Sưu tầm (HLĐ)
Tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh sẽ giúp Cao Bằng tạo cú hích hạ tầng để phát triển. Ảnh: cửa khẩu Trà Lĩnh - Cao Bằng |
Theo đề xuất của Chủ tịch UBDN tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh, Dự án đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh cơ bản bám theo hướng tuyến theo quy hoạch và có xét đến việc tối ưu hóa hướng tuyến để kết nối vào tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam nằm giảm được khoảng 29 km so với chiều dài trong quy hoạch.
Cụ thể, Dự án có chiều dài tuyến 115 km, được thiết kế theo quy mô cao tốc 4 làn xe, dự kiến đầu tư theo hình thức PPP. Dự án có tổng mức đầu tư 20.939 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà đầu tư và vốn vay tín dụng khoảng 64%; vốn ngân sách khoảng 36%. Với mức thu phí khởi điểm là 1.500 đồng/PCU/km, Dự án này sẽ hoàn vốn trong thời gian 25 năm với thời gian triển khai xây dựng từ 2019 – 2022.
Ngoài việc muốn được giao là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và lập, thẩm định đề xuất dự án đầu tư, UBND tỉnh Cao Bằng muốn Bộ GTVT thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực hiện Dự án theo hình thức PPP có sự tham gia của phần vốn Nhà nước (tỷ lệ tương đương Dự án đường cao tốc Bắc Nam).
UBND tỉnh Cao Bằng cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tham gia đánh giá, thẩm định việc tài trợ vốn cho Dự án đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh để có cơ sở xác định nguồn vốn tín dụng tham gia đầu tư.
Hiện nay, tuyến cao tốc từ Hà Nội đi đến cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn đã và đang được triển khai dự kiến hoàn thành vào năm 2020, do đó việc tiếp nối tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) là một trong những giải pháp tối ưu để giúp Cao Bằng giải quyết điểm nghẽn hạ tầng và tạo đà phá triển trong thời gian tới.
Sưu tầm(HLĐ)
Tuyến đường vành đai 1 Hoàng Cầu - Voi Phục chạy qua 2 quận Ba Đình, Đống Đa (Hà Nội) được thi công sẽ khiến hàng nghìn hộ dân phải di dời.
UBND TP Hà Nội mới đây phê duyệt dự án tuyến đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục giai đoạn 1, với mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng. Trong đó chi phí xây dựng gần 628 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng hơn 5.800 tỷ, được bố trí từ nguồn ngân sách TP. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018-2020.
Để làm được tuyến đường này, sẽ có khoảng 2.328 hộ dân phải di dời, trong đó quận Ðống Ða 808 hộ, Ba Ðình 1.520 hộ; nhu cầu tái định cư khoảng 2.239 căn hộ.
Theo tính toán, trung bình mỗi mét dài tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục có tổng chi phí là hơn 3,1 tỷ đồng. Như vậy tuyến đường này sẽ cao gấp gần 3 lần đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa (hơn 1,1 tỷ đồng/m) và gấp hơn 2 lần tuyến Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (1,4 tỷ/m).
Bản đồ chi tiết 2,2 km Hoàng Cầu - Voi Phục chuẩn bị được thi công mở rộng. |
Tuyến đường này có chiều dài 2.274m, chạy qua các quận Đống Đa, Ba Đình. Mặt cắt ngang B=50m, bao gồm bề rộng mặt đường 31m, hè 16m, dải phân cách 3m. Điểm đầu giao với đường Cát Linh - Đê La Thành - Yên Lãng (Hoàng Cầu), điểm cuối tại nút giao Voi Phục; 2 cầu vượt sẽ được xây dựng tại nút Giảng Võ và Nguyễn Chí Thanh.
Chiều dài tuyến đường là 2.274m, diện tích khoảng 153.341m2 |
Điểm từ Voi Phục - Nguyễn Chí Thanh kéo dài khoảng gần 1km, đây là nút giao thông lớn của thủ đô với tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội chạy qua cũng đang được thi công |
Tuyến đường chạy qua nhiều cơ quan lớn như bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Nhi Trung ương, Đài truyền hình Việt Nam... |
Theo tính toán, trung bình mỗi một mét dài tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục có tổng chi phí đầu tư lên đến hơn 3,1 tỷ đồng. Trong ảnh là nút giao Láng Hạ - Giảng Võ - Đê La Thành |
Đoạn đường có 2 cầu vượt tại các nút Giảng Võ - Láng Hạ và nút Nguyễn Chí Thanh. Trong ảnh là nút giao Nguyễn Chí Thanh - Đê La Thành - Nguyên Hồng |
Dự án đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục được đầu tư xây dựng các hạng mục chiếu sáng, cây xanh, thoát nước… khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan |
Đường được kỳ vọng sẽ giảm tải cho đường Đê La Thành quá nhỏ, thường xuyên ùn tắc |
Hàng cây xà cừ cổ thụ chạy dọc tuyến đường |
Dự án cũng sẽ mở các ngõ ngang theo quy hoạch năm 1999 tại ngõ 879 Đê La Thành (dốc bệnh viện Nhi Trung ương) và đường vào bệnh viện Phụ sản Hà Nội |
Tổng số các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng khoảng 2.328 hộ, trong đó quận Ðống Ða 808 hộ, Ba Ðình 1.520 hộ |
Các hộ dân nằm trong diện giải tỏa giải phóng mặt bằng được bố trí tái định cư tại KĐT Nam Trung Yên, khu tái định cư Trung Hòa - Nhân Chính, dự án nhà ở cho cán bộ Bộ Công an... |
Điểm kết thúc của dự án giao với đường Cát Linh - Đê La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu, đây cũng sẽ là điểm nối với Xã Đàn - Ô Chợ Dừa |
Chi phí làm tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục cao gấp 3 lần làm đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa (hơn 1,1 tỷ đồng/m) và gấp hơn 2 lần đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (1,4 tỷ đồng/m) |
Sưu tầm (HLĐ)
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về chủ trương đầu tư 3 dự án xây dựng các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội.
Theo đó, trên cơ sở quy hoạch hạ tầng giao thông, Phó thủ tướng yêu cầu Hà Nội sớm nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đầu tư đồng bộ với hệ thống hạ tầng đường sắt. Trước mắt, Hà Nội lựa chọn các dự án ưu tiên để đầu tư; chú ý huy động các nguồn lực (kể cả bằng hình thức hợp đồng BOT) để xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - sân bay Nội Bài và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm đảm bảo kết nối thống nhất toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị ở Hà Nội (kết nối giữa các nhà ga, các đoàn tàu và trung tâm quản lý điều hành); khi kết nối các tuyến đường sắt phải bảo đảm về kỹ thuật và an toàn.
Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội, hiện đang vào các công đoạn cuối cùng trên công trường. Ảnh: Giang Huy |
Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu quá trình thực hiện các dự án đầu tư phải đảm bảo giảm thiểu tác động, ảnh hưởng đến các công trình xây dựng hiện có, đặc biệt là các công trình di sản, công trình quan trọng và đảm bảo an toàn trong quá trình đầu tư xây dựng.
Các bộ ngành liên quan được giao phối hợp với Hà Nội thực hiện quy trình, thủ tục để Chính phủ sớm trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án tại kỳ họp cuối năm nay.
Trước đó, UBND TP Hà Nội có tờ trình đề nghị Thủ tướng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương, cơ chế đầu tư 3 dự án đường sắt đô thị ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, cụ thể: Tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình, tuyến số 5 Văn Cao - Hòa Lạc - Ba Vì và tuyến số 3 đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai là đặc biệt cần thiết.
Về phương án cân đối nguồn lực đầu tư các dự án ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, TP Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho phép huy động từ 6 nguồn trong thời gian 8 năm (2018-2025) là 135.000 tỷ đồng. Các nguồn gồm: Tiết kiệm chi thường xuyên; tăng thu ngân sách thành phố; nguồn thu từ cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020; bán nhà chuyên dùng, trụ sở các sở, ngành; đấu giá quyền sử dụng đất; phát hành trái phiếu bổ sung thêm nguồn.
Hà Nội cũng đề nghị Thủ tướng báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thành phố để lại toàn bộ các khoản vượt thu hằng năm, số thu từ cổ phần hóa từ trước năm 2017 để đầu tư cho dự án xây dựng các tuyến đường sắt đô thị.
Sưu tầm (HLĐ)
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.