Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1787403
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
156
3520
4179
1787403
Đỗ Ly

Đỗ Ly

 Cầu Bạch Đằng mới thông xe nhưng mặt cầu đã lồi lõm, mấp mô. Ảnh: Lao Động

 Cầu Bạch Đằng mới thông xe nhưng mặt cầu đã lồi lõm, mấp mô. Ảnh: Lao Động

   Chủ đầu tư huy động nhân công khắc phục các điểm hằn lún.

 
Chủ đầu tư huy động nhân công khắc phục các điểm hằn lún.
Bộ GTVT yêu cầu VEC khẩn trương sửa chữa hư hỏng cầu Ngòi Thủ và hoàn thành trước ngày 30/5.
                                                  Keyword đầu tiên có dấu
       Bộ GTVT ra "tối hậu thư" yêu cầu VEC sửa chữa cầu Ngòi Thủ trước 30/5

       Bộ GTVT vừa yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) khẩn trương sửa chữa, khắc phục sự cố công trình cầu Ngòi Thủ tại Km136+108, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

      Theo Bộ GTVT, ngày 5/9/2018, tại cầu Ngòi Thủ đã xảy ra sự cố va chạm giao thông giữa xe tải bồn chở dầu với xe ô tô con gây cháy và làm mất khả năng chịu lực của cầu, không đảm bảo an toàn khai thác. "Ngay sau khi xảy ra sự cố, Bộ GTVT đã chấp thuận phương án xây dựng đường tạm và phương án tổ chức giao thông đặc biệt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Đây là giải pháp tạm thời nhằm đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa khô. Đồng thời, Bộ GTVT đã phối hợp cùng UBND tỉnh Yên Bái thành lập Tổ điều tra để giám định nguyên nhân sự cố công trình", Bộ GTVT cho biết.

       Cũng theo Bộ GTVT, sau khi hoàn thành công tác giám định nguyên nhân sự cố công trình, Bộ GTVT đã chấp thuận giải pháp kỹ thuật để sửa chữa, khắc phục cầu Ngòi Thủ và yêu cầu VEC khẩn trương triển khai các công việc tiếp theo đúng trình tự, thủ tục quy định, sớm hoàn thành việc khắc phục, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

      Tuy nhiên, từ khi sự cố công trình xảy ra đến nay đã 7 tháng nhưng VEC vẫn chưa tiến hành công tác sửa chữa, khắc phục cầu Ngòi Thủ đảm bảo khả năng chịu lực theo thiết kế ban đầu, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai như chỉ đạo của Bộ GTVT. Hiện khu vực nơi xảy ra sự cố công trình cầu Ngòi Thủ đã sắp chuyển sang mùa mưa lũ, việc sử dụng phương án đường tạm sẽ không đảm bảo khả năng thoát nước, có nguy cơ gây hư hỏng, làm gián đoạn giao thông là rất lớn.

      Để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Bộ GTVT yêu cầu VEC khẩn trương triển khai ngay công tác sửa chữa, khắc phục sự cố công trình cầu Ngòi Thủ hoàn thành trước ngày 30/5/2019 để kịp thời đảm bảo an toàn công trình và an toàn giao thông trên tuyến.

      Bộ GTVT cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản lý nhà nước chuyên ngành, tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo VEC khẩn trương thực hiện công tác sửa chữa, khắc phục sự cố công trình cầu Ngòi Thủ. Trường hợp, VEC vẫn tiếp tục chậm trễ, kịp thời báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý về Bộ GTVT để xem xét, quyết định.

Sưu tầm (HLĐ)

 

         Bộ trưởng GTVT yêu cầu cơ quan chức năng phải nghiên cứu và đề xuất ngay phương án kết nối trực tiếp sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất.
Keyword đầu tiên có dấuBộ trưởng yêu cầu cơ quan chức năng nghiên cứu và đề xuất ngay phương án kết nối trực tiếp
sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất. Ảnh: Khánh Linh

       Giao thông kết nối sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất là vấn đề được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đặc biệt quan tâm tại buổi làm việc sáng qua (21/3) kiểm điểm tiến độ 2 dự án đặc biệt quan trọng và cấp bách này.

        Đề xuất ngay phương án kết nối hai sân bay

       Khẳng định tầm quan trọng của giao thông kết nối sân bay Long Thành, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu phải xây dựng ngay một Đề án về giao thông kết nối sân bay Long Thành. Đề án phải đề xuất được một số trục giao thông kết nối thẳng từ sân bay vào TP.HCM qua đường bộ và đường sắt nhẹ cũng như hình thành trục kết nối ngang để liên kết hệ thống các đường giao thông.

        Đặc biệt, Bộ trưởng yêu cầu cơ quan chức năng phải nghiên cứu và đề xuất ngay phương án kết nối trực tiếp sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất. Kế đó, Bộ trưởng lưu ý phương án kết nối sân bay với các đô thị lớn trong khu vực như Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương…

       “Những dự án nào đã nằm trong quy hoạch quốc gia rồi chỉ điều chỉnh quy mô cho hợp lý. Những dự án nào thuộc trách nhiệm của địa phương, cần có văn bản kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ, ngành địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư”, Bộ trưởng nói và nhấn mạnh: Đầu tư sân bay mà không đầu tư giao thông kết nối là không được. Đề án giao thông kết nối phải được trình Chính phủ cùng lúc với Dự án sân bay Long Thành.

       Liên quan đến giao thông kết nối sân bay, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Bộ GTVT) Lê Đỗ Mười cho biết cơ bản thống nhất với phương án kết nối sân bay Long Thành của ACV, trong đó có 3 tuyến kết nối trực tiếp vào sân bay (qua QL51; cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và tuyến kết nối từ phía sau sân bay ra vành đai 4) cũng như các tuyến kết nối gián tiếp khác.

      Tuy nhiên, ông Mười đề xuất một dự án khác mà theo ông rất quan trọng là tuyến đường sắt nhẹ từ Thủ Thiêm đi sân bay Long Thành, kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 2 của TP HCM từ Tân Sơn Nhất về Thủ Thiêm. Ngoài ra, ông Mười cũng đề xuất làm cầu Cát Lái nối tỉnh lộ 25 với sân bay Long Thành để phá thế độc đạo kết nối sân bay Long Thành theo một hướng...

      Tân Sơn Nhất cần đồng bộ kết nối cả bên trong

      Về dự án đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T3, CHK quốc tế Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ 2 báo cáo. Báo cáo thứ nhất phân tích các phương án đầu tư nhà ga hành khách T3 bằng nguồn vốn NSNN, bằng nguồn vốn của DN (ACV); và vốn xã hội hoá huy động vốn các nhà đầu tư… Mỗi phương án, Bộ GTVT sẽ phân tích rõ quy trình thủ tục đầu tư, thời gian hoàn thành, ưu điểm, hạn chế…, báo cáo Chính phủ để thảo luận và quyết định.

      Báo cáo thứ hai đề xuất phê duyệt chủ trương cho ACV đầu tư. “ACV là doanh nghiệp nhà nước. Đầu tư nhà ga này đúng sở trường, đúng năng lực, đúng kinh nghiệm. ACV đầu tư vào nhà ga này thành công thì hơn 95% hiệu quả sau này sẽ thuộc về nhà nước”, Bộ trưởng thông tin.

      Chỉ đạo dự án xây dựng nhà ga T3, Bộ trưởng lưu ý: Xây nhà ga mà không quan tâm tới giao thông kết nối thì sẽ ùn tắc ngay. “TP HCM đang có kế hoạch triển khai hàng loạt dự án, các đồng chí phải nắm cụ thể kế hoạch, tiến độ các dự án này để làm cơ sở báo cáo bộ, ngành có liên quan”, Bộ trưởng chỉ đạo.

       Cùng với giao thông tiếp cận, Bộ trưởng cũng bày tỏ sự lo ngại với việc kết nối hạ tầng bên trong sân bay. “Làm nhà ga lớn mà không có đường lăn kết nối vào sẽ ùn tắc. Đường cất hạ cánh đang xuống cấp nếu không đầu tư nâng cấp thì làm nhà ga cũng sẽ lãng phí. Do đó, cần nghiên cứu, tham mưu ngay Chính phủ các dự án kết nối bên trong sân bay, làm rõ nguồn vốn ở đâu, triển khai như thế nào để khi Chính phủ quyết định chủ đầu tư nhà ga T3 sẽ quyết định luôn chủ đầu tư hạ tầng bên trong”, Bộ trưởng chỉ rõ.

       Kế đó, Bộ trưởng lưu ý Cục Hàng không VN cần khẩn trương xây dựng Đề án cụ thể hoá một số điều của Nghị định 44 về quản lý, khai thác hạ tầng khu bay. Ngân sách không có khả năng bố trí 4.200 tỷ để nâng cấp đường băng tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Bộ KH&ĐT cũng đã khẳng định không có nguồn cho dự án này. Do đó, Đề án cần xây dựng theo hướng lấy nguồn thu từ dịch vụ cất hạ cánh, kết hợp với vốn của ACV đang có để đầu tư. Đề án cũng làm rõ cơ chế hoàn trả nguồn vốn này cho ACV.

     “Đường băng là công trình đặc thù, liên quan chặt chẽ đến an toàn bay. Đường băng mà hỏng, bong tróc, ổ gà là tai nạn có thể xảy ra ngay, hậu quả khôn lường. Nếu sử dụng vốn NSNN thì khó có thể đáp ứng tính cấp bách. Đường băng mà không an toàn là tuyệt đối không cho bay, chứ không có chuyện trong khi chờ sửa chữa thì cho tàu bay giảm bớt tốc độ”, Bộ trưởng phân tích.

      Tháng 6/2019 trình Chính phủ báo cáo khả thi dự án sân bay Long Thành

      Dự án CHK quốc tế Long Thành gồm 3 giai đoạn, với tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD (tương đương hơn 336 nghìn tỷ đồng). Trong đó, giai đoạn 1 có vốn đầu tư hơn 5,4 tỷ USD. Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng một đường cất/hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.

      Khẳng định đến thời điểm này, tiến độ dự án CHK quốc tế Long Thành đã cơ bản đạt yêu cầu đặt ra, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Tư vấn lập báo cáo khả thi dự án chậm nhất đến 30/5, tư vấn phải hoàn chỉnh, trình Bộ GTVT trước khi Bộ xem xét, thẩm định và trình Chính phủ vào đầu tháng 6.

Sưu tầm (HLĐ)

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ