Trang chủ Tin tức Tin nội bộ

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1940469
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
266
8093
12032
1940469

Trường hợp được cấp thẩm quyền thông qua, cao tốc kết nối Hà Giang với tuyến Nội Bài - Lào Cai dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào năm 2024.

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Theo Bộ GTVT, cao tốc Nội Bài - Lào Cai được coi là tuyến “kinh tế xương sống” cho cả khu vực Tây Bắc. Kể từ sau khi được đưa vào khai thác, sử dụng, tuyến cao tốc này đã mang lại hiệu quả KT-XH rất lớn.

                                              Bao giờ khởi công cao tốc kết nối Hà Giang với tuyến Nội Bài - Lào Cai? 1

    Dự án xây dựng đường cao tốc kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đề xuất đầu tư dài khoảng 83,3 km, tổng mức đầu tư khoảng 8.737 tỷ đồng

    Một số dự án đã được nghiên cứu để kết nối các tỉnh Tây Bắc với cao tốc Nội Bài - Lào Cai như: Kết nối tỉnh Lai Châu, Điện Biên (qua nút giao IC16), kết nối tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ (qua nút giao IC9), kết nối tỉnh Hà Giang, Yên Bái (qua nút giao IC14).

    Trong đó, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng đường cao tốc kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai sẽ nâng cao khả năng kết nối giữa các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, rút ngắn hành trình từ Hà Giang và các địa phương khác trong khu vực về Thủ đô Hà Nội.

    Cũng theo Bộ GTVT, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định 1454 ngày 1/9/2021, trong đó quy hoạch tuyến đường cao tốc nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đầu tư giai đoạn trước năm 2030.

    Bộ GTVT đã phối hợp với UBND hai tỉnh Hà Giang, Yên Bái nghiên cứu phương án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Hàn Quốc để đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai giai đoạn 1 (khai thác với quy mô đường cao tốc 2 làn xe).

    Về phía nhà tài trợ, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Keximbank) đã có công thư bày tỏ sự quan tâm về việc tài trợ cho dự án. Vừa qua, Bộ GTVT đã hoàn thiện và gửi đề xuất dự án tới Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.

    “Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án, Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các thủ tục trình phê duyệt chủ trương đầu tư; phê duyệt dự án đầu tư; thương thảo, ký kết hiệp định tài trợ vốn cho dự án và dự kiến khởi công vào cuối năm 2024”, Bộ GTVT nêu rõ.

    Trước đó, đầu tháng 8/2021, trong văn bản gửi Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính, Bộ GTVT đề xuất đầu tư dự án xây dựng đường kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai giai đoạn 1 dài khoảng 83,3km.

    Điểm đầu dự án giao với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; điểm cuối giao với QL2, thuộc địa phận thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

    Trong giai đoạn đầu tư hoàn chỉnh, tuyến được khai thác với quy mô đường cao tốc 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80-100km/h. Phân kỳ giai đoạn 1 khai thác với quy mô đường cao tốc 2 làn xe, nền đường rộng 13,5m. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 8.737 tỷ đồng, sử dụng nguồn ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng trong nước.

Sưu tầm (HLĐ)

 

 

 
 
Read more...

UBND các tỉnh được phê duyệt các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã có trong quy hoạch khoáng sản, đủ tiêu chuẩn,…

 

                     Áp dụng cơ chế đặc thù về nguồn vật liệu cho cao tốc Bắc - Nam 1

      Việc thiếu hụt trầm trọng nguồn đất đắp khiến tiến độ hoàn thành dự án cao tốc Bắc - Nam bị ảnh hưởng (Trong ảnh: Thi công trên công trường gói thầu XL-04 cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây)

     Các mỏ đang khai thác được nâng công suất không quá 50%

    Hôm nay (16/6), Chính phủ ban hành Nghị quyết 60 về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

    Cụ thể, sau khi nghe tờ trình của bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ý kiến của các thành viên Chính phủ, Chính phủ đã trao đổi, thảo luận và thống nhất quyết nghị: UBND tỉnh, thành phố nơi dự án đường cao tốc Bắc - Nam đi qua được thực hiện một số "cơ chế đặc thù" gồm: Được phê duyệt các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã có trong quy hoạch khoáng sản, đủ tiêu chuẩn và chỉ phục vụ thi công dự án đường cao tốc là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

     Đối với khu vực khoáng sản mới (chưa cấp phép thăm dò, khai thác), chỉ cấp cho nhà đầu tư, nhà thầu thi công dự án đường cao tốc Bắc - Nam khi có đề nghị và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Nội dung giấy phép khai thác phải quy định trách nhiệm huy động toàn bộ công suất khai thác ghi trong giấy phép để cấp vật liệu cho dự án đường cao tốc.

    Đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (trừ cát, sỏi lòng sông, cửa biển) đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác, được phép quyết định nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác (không tăng trữ lượng đã cấp phép) mà không phải lập dự án đầu tư điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường nhưng phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường trong khai thác.

    Khi thực hiện "cơ chế đặc thù" nêu trên, UBND tỉnh, thành phố nơi dự án đường cao tốc đi qua có trách nhiệm chỉ cho phép nâng công suất các mỏ đang khai thác sau khi tổ chức, cá nhân khai thác đã ký văn bản cam kết cung cấp vật liệu cho nhà đầu tư, nhà thầu của dự án đường cao tốc Bắc - Nam; nghiêm cấm việc nâng giá, ép giá, nếu vi phạm phải xử lý theo quy định của pháp luật.

    Đối với khu vực khai thác mới, yêu cầu tổ chức, cá nhân sau khi đã khai thác đủ khối lượng cung cấp cho dự án đường cao tốc phải thực hiện cải tạo phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ, trả lại mỏ và đất đai cho địa phương quản lý theo quy định.

    Cấp phép khai thác phải đảm bảo không ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, phòng chống sạt lở và tai biến địa chất, đảm bảo đa dạng sinh học và bảo vệ rừng; bảo đảm quốc phòng - an ninh; an toàn giao thông cũng như cho các công trình thuộc dự án đường cao tốc; Kiểm soát chặt chẽ khối lượng khoáng sản khai thác thực tế để yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định; thực hiện việc công bố đầy đủ giá vật liệu xây dựng trên địa bàn theo quy định, không để xảy ra thất thoát tài sản Nhà nước,…

     Điều tra, xử nghiêm hành vi thông đồng, găm hàng, tăng giá

   Đối với Bộ TN&MT, Chính phủ yêu cầu hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết này; Trước ngày 31/7/2021, chủ trì, phối hợp với các Bộ: GTVT, Xây dựng, Công an, Công thương, Tài chính, NN&PTNT, LĐTB&XH thành lập 5 đoàn kiểm tra công tác quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác khoảng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án đường cao tốc của các địa phương có dự án đi qua.

    Bộ TN&MT kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, pháp luật có liên quan của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật và Nghị quyết này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/8/2021.

    Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công thương khẩn trương nghiên cứu, điều tra theo pháp luật cạnh tranh để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh liên quan đến vật liệu xây dựng như hành vi thông đồng, thảo thuận để găm hàng, tăng giá, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để trục lợi, định kỳ 3 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Đối với các Bộ: Xây dựng, Công thương, GTVT, Chính phủ yêu cầu tăng cường nghiên cứu giải pháp công nghệ để sử dụng vật liệu sẵn có, đặc biệt là tro, xỉ từ các nhà máy nhiệt điện đáp ứng yêu cầu làm vật liệu san lấp để cung cấp cho dự án cao tốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 08 ngày 26/3/2021.

    Trước đó, trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT cho biết, theo báo cáo từ các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổng nhu cầu về vật liệu đất đắp nền đường khoảng 72 triệu m3 gồm: Khối lượng vật liệu đất được tận dụng từ nền đào khoảng 18,5 triệu m3 và khối lượng vật liệu đắp nền đường có nhu cầu lấy từ các mỏ đất khoảng 53,5 triệu m3.

    Trong khi đó, khả năng cung cấp của các mỏ đất tại địa phương có dự án đi qua theo khảo sát khoảng 164,6 triệu m3 (184 mỏ), đáp ứng nhu cầu về vật liệu đất đắp cho dự án, gồm: 85 mỏ đất đủ điều kiện khai thác và 99 mỏ đất chưa đủ điều kiện khai thác.

    Theo Bộ GTVT, qua các buổi làm việc với địa phương cho thấy, để hoàn thành các thủ tục cấp phép khai thác với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định của Luật Khoáng sản và Nghị định 58/2016, thời gian từ khi cấp phép thăm dò đến khi hoàn thiện thủ tục cấp phép khai thác khoảng 9 - 15 tháng.

    Nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND các địa phương căn cứ quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 81 Luật Khoáng sản, quyết định không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án. Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đặc thù về cấp phép khai thác đối với khoáng sản…

Sưu tầm (HLĐ)

Read more...

Cầu Quang Thanh hoàn thành sẽ tạo sự liên kết giữa các vùng của TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

 

                      Cận cảnh cầu Quang Thanh hình

Cầu Quang Thanh nối huyện An Lão, TP Hải Phòng với huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương qua sông Văn Úc được khởi công từ ngày 16/5/2020

                      Cận cảnh cầu Quang Thanh hình

Cầu Quang Thanh được đầu tư xây dựng với kinh phí 398,6 tỷ đồng (trong đó chi phí xây dựng là 320 tỷ đồng), từ nguồn ngân sách TP Hải Phòng 396 tỷ đồng và ngân sách tỉnh Hải Dương là 2,6 tỷ đồng

                      Cận cảnh cầu Quang Thanh hình

Cầu Quang Thanh có chiều dài 536m, rộng 12m, gồm 10 nhịp, tải trọng thiết kế HL93, kích thước khoang thông thuyền là 50mx9,5m. Đây là dự án nhóm B, công trình giao thông cấp I

                       Cận cảnh cầu Quang Thanh hình

Cầu Quang Thanh được thiết kế là loại cầu Extradosed với các trụ chính trên sông hình hạt gạo, kèm hệ thống dây văng đỡ dầm

                        Cận cảnh cầu Quang Thanh hình

Sau 13 tháng thi công, đến nay công trình đã hoàn thiện, vượt 2 tháng so với kế hoạch dự kiến 15 tháng

                        Cận cảnh cầu Quang Thanh hình

Hiện tại, nhà thầu đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng. Dự kiến Bộ GTVT kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình trước ngày 20/6/2021

                        Cận cảnh cầu Quang Thanh hình

Đơn vị thi công đang tiếp tục hoàn thiện những hạng mục còn lại của công trình

                        Cận cảnh cầu Quang Thanh hình

Cầu Quang Thanh khi hoàn thành sẽ tạo sự liên kết rộng lớn giữa các vùng của TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương; đồng thời tạo điều kiện, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa và đảm bảo an ninh quốc phòng, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của 2 địa phương.

Sưu tầm (HLĐ)

Read more...

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ