Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1809010
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
1777
6407
25786
1809010
Đỗ Ly

Đỗ Ly

Từ ngày 10/02/2020, Sở GTVT Hà Nội rào chắn 1/2 đại lộ Thăng Long, phục vụ công tác sửa chữa, cải tạo mặt đường...
 
Keyword đầu tiên có dấuHà Nội rào chắn 1/2 đại lộ Thăng Long để thi công sửa chữa mặt đường, hầm chui, mặt cầu sông Tích và thi công khe co giãn - Ảnh minh họa

     Sở GTVT Hà Nội vừa thông báo phân luồng tổ chức giao thông trên đại lộ Thăng Long thuộc địa bàn quận Nam Từ Liêm, huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai phục vụ thi công dự án cải tạo, sửa chữa mặt đường (khu vực mặt cầu sông Tích tại Km23+170 bên trái tuyến; đoạn từ Km15+400 đến Km21+300 bên trái tuyến; đoạn từ Km12+380 đến Km14+200 bên trái tuyến; khu vực hầm chui đường sắt).

     Theo đó, các nhà thầu tổ chức rào chắn ½ mặt đường của một chiều đường chính đại lộ Thăng Long để thi công sửa chữa mặt đường, hầm chui, mặt cầu sông Tích và thi công khe co giãn. Sử dụng ½ bề rộng mặt đường còn lại để phân luồng cục bộ cho các phương tiện giao thông.

     "Thời gian phân luồng phục vụ thi công từ nay cho đến ngày 20/4. Công tác thi công chỉ được thực hiện vào ban đêm (từ 22h đến 5h). Nhà thầu bố trí đầy đủ barie, cọc tiêu, biển báo và đèn tín hiệu giao thông trên đoạn thi công và bố trí nhân lực hướng dẫn phân luồng. Lắp đặt biển báo chỉ dẫn, hướng dẫn phân luồng từ xa cho các phương tiện cách phạm vi thi công 500m, nhắc lại tại phạm vi 300m, 150m, 100m và tại vị trí thi công", Sở GTVT Hà Nội yêu cầu.

Sưu tầm (HLĐ)

Nguy hiểm hơn là 6 điểm người dân cản trở, phá hủy hệ thống dải phân cách cứng làm lối sang đường.
 
  Keyword đầu tiên có dấuMột khối bê tông dải phân cách bị kẻ gian tháo dỡ làm lối sang đường trái phép ở Km 610+100 QL1 (huyện Quảng Trạch)

     Ghi nhận của PV Báo Giao thông dọc QL1 đoạn từ Km 598 - Km 641 qua địa phận các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, TX Ba Đồn, cứ khoảng 100 - 300m lại xuất hiện một vài vị trí bị tháo dỡ lưới chống chói; các đoạn qua khu đông dân cư của huyện Quảng Trạch và TX Ba Đồn, cứ khoảng chục mét lại có 1 - 2 tấm lưới bị tháo mất. Một số vị trí, người dân còn xếp gạch, bê tông làm bậc để bước qua dải phân cách. Mỗi lần có người nhảy qua dải phân cách sang đường, các tài xế phải giật mình tránh né.

    Nguy hiểm hơn là 6 điểm người dân cản trở, phá hủy hệ thống dải phân cách (DPC) cứng làm lối sang đường. Trong số này có 2 điểm nằm trên đoạn đường cong, dốc hạn chế tầm nhìn là Km 599+040 (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) và Km 619+570 (phường Quảng Phú, TX Ba Đồn).

    Ông Nguyễn Xuân Vũ, cán bộ Ban QLDA BOT QL1, Công ty TNHH TASCO Quảng Bình nhẩm tính: Không kể các lần đơn vị tự thực hiện, từ 2016 từ đến nay, bình quân mỗi năm 2 lần đơn vị lại phối hợp với địa phương lắp đặt lưới chống chói và DPC bị tháo dỡ. Nhưng cứ được 1 thời gian thì lại bị kẻ gian phá dỡ, tháo trộm. Hiện có trên 100 điểm đang bị tháo dỡ lưới chống chói; 3 điểm DPC cứng bị cản trở không cho lắp hoặc lắp xong lại bị tháo đi. Ước tính thiệt hại công trình trên 100 triệu đồng.

    Tình trạng tương tự cũng xảy ra trên đoạn tuyến do Công ty CP QL&XDĐB 494 quản lý.

    Ông Đỗ Xuân Thủy, Phó chi cục trưởng Chi cục QLĐB II.4 cho biết: Trên đoạn đường dài 40km từ xã Quảng Đông vào đến TX Ba Đồn có tới 153 điểm bị tháo trộm lưới chống chói, 6 điểm bị người dân tháo dỡ, cản trở việc lắp đặt dải phân cách, để làm lối sang đường.

    Theo tìm hiểu của PV vào tháng 5 và tháng 8/2019, Cục QLĐB II đã 2 lần có văn bản đề nghị UBND tỉnh, Công an tỉnh Quảng Bình chỉ đạo xử lý. Tháng 5/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Công Thuật cũng đã có văn bản giao cho công an tỉnh, các huyện thị xã phối hợp xử lý tình trạng người dân tự ý tháo dỡ DPC và lưới chống chói. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn tiếp diễn.

    “Trước mắt, để đảm bảo ATGT trước và trong dịp Tết Nguyên đán, Cục sẽ yêu cầu các đơn vị khôi phục lại toàn bộ hệ thống lưới chống chói trên tuyến và đóng các điểm mở dải phân cách trái quy định. Sau đó, sẽ phối hợp xây dựng quy chế 3 bên: “đơn vị quản lý đường bộ - chính quyền - cơ quan công an” để bảo vệ và xử lý các đối tượng cố tình phá hoại”, ông Trần Quang Thanh, Phó cục trưởng Cục QLĐB II cho biết.

Sưu tầm (HLĐ)

     Bộ Giao thông Vận tải khẳng định chính sách kêu gọi đầu tư vào cao tốc Bắc Nam không phân biệt doanh nghiệp trong và ngoài nước. 

     Sáng 17/5, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Hội nghị thu  hút 300 đại diện bộ ngành, địa phương và khoảng 100 nhà đầu tư trong nước, 50 nhà đầu tư quốc tế từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. 

    Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật, Quốc hội đã có nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020. Trước mắt, Việt Nam sẽ đầu tư 11 dự án với tổng chiều dài 654 km, đi qua 13 tỉnh, thành, gồm 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, 8 dự án theo hình thức đối tác công - tư, hợp đồng BOT. 

    Đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt dự án đầu tư của toàn bộ 11 dự án và đang gấp rút triển khai thiết kế kỹ thuật, giải phóng mặt bằng. 

Cao tốc La Sơn - Túy Loan nối với cao tốc Bắc Nam. Ảnh: Võ Thạnh. 

Cao tốc La Sơn - Túy Loan nối với cao tốc Bắc Nam. Ảnh: Võ Thạnh. 

     Ông Nguyễn Nhật cũng cho biết, 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư sẽ được đấu thầu quốc tế rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư. Bộ Giao thông Vận tải đã huy động 2 tư vấn giao dịch quốc tế là Deloitte và Ernst & Young hỗ trợ rà soát cấu trúc tài chính của dự án, xây dựng hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và dự thảo hợp đồng...

     "Các tiêu chí lựa chọn sơ tuyển nhà đầu tư đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm sự công bằng, cạnh tranh và minh bạch, không phân biệt nhà đầu tư trong nước và quốc tế", Thứ trưởng Nhật khẳng định.

     Theo ông Nguyễn Viết Huy, Phó vụ trưởng Vụ Đối tác Công tư (PPP), việc đầu tư cao tốc Bắc Nam được rút kinh nghiệm từ các dự án BOT thời gian qua. Nguồn vốn của Nhà nước cho giải phóng mặt bằng đã rõ và địa phương chịu trách nhiệm. Các tỉnh, thành đảm bảo giao mặt bằng sạch nên nhà đầu tư nên có thể yên tâm. Ngoài ra, mức phí cao tốc được đảm bảo trong khung phí và không thay đổi trong nhiều năm.

     Ông Huy cũng cho hay hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đã bán ra 80 bộ hồ sơ cho các nhà đầu tư, với nhiều nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc..; có dự án nhận được sự quan tâm của 13 nhà đầu tư. Trong 2 tháng tới, có thể nhiều nhà đầu tư khác sẽ tham gia. 

    Tuy  nhiên, ông Huy cũng cho biết, các vấn đề chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư như bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ, bảo lãnh doanh thu chưa được Chính phủ thông qua.   

     Giai đoạn 2017-2020, dự án cao tốc Bắc Nam được đầu tư 654 km, chia làm 11 dự án thành phần, với các đoạn từ Cao Bồ (Nam Định) đến Bãi Vọt (Hà Tĩnh); từ Cam Lộ (Quảng Trị) đến La Sơn (Thừa Thiên Huế); từ Nha Trang (Khánh Hòa) đến Dầu Giây (Đồng Nai), cầu Mỹ Thuận 2 (Tiền Giang và Vĩnh Long).

     Trong đó, ba dự án đầu tư công là Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế), cầu Mỹ Thuận 2 (Tiền Giang - Vĩnh Long).

     11 dự án cao tốc Bắc Nam có tổng mức đầu tư của các dự án khoảng 118.000 tỷ đồng, phần vốn Nhà nước tham gia là 55.000 tỷ đồng đầu tư cho 3 dự án đầu tư công; hỗ trợ toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng và góp một phần vốn xây dựng công trình để đảm bảo tính khả thi của các dự án.

Sưu tầm (HLĐ)

Bộ Giao thông Vận tải sẽ mời thanh tra, kiểm toán tham gia vào các dự án từ đầu nhằm tăng cường công tác giám sát. 

    "Từ nay đến tháng 12, toàn bộ gói thầu của ba dự án đầu tư công sẽ được khởi công, riêng phần cầu chính Mỹ Thuận 2 sẽ bắt đầu vào quý I năm sau", Bộ trưởng Thể nói. 

     Với 8 dự án cao tốc Bắc Nam khác được đầu tư theo hình thức PPP, Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện các bước tiếp theo. Hiện nay Bộ bán hồ sơ thầu các dự án, đã có 120 nhà đầu tư mua hồ sơ. 

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ được kết nối vào tuyến cao tốc Bắc Nam. Ảnh: Đắc Thành

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ được kết nối vào tuyến cao tốc Bắc Nam. Ảnh: Đắc Thành

    Với công tác đấu thầu dự án cao tốc Bắc Nam theo hình thức đầu tư công, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án lựa chọn những gói thầu phù hợp, kể cả gói thầu xây lắp để tổ chức đầu thầu qua mạng, đảm bảo tỷ lệ gói thầu qua mạng trên 50%.

    Đề cập đến chất lượng hồ sơ thiết kế kỹ thuật của các dự án, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu, trước khi trình Bộ phê duyệt, các ban quản lý dự án phải thành lập hội đồng thẩm tra, thẩm định hồ sơ của tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra.

   Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông tham mưu văn bản quản lý các dự án cao tốc Bắc Nam một cách thống nhất, ràng buộc trách nhiệm của giám đốc ban dự án và những người liên quan đến triển khai dự án. 

    Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu mời các lực lượng thanh tra, kiểm toán hỗ trợ dự án ngay từ đầu nhằm giám sát, đảm bảo dự án tuân thủ đúng quy định.

   Để giải phóng mặt bằng đạt tiến độ, Bộ trưởng Thể giao nhiệm vụ cho các thứ trưởng cùng ban quản lý dự án trực tiếp làm việc với địa phương để đẩy nhanh tiến độ. Đến nay, Bộ đã bố trí hơn 4.000 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện chi trả đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

   Chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc  Nam phía Đông (giai đoạn 2017-2020) được Quốc hội thông qua cuối năm 2017. Giai đoạn đầu có 11 dự án được triển khai với tổng chiều dài 654 km, đi qua 13 tỉnh, thành. Trong đó, ba dự án được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, tám dự án theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BOT.

   11 dự án với các đoạn từ Cao Bồ (Nam Định) đến Bãi Vọt (Hà Tĩnh); từ Cam Lộ (Quảng Trị) đến La Sơn (Thừa Thiên Huế); từ Nha Trang (Khánh Hòa) đến Dầu Giây (Đồng Nai), cầu Mỹ Thuận 2 (Tiền Giang và Vĩnh Long.

Sưu tầm (HLĐ)

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ