Bình Thuận: Ngày 25/3, thông xe kỹ thuật 8km đường ven biển kết nối QL1
Nhà thầu đang gấp rút thi công đoạn đường ven biển dài 8km kết nối QL1, để kịp thông xe phục vụ lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia ở Bình Thuận.
Sáng 8/3, ông Nguyễn Thanh Hiền, Phó giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Thuận cho biết, đoạn đường ven biển ĐT 719B nhà thầu đang tăng tốc thi công để đảm bảo thông xe tạm 8km kết nối QL1 đến khu vực biển Tiến Thành.
Theo ông Hiền đoạn kết nối này đang được nhà thầu gấp rút thi công để hoàn thành trước ngày 25/3.
Đây là địa điểm tổ chức lễ khai mạc (tại NovaWorld Phan Thiết) Năm Du lịch Quốc gia 2023 tại tỉnh Bình Thuận, diễn ra dự kiến vào tối 25/3.
Một đoạn đường ven biển ĐT 719B đang thi công.
“Trước ngày 25/3, đơn vị thi công phối hợp Cục Đường bộ Việt Nam mở dải phân cách cho xe lưu thông từ QL1 đi vào dự án đến nút giao Hàm Kiệm - Tiến Thành. Việc thông xe tạm một đoạn đường trước mắt nhằm phục vụ lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia tại tỉnh Bình Thuận”, ông Hiền nói.
Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông trên công trường dự án đường ven biển ĐT 719B (đoạn Phan Thiết - Kê Gà) đơn vị thi công đang tập trung thảm nhựa mặt đường, gấp rút thi công khoảng 1km từ nút giao QL1 đến cầu Máng.
Đoạn từ cầu Máng đến nút giao đường Hàm Kiệm - Tiến Thành đã được thảm nhựa hoàn chỉnh cả hai chiều đường.
Xe lu đang cán nền đường chuẩn bị thảm mặt đường tại nút giao Hàm Kiệm - Tiến Thành.
Ông Nguyễn Xuân Viên - Phó TGĐ Công ty CP Đầu tư Xây dựng 515, nhà thầu thi công cho biết, đến nay nhà thầu đang bố trí nhiều mũi thi công ngày đêm đoạn 700m đường kết nối QL1. Công tác thi công cũng gặp trở ngại do gặp nhiều công trình ngâm cáp viễn thông, đường ống nước.
Hiện tại nhà thầu vừa thi công vừa phối hợp các đơn vị di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để sớm hoàn thành, đảm bảo thông xe 8km đầu tuyến phục vụ lễ khai mạc.
Theo nhà thầu thi công, tuyến đường ven biển ĐT719B dài hơn 25,6km, các đoạn đã được bàn giao mặt bằng hầu hết đã hoàn thành thảm nhựa mặt đường.
Nhộn nhịp thi công đường ven biển tại nút giao kết nối QL1.
Tuy nhiên khó khăn mặt bằng được bàn giao không liền khoảnh và đoạn gần 4km chồng lấn đi qua mỏ khai thác Titan Tân Quang Cường và hơn 3km thuộc diện tích đất của các hộ dân chưa được bàn giao nên chưa thể thi công.
Đáng lo nhất là khu vực mỏ titan nếu thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch thông xe toàn tuyến vào đầu năm 2024 theo hợp đồng.
“Khi chủ mỏ khai thác xong, nhà thầu phải khảo sát lại và lên thiết kế kỹ thuật mất nhiều thời gian. Mặt bằng bàn giao chậm đang ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hoàn thành dự án”, ông Viên cho hay.
Sưu tầm (HLĐ)
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa đề xuất tự bố trí hơn 14.700 tỷ đồng để mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành lên 8-10 làn xe.
Là đơn vị quản lý tuyến cao tốc, VEC kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải giao đầu tư mở rộng đoạn từ nút giao vành đai 2 TP HCM đến nút giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 21,9 km. Trong đó, từ nút giao vành đai 2 đến vành đai 3 mở rộng lên 8 làn xe; từ vành đai 3 đến nút giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu lên 10 làn xe.
Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện có 4 làn xe, 2 làn khẩn cấp. Ảnh: Gia Minh
Tổng mức đầu tư sơ bộ là 14.780 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng), trong đó chi phí xây dựng gần 10.800 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng gần 800 tỷ đồng, quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác hơn 1.000 tỷ đồng, dự phòng hơn 2.100 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2022 đến quý I/2026.
Đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao vành đai 2 dài 4 km và mở rộng nút giao An Phú, VEC kiến nghị để TP HCM đầu tư do đoạn tuyến này đã được bàn giao cho thành phố bảo trì và khai thác.
Về phương án đầu tư, VEC đánh giá đầu tư công sẽ có ưu điểm là triển khai ngay được dự án, đẩy nhanh tiến độ. Song sử dụng ngân sách nhà nước sẽ làm tăng trần nợ công, khả năng bố trí ngân sách là rất khó.
Hình thức xã hội hóa (PPP) giúp ngân sách nhà nước không bị áp lực song vẫn vẫn đòi hỏi bố trí một phần vốn đầu tư công. Ngoài ra, tuyến TP HCM - Dầu Giây đã được VEC đầu tư trong giai đoạn 1 nên sẽ khó phân chia sản lượng khai thác, doanh thu và trách nhiệm quản lý sau này.
Trường hợp thực hiện loại hợp đồng O&M (Kinh doanh - Quản lý), việc huy động vốn sẽ có tính khả thi cao, nhưng Luật PPP và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện còn nhiều quy định chưa cụ thể.
Đoạn cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được mở rộng. Đồ họa: Thanh Huyền
Trên cơ sở phân tích, VEC kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải được nghiên cứu đầu tư mở rộng dự án theo hình thức tự huy động vốn, để đáp ứng tiến độ hoàn thành quý I/2026.
Doanh nghiệp này đã hoàn thành đề án tái cơ cấu, theo đó vốn điều lệ giai đoạn 2022-2025 dự kiến tăng lên 49.560 tỷ đồng, đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để thực hiện đầu tư dự án.
6 năm trước, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km được đưa vào sử dụng, vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng. Tuyến đường giúp kết nối giao thông, kinh tế giữa TP HCM với vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Lưu lượng phương tiện lưu thông liên tục tăng cao, trung bình khoảng 10% mỗi năm.
Hiện tuyến cao tốc quy mô 4 làn xe đã quá tải, nhu cầu thông qua hiện vượt 25% so với năng lực của tuyến. Theo đánh giá của VEC, đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu không đáp ứng được nhu cầu vận tải trên tuyến. Đặc biệt, đến năm 2025, sân bay Long Thành khai thác, dự án sẽ không thể đáp ứng khả năng thông hành.
Đoạn từ nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến nút giao cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có thể khai thác ổn định đến năm 2030, còn đoạn tiếp nối đến nút giao Dầu Giây có thể khai thác đến năm 2040.
Sưu tầm (HLĐ)
Ba dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, nút giao An Phú, mở rộng quốc lộ 50 tổng vốn hơn 10.000 tỷ đồng sẽ khởi công cuối năm nay giúp khơi thông các cửa ngõ.
Thông tin được ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (TCIP), cho biết ngày 17/10. Ba dự án trên đang ở bước phê duyệt thiết kế, dự toán bản vẽ thi công, chuẩn bị chọn nhà thầu...
Trong đó, lớn nhất là công trình đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, quận Tân Bình, tổng vốn hơn 4.800 tỷ đồng, được xây dựng để kết nối ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất khi khai thác. Dự án có điểm đầu ở nút giao Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện; điểm cuối tại nơi giao giữa các đường C12 - Cộng Hoà - Trường Chinh.
Hướng tuyến dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà. Đồ hoạ: Tuấn Việt
Tuyến đường chính rộng 25-48 m với 6 làn xe, cùng hai đoạn đường nhánh kết nối, một cầu cạn dài gần một km, 4 làn xe; hai hầm chui ở nút giao Phan Thúc Duyện - Trần Quốc Hoàn và Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý.
Theo ông Phúc, dự án này có hơn 90% đất quốc phòng, trước mắt sẽ khởi công hạng mục hầm chui ở nút giao Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện; các gói thầu còn lại sang năm sẽ triển khai khi toàn bộ mặt bằng được giao. "Tuyến đường nối dự kiến hoàn thành tháng 8/2024, để đồng bộ khai thác ga T3 Tân Sơn Nhất và giảm ùn tắc cho khu vực sân bay", ông Phúc nói.
Còn nút giao An Phú, TP Thủ Đức, tổng vốn gần 4.000 tỷ đồng là nút giao lớn ở cửa ngõ phía Đông thành phố, kết nối trực tiếp cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đại lộ Mai Chí Thọ và đường Lương Định Của. Hiện, mỗi ngày có hàng chục nghìn xe chạy qua nên khu vực này thường xuyên ùn tắc.
Công trình có 3 tầng gồm: hầm chui hai chiều nối tuyến cao tốc qua đường Mai Chí Thọ (phía hầm Thủ Thiêm), kéo dài qua nút giao Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống. Mặt đất xây đảo, tiểu đảo; trên cao làm hai cầu vượt. Nút giao dự kiến hoàn thành năm 2025, góp phần giảm ùn tắc cho khu vực và đồng bộ kế hoạch mở rộng cao tốc Long Thành - Dầu Giây.
Tại cửa ngõ phía Tây, dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 50, huyện Bình Chánh, có tổng đầu tư gần 1.500 tỷ đồng dự kiến hoàn thành năm 2024. Công trình dài gần 7 km, mở rộng từ 7,5 m lên 34 m, chia làm hai đoạn, gồm: 4 km xây đường mới song hành với quốc lộ 50, đoạn còn lại mở rộng đường hiện hữu. Trên tuyến cũng xây hai cầu Bà Lớn và Ông Thìn đồng bộ.
Ùn tắc trên quốc lộ 50, huyện Bình Chánh năm 2017. Ảnh: Nguyễn Thành
Hiện, công trình còn vướng mắc về phương án thiết kế ở nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành. Nguyên nhân là đoạn qua nút giao không thuộc dự án mở rộng, hiện quy mô chỉ 4 làn xe, trong khi quốc lộ 50 sau khi nâng cấp sẽ có 6 làn, tạo "nút thắt cổ chai" nguy cơ gây ùn tắc... Do vậy, Sở Giao thông Vận tải đang đề nghị chủ đầu tư cùng đơn vị liên quan sớm hoàn tất phương án kết nối để khởi công dự án theo kế hoạch.
Ngoài các công trình trên,TP HCM đang chuẩn bị để giữa năm sau khởi công Vành đai 3; làm thủ tục trình Chính phủ chủ trương đầu tư cao tốc TP HCM - Mộc Bài để chuẩn bị triển khai. Đây đều là các công trình chiến lược liên kết Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.