất hay phi từ ngõ ra đường lớn mà không cần lo lắng quá nhiều. Thậm chí, Osama còn học được thói quen không tốt là di chuyển xe máy trên vỉa hè, lý do rất đơn giản phương tiện giao thông dưới lòng đường quá đông và đi tắt trên vỉa hè thì sẽ nhanh hơn.
Thực tế, cũng đã có không ít người nước ngoài kém may mắn bị thương thậm chí là thiệt mạng khi không thể thích ứng với những con đường, tuyến phố tiềm ẩn quá nhiều nguy hiểm. Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra để lý giải cho tình trạng này, trong đó không thể không kể tới nguyên nhân xuất phát từ sự lộn xộn và bất tuân pháp luật khi tham gia giao thông của 1 bộ phận người dân.
Sưu tầm ( HLĐ)
Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này và trách nhiệm của cơ quan trực tiếp quản lý trong lĩnh vực giao thông vận tải ở đâu?
Xe quá tải kết hợp với thời tiết cực đoan
Xe quá tải đang phá tan nhiều con đường lưu thông, bất kể đường đó là quốc lộ, tỉnh lộ hay đường liên huyện. Trước thực trạng đó, chính quyền và nhân dân nhiều địa phương phải lên tiếng kêu cứu cho những con đường vì bị xe quá tải bức tử. Có thể thấy rất nhiều điển hình mà báo chí đã nêu trong thời gian qua như:
Gần đây nhất về tình trạng xe quá tải phá nát đường giao thông chính là QL12, đoạn đi qua huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Oằn mình trong “cơn lốc” xe quá khổ quá tải chở nguyên vật liệu xây dựng, phương tiện máy móc phục vụ đại dự án sắt thép Fomorsa thuộc KCN Vũng Áng, hàng chục km QL12 đoạn chạy qua huyện Kỳ Anh đang xuống cấp một cách thê thảm.
Trên QL5, tình trạng xe chở quá tải cũng diễn ra phổ biến, nhất là các phương tiện xe container, xe kéo rơ –moóc trọng tải lớn xuất phát từ Hải Phòng đi qua QL5 với mật độ lớn. Theo Trung tá Phạm Văn Lưu, Trạm trưởng Trạm kiểm soát giao thông Hải Dương thì đây chính là nguyên nhân khiến cho QL5 đang xuống cấp nghiêm trọng.
Vừa bàn giao, đưa vào khai thác chưa đầy 2 năm, nhưng đến nay Tỉnh lộ 4 đã xuống cấp nghiêm trọng với hàng trăm ổ trâu, ổ voi. Theo Sở GTVT Đắk Nông, nguyên nhân đường xuống cấp do các chủ phương tiện không tuân thủ quy định trọng tải. Hàng ngày, tuyến đường đang phải oằn mình gánh chịu mức quá tải gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi thiết kế, khiến đường nhanh chóng bị xuống cấp.
Hay đường 21, con đường liên huyện dài khoảng 12 km thuộc địa bàn xã Tam An, huyện Long Thành và phường Tam Phước (TP Biên Hòa, Ðồng Nai) xuống cấp nghiêm trọng, khiến việc đi lại, sinh hoạt của người dân hết sức khó khăn. Hằng ngày, đường 21 phải gồng mình gánh chịu hàng trăm xe tải ben chở đất quá khổ, quá tải qua lại. Xe tải ben cày nát mặt đường, gây bức xúc cho người dân
Theo báo cáo của ông Khuất Việt Hùng - vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) thì chỉ từ ngày 1/4 đến ngày 23/5/2014, sau khi đưa trạm cân lưu động vào sử dụng ở toàn bộ 63 địa phương, đã phát hiện tới 12.705 xe phạm lỗi quá tải trọng. Chính tình trạng xe chở quá khổ, quá tải đã gây hư hỏng kết cấu hạ tầng trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và là nguyên nhân khiến tình trạng tai nạn giao thông gia tăng.
Giải thích sâu hơn về việc xe quá tải gây hư hỏng đường, chuyên gia về lĩnh vực GTVT cho biết tải trọng xe quá lớn, vượt xa tải trọng tính toán làm “mỏi” liên kết trong vật liệu áo đường. Khi mặt đường phải gánh tải trọng lớn hơn tải trọng thiết kế liên tục, kết hợp những thời điểm nhiệt độ cực đoan sẽ phá vỡ hoàn toàn kết cấu áo đường gây hư hỏng. Thực tế cho thấy, trên một số quốc lộ có diễn ra tình trạng xe quá tải nhưng những tháng thời tiết mát mẻ thì hiện tượng lún nứt, vệt hằn bánh xe chưa xảy ra. Nhưng khi trời nắng to, kết hợp mưa rào thì mặt đường lập tức bị hằn lún, hoặc nặng hơn là phá vỡ.
Tất cả các thử nghiệm về độ bền của bê tông nhựa đều thực hiện trong phòng thí nghiệm với điều kiện nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 60 độ C, đây được xem là điều kiện làm việc bất lợi nhất của vật liệu. Ở nước ta, những ngày nắng nóng thì nhiệt độ mặt đường có thể lên tới 70 độ C, cá biệt có nơi lên đến 78 độ C. Khi đó, lớp bê tông nhựa làm việc trong điều kiện cực kỳ bất lợi và hư hỏng hoàn toàn có thể xảy ra. Đồng thời với thời tiết cực đoan, các xe tải trọng lớn di chuyển khi mặt đường dễ bị tổn thương khiến mặt đường bị phá vỡ nghiêm trọng.
(Đường kém chất lượng, sụt lún xảy ra ở nhiều nơi)
Tiêu chuẩn lạc hậu
Hiện tại, hầu hết đường xá Việt Nam đều sử dụng bê tông nhựa để trải mặt. Bê tông nhựa là một hỗn hợp vật liệu, mỗi yếu tố cấu thành hỗn hợp này đều ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm, trong đó có nhựa đường là một thành phần chính tạo nên bê tông nhựa. Trong nhiều năm qua, toàn bộ thị trường Việt Nam vẫn sử dụng chung một loại nhựa đường cho tất cả các loại đường từ cao tốc đến giao thông nông thôn.
Có thể thấy rõ rằng, ở Việt Nam có các loại hình khí hậu khác biệt lớn giữa khác vùng miền, do vậy có nhiều chuyên gia đã đặt vấn đề phân vùng khí hậu để khuyến cáo sử dụng loại nhựa đường phù hợp với từng vùng nhưng do “thói quen” về thiết kết và vấn đề giá thành nên hiện tại ở Việt Nam vẫn sử dụng một loại nhựa đường cho mọi loại đường.
Một vấn đề nữa là thiếu các tiêu chuẩn về thời gian sử dụng tối đa bê tông nhựa cho các tuyến đường giao thông. Các chuyên gia đều khẳng định, tất cả các tuyến đường sau một thời gian lưu thông việc xuất hiện hiện tượng vệt hằn bánh xe là điều không thể tránh khỏi và hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở Việt Nam, tuy nhiên vấn đề cần quan tâm là tốc độ xuất hiện của các vệt hằn và mức độ gây hư hại đến đường xá.
Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa đưa ra tiêu chuẩn về kiểm soát vệt hằn bánh xe, nếu có quy định này thì có thể thông qua việc xác định chiều sâu vệt hằn sau số chu kỳ tác động tải trọng để tính ra thời gian khai thác tối đa của lớp bê tông nhựa, từ đó tính toán được thời gia sử dụng mỗi con đường, thuận tiện cho công tác duy tu, bảo dưỡng.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Để xảy ra tình trạng nhiều xe quá tải chạy trên đường hiện nay một phần là do sự buông lỏng quản lý của ngành GTVT. Việc Bộ GTVT không đưa ra được những quy định chặt chẽ về mặt pháp lý khiến nhiều chủ xe đã lách luật bằng cách tự hoán cải sau khi kiểm định để thay đổi thùng xe.
Theo ông Trần Kỳ Hình, Cục trưởng Cục Đăng kiểm thì hiện có 61.000 xe tải có thùng lớn đã hoán cải trước đây mà hiện nay không thể hồi tố. Như vậy, một số lượng lớn xe hoán cải như vậy đang lưu thông mà Bộ GTVT vẫn chưa có hình thức xử lý thì những con đường vẫn tiếp tục phải oằn mình chịu thêm sức nặng.
Cùng với đó, việc Bộ GTVT thiếu giám sát chặt chẽ các trạm đăng kiểm khiến cho các xe quá tải có đất để hoành hành. Theo nhiều ý kiến chuyên gia trong cuộc họp của Bộ GTVT về các biện pháp siết chặt tải trọng phương tiện tổ chức vào ngày 21/1/2014 thì tình trạng tiêu cực tại các trạm đăng kiểm mới là vấn đề cốt lõi gây ra tình trạng xe quá tải tràn lan.
Ông Nguyễn Văn Huyện, khi đó là Chánh thanh tra Bộ GTVT cho biết qua thanh tra tại 10 trạm đăng kiểm đã thấy nhiều vấn đề, có hồ sơ cho 1 xe song khi đăng kiểm thì có trạm cho phép chở 30 tấn, nơi cho 40 tấn, thậm chí có trạm cho phép chở 60 tấn. Những chiếc xe tải được “làm luật” để chở gấp đôi, thậm chí gấp 3 tiêu chuẩn thì hỏi đường nào có thể chịu được sức nặng.
Phát biểu trong cuộc họp giữa Bộ GTVT với Bộ Công an về kiểm điểm tình hình thực hiện kiểm soát tải trọng xe vào ngày 27/5 vừa qua, ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ GTVT đã thừa nhận những tồn tại của ngành GTVT gây ra tình trạng xe quá tải làm hư hại công trình giao thông, cụ thể là một số địa phương chưa vào cuộc quyết liệt, vẫn còn hiện tượng tiêu cực, lực lượng chức năng còn dễ dãi, dung túng cho xe qua trạm kiểm soát.
Mặc dù trong năm 2014, Bộ GTVT thực hiện phương châm của Ủy ban ATGT Quốc gia là “Siết chặt công tác quản lý vận tải và tải trọng xe”, theo đó các địa phương đồng loạt ra quân, xử lý kiên quyết đối với tình trạng xe quá khổ, quá tải, cơi nới thành, thùng xe, với mục tiêu cuối cùng là để các chủ xe không thể chở quá tải. Tuy nhiên, do quy định được đưa ra khá bất ngờ khiến các doanh nghiệp vận tải không kịp điều chỉnh và việc chấp hành ngay quy định này là điều không dễ thực hiện. Và cho tới khi quy định đi vào nề nếp thì những chiếc xe tải quá khổ quá tải vẫn tiếp tục cày xéo, phá tan những cung đường.
Sưu tầm (HLĐ)
(ĐSPL) - Thời gian vừa qua, việc mới đưa vào sử dụng, đường sá đã xuống cấp, hay hằn lún vệt bánh xe trên các tuyến quốc lộ... là những vấn đề làm “đau đầu” các quan chức ngành giao thông vận tải. Không ít cung đường sụt lún góp phần gây ra các vụ tai nạn giao thông.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đường bị hằn lún nghĩa là người tham gia giao thông phải dùng sản phẩm chưa hoàn chỉnh. Khi đó, người dân có quyền đòi đền bù; thậm chí khởi kiện doanh nghiệp thi công. Vậy đâu là cơ sở pháp lý?
Không thể “cha chung không ai khóc”!
Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của bộ GTVT tổ chức mới đây, nhiều đại biểu đã có ý kiến về chất lượng của các công trình đường bộ. Theo đó, đường giao thông phải trả phí cũng là một dạng hàng hóa, dịch vụ. Đường bị hằn lún nghĩa là người tham gia giao thông phải dùng sản phẩm chưa hoàn chỉnh. Theo các chuyên gia, khi đó, người dân có quyền đòi đền bù, thậm chí có thể khởi kiện doanh nghiệp làm đường ra tòa... “Đường bị hằn lún, không đảm bảo chất lượng, theo ngôn ngữ pháp lý gọi là hàng hóa có khuyết tật, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn. Theo quy định (tại khoản 3, Điều 17, luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa), người dân có thể yêu cầu chủ đầu tư hoàn lại tiền hoặc phải làm lại đường mới đảm bảo chất lượng, an toàn”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho hay.
Một ví dụ điển hình cho câu chuyện đường sụt lún xảy ra trên đại lộ Mai Chí Thọ (TP.HCM). Theo thông tin phản ánh, thời gian qua xuất hiện nhiều điểm sụt lún, nằm ở đoạn gần cầu vượt Cát Lái, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Tại đây thường xuyên có phương tiện xe hai bánh lạc tay lái ngã, thoát chết trong gang tấc từ bánh xe tải. Đường xấu nên hầu hết phương tiện tham gia lưu thông không dám chạy nhanh, nhưng tai nạn vẫn diễn ra thường xuyên. Theo tính toán, mỗi ngày, tuyến này có hàng ngàn phương tiện lưu thông, nguy cơ xảy ra tai nạn chết người vì những điểm sụt lún rất cao.
Trên thực tế, nhiều đoạn đường cao tốc cũng gặp phải trường hợp lún, xuống cấp. Có thể kể đến tuyến quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa – Hà Tĩnh có vốn đầu tư 2,4 nghìn tỉ đồng trên 315km đường đã có nhiều nơi lún sâu 4cm dù đã khắc phục song vết hằn bánh xe vẫn xuất hiện. Hay, cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 245km với tổng vốn đầu tư 2,8 nghìn tỉ đồng cũng mới thông xe được 2 ngày đã xuất hiện sụt lún. Trên đoạn cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình cũng rơi vào tình trạng lún tương tự với “hố sâu” 6,7cm.
Liên quan đến hiện tượng này, mới đây, nhóm chuyên gia, cán bộ của trường đại học Giao thông vận tải đã có báo cáo gửi bộ GTVT về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe trên các tuyến quốc lộ hiện nay. Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế một số tuyến đường Quốc lộ 1 đoạn Vinh-Hà Tĩnh, Thanh Hóa-Nha Trang, Quốc lộ 18, cao tốc Hà Nội – Lào Cai, mặt cầu Thăng Long, Thanh Trì, Bãi Cháy, các tuyến đường vành đai TP.HCM, đoàn chuyên gia đã chỉ ra hàng loạt các nguyên nhân dẫn đến nhiều tuyến đường trồi sụt, lún.
Nhóm chuyên gia cho rằng, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe là trong quá trình thi công, lớp vật liệu bê tông nhựa, việc giám sát, tuân thủ quy trình sản xuất, tổ chức thi công, nghiệm thu lớp bê tông nhựa chưa chặt chẽ. Tương tự là với các khâu thiết kế và sản xuất, nhiệt độ trộn, nhiệt độ rải, nhiệt độ lu lèn dẫn đến mặt đường không đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, gây hằn lún...
Từ thực tế đó, các chuyên gia cho rằng, người dân có thể yêu cầu chủ đầu tư hoàn lại tiền hoặc phải làm lại đường mới đảm bảo chất lượng, an toàn. Thậm chí, nếu không giải quyết được ở mức độ hòa giải, người sử dụng có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Đâu là căn cứ để khởi kiện ra tòa?
Trao đổi với PV báo ĐS&PL, luật sư Trần Thu Nam – Trưởng văn phòng luật sư Tín Việt (đoàn Luật sư TP. Hà Nội) khẳng định, Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khởi kiện vì lợi ích công cộng. Theo luật sư Nam, trên lý thuyết, người dân có quyền khởi kiện các doanh nghiệp có liên quan khi đường sá xuống cấp, hỏng hóc, ảnh hưởng tới đi lại. Thế nhưng, trên thực tế, chưa có trường hợp nào người dân đứng ra khởi kiện và giành phần thắng.
Luật sư Nam phân tích, chất lượng các công trình thi công đường sá của Việt Nam hiện nay đều rất yếu kém, qua một thời gian sử dụng đều dần dần bộc lộ sự xuống cấp, lún, nứt, vỡ, ổ gà... không đạt tiêu chuẩn dẫn đến những khả năng về tai nạn, hỏng hóc xe cộ. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ thiệt hại do đường gây ra rất khó khăn nếu không có những tai nạn lớn. Thậm chí, khi có tai nạn diễn ra thì để khẳng định nguyên nhân do đường không đảm bảo cũng rất khó.
“Là luật sư nhưng bản thân tôi khi đi trên một con đường xuống cấp, đầy ổ gà, ổ voi cũng không biết khởi kiện ai, khởi kiện ở chỗ nào. Khởi kiện ở nơi con đường đi qua, hay khởi kiện ở nơi có trụ sở của chủ đầu tư đóng, bởi theo luật, nếu chủ đầu tư là doanh nghiệp trong nước thì có thể khởi kiện ở tòa án cấp quận, huyện. Nhưng nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì phải khởi kiện từ tòa án cấp tỉnh, trung ương trở lên. Sự không minh bạch, rõ ràng về chủ đầu tư cần phải đẩy mạnh để người dân có căn cứ mà khiếu nại”, luật sư Nam cho biết.
Cũng nói về những khó khăn trong xác định thiệt hại, một thẩm phán cho hay, tòa án sẽ bác đơn khởi kiện nếu người dân không chứng minh được thiệt hại trực tiếp do đường xấu gây nên. Theo thẩm phán này, trên thực tế, những tai nạn do đường kém chất lượng là có thật. Tuy nhiên, nếu ở mức độ nhẹ, người dân thường “cố gắng chấp nhận”, bỏ qua. Người dân chỉ tính lên tiếng khi mức độ của tai nạn là nghiêm trọng, thiệt hại về tài sản và tính mạng. Trong trường hợp này, nếu đã khởi kiện thì có thể khởi kiện dân sự căn cứ theo quy định về việc khởi kiện ngoài hợp đồng.
“Tuy nhiên, khi kiện ra tòa thì người dân phải chứng minh được thiệt hại một cách cụ thể. Cho dù thiệt hại là có thực nhưng không chứng minh được rõ ràng nguyên nhân là do đường sá thì tòa án sẽ không chấp nhận và sẽ bác đơn của người khởi kiện. Thực tế, chưa có tiền lệ người dân kiện doanh nghiệp vì những lợi ích công cộng như vậy”.
Sưu tầm(HLĐ)
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.