Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1764931
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
143
2701
13407
1764931
Quản trị

Quản trị

Công tác lựa chọn nhà thầu thi công dự án đường Vành đai 3 TP.HCM dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ vào đầu năm 2024.

Đầu năm 2024 chọn xong nhà thầu thi công đường Vành đai 3 TP.HCM - Ảnh 1.

Phối cảnh một nút giao thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.

Cập nhật tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, Bộ GTVT cho biết, tính đến hết tháng 8/2023, trong tổng số 26 gói thầu thuộc dự án, có 9 gói đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu.

Trong đó, 8 gói thầu đang triển khai. Các gói thầu đang triển khai hầu hết mới thực hiện việc xây dựng lán trại, tập kết thiết bị, nhân lực, phòng thí nghiệm, vật liệu đầu vào, lập bản vẽ thi công và thi công thử một số hạng mục.

"Đối với các gói thầu còn lại, theo kế hoạch, có 6 gói dự kiến lựa chọn nhà thầu trong tháng 10/2023, có 2 gói dự kiến lựa chọn nhà thầu trong tháng 12/2023 và 4 gói phụ trợ còn lại thuộc dự án thành phần 1 dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu vào đầu năm 2024", Bộ GTVT thông tin.

Liên quan đến công tác GPMB, theo Bộ GTVT, đến tháng 8/2023, các địa phương đã bàn giao mặt bằng 458/597 ha (đạt 77%). Trong đó, dự án thành phần 2 (UBND TP.HCM làm cơ quan chủ quản) bàn giao 377/410ha, đạt 92%; Dự án thành phần 4 (UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản) bàn giao 4/65ha, đạt 6%; Dự án thành phần 6 (UBND tỉnh Bình Dương làm cơ quan chủ quản) bàn giao 35/79ha, đạt 44%; Dự án thành phần 8 (UBND tỉnh Long An làm cơ quan chủ quản) bàn giao 42/44ha, đạt 97%.

Trong 20 khu tái định cư phục vụ dự án, có 18 khu tái định cư có sẵn (TP.HCM 7 khu; Bình Dương 11 khu); 2 khu xây dựng mới (Đồng Nai 1 khu; Long An 1 khu) đang triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng.

Đề cập đến khó khăn của dự án, Bộ GTVT cho biết, theo báo cáo từ các chủ đầu tư dự án thành phần, nhu cầu vật liệu cát đắp nền của dự án khoảng 7,2 triệu m3, cát xây dựng khoảng 1,5 triệu m3.

Đến nay, nguồn vật liệu được khảo sát đáp ứng khoảng 5,8 triệu m3 cát đắp nền, khoảng 1,25 triệu m3 cát xây dựng.

"Tuy nhiên, thời gian tới, các dự án cao tốc đồng loạt triển khai, nguồn cung về vật liệu (đặc biệt nguồn cát) sẽ có nguy cơ thiếu hụt", Bộ GTVT nhận định.

"Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM có chiều dài hơn 76km, kết nối TP.HCM với các tỉnh: Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An và các địa phương khác trong vùng.

Tuyến được đầu tư theo quy mô cao tốc cấp 100, quy mô phân kỳ 4 làn xe và đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe) đầu tư không liên tục. Tổng mức đầu tư dự án là gần 75.400 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương."

Sưu tầm

Công tác lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp cuối cùng của dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 10/2023.

Sắp chọn đơn vị thi công gói thầu xây lắp cuối dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu - Ảnh 1.

Phối cảnh một nút giao trên tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Mặt bằng bàn giao chậm, thi công hiện trường hạn chế

Thông tin tiến độ dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, Bộ GTVT cho biết, trong 5 gói thầu xây lắp thuộc 3 dự án thành phần, tính đến cuối tháng 8/2023, có 4 gói thầu xây lắp đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu (1 gói thuộc dự án thành phần 1; có 2 gói thầu thuộc dự án thành phần 2 và 1 gói thầu thuộc dự án thành phần 3).

Trong đó, dự án thành phần 3 đang triển khai thi công dọn dẹp mặt bằng, đào, đắp nền đường, cọc khoan nhồi cầu và cống hộp; Dự án thành phần 1 và dự án thành phần 2 đang thực hiện các công tác chuẩn bị, bước đầu triển khai thi công một số hạng mục dọn dẹp mặt bằng, đào bóc hữu cơ do mặt bằng được bàn giao rất hạn chế.

Công tác lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu còn lại thuộc dự án thành phần 1 dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2023.

Về công tác GPMB, tính đến hết tháng 8/2023, các địa phương đã bàn giao mặt bằng 120/452 ha, đạt gần 27%. Trong đó, dự án thành phần 3 có tỷ lệ bàn giao cao nhất (gần 78%), tiếp đến là dự án thành phần 2 (gần 6%). Dự án thành phần 1 do UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản chưa được bàn giao mặt bằng.

"Công tác bàn giao mặt bằng tại dự án thành phần 1 và dự án thành phần 2 chậm so với tiến độ yêu cầu, không đảm bảo công địa để triển khai thi công trên hiện trường dự án. 

Nguyên nhân chủ yếu do công tác kiểm đếm chậm; đơn giá bồi thường GPMB chưa được phê duyệt; vướng thủ tục điều chỉnh quy hoạch đất an ninh - quốc phòng, thủ tục thu hồi đất của Tổng công ty Cao su Đồng Nai", Bộ GTVT thông tin.

Đối với công tác tái định cư, theo Bộ GTVT, dự án sử dụng 6 khu. Trong đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm 2 khu có sẵn của địa phương; tỉnh Đồng Nai có 4 khu tái định cư, hiện đã triển khai thi công 1 khu. Các khu còn lại đang trong quá trình triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng.

Sắp chọn đơn vị thi công gói thầu xây lắp cuối dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu - Ảnh 3.

Hướng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Vật liệu đắp nền chưa đáp ứng yêu cầu

Liên quan đến vật liệu phục vụ thi công dự án, Bộ GTVT cho biết, theo tính toán, tổng khối lượng đá cần cho dự án khoảng 1,89 triệu m3; tổng khối lượng cát khoảng 0,87 triệu m3; tổng khối lượng đất đắp khoảng 6,4 triệu m3.

Theo hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu của tư vấn, trữ lượng, nguồn cung cấp vật liệu đủ cho nhu cầu các dự án thành phần. Trong đó, đá các loại gồm 14 mỏ thương mại và 1 vị trí quy hoạch, tổng trữ lượng khoảng 140 triệu m3.

Cát các loại gồm 1 mỏ cát tự nhiên, 1 mỏ cát xay và một số bãi tập kết cát, tổng trữ lượng khoảng 9,2 triệu m3.

Đất đắp nền đường gồm 5 mỏ đang khai thác, 1 mỏ đang thực hiện thủ tục khai thác, 3 vị trí quy hoạch làm mỏ đất đắp, tổng trữ lượng khoảng hơn 33 triệu m3.

Mặc dù các mỏ đất tại khu vực dự án đi đáp ứng đủ nhu cầu về vật liệu đất đắp nền đường cho dự án Biên Hòa - Vũng Tàu, song, Bộ GTVT đánh giá do trong khu vực còn có các dự án lớn khác (Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành, Vành đai 3 TP.HCM...) đều đồng loạt triển khai trong cùng một thời gian, ở giai đoạn này, nguồn đất đắp cung cấp cho các dự án thành phần thuộc dự án Biên Hòa - Vũng Tàu chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ thi công.

Sưu tầm

Tháng 10 tới, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) sẽ mở thầu lựa chọn đơn vị thi công để cải tạo, nâng cấp tuyến đường Dự án đấu nối tuyến dân cư thị trấn Lai Vung đã xuống cấp.

 Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, tuyến đường dài 685m bị hư hỏng nặng nề, được đưa vào sử dụng từ 2016, vừa được đơn vị thi công bàn giao cho địa phương quản lý hồi tháng 8/2023. 
Tuyến đường đầy ổ gà, người dân la làng, la xóm - Ảnh 1.

Một đoạn đường xuất hiện dày đặc ổ gà sau mưa.

Nhà có quán cà phê trên đoạn đường này, mỗi ngày hai lượt đi và về, anh N.H.C (thị trấn Lai Vung) đều phải đi trên tuyến đường đầy ổ gà, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT).

Anh cho biết, đây là tuyến đường huyết mạch để người dân đi ra chợ Lai Vung nên lưu lượng phương tiện rất đông. 

"Năm ngoái lũ lớn, nước nhiều, đường thấp nên trên đường có cả lục bình trôi lềnh bềnh. Còn mấy ngày trước có mưa to, đường lởm chởm ổ gà, rất nguy hiểm", anh C nói.

Tuyến đường đầy ổ gà, người dân la làng, la xóm - Ảnh 2.

Tuyến đường nối từ khu dân cư ra chợ Lai Vung nên lượng người qua lại rất đông.

Chị L, người có nhà trong khu dân cư này, cho biết: "Người dân ở đây phản ánh rất nhiều lần tới chính quyền địa phương trong các buổi tiếp xúc cử tri nhưng không hiểu sao đến giờ đường vẫn chưa được khắc phục".

Theo tìm hiểu của PV, đường nối tuyến dân cư thị trấn Lai Vung này do Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị Tuấn Nguyễn thực hiện.

Ông Nguyễn Đình Tuấn, Giám đốc công ty này cho biết, dự án duyệt quy hoạch năm 2010, điều chỉnh và đưa vào sử dụng năm 2016.

"Đầu tháng 8 vừa qua, phía công ty đã bàn giao lại toàn bộ tuyến đường cho huyện Lai Vung quản lý", ông Tuấn nói.

Tuyến đường đầy ổ gà, người dân la làng, la xóm - Ảnh 3.

Đường thấp nên thường xuyên bị ngập.

Ông Nguyễn Hữu Hiền, Phó chủ tịch UBND huyện Lai Vung trình bày, sau thời gian đưa vào sử dụng, hiện tuyến đường đã bị hư hỏng nặng. Vào lúc trời mưa, việc đi lại của người dân trở nên khó khăn.

Đến thời điểm hiện tại, mọi thủ tục, giấy tờ thực hiện cải tạo, nâng cấp đã được phê duyệt. Trong tháng 10 tới, huyện sẽ tiến hành mở thầu lựa chọn đơn vị thi công.

"Dự toán kinh phí thực hiện tuyến đường này là 3 tỷ đồng. Huyện dự định sử dụng vốn đầu tư công trong năm nay nhưng đã hết nên đợi cấp kinh phí nguồn vốn cho năm sau mới thực hiện được", ông Hiền cho biết.

Kế hoạch đã có nhưng chưa thể cải tạo, nâng cấp tuyến đường đầy ổ gà suốt nhiều năm qua. Do vậy, trong lúc chờ đợi nguồn vốn đầu tư công được cấp cho năm sau, người dân phải đi lại thận trọng trên tuyến đường này.
Sưu tầm

Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn được đề xuất đầu tư với tổng chiều dài gần 30km, tổng mức đầu tư khoảng hơn 1.600 tỷ đồng.

 Ban QLDA đường Hồ Chí Minh vừa trình Bộ GTVT thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh, đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn.
Đề xuất hơn 1.600 tỷ đồng đầu tư đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn - Ảnh 1.

Việc đầu tư đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn sẽ góp phần nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) - Ảnh minh hoạ: Lao Động

Theo phương án đề xuất, dự án có tổng chiều dài gần 30km. Điểm đầu tại Chợ Chu (Km 245+878 - điểm cuối đoạn Chợ Mới - Chợ Chu) thuộc địa phận thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Điểm cuối tại điểm giao với quốc lộ 2C tại ngã ba Trung Sơn (Km 276+135.50 lý trình theo dự án) thuộc địa phận xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Dự án được thiết kế đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đường cấp III miền núi (bề rộng nền đường của dự án 9m, bề rộng mặt đường 6m, bề rộng lề gia cố 2m), vận tốc thiết kế 60km/h, đảm bảo phù hợp và đồng bộ với đoạn Chợ Mới - Chợ Chu đang khai thác.

Riêng đoạn tuyến đi qua khu vực trung tâm xã Trung Sơn với chiều dài khoảng 532m thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị (bề rộng nền đường 14m, bề rộng mặt đường 10m).

Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho biết, tại Quyết định số 528 ngày 5/5/2023 của Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn với tổng chiều dài khoảng 28,6km (không bao gồm cầu Bến Nước, Suối Cóc và 1,2km đường dẫn đầu cầu hiện đang trong quá trình khai thác, sử dụng).

Tuy nhiên, qua rà soát thực tế hiện trường, đối với các đoạn đường dẫn hai đầu cầu mới được đầu tư mặt đường láng nhựa kết nối tạm với hệ thống giao thông hiện hữu để đảm bảo cho việc đi lại của người dân địa phương.

Để đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại, nâng cao an toàn cho người và phương tiện, ổn định lâu dài trong quá trình khai thác tuyến đường, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đề xuất thay thế toàn bộ kết cấu láng nhựa bằng mặt đường bê tông nhựa đối với đoạn đường dẫn hai đầu cầu Bến Nước và Suối Cóc trước đây đã đầu tư để đảm bảo an toàn, hiệu quả và đồng bộ trên toàn tuyến.

Với quy mô đầu tư như trên, tổng mức đầu tư dự án là 1.665 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng là 945 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 421 tỷ đồng, không vượt so với Quyết định số 528 của Bộ GTVT.

Nếu được Bộ GTVT thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025 bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Sưu tầm

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ