Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1710576
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
63
641
3850
1710576
Đỗ Ly

Đỗ Ly

     Câu hỏi đặt ra, phải làm cái gì về cơ chế, luật pháp để đảm bảo cho công trình trọng điểm quốc gia này vận hành thông suốt, yên dân?

    Ngày 22/11/2017, Quốc hội đã có nghị quyết số 52/2017/QH14 về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Trước mắt, đầu tư 11 dự án với tổng chiều dài 654 km, tổng mức đầu tư khoảng 118.700 tỷ đồng, trong đó có 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, 8 dự án theo hình thức PPP.

    Tuy nhiên, báo cáo tại tại phiên họp của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội gần đây , thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Văn Nhật cho biết: chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm tới 8 dự án BOT tuyến cao tốc Bắc Nam... Chủ đề này ngay lập tức được dư luận quan tâm. Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của ông Tô Văn Trường với mong muốn nhận thêm ý kiến góp ý cho dự án đặc biệt này.

    Bộ Giao thông vận tải đang lúng túng trước sức ép của công luận phản ứng về việc nhà đầu tư của 1 quốc gia muốn tham gia vào dự án đường cao tốc Bắc -Nam. Đây là nỗi lo chính đáng của người dân vì nhiều dự án của họ mang lại hậu họa đã nhãn tiền. Câu hỏi đặt ra, phải làm cái gì về cơ chế, luật pháp để đảm bảo cho công trình trọng điểm quốc gia này vận hành thông suốt, yên dân? 

    Quyết định chủ trương chuyển hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư bằng ngân sách nhà nước (có thể là từ nguồn ODA, Trái phiếu Chính phủ) đối với toàn bộ tuyến Đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông (11 Dự án). 

    Tình huống các nhà đầu tư từ quốc gia mà người dân lo ngại đó trúng thầu có vẻ sẽ có xác suất lớn nhất nếu thực hiện theo mô hình PPP đối với 8/11 dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông. Các công ty của nước khác như EU, Nhật Bản hay Hàn Quốc sẽ không tham gia đấu thầu hoặc đấu thầu mà không thắng được vì yếu tố giá. Nếu đấu thầu thì công ty trong nước cũng không thắng được. Dùng hàng rào công nghệ để chọn thầu thì có vẻ Việt Nam chưa đủ sức. 

     Vì vậy quyết định dùng vốn nhà nước cho toàn bộ 11 dự án: vay ODA (nhưng phải là đa phương), hoặc phát hành trái phiếu trong nước là phù hợp hơn cả. Cách khác, chậm rãi hơn là thực hiện nhanh 3 đoạn đầu tư bằng ngân sách nhà nước, sau đó nhượng quyền thu phí để lấy nguồn tiếp tục đầu tư các đoạn còn lại cho đến khi xong. Cũng có ý kiến cho rằng Chính phủ nên vay nguồn Quỹ bảo hiểm xã hội để đầu tư một lần toàn bộ 11 Dự án. 

    Mặc dù tuyến Đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông chưa thực sự cấp thiết vì đang có 2 tuyến khác rồi nên không cần triển khai vội vã bằng hình thức PPP. Những đề xuất “phi PPP” nêu trên cần được cân nhắc thực hiện, nhất là trong bối cảnh ở nước ta hiện nay.

2. Sửa đổi quy định pháp luật có liên quan để tránh tuyệt đối việc đấu thầu quốc tế đối với các dự án PPP các công trình kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược có liên quan đến bảo đảm quốc pphòng an ninh của đất nước (đường sắt, đường bộ, cảng hàng không, cảng biển trọng điểm quốc gia). Cần đặc biệt cẩn trọng cao tốc Bắc Nam

     Trong luật về PPP đang soạn thảo, cần quy định có thể áp dụng PPP cho những loại dự án nào (phạm vi của Luật). Cấm đấu thầu quốc tế trong Luật đấu thầu sẽ khó vì vướng cam kết quốc tế (nguyên tắc phân biệt đối xử trong WTO hay mua sắm công trong CPTTP – Trung Quốc không tham gia hiệp định này).  

     Lấy lý do an ninh quốc phòng thì có thể không đấu thầu quốc tế được nhưng có áp dụng cho toàn bộ tuyến cao tốc Bắc-Nam được không? Về đường bộ thì Việt Nam có thể tự làm được, đâu cần nước ngoài, thực hiện theo hình thức chìa khóa trao tay hoặc BOT đều được nhưng cần công khai minh bạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn và đảm bảo chất lượng công trình.   

3. Sửa đổi quy định pháp luật để cho phép thu phí và chuyển nhượng quyền thu phí đối với các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách có khả năng sinh lời cao để tạo nguồn vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng kết cấu hạ tầng giao thông. 

     Hiện tại, do việc thu phí sử dụng đường bộ đầu tư bằng ngân sách nhà nước đang thực hiện bằng hình thu qua đầu phương tiện cho nên không thể đặt trạm thu riêng đối với các dự án đường bộ (cả đường cao tốc) được đầu tư bằng ngân sách nhà nước. Vì vậy, cần sửa đổi quy định có liên quan đến thực hiện thu phí sử dụng đường bộ, theo hướng: 

Cách 1: Bỏ thu phí bình quân qua đầu phương tiện như hiện nay mà thực hiện thu phí theo thực tế quãng đường xe chay, phải đổi mới công nghệ, dùng RFID và các cổng nhận biết trên toàn bộ mạng lưới đường bộ hoặc gắn thiết bị giám sát hành trình lên tất cả các phương tiện để thu. Theo cách này thì được đồng thuận cao nhưng phải đầu tư hệ thống công nghệ tốn kém - tất nhiên có thể mở rộng chính hệ thống thu phí không dừng BOT hiện nay hoặc yêu cầu gắn thiết bị giám sát hành trình lên phương tiện để thu. 

Cách 2: Giữ cách thu như hiện nay và sửa quy định là thu phí theo đầu phương tiện đối với phương tiện sử dụng đường bộ từ quốc lộ trở xuống, đường cao tốc thu riêng. 

Cách 3: Tăng mức phí theo đầu phương tiện để đảm bảo là có nguồn tái đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trong đó có cao tốc (cách này sẽ bị phản đối ngay lập tức). 

     Ở đây, cách 1 sẽ giúp giải quyết một cách căn cơ tình trạng “phí chồng phí” như hiện nay: thực tế là chủ xe ô tô hiện tại đóng cả phí bảo trì đường bộ theo đầu phương tiện và vẫn phải đóng 1 phần phí bảo trì trong phí phải đóng để đi trên đường BOT. Một điểm nữa cần quy định cụ thể trong Luật là đường nào có thể làm PPP để tư nhân thu tiền dịch vụ (Luật giao thông đường bộ hoặc Luật PPP). 

     Tiêu chí là công trình lớn và khả năng sinh lời cao thì nhà nước có thể thu phí. Nhưng lý do phản đối của người dân là nếu dùng tiền thuế để làm đường thì nhà nước thu phí là thiếu hợp lý. Có lẽ tiêu chí là dùng vốn vay để xây đường thì nhà nước mới thu phí để hoàn trả một phần chi phí vay. 

    Qua phân tích ở trên thấy rõ hướng ra, dự án đầu tư đường cao tốc Bắc Nam, Bộ Giao thông vận tải cần dũng cảm báo cáo Chính phủ và Quốc hội, thay đổi phương án, thay vì đấu thầu quốc tế để thực hiện đầu tư theo hình thức PPP thì nên sử dụng ngân sách nhà nước (vốn vay ODA, trái phiếu Chính phủ hoặc vay Quỹ bảo hiểm xã hội) để đầu tư. Trường hợp vẫn muốn đầu tư theo hình thức PPP thì cần sớm ban hành Luật PPP và quy định rõ những công trình có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh thì chỉ cho phép nhà đầu tư Việt Nam tham gia đấu thầu thực hiện và nghiêm cấm chuyển nhượng dự án cho nước ngoài trong quá trình khai thác vận hành trước khi chuyển giao lại cho nhà nước.

    Tuyệt đối không thể để nhà đầu tư của chỉ một quốc gia, mà vị thứ trưởng báo cáo, tham gia dự án đặc biệt quan trọng này vì mất lòng dân, gây bất ổn an ninh xã hội khó lường. 

Sưu tầm (HLĐ)


Cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La) dài 85 km, dự kiến thi công trong hơn 4 năm và sau đó sẽ kết nối với đường Hoà Lạc - Hoà Bình.

Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu 22.000 tỷ đồng sẽ kết nối với Hà Nội
 
Sưu tầm (HLĐ)
Chính phủ đang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh công tác chuẩn bị, triển khai thực hiện các công trình, dự án trọng điểm.
Keyword đầu tiên có dấuPhó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo trước Quốc hội

       Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết năm 2018 Chính phủ đã đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu mà Quốc hội giao.

      Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2008, thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. GDP bình quân đầu người đạt 2.590 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; chất lượng tăng trưởng được cải thiện; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt 45,2% (bình quân 3 năm 2016-2018 là 43,29%).

      Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 13,2% (đã báo cáo 11,2%), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 480 tỷ USD và xuất siêu 6,8 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Thu ngân sách nhà nước vượt 8% so với dự toán.

     Sáng 20/5, sau phần phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019.

     Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Chính phủ triển khai trong những tháng đầu năm 2019 là rà soát, xây dựng phương án phân bổ, sử dụng nguồn vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn, ưu tiên cho các dự án quan trọng, cấp bách, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh công tác chuẩn bị, triển khai thực hiện các công trình, dự án trọng điểm.

    Cụ thể, Chính phủ đã tập trung đẩy mạnh công tác chuẩn bị các dự án trọng điểm, nhất là các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông như tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án CHK quốc tế Long Thành, mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất, nghiên cứu tiền khả thi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Hoàn thành thông xe, đưa vào khai thác một số công trình trọng điểm như cầu Vàm Cống, hầm Cù Mông, cầu Hưng Hà và đường nối 2 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình...

     Từ nay đến cuối năm 2019, Chính phủ cũng sẽ tiếp tục quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và người đứng đầu trong việc tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình, dự án trọng điểm; công khai kết quả thực hiện.

     Thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hạ tầng quan trọng trong lĩnh vực giao thông, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và triển khai các dự án, công trình trọng điểm quốc gia của ngành giao thông như các dự án đường sắt đô thị, đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, dự án CHKQT Long Thành, mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất bảo đảm kế hoạch đề ra. Hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam…

     Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng khá (quý I/2019 tăng 8,8% so với cùng kỳ) và tiếp tục dịch chuyển cơ cấu thể hiện vai trò động lực của khu vực kinh tế tư nhân; nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn đã và đang đầu tư mạnh vào các lĩnh vực như hạ tầng giao thông, cảng hành khách quốc tế, hàng không, sân bay, bệnh viện, sản phẩm công nghệ cao...

     Mặc dù vậy, việc thực hiện một số công trình, dự án trọng điểm quốc gia vẫn còn nhiều vướng mắc.

     Cụ thể, đối với Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông: Vốn nhà nước tham gia là 55.000 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020; đến hết năm 2018 mới hoàn thành giải ngân 142,141 tỷ đồng cho công tác chuẩn bị đầu tư.

     Dự án thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Quốc hội đã có Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án; Thủ tướng Chính phủ có Quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án; đến hết năm 2018, tổng số vốn được giao theo kế hoạch là 4.500 tỷ vẫn chưa giải ngân. Các dự án hạ tầng đầu tư theo hình thức PPP, nhất là dự án BOT, BT ngành giao thông vẫn đang gặp nhiều khó khăn...

Sưu tầm (HLĐ)

Sở GTVT Hà Nội vừa có báo cáo định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2021 - 2025...
Keyword đầu tiên có dấuGiai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội triển khai thi công và cơ bản hoàn thành đường vành đai 4 và khởi công một số đoạn tuyến của đường vành đai 5 - Ảnh minh họa

     Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo về định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian tới. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, đối với hệ thống đường vành đai, Hà Nội định hướng sẽ hoàn thành đầu tư đồng bộ mặt cắt theo quy hoạch đối với các đoạn tuyến còn lại của đường vành đai 3.

    Cùng đó, trong giai đoạn này, TP Hà Nội sẽ triển khai thi công và cơ bản hoàn thành đường vành đai 4 trên địa bàn TP. Hà Nội và tiến hành khởi công một số đoạn tuyến của đường vành đai 5 trên địa bàn; đồng thời cơ bản hoàn thành mạng lưới đường trên cao trong khu vực đô thị trung tâm.

     Đối với hệ thống đường hướng tâm, TP Hà Nội sẽ hoàn thành toàn bộ các đoạn tuyến trong vành đai 4 đổi với các tuyến như: QL1A (phía Nam, phía Bắc); Trục Hồ Tây - Ba Vì; QL6; Tây Thăng Long; QL3... Hà Nội cũng sẽ phấn đấu cơ bản thi công hoàn thành xong các tuyến trục chính đô thị trong khu vực đô thị trung tâm.

    Liên quan đến hệ thống giao thông tĩnh, Hà Nội dự kiến hoàn thành đầu tư đưa vào khai thác sử dụng 4 bến xe khách liên tỉnh còn lại thuộc khu vực đô thị trung tâm gồm: bến xe phía Bắc; bến xe phía Nam; bến xe phía Tây; bến xe Phùng; Cơ bản hoàn thành đầu tư hệ thống bãi đỗ xe ngầm, nổi, cao tầng trong khu vực dường vành đai 3 theo quy hoạch giao thông tĩnh được duyệt.

     Về đường sắt đô thị, Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành xong công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức triến khai thi công các đoạn tuyến của các tuyến đường sắt đô thị nằm trong khu vực đô thị trung tâm. Triển khai công tác chuẩn bị đầu tư đối với các tuyến đường sắt đô thị kết nối khu vực đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh.

Sưu tầm (HLĐ)

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ