Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1584836
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
320
1729
13510
1584836
Đỗ Ly

Đỗ Ly

Bộ GTVT yêu cầu việc lập kế hoạch bảo trì năm 2019 phải hài hòa giữa các địa phương, vùng miền.

 
IMG_2585

Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ lập kế hoạch bảo trì đường bộ cho năm 2019

     Trong văn bản gửi Tổng cục Đường bộ VN liên quan đến tiến độ lập kế hoạch bảo trì đường bộ năm 2019, Bộ GTVT yêu cầu phải có thứ tự ưu tiên những tuyến đường hư hỏng nặng trước và đảm bảo hài hòa giữa các địa phương, vùng miền.

     Bộ GTVT cho biết đã chấp thuận danh mục công trình chuẩn bị đầu tư cho công việc sửa chữa trên các tuyến quốc lộ để phục vụ cho việc lập kế hoạch bảo trì năm 2019. Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN khẩn trương hoàn thành công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) các công trình sửa chữa này.

    Trên cơ sở mức độ, tình trạng hư hỏng và kinh phí sửa chữa từng hạng mục được xác định trong hồ sơ dự án đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) được duyệt, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN khẩn trương xây dựng kế hoạch bảo trì quốc lộ năm 2019, đảm bảo các quy định của công tác bảo trì và yêu cầu về đảm bảo an toàn giao thông. Thời gian trình duyệt kế hoạch bảo trì phải đảm bảo yêu cầu quản lý của nhà nước (trong nửa đầu tháng 12/2018) để có thể phê duyệt ngay sau khi có số liệu về khả năng cân đối vốn năm 2019 của nhà nước. Quá trình xây dựng kế hoạch bảo trì phải rà soát theo các kết luận của thanh tra, kiểm toán để đảm bảo đúng quy định.

    Bộ GTVT cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN phải lưu ý sắp xếp thứ tự ưu tiên theo quy định trong Thông tư 37/2018 và mức độ, tình trạng hư hỏng của công trình ảnh hưởng đến an toàn giao thông (mặt đường bị ổ gà, bong bật, hằn lún sâu hơn 2,5cm trên diện rộng), hạn chế hư hỏng tiếp theo (mặt đường rạn nứt, nước ngập gây khó khăn cho phương tiện qua lại); Đồng thời, cần đảm bảo sự hài hòa giữa các địa phương cũng như khu vực, xem xét việc một số tuyến đường ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có lớp mặt đường láng nhựa nhưng chưa được sửa chữa kịp thời thời gian qua... Bổ sung thống kê các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ chưa hoàn thành thủ tục điều chuyển tài sản theo quy định tại Nghị định số 10/2013 của Chính phủ vào hồ sơ kế hoạch bảo trì (đã quy định tại Thông tư 37/2018) để trình duyệt theo quy định.

Sưu tầm (HLĐ)

 

Sáng nay (11/1), Bộ GTVT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chủ trì hội nghị.

      Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết trong năm 2018, Bộ GTVT đã hoàn thành toàn bộ chương trình, kế hoạch năm 2018.

     Khẳng định chất lượng dịch vụ các loại hình vận tải tiếp tục được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân, đặc biệt trong các dịp cao điểm lễ, Tết, Thứ trưởng Đông cho biết, sản lượng vận tải năm 2018 tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh, ước đạt hơn 1.600 triệu tấn hàng, tăng 10%; hơn 4.600 triệu lượt hành khách, tăng 10,7% so với năm 2017.

      “Chỉ số năng lực quốc gia về logistics năm 2018 của Việt Nam xếp hạng 39/160 nước tham gia điều tra (tăng 25 bậc so với năm 2016), tất cả 6 tiêu chí đánh giá đều tăng vượt bậc so với năm 2016”, Thứ trưởng nói.

     Về công tác bảo đảm ATGT, giảm ùn tắc giao thông, theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Bộ GTVT đã tăng cường các giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT, tăng cường thẩm tra, thẩm định ATGT trước khi đưa công trình vào khai thác được thực hiện chặt chẽ. Công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm ATGT đường thủy nội địa được cải thiện; năng lực giám sát an ninh, an toàn hàng không được nâng lên; công tác quản lý, cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt được tăng cường...

  
hoi nghi tong ket

                                                                                          Toàn cảnh hội nghị

       Công tác phòng, chống ùn tắc giao thông tiếp tục được chú trọng, tuy nhiên, đã xảy ra 107 vụ ùn tắc giao thông kéo dài, tăng 20 vụ (tăng 23%) so với năm 2017. Năm 2018, cả nước xảy ra 18.736 vụ TNGT, làm chết 8.248 người, làm bị thương 14.802 người. So với năm 2017, giảm 1.348 vụ (giảm 6,71%), giảm 33 người chết (giảm 0,4%), giảm 2.238 người bị thương (giảm 13,13%).

Hoàn thành 27 dự án, khởi công mới 16 dự án

      Trong năm 2018, Bộ GTVT đã hoàn thành, đưa vào khai thác 27 dự án, khởi công mới 16 dự án. Công tác chuẩn bị các dự án trọng điểm như Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, CHK quốc tế Long Thành, mở rộng CHK quốc tế Tân Sơn Nhất, nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam... được tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, cơ bản bám sát lộ trình, kế hoạch đề ra.

     Về giải ngân, theo Thứ trưởng Đông nhiều giải pháp quyết liệt để thúc đẩy, tuy nhiên, dự kiến các nguồn vốn giải ngân năm 2018 ước đạt hơn 33.700 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngoài NSNN sẽ giải ngân đạt 100% kế hoạch, tương đương với số vốn giải ngân là 10.000 tỷ đồng; nguồn vốn NSNN và TPCP dự kiến giải ngân 23.785 tỷ đồng, đạt 90,3% kế hoạch.

         Anh cau Bach Dang

Cầu Bạch Đằng đã đưa vào khai thác trong năm 2018

      Về quyết toán các dự án hoàn thành, các chủ đầu tư, Ban QLDA đã lập, trình quyết toán 39 dự án vốn NSNN với giá trị quyết toán hơn 26.800 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch cả năm và 7 dự án BOT. Các cơ quan, đơn vị đã thẩm tra, phê duyệt 82 dự án với giá trị phê duyệt là 54.151 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch của năm. Đối với các dự án BOT, BT, đến nay, Bộ GTVT đã chấp thuận quyết toán được 62 dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng.

     "Công tác rà soát, xử lý các bất cập tại các dự án BOT tiếp tục được thực hiện theo chủ trương, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ; đã đàm phán, phối hợp các bên liên quan dừng triển khai 13 dự án BOT cải tạo, nâng cấp các tuyến đường hiện hữu. Tích cực triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng", Thứ trưởng Đông nói.

Nhiều mục tiêu lớn cho năm 2019

      Xác định năm 2019 là năm “tăng tốc” phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ GTVT phấn đấu tăng trưởng bình quân từ 8 - 9% về tấn hàng hóa và lượt hành khách so với năm 2018; Hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2019 với số vốn dự kiến giải ngân gần 29.000 tỷ đồng.

     Thực hiện năm ATGT 2019 với chủ đề “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy”, Bộ GTVT quyết tâm giảm TNGT từ 5-10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2018; kéo giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.

                                         un-tac1

                             Năm 2019, kéo giảm tai nạn và ùn tắc giao thông là mục tiêu quan trọng của ngành GTVT

        Để đạt các mục tiêu trên, Bộ GTVT đề ra nhiều giải pháp quan trọng, trong đó có việc hoàn thành lập, trình Chính phủ đề nghị sửa đổi Luật Giao thông đường bộ; tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Hàng không dân dụng; Tập trung hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng 7 dự thảo văn bản QPPL và 6 đề án thuộc chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành 27 thông tư và 11 đề án; Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu các lĩnh vực vận tải, tăng cường kết nối các phương thức vận tải, ứng dụng KHCN vào quản lý, điều hành vận tải; Tiếp tục triển khai Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

       "Bộ GTVT sẽ tăng cường tiếp xúc, đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải và phối hợp các hiệp hội vận tải, hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội chủ hàng để trao đổi, nắm bắt và tiếp nhận thông tin để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; Nâng cao điều kiện ATGT đối với KCHTGT; Xử lý hiệu quả các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, các vị trí đường ngang đường sắt; thực hiện đồng bộ công tác thẩm định, thẩm tra ATGT, bảo vệ KCHTGT", Thứ trưởng Đông nói và cho biết tới đâu sẽ phối hợp với các lực lượng của Bộ Công an và các địa phương tăng cường điều tiết, bảo đảm ATGT; Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các lĩnh vực GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, phù hợp với Luật Quy hoạch. Hoàn thành xây dựng, trình phê duyệt các đề án kết nối mạng giao thông các khu vực để sớm triển khai thực hiện.

         Đặc biệt, Bộ GTVT sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án đã có nguồn vốn, các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án quan trọng của ngành; Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị, bảo đảm chất lượng, hiệu quả; triển khai dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, dự án CHK Long Thành, mở rộng CHK Tân Sơn Nhất bảo đảm kế hoạch đề ra; Hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; Kịp thời xử lý có hiệu quả các vướng mắc, tồn tại trong quá trình thu phí hoàn vốn các dự án BOT. Đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng...

Sưu tầm (HLĐ)

 

 

        Ngày 12-12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản vay trị giá 188 triệu USD để nâng cấp 198km đường giao thông ở vùng miền núi Tây Bắc của Việt Nam. Các con đường được nâng cấp sẽ kết nối những địa phương vùng sâu, vùng xa ở khu vực này với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, giúp thúc đẩy thương mại của khu vực với hai quốc gia láng giềng là Lào và Trung Quốc. 

        Dự án cũng sẽ mang lại cho người dân ở khu vực này khả năng tiếp cận thuận lợi tới các dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục, chăm sóc y tế, dạy nghề và ứng phó giảm nhẹ thiên tai khẩn cấp.

 

Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ảnh mịnh họa

        Theo ADB, vùng Tây Bắc của Việt Nam, gồm các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La và Yên Bái, chưa được hưởng lợi từ trục chính của mạng lưới giao thông vùng Tây Bắc - cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc Hành lang Giao thông Côn Minh - Hải Phòng trong Tiểu vùng Mê kông mở rộng kết nối Hà Nội với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Các tuyến đường hiện thời cũng dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, như lũ quét, sạt lở đất và cháy rừng...

        Cùng ngày, ADB đã phê duyệt gói tài trợ 78 triệu USD nhằm cải thiện chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc.
 
Sưu tầm (HLĐ)

Sau 10 năm thông xe, đại lộ từng đẹp nhất ở TP HCM đã rạn nứt, lồi lõm, lún... nên được nâng cấp mặt đường, mở rộng mương thoát nước.

Hơn 55 tỷ đồng nâng cấp 8,5 km đại lộ Võ Văn Kiệt ở TP HCM

Dự án sửa chữa, nâng cao độ mặt đường Võ Văn Kiệt (từ cầu Lò Gốm đến giao lộ Ký Con với chiều dài gần 8,5 km, đi qua các quận 1, 5 và 6) đang được Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn triển khai. Dự án có tổng mức đầu tư gần 56,5 tỷ đồng, với thời gian thi công là 240 ngày.

Theo đại diện trung tâm, mục tiêu của dự án nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giảm ngập, tăng mỹ quan đô thị trục đường Võ Văn Kiệt, đồng thời khắc phục hiện tượng xuống cấp mặt đường, tăng khả năng thông hành và tuổi thọ công trình.

Hơn 55 tỷ đồng nâng cấp 8,5 km đại lộ Võ Văn Kiệt ở TP HCM

Thời điểm thông xe từ năm 2009, đại lộ Võ Văn Kiệt được xem là tuyến đường đẹp nhất của TP HCM. Sau 10 năm sử dụng, tại nhiều vị trí mặt đường đã bị lão hóa nhựa, rạn nứt...

Các đơn vị thi công đã tiến hành cào bóc và thảm lại nhựa, đồng thời nâng cao mặt đường tại các vị trí thường xuyên bị ngập.

Để tránh ùn tắc, họ chia thành nhiều mũi, thi công cuốn chiếu với hệ thống rào chắn, biển báo nhằm nhanh chóng hoàn thiện.

Hơn 55 tỷ đồng nâng cấp 8,5 km đại lộ Võ Văn Kiệt ở TP HCM

Tại làn đường dành cho ôtô đoạn gần cầu Lò Gốm, sau khi được thảm nhựa, mặt đường mới cao hơn khoảng 5-10 cm. Theo các công nhân, đoạn đường này trước đây bị lún, ngập khi có mưa lớn và triều cường.

Hơn 55 tỷ đồng nâng cấp 8,5 km đại lộ Võ Văn Kiệt ở TP HCM

Công nhân dùng máy khoan mở rộng mương thoát nước, đồng thời nâng cao thành mương từ 30 đến 50 cm để làm cơ sở cho việc nâng cao mặt đường tiếp theo. Riêng đáy lòng mương vẫn được giữ nguyên để chứa và thoát nước tốt hơn.

Hơn 55 tỷ đồng nâng cấp 8,5 km đại lộ Võ Văn Kiệt ở TP HCM

"Đợt sửa chữa này, việc thi công các tuyến mương thoát nước rất quan trọng. Để đảm bảo yếu tố kỹ thuật, chúng tôi phải thi công chắc chắn từng hạng mục, trung bình khoảng 15 ngày thì làm được 400 m mương", một công nhân cho biết.

Hơn 55 tỷ đồng nâng cấp 8,5 km đại lộ Võ Văn Kiệt ở TP HCM

Nhóm công nhân đổ bêtông nâng các bồn cây xanh ở các dải phân cách giữa làn ôtô và xe máy. 

Hơn 55 tỷ đồng nâng cấp 8,5 km đại lộ Võ Văn Kiệt ở TP HCM

Với chiều cao trên 50 cm, các bồn cây xanh sau hoàn thiện sâu hơn, sẽ được đổ thêm đất vào, tạo thảm cỏ mới và giữ nguyên hàng cây xanh.

Hơn 55 tỷ đồng nâng cấp 8,5 km đại lộ Võ Văn Kiệt ở TP HCM

Thành bồn cây xanh mới (trái) và cũ đang được nâng cấp.

Một số người dân sống ven đại lộ không đồng tình với việc làm mới các bồn cây này. "Bồn mới nhìn thô cứng quá, đặc một khối bêtông, chưa kể có thể gây nguy hiểm cho những ai băng qua đường vào buổi tối", bà Ngô Ánh Ngọc (quận 1) nói.

Hơn 55 tỷ đồng nâng cấp 8,5 km đại lộ Võ Văn Kiệt ở TP HCM

Công nhân đường bộ dùng xẻng thu gom những thảm cỏ, trước khi nâng cấp các bồn cây.

Hơn 55 tỷ đồng nâng cấp 8,5 km đại lộ Võ Văn Kiệt ở TP HCM

Một góc đại lộ Võ Văn Kiệt (đoạn qua chợ Hòa Bình, quận 5) hoàn tất việc sửa chữa.

Hồi tháng 4 năm nay, Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn cũng đã nâng cấp đại lộ này, đoạn từ nút giao Tân Kiên đến cầu Lò Gốm với chiều dài 4 km. Dự báo, tuổi thọ tối thiểu của công trình sau khi nâng cấp, sửa chữa là 10 năm.

Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ có tên gọi ban đầu là đại lộ Đông -Tây, với chiều dài 22 km, đi qua các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, được đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Điểm đầu giao với Quốc lộ 1A tại huyện Bình Chánh, điểm cuối nối với Xa lộ Hà Nội. Hạng mục quan trọng nhất của đại lộ này là hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn. Hiện 13 km tính từ cầu Calmette (quận 1) đến nút giao quốc lộ 1A đã được đổi tên thành đại lộ Võ Văn Kiệt. 

 Sưu tầm (HLĐ)

 

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ