Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1716011
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
390
1516
9285
1716011
Quản trị

Quản trị

Thời gian hoàn thành dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên được Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh đến cuối năm 2024.

5 lý do điều chỉnh thời gian hoàn thành

Bộ GTVT vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên.

hoàn thành dự án kết nối giao thông tây nguyên vào cuối năm 2024

Thi công một đoạn tuyến thuộc dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (Ảnh: Báo Gia Lai).

Theo đó, thời gian thực hiện dự án được điều chỉnh từ năm 2017 đến ngày 31/12/2024 so với hạn đích năm 2023 như phương án được phê duyệt trước đó.

Tìm hiểu của PV, tại tờ trình gửi Bộ GTVT ngày 30/6/2023 về việc xem xét thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên, Ban QLDA 2 đã đưa ra 5 lý do của việc đề xuất điều chỉnh.

Nguyên nhân đầu tiên do độ trễ chính sách công tác giao vốn bị chậm hơn một năm. Hiệp định vay vốn WB cho dự án được ký kết ngày 27/12/2017, có hiệu lực từ ngày 22/5/2018.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, trên cơ sở Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Quốc hội bổ sung danh mục cho dự án, Quyết định điều chỉnh và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn của Thủ tướng Chính phủ và văn bản triển khai kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT mới có quyết định giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2020 (đợt 1) cho dự án là gần 236 tỷ đồng (vốn nước ngoài) để triển khai thực hiện.

Nguyên nhân thứ hai là do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dự án bắt đầu thực hiện khảo sát, thiết kế kỹ thuật từ 30/8/2019-7/8/2021, bắt đầu GPMB từ tháng 11/2020; khởi công tháng 7/2021.

Ảnh hưởng bởi dịch bệnh, công tác khảo sát thiết kế, huy động tư vấn giám sát quốc tế, thi công xây lắp có những lúc phải tạm dừng do quy định hạn chế đi lại để phòng dịch (tạm dừng lần 1 từ tháng 3-6/2020 và lần 2 từ tháng 5-7/2021).

Công tác GPMB cũng không đáp ứng được yêu cầu do địa phương (thành phố Pleiku, huyện Đak Pơ, huyện Đak Đoa và thị xã An Khê) tạm dừng tất cả các hoạt động tập trung nhiều người, dẫn đến không thể triển khai công tác tham vấn người dân cho từ tháng 11/2020-7/2021.

Lý do thứ ba là tác động của thời tiết. Nếu thông thường mùa mưa kéo dài từ tháng 5-11 hàng năm với lượng mưa trung bình là 315mm/tháng thì mùa mưa năm 2022 kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 12 với lượng trung bình tăng lên là 372mm/tháng. Có những thời điểm số ngày mưa kéo dài 28/30 ngày, lượng mưa trung bình là 476mm.

Nguyên nhân thứ tư là do ảnh hưởng của tiến độ thiết kế kỹ thuật.

Cuối cùng là do những khó khăn phát sinh trong quá trình thi công.

Điển hình là gói thầu XL01 nằm trên đoạn đèo An Khê có địa hình, địa chất phức tạp nên trong quá trình thiết kế kỹ thuật. WB đã đề nghị có các giải pháp kỹ thuật đặc thù để xử lý mái taluy, đảm bảo ổn định, an toàn nên việc xem xét, thống nhất phê duyệt thiết kế kỹ thuật kéo dài, thời gian thực hiện cho đến khi đóng hiệp định chỉ còn 13 tháng.

Việc triển khai gói thầu XL01 với các yêu cầu kỹ thuật đặc thù, phức tạp nên cần phải gia hạn thời gian thực hiện.

“Ngoài ra, công tác cấp phép khai thác đất đắp kéo dài hơn dự kiến do công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản (đất đắp) được siết chặt.

Đặc biệt, từ ngày 8/3/2023, Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản tạm thời chưa xem xét cấp phép, gia hạn khai thác đất san lấp đối với một số mỏ đất để rà soát thủ tục cấp phép liên quan và xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền trước khi tiếp tục cấp phép lại. Một số gói thầu xây lắp trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện đang thiếu nguồn đất đắp nên không đáp ứng được tiến độ thi công phần nền đường”, Ban QLDA cho hay.

hoàn thành dự án kết nối giao thông tây nguyên vào cuối năm 2024

Hiện tại, Ban QLDA 2 đang chỉ đạo nhà thầu tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh các hạng mục thuận lợi về mặt bằng, đảm bảo tiến độ dự án tăng cường kết nối giao thông Tây Nguyên (Ảnh minh họa).

Vừa làm vừa chờ mặt bằng

Thông tin thêm về tình hình triển khai dự án, Ban QLDA 2 cho biết, tính đến cuối tháng 6/2023, sản lượng thi công dự án đạt 59% giá trị hợp đồng (không tính dự phòng), chậm 38% so với tiến độ hợp đồng được chấp thuận lần đầu và chậm 11% so với tiến độ điều chỉnh.

Tính đến hết tháng 6/2023, diện tích mặt bằng địa phương đã bàn giao cho dự án là 143km đạt 99,6%. Còn lại 0,5km chưa bàn giao do phát sinh vướng mắc về mặt bằng thi công thuộc gói thầu XL01, XL02.

Trong đó, gói XL01 (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã bàn giao 100% mặt bằng nhưng thực tế còn vướng khoảng 2,5km dân chưa cho thi công.

Gói thầu XL02 chưa bàn giao mặt bằng 500m, gồm: 300m trên địa bàn huyện Đăk Pơ, Gia Lai do mới phê duyệt phương án đền bù và đang tiến hành chi trả cho các hộ dân; 10 vị trí trụ điện, 1 trạm biến áp chưa di dời; 200m thuộc địa bàn thị xã An Khê.

Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên đặt mục tiêu nâng cấp 127km quốc lộ 19 và xây dựng mới khoảng 27km - 35km tuyến tránh trên địa bàn hai tỉnh: Bình Định và Gia Lai.

Tổng vốn đầu tư gần 155,8 triệu USD, trong đó, vốn vay Hiệp hội Phát triển Quốc tế của WB là 150 triệu USD; vốn đối ứng tương đương 3,7 triệu USD; viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc cho công tác thiết kế kỹ thuật là 2,1 triệu USD.

Theo phương án thiết kế, đối với đoạn thông thường, dự án được đầu tư với bề rộng mặt đường là 11m, hai làn xe cơ giới.

Đoạn qua khu đông dân cư dài gần 15km (thuộc đoạn Km 51+152 - Km 90+000 và Km 131+300 - Km 160+000) được đầu tư quy mô hai làn xe, bề rộng mặt đường 13m.

Đoạn tuyến qua khu đông dân cư khác dài khoảng 21km (thuộc đoạn Km 180+000 - Km 241+000) được đầu tư quy mô hai làn xe, mặt đường rộng 11m.

Riêng đoạn nối thị trấn Đắk Đoa và thành phố Pleiku (Km 155+000 - Km 160+000) được đầu tư quy mô 4 làn xe cơ giới, bề rộng mặt đường 14m.

Đối với đoạn qua đèo An Khê, quy mô mặt đường được thiết kế với hai làn xe cơ giới, bề rộng mặt đường là 8m.

Sưu tầm

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến về phương án, phương thức thực hiện Dự án đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đối với đề nghị của UBND tỉnh Bình Dương và ý kiến của các bộ liên quan, UBND TP.HCM về phương án, phương thức thực hiện Dự án đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương tiếp thu ý kiến các bộ, phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước xác định sự cần thiết và làm rõ cơ sở pháp lý, phương án giao UBND tỉnh Bình Phước làm chủ quản đầu tư khi tách dự án đoạn qua tỉnh Bình Phước thành dự án độc lập và sử dụng vốn đầu tư công; rà soát chi phí đầu tư đảm bảo tỷ lệ vốn nhà nước tham gia không quá 50% tổng mức đầu tư, xác định nguồn vốn còn thiếu của các dự án thành phần; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để thống nhất về sự phù hợp với Quy hoạch toàn tuyến cao tốc theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 và cơ chế điều phối triển khai thực hiện Dự án.

Dự án đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành từ đường Vành đai 3 đến tỉnh Bình Phước có chiều dài khoảng 60,4 km; trong đó đoạn từ đường Vành đai 3 đến ranh tỉnh Bình Dương - Bình Phước dài khoảng 53,3 km, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước dài 7,1 km.

Dự án được giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch với lộ giới 60 m và đầu tư đường cao tốc hoàn thiện có 6 làn xe cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp và bao gồm các nút giao.

Dự án có đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương được đầu tư 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ đường Vành đai 3 đến cầu Khánh Vân, phường Khánh Bình, thành phố Tân Uyên, có chiều dài khoảng 7,7 km được giữ nguyên hiện trạng đã đầu tư thuộc Dự án ĐT.743 và ĐT.747B, có tổng bề rộng nền từ 36 - 38 m (giữ quy hoạch với lộ giới 60 m).

Đoạn từ cầu Khánh Vân đến ranh tỉnh Bình Dương - Bình Phước có chiều dài khoảng 45,6 km được giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch (lộ giới 60 m) và đầu tư 4 làn xe cao tốc đầy đủ (có làn dừng khẩn cấp suốt tuyến); có đầu tư đường gom khoảng 9,15 km không liên tục.

Giai đoạn 2 của Dự án được đầu tư đường cao tốc hoàn thiện với quy mô 6 làn xe cao tốc cho đoạn từ đường Vành đai 3 đến ranh tỉnh Bình Dương - Bình Phước với chiều dài khoảng 53,3 km.

Địa điểm đầu tư đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 1 bao gồm thành phố Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo và huyện Bàu Bàng.

Việc thực hiện Dự án đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương giai đoạn 1 dự kiến theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT.

Tổng mức đầu tư Dự án đoạn qua tỉnh Bình Dương giai đoạn 1 dự kiến khoảng 16.196 tỷ đồng; trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 7.388 tỷ đồng và xây lắp 8.808 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà đầu tư PPP và vốn khác. Dự kiến thời gian thực hiện đầu tư hoàn thành Dự án trước năm 2030.

Sưu tầm


Dự kiến, gói thầu cuối cùng của dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ được khởi công trong tháng 7/2023.

Thông tin về tình hình triển khai dự án tăng cường kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) cho biết, dự án đã triển khai thi công được 10/11 gói thầu. Gói thầu còn lại (XL07) dự kiến sẽ khởi công trong tháng 7/2023.

tháng 7/2023, khởi công gói thầu cuối dự án kết nối giao thông miền núi

Hiện tại, tiến độ GPMB của một số gói thầu thuộc dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc vẫn còn gặp khó khăn do vướng mắc mặt bằng (Ảnh minh họa)

Về tiến độ thi công, báo cáo đến cuối tháng 6/2023, sản lượng thi công dự án đạt khoảng 14,5%, chậm hơn 9% so với kế hoạch ban đầu và chậm hơn 1% so với kế hoạch điều chỉnh. Nguyên nhân chậm chủ yếu do công tác GPMB chậm.

"Đẩy nhanh tiến độ dự án, Ban QLDA 2 cần tập trung, quyết liệt phối hợp chặt chẽ với địa phương để giải quyết dứt điểm các vướng mắc liên quan đến điều chỉnh chủ trương đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, sớm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu triển khai thi công”, Cục Quản lý đầu tư xây dựng đề nghị.

Theo đại diện Ban QLDA 2, hiện tại, trên toàn dự án đã huy động khoảng 800 kỹ sư, công nhân cùng 500 máy móc, thiết bị, vượt 20 - 30% số lượng so với yêu cầu.

Trong đó, gói thầu XL5, XL6, XL9 là những gói đang có tiến độ giải ngân tốt nhất. Gói thầu XL10, XL11 có khối lượng giải ngân chậm do mặt bằng thi công vướng hơn 10km rừng phải chờ cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng.

Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng Phát triển châu Á và Chính phủ Úc tài trợ nhằm rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và các địa phương khác có liên quan về Thủ đô Hà Nội, nâng cao hiệu quả khai thác cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

Quy mô của dự án gồm 2 tuyến gồm: Tuyến 1 kết nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội - Lào Cai với chiều dài khoảng 147km, quy mô cấp 3 miền núi. Tuyến 2 nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Hà Nội - Lào Cai có chiều dài khoảng 53km, đường cấp 4 miền núi.

Dự án được chia thành 11 gói thầu, dự kiến được thực hiện tổng trong khoảng 4 năm, cơ bản hoàn thành vào năm 2024.

Sưu tầm

Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ khởi công Dự án xây dựng công trình Đường bộ Cao tốc Cao Lãnh-An Hữu, giai đoạn 1 (dự án thành phần 1) tại xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh.

(Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn)

Sáng 25/6, tại xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ khởi công Dự án xây dựng công trình Đường bộ Cao tốc Cao Lãnh-An Hữu, giai đoạn 1 (dự án thành phần 1).

Tuyến Cao tốc Cao Lãnh-An Hữu thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Đây là tuyến đường quan trọng trong mạng lưới giao thông của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, hình thành kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược liên vùng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của cả khu vực, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.

Sưu tầm


Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ