Cập nhật tình hình triển khai dự án đường bộ cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột, Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) cho biết, dự án được chia thành 3 gói thầu xây lắp.
Ảnh phối cảnh dự án cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột.
Sau hơn 3 tháng khởi công, tính đến ngày 20/9, trong hai gói thầu xây lắp thuộc dự án thành phần 1 (UBND tỉnh Khánh Hoà làm cơ quan chủ quản), gói thầu số 01 (Km0-Km22) đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải.
Gói thầu số 02 (Km22-Km32) đã ký hợp đồng với Liên danh Công ty CP Tập đoàn Thuận An - Công ty CP xây lắp và cơ khí Phương Nam - Công ty CP xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam - Công ty CP xây dựng 168 Việt Nam.
Đối với dự án thành phần 2 (Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản), trong 3 gói thầu xây lắp, hiện tại, gói thầu XL02 (Km43-Km54+500) đã ký hợp đồng với liên danh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành - Công ty CP đầu tư và xây dựng Thái Yên - Công ty CP Sông Đà 10 - Công ty TNHH Hòa Hiệp.
Gói thầu XL03 (Km54+500-Km69+500) đã ký hợp đồng với liên danh Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương - Công ty CP Xây dựng Tân Nam - Công ty CP Tập đoàn Cienco4 - Công ty CP 484. Hiện nhà thầu đang tiến hành san ủi mặt bằng, làm lán trại, tập kết nhân lực, thiết bị.
Còn lại gói thầu số 01 (Km32-Km43), Ban QLDA 6 đang tiến hành thẩm định để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
Dự án thành phần 3 (UBND tỉnh Đắk Lắk làm cơ quan chủ quản) gồm 3 gói thầu xây lắp. Trong đó, gói thầu số 01 (Km69+500-Km86) đã ký hợp đồng với Công ty TNHH tập đoàn Sơn Hải.
Gói thầu số 02 (Km86-Km101+500): Đã ký hợp đồng với Công ty CP xây dựng Tân Nam.
Gói thầu số 03 (Km101+500-Km117+593): Đã ký hợp đồng với liên danh Tổng công ty xây dựng số 1 - Công ty CP xây dựng và lắp máy Trung Nam.
"Hiện tại, tất cả các nhà thầu đang tiến hành san ủi mặt bằng, làm lán trại, tập kết nhân lực, thiết bị.
Tổng số vốn đã giải ngân cho toàn dự án tính đến ngày 20/9 đạt hơn 1.370 /3.382 tỷ đồng đạt 40% giá trị hợp đồng.
Trong đó, dự án thành phần 1 đã giải ngân gần 446 tỷ đồng đạt 50%; Dự án thành phần 2 đã giải ngân hơn 315 tỷ đồng, đạt 28%; Dự án thành phần 3 đã giải ngân hơn 608 tỷ đồng, đạt 45%", Cục Quản lý đầu tư xây dựng thông tin.
Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), theo Bộ GTVT, tổng diện tích GPMB dự án thành phần 1 là hơn 228ha. Đến nay, công tác đo đạc địa chính đã cơ bản hoàn thành, địa phương đã triển khai kiểm đếm 878/972 trường hợp; hoàn thành bàn giao 164/228 ha, đạt xấp xỉ 72%.
Tại dự án thành phần 2, tổng diện tích GPMB khoảng gần 322ha. Công tác kiểm đếm hiện trường đạt 271ha; giải phóng và nhận mặt bằng đạt gần 48ha, đạt 15%.
Đối với dự án thành phần 3, theo tính toán, tổng diện tích thu hồi, GPMB phục vụ thi công dự án khoảng gần 323ha. Đến nay, công tác bàn giao mặt bằng đạt hơn 240ha, đạt hơn 72%.
"Về vật liệu thi công, theo tính toán, dự án cần khoảng 3,6 triệu m3 đất đắp; 1,7 triệu m3 cát và 4 triệu m3 đá.
Quá trình khảo sát cho thấy, khả năng cung cấp vật liệu cơ bản đáp ứng yêu cầu. Trong đó, dự án thành phần 1 đã khảo sát mỏ đất đắp 6,2 triệu m3, cát xây dựng hơn 0,6 triệu m3, đá xây dựng 37 triệu m3.
Dự án thành phần 2 đã khảo sát mỏ đất đắp 3,8 triệu m3; Cát xây dựng hơn 0,6 triệu m3; Đá xây dựng hơn 14 triệu m3.
Dự án thành phần 3 đã khảo sát mỏ đất đắp 4 triệu m3; Cát xây dựng 2,2 triệu m3; Đá xây dựng hơn 5 triệu m3", Cục Quản lý đầu tư xây dựng thông tin.
"Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài hơn 117km đi qua hai tỉnh: Khánh Hòa (gần 33km) và Đắk Lắk (gần 85km).
Giai đoạn 1, dự án được đầu tư với quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h. Các đoạn khó khăn châm chước có vận tốc thiết kế 80km/h.
Tổng mức đầu tư chung của cả dự án là gần 22.000 tỷ đồng. Dự án sẽ cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và đưa vào khai thác đồng bộ năm 2027."
Sưu tầm
MỪNG KỶ NIỆM 14 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CÔNG TY CP NHỰA ĐƯỜNG THIẾT BỊ GIAO THÔNG (BEST) 22/9/2009 - 22/9/2023
Nhìn lại chặng đường đã qua, BEST luôn tự hào vì có đội ngũ công nhân viên năng động, nhiệt tình và đoàn kết. "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". Kỷ niệm 14 năm thành lập, Chúc công ty ngày càng lớn mạnh, sẽ luôn là sự lựa chọn hàng đầu của mọi khách hàng.
Vĩnh Long đầu tư hơn 206 tỷ nâng cấp đường tỉnh 910B. Ảnh minh họa
Theo đó, dự án có chiều dài 8,7km. Điểm đầu nối với đường gom dẫn vào cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ thuộc địa phận xã Thuận An, thị xã Bình Minh. Điểm cuối giao với đường tỉnh 908 thuộc xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Tân.
Đây là công trình nhóm B có diện tích sử dụng đất 172.800 m², trong đó diện tích cần thu hồi khoảng 24.200 m². Thời gian thực hiện từ năm 2023 - 2025.
Quy mô thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m, vận tốc thiết kế 60km/h. Trên tuyến có tám cầu, đều được mở rộng 8m, thay mới dầm bê tông cốt thép.
"Dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của người dân, kết hợp đồng bộ với hạ tầng giao thông khu vực.
Từ đây, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực của địa phương phát triển, tạo điều kiện nâng cao thu nhập của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương", đại diện UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết.
Cũng theo quyết định, UBND tỉnh Vĩnh Long giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư dự án. Đồng thời giao Sở Giao thông vận tải chỉ đạo chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
Sưu tầm
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Đồng Nai về tình hình triển khai dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) - Liên Khương (Lâm Đồng).
Bộ GTVT và địa phương đang đẩy nhanh tiến độ các thủ tục để sớm đầu tư các đoạn tuyến thuộc trục cao tốc Dầu Giây - Liên Khương theo lộ trình được duyệt - Ảnh minh họa.
Theo Bộ GTVT, Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có tổng chiều dài khoảng 220km.
Hiện nay, tuyến Dầu Giây - Liên Khương đang được nghiên cứu với chiều dài khoảng 201km, gồm các đoạn: Dầu Giây - Tân Phú dài 60km, Tân Phú - Bảo Lộc dài 67km, Bảo Lộc - Liên Khương dài 74km; quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030.
Để đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trên quốc lộ 20, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư dự án cao tốc đoạn Dầu Giây - Tân Phú, UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư 2 dự án cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức PPP.
Đến nay, dự án cao tốc đoạn Dầu Giây - Tân Phú và đoạn Tân Phú - Bảo Lộc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.
Đoạn Bảo Lộc - Liên Khương cũng đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chủ trương đầu tư.
"Trên cơ sở phê duyệt của các cấp thẩm quyền, Bộ GTVT và UBND tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương triển khai các thủ tục theo quy định để sớm phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, làm cơ sở để triển khai các bước tiếp theo, đáp ứng tiến độ yêu cầu theo chủ trương đầu tư đã được phê duyệt", Bộ GTVT thông tin.
"Theo chủ trương được phê duyệt, đoạn tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có tổng vốn đầu tư hơn 8.300 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn nhà nước tham gia khoảng 1.300 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2025.
Đoạn tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có tổng vốn đầu tư khoảng 17.200 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn nhà nước tham gia vào dự án khoảng 6.500 tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác năm 2026.
Đoạn tuyến Bảo Lộc - Liên Khương có tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 19.500 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn nhà nước tham gia khoảng hơn 7.700 tỷ đồng."
Sưu tầm
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.