Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1715986
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
365
1491
9260
1715986
Quản trị

Quản trị

Việc triển khai thi công đã đi quá nửa hành trình, song, tiến độ dự án Diễn Châu - Bãi Vọt vẫn chưa bám đuổi được kế hoạch đề ra.

Chậm tiến độ nhiều hạng mục quan trọng

Cập nhật tình hình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) cho biết, theo hợp đồng, các gói thầu xây lắp của dự án phải hoàn thành tháng 5/2024.

Đẩy tiến độ cao tốc diễn châu - bãi vọt

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đã triển khai thi công được 25/36 tháng (Ảnh minh hoạ: Sỹ Hoà)

Tuy nhiên, trải qua 25/36 tháng thi công (đạt khoảng 69% thời gian thực hiện), sản lượng thi công dự án vẫn chưa đạt được 50% giá trị hợp đồng, chậm hơn 3% so với kế hoạch điều chỉnh lần 3 (tính đến ngày 20/7).

Bộ GTVT đã thường xuyên kiểm tra hiện trường, họp và có nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo nhưng các tồn tại vẫn chưa được doanh nghiệp dự án giải quyết triệt để như: Từ đầu năm đến nay, các nhà thầu chưa quyết liệt bổ sung thiết bị, nhân lực, tăng mũi thi công để bù tiến độ chậm, còn thiếu ít nhất 6 mũi thi công theo yêu cầu; Các nhà thầu tiếp tục không kịp thời bố trí vốn để đáp ứng tiến độ thi công.

Các hạng mục quyết định đến tiến độ dự án tiếp tục chậm tiến độ. Trong đó, công tác xử lý đất yếu của tất cả các nhà thầu chậm khoảng 5 tháng, hầm Thần Vũ chậm hơn 2 tháng, cầu Hưng Đức chậm khoảng 2 tháng so với kế hoạch.

Trước thực trạng trên, Cục Quản lý đầu tư xây dựng đề nghị chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tổ chức lại công trường, thi công 3 ca, 4 kíp để đẩy nhanh tiến độ.

“Trong tháng 7/2023, các nhà thầu phải rà soát làm rõ và có giải pháp cụ thể, bổ sung đầy đủ mũi thi công; bố trí nguồn lực tài chính, đẩy nhanh quá trình xử lý nền đất yếu trước mùa mưa lũ”, cơ quan chuyên ngành của Bộ GTVT đề nghị.

Đẩy tiến độ cao tốc diễn châu - bãi vọt

Thời gian qua, các nhà thầu đã nỗ lực bổ sung nhân lực, thiết bị, song, tiến độ dự án Diễn Châu - Bãi Vọt vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng - Ảnh: Sỹ Hoà.

Doanh nghiệp dự án nói gì?

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Phúc Thành Hưng (doanh nghiệp dự án - DNDA) cho biết, hiện nay, sản lượng thi công dự án Diễn Châu - Bãi Vọt đạt hơn 46% giá trị hợp đồng.

Trong đó, gói thầu XL4 do liên danh nhà thầu Thái Sơn - Công ty Hoà Hiệp - Licogi13 - VINA2 đang có tiến độ thi công chậm nhất (chậm 5,4%).

Triển khai kế hoạch đã được phê duyệt, toàn dự án đang huy động 96/102 mũi thi công.

Ngoài gói thầu XL2, XL3 đã huy động đủ, gói thầu XL1 mới huy động 45/47 mũi thi công, gói thầu XL4 huy động 15/19 mũi thi công.

“Một số mũi thi công chưa huy động do đang thực hiện điều chỉnh thiết kế, gồm các mũi thi công cầu và đất yếu. Việc huy động nguồn lực phụ thuộc vào tình hình thực tế triển khai thi công”, ông Việt thông tin.

Chia sẻ thêm về nỗ lực cải thiện tiến độ thời gian qua, theo ông Việt, nếu thời điểm đầu năm, số nhân lực tham gia dự án là 1.200 người cùng 468 máy móc thiết bị thì đến nay, các nhà thầu đã huy động đến 1.800 nhân lực và 771 thiết bị, cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Liên quan đến công tác xử lý nền đất yếu, theo lãnh đạo DNDA, hạng xử lý nền đất yếu bằng giếng cát và bấc thấm trên toàn bộ dự án khoảng 20km. Công tác thi công giếng cát và cắm bấc thấm đã cơ bản xong. Còn lại khoảng 0,5km chưa thi công giếng cát do thay đổi thiết kế gói XL4.

“Toàn dự án đang đắp đất gia tải khoảng 18km và gần 8km đã xong gia tải giai đoạn 1, đang chờ lún.

Dự kiến, trong tháng 10/2023, toàn bộ 20km nền đất yếu sẽ gia tải xong. Tháng 4/2024 sẽ kết thúc gia tải và dỡ tải. Nếu thời gian dỡ tải có thể thực hiện đúng dự kiến, tiến độ dự án sẽ được đảm bảo”, ông Việt cho hay.

Cũng theo ông Việt, việc bứt tốc tiến độ dự án hiện nay đang gặp một số vướng mắc như: các mỏ đất đắp có trong thiết kế kỹ thuật có nhiều mỏ không khai thác được, các nhà thầu phải tìm kiếm các mỏ ở xa dự án, giá thành vận chuyển đến chân công trình cao hơn so với giá dự toán được duyệt; Một số vị trí tuyến chính vướng GPMB cục bộ, một số công trình hạ tầng kỹ thuật đường điện chưa được di dời.

Một số hạng mục phải thay đổi thiết kế như: hầm chui dân sinh tại Km453+206 và Km464+167 (theo yêu của địa phương), điều chỉnh thiết kế đất yếu... khiến việc thi công phải tạm dừng chờ hoàn thiện thủ tục phê duyệt điều chỉnh.

“Nếu các vướng mắc được tháo gỡ kịp thời, nhà thầu sẽ tiếp tục huy động nguồn lực đẩy nhanh thi công xử lý nền đất yếu, thi công kết cấu móng mặt đường, hầm Thần Vũ.

Căn cứ tình hình thực tế, DNDA cũng sẽ có giải pháp xử lý phù hợp với các nhà thầu chậm tiến độ”, ông Việt nói.

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt là một trong ba dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2023 được đầu tư theo phương thức PPP với chiều dài hơn 49km, tổng vốn đầu tư hơn 11.157 tỷ đồng.

Dự án khởi công tháng 5/2021, kế hoạch hoàn thành tháng 5/2024.

Sưu tầm

Cơ quan chức năng yêu cầu xem xét bổ sung thầu phụ để đáp ứng thời gian thông xe chính tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn QL45 - Nghi Sơn.

Cập nhật tình hình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn QL45 - Nghi Sơn, Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) cho biết, tính đến nay, luỹ kế sản lượng thi công dự án đạt hơn 2.500 tỷ đồng, đạt gần 79% giá trị hợp đồng, chậm 9,7% so với kế hoạch.

bổ sung thầu phụ, quyết đưa cao tốc ql45 - nghi sơn về đích đúng tiến độ

Thi công cao tốc QL45 - Nghi Sơn (Chụp cuối tháng 5/2023 - Ảnh: Phúc Tuấn).

Theo đánh giá, hiện nay, các tồn tại, vướng mắc (mặt bằng, vật liệu đắp, các vấn đề xử lý kỹ thuật) cơ bản đã được tháo gỡ. Song, công tác huy động các nguồn lực về tài chính, tổ chức thi công và bố trí nhân lực làm công tác nội nghiệp của một số nhà thầu còn chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt là nhà thầu Trường Sơn ở gói thầu XL1 và nhà thầu Miền Trung tại gói thầu XL3.

Nhằm đáp ứng kế hoạch thông xe chính tuyến trước ngày 2/9 theo yêu cầu, Cục Quản lý đầu tư xây dựng đề nghị chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu Trường Sơn bổ sung thêm một trạm bê tông nhựa và một dây chuyền thi công các lớp bê tông nhựa mặt đường; đẩy nhanh tiến độ thi công đúc dải phân cách giữa đảm bảo hoàn thành tối thiểu 60 cấu kiện/ngày; đề xuất phương án điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, rút ngắn thời gian thi công các lớp kết cấu áo đường sau khi dỡ tải đối với một số đoạn tuyến.

Đồng thời, khẩn trương tập kết vật tư, vật liệu cho hệ thống ATGT và triển khai lắp đặt ngay sau khi hoàn thành lớp bê tông nhựa C19.

Tại gói thầu XL3, theo đánh giá, nhà thầu Miền Trung đã có nỗ lực triển khai thi công. Tuy nhiên, khối lượng còn lại lớn nên nhà thầu chưa huy động kịp thời nguồn lực về tài chính để mua vật tư, vật liệu và tổ chức các dây chuyền thi công.

Trước thực trạng đó, cơ quan chuyên ngành của Bộ GTVT đề nghị chủ đầu tư dự án làm việc cụ thể với nhà thầu Miền Trung để xem xét, chấm dứt hợp đồng với các nhà thầu phụ không đáp ứng yêu cầu tiến độ; bổ sung ngay một số nhà thầu phụ có năng lực để hỗ trợ thực hiện các hạng mục (móng, mặt đường) còn lại; Đồng thời, làm việc với nhà thầu Lizen và nhà thầu 471 để có phương án hỗ trợ nhà thầu Miền Trung hiện các khối lượng công việc còn lại tại gói thầu XL3.

Căn cứ tình hình thực tiễn, chủ đầu tư dự án cũng được đề nghị yêu cầu nhà thầu bổ sung 2 trạm cấp phối đá dăm gia cố xi măng (CTB), 3 dây chuyền thi công móng CTB ; 4 trạm bê tông nhựa, 4 dây chuyên thi công các lớp bê tông nhựa; 5 - 10 tổ thi công đúc dải phân cách giữa để đảm bảo hoàn thành tối thiểu 150 cấu kiện/ngày.

Trao đổi thêm với PV, lãnh đạo Văn phòng điều hành dự án QL45 - Nghi Sơn cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT và cơ quan quản lý chuyên ngành, hiện tại, lãnh đạo Ban QLDA 2 đã vào làm việc với các nhà thầu và lên kế hoạch bổ sung thầu phụ.

“Theo phương án được thống nhất, sẽ có khoảng hai thầu phụ được bổ sung vào dự án hỗ trợ cho đơn vị thi công chính hoàn thành khối lượng công việc còn lại tại gói thầu XL3”, vị này thông tin.

 Cao tốc QL45 - Nghi Sơn có tổng chiều dài hơn 43km đi qua địa phận tỉnh Thanh Hoá.

Giai đoạn 1, dự án được đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, bề rộng mặt đường 16m. Tổng mức đầu tư hơn 5.500 tỷ đồng.

Sưu tầm


Hơn 900km đường bộ cao tốc đang chờ cân đối nguồn vốn đầu tư, phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu cả nước có 5.000km cao tốc vào năm 2030.

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông về kết quả đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc để đạt được mục tiêu cả nước có 3.000km cao tốc vào năm 2023 và 5.000km cao tốc vào năm 2030 được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra.

cân đối vốn tiếp tục đầu tư hơn 900km đường bộ cao tốc

Trong giai đoạn 2021-2025 dự kiến sẽ có khoảng hơn 1.200km cao tốc được khởi công nhằm tạo sự đột phá về hạ tầng giao thông, thực hiện thành công mục tiêu Đại hội Đảng XIII đã đề ra (Ảnh minh họa).

Theo Bộ GTVT, sau gần 20 năm kể từ khi tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam (TP.HCM - Trung Lương) được khởi công, tính đến nay, khoảng 1.729km đã được hoàn thành, đưa vào khai thác.

Giai đoạn 2021-2025, có khoảng 1.071km đang thi công xây dựng và hoàn thành.

Hiện tại, cơ quan có thẩm quyền cũng đã quyết định chủ trương đầu tư, bố trí đủ vốn thực hiện, dự kiến khởi công giai đoạn 2021-2025 khoảng 1.258km.

Trong đó, khoảng 344km sẽ hoàn thành trong năm 2025. Khoảng 928km chờ cân đối nguồn vốn đầu tư gồm: Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), Ninh Bình - Hải Phòng, Bảo Lộc - Liên Khương, TP.HCM - Chơn Thành, TP.HCM - Mộc Bài, Gò Dầu - Xa Mát, Vành đai 4 TP.HCM...

Một số tuyến giao địa phương là cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo phương thức PPP đang tích cực triển khai.

“Riêng đối với tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, nhà đầu tư đã đề xuất trình UBND tỉnh Bình Phước hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi với quy mô phân kỳ 4 làn xe hoàn chỉnh, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 29.878 tỷ đồng. Trong đó, vốn Nhà nước tham gia khoảng gần 15.000 tỷ đồng (chiếm 50% tổng mức đầu tư).

Về nguồn vốn hỗ trợ dự án, Phó thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và UBND tỉnh Bình Phước thống nhất phương án tài chính, xác định rõ cơ cấu các nguồn vốn; Đồng thời, yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương theo quy định”, Bộ GTVT thông tin.

Xác định việc đảm bảo triển khai thành công mục tiêu Đại hội Đảng và lộ trình Chính phủ đề ra là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, theo Bộ GTVT, thời gian qua, nhiều giải pháp lớn đã được các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện như: Huy động mọi nguồn lực từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, từ các doanh nghiệp thông qua hình thức đối tác công - tư; Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và lộ trình phù hợp; Triển khai mạnh mẽ phân cấp phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn, những cơ chế, chính sách, thể chế có tính chất đột phá về phân cấp phân quyền, huy động nguồn lực, thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng cũng được tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung...

Sưu tầm

Tổng mức đầu tư dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc được đề xuất tăng hơn 700 tỷ đồng do phát sinh chi phí GPMB và một số chi phí khác.

Hơn 6.000 tỷ đồng tăng kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Úc tài trợ.

Đề xuất tăng hơn 700 tỷ đồng vốn đầu tư dự án kết nối giao thông miền núi

Tổng mức đầu tư dự án kết nối giao thông khu vực miền núi phía Bắc được đề xuất tăng lên hơn 6.000 tỷ đồng (Ảnh minh họa).

Theo đó, tổng mức đầu tư dự án được đề xuất điều chỉnh tăng hơn 700 tỷ đồng, từ hơn 5.339 tỷ đồng lên hơn 6.000 tỷ đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn, vốn đối ứng được điều chỉnh tăng từ hơn 988 tỷ đồng lên hơn 1.643 tỷ đồng; Vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc tăng từ hơn 101 tỷ đồng lên hơn 153 tỷ đồng.

Đối với phần vốn tăng thêm, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có mức tăng cao nhất, từ gần 312 tỷ đồng lên hơn 1.000 tỷ đồng (hơn 708 tỷ đồng); Tiếp đến là phần tăng của chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (gần 52 tỷ đồng). Chi phí dự phòng được điều chỉnh giảm hơn 53 tỷ đồng.

Chênh lệch lớn khối lượng GPMB do địa hình miền núi phức tạp

Lý giải về nguyên nhân tăng chi phí GPMB, Bộ GTVT cho biết, để hỗ trợ công tác chuẩn bị dự án, ADB đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ GTVT để chuẩn bị báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi trình ADB và phía Việt Nam phê duyệt, làm cơ sở đàm phán, ký kết hiệp định vay cho dự án khoảng 1,8 triệu USD.

Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật do ADB lựa chọn đã thiết kế tuyến đường cơ bản bám theo tim tuyến đường cũ, tim tuyến được xác định trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000, không tiến hành đo đạc bình đồ và trắc ngang chi tiết.

Theo số liệu kết quả khảo sát của tư vấn hỗ trợ kỹ thuật vào giai đoạn đầu năm 2018, khối lượng đền bù bao gồm: Diện tích đất cần thu hồi gần 74ha; Có 957 hộ gia đình bị ảnh hưởng, trong đó có 30 hộ gia đình sẽ phải di dời, tự tái định cư trong các khu tái định cư có sẵn của địa phương.

Tư vấn đã tính toán, xác định kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án là khoảng 362 tỷ đồng (đã bao gồm dự phòng và trượt giá).

Để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi (do Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật của ADB thực hiện) cho phù hợp với quy định của Việt Nam, Bộ GTVT đã bố trí vốn đối ứng 23,5 tỷ đồng để thuê tư vấn trong nước thực hiện.

Số liệu về khối lượng GPMB đã được tư vấn trong nước sử dụng nguyên số liệu của tư vấn hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng tổng mức đầu tư của dự án với kinh phí GPMB là gần 312 tỷ đồng (chưa bao gồm dự phòng và trượt giá).

Do giai đoạn lập dự án đầu tư (thiết kế cơ sở), tư vấn trong nước đã tận dụng hoàn toàn số liệu GPMB của Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật mà không thực hiện rà soát, chuẩn xác lại số liệu.

Tại thời điểm hoàn thiện báo cáo khả thi, việc chuẩn bị dự án cần khẩn trương thực hiện để đảm bảo thời gian ký được hiệp định vay vốn ADF (vốn ODA cuối cùng) của ADB trước ngày 31/12/2018 nhằm tận dụng nguồn vốn vay rẻ ADF của ADB trước khi Việt Nam tốt nghiệp ADF vào ngày 1/1/2019.

Do đó, việc tận dụng lại số liệu về GPMB của tư vấn hỗ trợ kỹ thuật (khảo sát, ước tính sơ bộ) để đưa vào hồ sơ hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi không lường trước được sự phức tạp của địa hình miền núi nên đến giai đoạn thiết kế kỹ thuật có sự chênh lệch lớn khối lượng GPMB và tăng kinh phí GPMB.

Được biết, hiện tại, Bộ GTVT cân đối vốn đối ứng hơn 655 tỷ đồng để bổ sung cho chi phí GPMB từ nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ GTVT.

"Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng Phát triển châu Á và Chính phủ Úc tài trợ nhằm rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và các địa phương khác có liên quan về Thủ đô Hà Nội, nâng cao hiệu quả khai thác cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

Quy mô của dự án gồm 2 tuyến gồm: Tuyến 1 kết nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội - Lào Cai với chiều dài khoảng 147km, quy mô cấp 3 miền núi. Tuyến 2 nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Hà Nội - Lào Cai có chiều dài khoảng 53km, đường cấp 4 miền núi.

Dự án được chia thành 11 gói thầu, dự kiến được thực hiện tổng trong khoảng 4 năm, cơ bản hoàn thành vào năm 2024."

Sưu tầm

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ