Do đặc điểm khí hậu Việt Nam, phần lớn các khu vực có nhiệt độ không khí vào mùa hè khá cao, có thời điểm nên tới 37-39oC.Trong khi đó,vào mùa đông, nhiệt độ thấp nhất cũng hiếm khi dưới 7oC ngoại trừ một số ít khu vực thuộc miền núi, vùng cao như Sapa, Cao Bằng, Đà Lạt,...
Do vậy lựa chọn loại nhựa đường liên quan tới tính ổn định nhiệt ở nhiệt độ cao cần được quan tâm đề hạn chế các hư hỏng liên quan tới tính ổn định nhiệt của BTN "hư hỏng lún vệt bánh xe".
Dựa trên các phân tích ở trên cũng như các nghiên cứu đạt được ban đầu về loại nhựa đường có độ quánh cao, trong giai đoạn chuyển tiếp, chưa có điều kiện áp dụng phương pháp Superpave, thì xét trên góc độ về thi công cũng như về chi phí so sánh giữa nhựa Polime và nhựa đường độ quánh cao đề xuất chọn loại nhựa đường có độ quánh cao 40/50 áp dụng thi công thí điểm tại một công trình cụ thể để theo dõi và đánh giá thêm, phương pháp đánh giá dựa trên các chỉ tiêu gián tiếp phản ánh tính ổn định nhiệt của nhựa đường như chỉ số độ kim lún PI, số độ kim lún - độ nhớt (PVN), thí nghiệm cắt động DSR, độ nhạy cảm nhớt - nhiệt độ VTS và các thí nghiệm mô đun độ cứng, ép chẻ, độ ổn định Marshall, Mô đun đàn hồi động, Wheel Tracking Test.
Nếu thấy khả quan thì hoàn thiện qui trình thi công- nghiệm thu chính thức để áp dụng trong thi công đại trà cho các khu vực có nhiệt độ cao vào mùa hè, với các khu vực có nhiệt độ thấp như các khu vực miền núi, vùng cao thì vẫn tiếp tục sử dụng loại nhựa thông thường 60/70.
(Sưu tầm HLĐ)
1. Khả năng kết dính nội tại của bitum- đánh giá thông quá thí nghiệm độ dãn dài (TCVN 7496:2005/ASTM D 113-99).
2. Khả năng kết dính với cốt liệu - đánh giá thông quá thí nghiệm xác định độ dính bám với cốt liệu (TCVN 7504:2005).
3. Tính ổn định nhiệt - xác định gián tiếp tính toán từ các chỉ tiêu thông dụng:
- Chỉ số độ kim lún PI (Penetration Index).
- Độ nhạy cảm độ nhớt - nhiệt độ (VTS).
- Số độ kim lún - độ nhớt (Pen-Vis Number-PVN).
- Thí nghiệm lún vệt bánh xe (wheel tracking test), Gián tiếp mô phỏng sự ổn định nhiệt bitum thông qua sự ổn định của hỗn hợp BTN, kiểm tra theo AASHTO T 324-04.
- Tính ổn định nhiệt ở nhiệt độ thấp - xác định bằng thí nghiệm kéo trực tiếp (Direction tension tester). Mô phỏng hiện tượng mặt đường bị nứt do bitum hóa cứng ở nhiệt độ thấp.
4. Hàm lượng Paraphin: xác định theo TCVN 7503:2005.
5. Thuộc tính đàn - nhớt của bitum: xác định bằng thí nghiệm cắt động lưu biến- DSR AASHTO TP5/17/.
6. Độ bền của bitum: xác định thông qua thí nghiệm:
- Gia nhiệt màng mỏng RTFO và xác định lượng tổn thất sau khi gia nhiệt ở 163oC duy trì trong 5h TCVN 7499:2005 (ASTM D 6-00) và tỷ lệ độ kim lún của mẫu nhựa sau khi gia nhiệt so với mẫu nhựa gốc ban đầu. TCVN 7495:2005 (ASTM D 5-97).
- Thí nghiệm hóa cứng bitum bằng bình áp lực PAV (AASHTO- TP4).
7. Hiện tượng mỏi của vật liệu bitum trong mặt đường: đánh giá thông qua các thí nghiệm uốn dầm (Bending Beam Rheometer - AASHTO TP1/18 hoặc mô hình ép chẻ, tuy nhiên mô hình thí nghiệm uốn dầm phù hợp hơn và được sử dụng phổ biến hơn.
Nhận xét: Trong 7 tiêu chí đánh giá chất lượng nhựa đường ở trên thì khả năng đáp ứng được trong quá trình thiết kế bê tông nhựa ở Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng được ở mức độ nhất định.
a. Tiêu chí thứ nhất, tiêu chí thứ hai và tiêu chí thứ tư đáp ứng được hoàn toàn và là một trong những qui định phải đạt yêu cầu đối với vật liệu nhựa đường đưa vào sử dụng theo qui trình TCVN 7493:2005.
b. Tiêu chí thứ 3, 5, 7: Chưa được xem xét tới cho các dự án ở Việt Nam, các thí nghiệm liên quan tới các tiêu chí này chỉ được thực hiện trong phạm vi thực hiện các báo cáo khoa học, đề tài khoa học hay các mục đích nghiên cứu. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8819-2011 có đề cập tới thí nghiệm lún vệt bánh xe bằng thiết bị “wheel tracking divice”-xác định theo tiêu chuẩn AASHTO T 324-04, nhưng nêu rõ “chỉ áp dụng cho các công trình đặc biệt theo yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư”.
c. Tiêu chí thứ 6: đáp ứng được một phần là thí nghiệm xác định tổn thất khối lượng sau khi ra nhiệt 5 giờ ở 163oC, (TCVN 7499:2005), và tỷ lệ độ kim lún của mẫu nhựa sau khi gia nhiệt so với mẫu nhựa gốc ban đầu. TCVN 7495:2005 . Thí nghiệm hóa cứng bitum bằng bình áp lực PAV chưa được đề cập trong tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay.
d. Cần bổ sung vào tiêu chuẩn nhựa đường ở Việt Nam hiện nay các chỉ tiêu: Chỉ số độ kim lún PI; Độ nhớt động lực ở 600C; Các chỉ tiêu thí nghiệm trên mẫu nhựa sau khi thí nghiệm TFOT (Tổn thất khối lượng; Tỷ lệ độ kim lún còn lại so với độ kim lún ban đầu; Độ kéo dài ở 250C).
e. Quy định phải thí nghiệm vệt hằn bánh xe với lớp mặt bê tông nhựa trên các đường chịu tải trọng nặng. Các thí nghiệm cần thực hiện cả trong giai đoạn thiết kế cold bin, hot bin và kiểm tra đánh giá sau khi thi công.
Sưu tầm (HLD)
1. Khả năng kết dính nội tại của bitum- đánh giá thông quá thí nghiệm độ dãn dài (TCVN 7496:2005/ASTM D 113-99).
2. Khả năng kết dính với cốt liệu - đánh giá thông quá thí nghiệm xác định độ dính bám với cốt liệu (TCVN 7504:2005).
3. Tính ổn định nhiệt - xác định gián tiếp tính toán từ các chỉ tiêu thông dụng:
- Chỉ số độ kim lún PI (Penetration Index).
- Độ nhạy cảm độ nhớt - nhiệt độ (VTS).
- Số độ kim lún - độ nhớt (Pen-Vis Number-PVN).
- Thí nghiệm lún vệt bánh xe (wheel tracking test), Gián tiếp mô phỏng sự ổn định nhiệt bitum thông qua sự ổn định của hỗn hợp BTN, kiểm tra theo AASHTO T 324-04.
- Tính ổn định nhiệt ở nhiệt độ thấp - xác định bằng thí nghiệm kéo trực tiếp (Direction tension tester). Mô phỏng hiện tượng mặt đường bị nứt do bitum hóa cứng ở nhiệt độ thấp.
4. Hàm lượng Paraphin: xác định theo TCVN 7503:2005.
5. Thuộc tính đàn - nhớt của bitum: xác định bằng thí nghiệm cắt động lưu biến- DSR AASHTO TP5/17/.
6. Độ bền của bitum: xác định thông qua thí nghiệm:
- Gia nhiệt màng mỏng RTFO và xác định lượng tổn thất sau khi gia nhiệt ở 163oC duy trì trong 5h TCVN 7499:2005 (ASTM D 6-00) và tỷ lệ độ kim lún của mẫu nhựa sau khi gia nhiệt so với mẫu nhựa gốc ban đầu. TCVN 7495:2005 (ASTM D 5-97).
- Thí nghiệm hóa cứng bitum bằng bình áp lực PAV (AASHTO- TP4).
7. Hiện tượng mỏi của vật liệu bitum trong mặt đường: đánh giá thông qua các thí nghiệm uốn dầm (Bending Beam Rheometer - AASHTO TP1/18 hoặc mô hình ép chẻ, tuy nhiên mô hình thí nghiệm uốn dầm phù hợp hơn và được sử dụng phổ biến hơn.
Nhận xét: Trong 7 tiêu chí đánh giá chất lượng nhựa đường ở trên thì khả năng đáp ứng được trong quá trình thiết kế bê tông nhựa ở Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng được ở mức độ nhất định.
a. Tiêu chí thứ nhất, tiêu chí thứ hai và tiêu chí thứ tư đáp ứng được hoàn toàn và là một trong những qui định phải đạt yêu cầu đối với vật liệu nhựa đường đưa vào sử dụng theo qui trình TCVN 7493:2005.
b. Tiêu chí thứ 3, 5, 7: Chưa được xem xét tới cho các dự án ở Việt Nam, các thí nghiệm liên quan tới các tiêu chí này chỉ được thực hiện trong phạm vi thực hiện các báo cáo khoa học, đề tài khoa học hay các mục đích nghiên cứu. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8819-2011 có đề cập tới thí nghiệm lún vệt bánh xe bằng thiết bị “wheel tracking divice”-xác định theo tiêu chuẩn AASHTO T 324-04, nhưng nêu rõ “chỉ áp dụng cho các công trình đặc biệt theo yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư”.
c. Tiêu chí thứ 6: đáp ứng được một phần là thí nghiệm xác định tổn thất khối lượng sau khi ra nhiệt 5 giờ ở 163oC, (TCVN 7499:2005), và tỷ lệ độ kim lún của mẫu nhựa sau khi gia nhiệt so với mẫu nhựa gốc ban đầu. TCVN 7495:2005 . Thí nghiệm hóa cứng bitum bằng bình áp lực PAV chưa được đề cập trong tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay.
d. Cần bổ sung vào tiêu chuẩn nhựa đường ở Việt Nam hiện nay các chỉ tiêu: Chỉ số độ kim lún PI; Độ nhớt động lực ở 600C; Các chỉ tiêu thí nghiệm trên mẫu nhựa sau khi thí nghiệm TFOT (Tổn thất khối lượng; Tỷ lệ độ kim lún còn lại so với độ kim lún ban đầu; Độ kéo dài ở 250C).
e. Quy định phải thí nghiệm vệt hằn bánh xe với lớp mặt bê tông nhựa trên các đường chịu tải trọng nặng. Các thí nghiệm cần thực hiện cả trong giai đoạn thiết kế cold bin, hot bin và kiểm tra đánh giá sau khi thi công.
Sưu tầm (HLD)
Ngày 8/8/2013 Bộ giao thông vận tải ra chỉ thị số 13/CT-BGTVT về việc tăng cường công tác quản lý chất liệu nhựa đường xây dựng trong công trình giao thông.
Theo chỉ thị, trong thời gian gần đây, ở một số tuyến đường bộ đã xuất hiện chất lượng lớp bê tông nhựa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, gây hư hỏng mặt đường, dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, tốn kinh phí và thời gian sửa chữa,tạo ra dư luận không tốt trong xã hội.
Nhằm kiên quyết loại bỏ nhựa đường kém chất lượng ra khỏi công trường để đảm bảo chất lượng công trình giao thông. Bộ trường Bộ giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan chức năng trong ngành giao thông vận tải, các sở giao thông vận tải, các đơn vị tham gia dự án xây dựng công trình giao thông kịp thời hướng dẫn và đưa vào hợp đồng, thỏa thuận, cam kết với các công ty xuất nhập khẩu nhựa đường, vật liệu xây dựng, nghiêm túc thực hiện chỉ thị về chỉ tiêu chất lượng đối với các loại nhựa đường đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn tại TCVN 7493:2005.
Để phù hợp với đặc điểm thời tiết, khí hậu của Việt Nam, các đơn vị nhập khẩu chỉ được nhập nhựa đường có mác theo độ kim lún 40/50 và 60/70. Đối với các loại nhựa đường có độ lún trên 70 phải được Bộ giao thông vận tải chấp thuận bằng văn bản. Đồng thời phải cung cấp đầy đủ giấy tờ cho các cơ quan, đơn vị liên quan.
Bộ giao thông vận tải, vụ Khoa học và vông nghệ chủ trì, phối hợp với thanh tra Bộ và cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về chất lượng nhựa đường trong quá trình cung ứng ( nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển) và sử dụng trong xây dựng các công trình giao thông theo quy định và chỉ thị này.
Sưu tầm ( HLD)
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.