Dự kiến, gói thầu cuối cùng của dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ được khởi công trong tháng 7/2023.
Thông tin về tình hình triển khai dự án tăng cường kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) cho biết, dự án đã triển khai thi công được 10/11 gói thầu. Gói thầu còn lại (XL07) dự kiến sẽ khởi công trong tháng 7/2023.
Hiện tại, tiến độ GPMB của một số gói thầu thuộc dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc vẫn còn gặp khó khăn do vướng mắc mặt bằng (Ảnh minh họa)
Về tiến độ thi công, báo cáo đến cuối tháng 6/2023, sản lượng thi công dự án đạt khoảng 14,5%, chậm hơn 9% so với kế hoạch ban đầu và chậm hơn 1% so với kế hoạch điều chỉnh. Nguyên nhân chậm chủ yếu do công tác GPMB chậm.
"Đẩy nhanh tiến độ dự án, Ban QLDA 2 cần tập trung, quyết liệt phối hợp chặt chẽ với địa phương để giải quyết dứt điểm các vướng mắc liên quan đến điều chỉnh chủ trương đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, sớm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu triển khai thi công”, Cục Quản lý đầu tư xây dựng đề nghị.
Theo đại diện Ban QLDA 2, hiện tại, trên toàn dự án đã huy động khoảng 800 kỹ sư, công nhân cùng 500 máy móc, thiết bị, vượt 20 - 30% số lượng so với yêu cầu.
Trong đó, gói thầu XL5, XL6, XL9 là những gói đang có tiến độ giải ngân tốt nhất. Gói thầu XL10, XL11 có khối lượng giải ngân chậm do mặt bằng thi công vướng hơn 10km rừng phải chờ cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng.
Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng Phát triển châu Á và Chính phủ Úc tài trợ nhằm rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và các địa phương khác có liên quan về Thủ đô Hà Nội, nâng cao hiệu quả khai thác cao tốc Hà Nội - Lào Cai.
Quy mô của dự án gồm 2 tuyến gồm: Tuyến 1 kết nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội - Lào Cai với chiều dài khoảng 147km, quy mô cấp 3 miền núi. Tuyến 2 nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Hà Nội - Lào Cai có chiều dài khoảng 53km, đường cấp 4 miền núi.
Dự án được chia thành 11 gói thầu, dự kiến được thực hiện tổng trong khoảng 4 năm, cơ bản hoàn thành vào năm 2024.
Sưu tầm
Sáng 25/6, tại xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ khởi công Dự án xây dựng công trình Đường bộ Cao tốc Cao Lãnh-An Hữu, giai đoạn 1 (dự án thành phần 1).
Tuyến Cao tốc Cao Lãnh-An Hữu thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Đây là tuyến đường quan trọng trong mạng lưới giao thông của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, hình thành kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược liên vùng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của cả khu vực, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.
Sưu tầm
Sáng 25/6, dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô đã được tổ chức khởi công tại 4 điểm thuộc địa bàn các huyện: Hoài Đức; Sóc Sơn, Thanh Oai, Thường Tín (Hà Nội), đồng thời được các tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh tổ chức động thổ tại 2 địa điểm.
Đây là dự án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ nhất trí giao cho thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, phân công Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng làm Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện dự án chung cho cả 3 tỉnh, thành phố.
Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài toàn tuyến là 112,8 km, gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Điểm đầu tại Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội); điểm cuối trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Trong đó, đoạn đi qua Hà Nội là 56,5 km; Hưng Yên là 20,3 km; Bắc Ninh là 21,2 km. Dự án tổng mức đầu tư khoảng 85.813 tỷ đồng, chia thành 3 nhóm với 7 dự án thành phần.
Tham dự và phát biểu tại Lễ khởi công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển hạ tầng chiến lược nói chung, trong đó có hạ tầng giao thông là một trong ba khâu đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội, đang được tích cực triển khai trên toàn quốc.
Mục tiêu đặt ra là giai đoạn từ năm 2021 - 2025 phải có 3.000km đường cao tốc. Như vậy là trong 5 năm, chúng ta phải làm gấp 2 lần 20 năm vừa qua.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã đưa vào khai thác, thi công, khởi công trên 3.470km đường cao tốc. Nếu phấn đấu tốt, quyết cao hơn, nỗ lực, hành động quyết liệt hơn, năm 2025 sẽ đạt được mục tiêu đề ra.
Việc đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô tạo ra không gian phát triển mới cho cả Vùng Thủ đô, đặc biệt có ý nghĩa với TP Hà Nội, các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, nơi tuyến đường đi qua.
"Chúng tôi rất ấn tượng với Hà Nội đã dám phân cấp, giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng cho các quận, huyện, đem lại kết quả rất thành công. Đặc biệt việc di dời mộ chí là vô cùng khó khăn nhưng Hà Nội đã tổ chức rất bài bản, làm rất tốt, quyết liệt, quyết tâm. Đồng thời tôi đánh giá rất cao sự kiểm tra, giám sát của lãnh đạo các địa phương, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Tỉnh uỷ các tỉnh khác trong công tác triển khai dự án cũng như giải phóng mặt bằng.
Kết quả khởi công hôm nay mới chỉ là thắng lợi bước đầu, công việc tiếp theo còn rất lớn. Tôi đề nghị các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các cơ quan liên quan và Nhân dân bám sát tiến độ, rà soát lại công việc, bố trí thời gian, nguồn lực, tăng cường sự chỉ đạo lãnh đạo để đẩy nhanh tiến độ dự án, đảm bảo yêu cầu đề ra", Thủ tướng nói.
Đồng thời, các địa phương phải tiếp tục quan tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư ổn định nơi ăn ở cho người dân; chuẩn bị vật liệu xây dựng, bãi thải phục vụ dự án; tăng cường năng lực thi công...
Hà Nội đã chủ động báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chủ trì làm việc với các địa phương để thành lập ngay Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, do đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội làm Trưởng Ban, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên, Bắc Ninh và đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo. TP Hà Nội cũng đã mời đại diện Lãnh đạo các Bộ: Giao thông Vận tải, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường tham gia Ban chỉ đạo.
Ba tỉnh, thành có dự án đi qua đã thành lập Ban Chỉ đạo riêng để thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn.
UBND TP Hà Nội đã phối hợp với UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh ban hành Kế hoạch tổng thể tổ chức thực hiện Dự án, khớp nối các nhiệm vụ và tiến độ từng hạng mục công việc, đảm bảo tính liên kết, đồng bộ trong quá trình triển khai, làm cơ sở thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ.
TP. Hà Nội đã ủy quyền cho các quận, huyện thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án. Các quận, huyện đã tổ chức ký giao ước thi đua đẩy nhanh tiến độ theo từng ngày, thực hiện rút ngắn tối đa thời gian xử lý thủ tục hành chính của Dự án.
Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến đã hoàn thành trên 80%, trong đó tại Hà Nội, đạt trên 84% (cao hơn mức kế hoạch đề ra là 70%)
Cũng tại buổi lễ, ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), đại diện các nhà thầu tham gia thi công dự án, cho biết, đơn vị được lựa chọn thực hiện gói thầu có chiều dài lớn nhất của dự án, khoảng 23km của Gói thầu số 09/TP2 - XL thuộc Dự án thành phần 2.1: Xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận TP Hà Nội. Thời gian thực hiện 1.080 ngày.
Dự án đầu tư đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là Dự án đầu tư quan trọng quốc gia Dự án đầu tư đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 triển khai Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án.
"Với vinh dự và trách nhiệm, Tổng công ty VINACONEX cam kết sẽ triển khai dự án đảm bảo chất lượng, mỹ quan, an toàn và vượt tiến độ hợp đồng, phấn đấu hoàn thành công trình trong năm 2025 để đưa vào khai thác sử dụng kịp thời nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội – Vùng Thủ đô Hà Nội. Công trình hoàn thành để chào mừng Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng”, ông Thanh nói.
Sưu tầm
Cử tri Lâm Đồng kiến nghị sớm bố trí vốn đầu tư nâng cấp đoạn xung yếu trên QL27 qua Lâm Đồng để đảm bảo ATGT.
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời đại biểu Quốc hội và cử tri tỉnh Lâm Đồng về việc ưu tiên bố trí nguồn vốn dự phòng ngân sách nhà nước năm 2022 - 2023 để đầu tư nâng cấp đoạn xung yếu tại QL27 từ xã Phú Sơn (huyện Lâm Hà) đến cầu Krông Nô (huyện Đam Rông), tỉnh Lâm Đồng giáp với huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Bộ GTVT cho biết, thời gian tới, khi cấp có thẩm quyền có chủ trương về sử dụng dự phòng vốn trung hạn 2021 - 2025 hoặc sử dụng nguồn vượt thu hàng năm, Bộ GTVT sẽ kiến nghị ưu tiên bố trí vốn để nâng cấp đoạn xung yếu tại QL27. Ảnh minh họa
Theo Bộ GTVT, quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, QL27 dài 282 km, quy mô 2 - 4 làn xe. Đoạn qua tỉnh Lâm Đồng dài 91km (Km 83+00- Km 174+00), hiện trạng chiều rộng mặt đường 5,5m được thảm bê tông nhựa.
Hiện có một số đoạn đã hư hỏng, xuống cấp trong đó có đoạn tuyến từ xã Phú Sơn (huyện Lâm Hà) đến cầu Krông Nô (huyện Đam Rông), tỉnh Lâm Đồng dài khoảng 30km.
Để bảo đảm ATGT trên tuyến, trong các năm qua Bộ GTVT đã giao Cục Đường bộ Việt Nam thường xuyên thực hiện công tác bảo trì. Trong đó, năm 2023, Sở GTVT Lâm Đồng đang thực hiện các thủ tục để triển khai thực hiện 3 công trình sửa chữa với tổng kinh phí 46,1 tỷ đồng. Ngoài ra, trên cơ sở kết quả rà soát hiện trạng về nhu cầu sửa chữa đoạn Km 83+000 - Km 174+000 với kinh phí khoảng 123 tỷ đồng, dự kiến trong tháng 6/2023, Cục Đường bộ VN sẽ báo cáo Bộ GTVT chấp thuận danh mục sửa chữa để thực hiện trong kế hoạch bảo trì đường bộ năm 2024.
Tuy nhiên, do tuyến đường đi qua khu vực miền núi có điều kiện địa hình, địa chất phức tạp, thường xuyên sạt lở trong mùa mưa nên việc bảo trì thường xuyên không giải quyết triệt để được tình trạng xuống cấp.
Cũng theo Bộ GTVT, từ năm 2019, Bộ đã nghiên cứu lập Dự án nâng cấp, cải tạo QL27 đoạn qua các tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận và Lâm Đồng.
Tuy nhiên, do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT được phân bổ hạn hẹp, ngoài điều chỉnh giảm phân bổ lại cho địa phương, nguồn lực còn lại tập trung cho các dự án động lực quan trọng, cấp bách theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ nên chưa thể cân đối để thực hiện thêm các dự án mới (bao gồm cả QL27).
Bộ GTVT đã tiếp tục có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước để triển khai.
“Trong thời gian tới, khi cấp có thẩm quyền có chủ trương về sử dụng dự phòng vốn trung hạn 2021 - 2025 hoặc sử dụng nguồn vượt thu hàng năm, Bộ GTVT sẽ tiếp tục kiến nghị ưu tiên bố trí vốn để triển khai dự án. Trước mắt để bảo đảm ATGT Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam thường xuyên thực hiện công tác bảo trì trên tuyến”, Bộ GTVT cho biết.
Sưu tầm
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.