Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1715906
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
285
1411
9180
1715906
Quản trị

Quản trị

Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức đối tác công - tư.

UBND tỉnh Cao Bằng vừa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Hơn 14.300 tỷ đồng đầu tư cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh - Ảnh 1.

Phối cảnh cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Theo phương án được phê duyệt, tuyến cao tốc có tổng chiều dài hơn 93km đi qua địa bàn các huyện Văn Lãng, Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn; huyện Thạch An và Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Điểm đầu dự án (Km0+00) tại nút giao khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Điểm cuối dự án giai đoạn 1 tại Km93+350 điểm giao với QL.3 thuộc xã Chí Thảo, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng.

Giai đoạn hoàn chỉnh, điểm cuối dự án tại Km121+060 ranh giới quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Về quy mô đầu tư, trong giai đoạn 1, tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh sẽ được đầu tư quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, bề rộn mặt đường 14m. Điểm vượt xe được bố trí không liên tục.

Các đoạn khó khăn được đầu tư quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường 13,5m, bề rộng mặt đường 7m.

Trên tuyến cao tốc cũng được thiết hoàn chỉnh 2 hầm (mỗi hầm gồm 2 ống hầm) theo tiêu chuẩn, đảm bảo vận tốc thiết kế 80 km/h. Trong đó, hầm số 1 có chiều dài 220m/ống hầm.

Đối với hầm số 2, chiều dài nhánh phải là 495m, chiều dài nhánh trái là 462m.

Giai đoạn 2 (giai đoạn hoàn chỉnh), tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh sẽ được đầu tư tiếp khoảng gần 28km (từ Km93+350 điểm cuối giai đoạn 1 đến Km121+060) với bề rộng nền đường 17m và hoàn thiện quy mô cắt ngang với các đoạn tuyến có bề rộng nền đường 13,5m đã thực hiện trong giai đoạn 1.

Với phương án trên, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự án khoảng hơn 14.300 tỷ đồng. 

Trong đó, vốn do nhà đầu tư huy động (gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay và các nguồn vốn huy động khác) khoảng hơn 7.750 tỷ đồng, chiếm hơn 54% tổng mức vốn đầu tư.

Vốn nhà nước tham gia trong dự án 6.580 tỷ đồng (gồm vốn hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án và chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm cho toàn bộ dự án), chiếm gần 46% tổng mức vốn đầu tư, gồm: vốn ngân sách Trung ương là 2.500 tỷ đồng; Ngân sách địa phương là 4.080 tỷ đồng.

"Theo lộ trình đặt ra, công tác tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh sẽ được tiến hành từ quý 3/2023.

Dự án sẽ được hoàn thành năm 2025 và đưa và khai thác, vận hành từ năm 2026.

Thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 25 năm 3 tháng."

Sưu tầm

Theo kế hoạch đăng ký của các chủ đầu tư, các dự án giao thông dự kiến sẽ giải ngân hơn 7.400 tỷ đồng trong tháng 9/2023.

Thông tin từ Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT), theo kế hoạch các chủ đầu tư, ban QLDA đăng ký, tháng 9/2023, khối lượng giải ngân ở các dự án giao thông khoảng 7.439 tỷ đồng.

Tháng 9, dự án giao thông sẽ giải ngân hơn 7.400 tỷ đồng - Ảnh 1.

Với sự nỗ lực của toàn ngành GTVT, 8 tháng đầu năm, kết quả giải ngân của Bộ GTVT vẫn duy trì ở mức cao hơn bình quân chung cả nước - Ảnh minh họa: Tạ Hải.

Trong đó, có 4 ban QLDA đăng ký kế hoạch giải ngân lớn, gồm: Ban QLDA 85 đăng ký hơn 1.400 tỷ đồng, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đăng ký xấp xỉ 1.400 tỷ đồng, Ban QLDA7 đăng ký hơn 1.370 tỷ đồng; Ban QLDA Mỹ Thuận đăng ký 887 tỷ đồng.

Trước đó, báo cáo của đơn vị chuyên môn cho biết, đến hết tháng 8/2023, Bộ GTVT giải ngân khoảng hơn 49.700 tỷ đồng, đạt khoảng 52% kế hoạch năm.

Tiến độ giải ngân tính đến hết tháng 8 đạt 95% so với kế hoạch các chủ đầu tư đăng ký.

So với cùng kỳ năm 2022, kết quả giải ngân cao gấp hơn 2 lần về giá trị và cao hơn 12% về tỷ lệ. Được biết, hết tháng 8/2022, Bộ GTVT giải ngân khoảng 22.263 tỷ đồng, đạt khoảng 40% kế hoạch. Tiến độ giải ngân của Bộ tính đến thời điểm này duy trì ở mức cao hơn bình quân chung cả nước.

Sưu tầm

Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT đã cân đối gần 6.700 tỷ đồng để đầu tư 6 dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Gần 6.700 tỷ đồng đầu tư hạ tầng giao thông ở Trà Vinh - Ảnh 1.

Mô hình cầu Đại Ngãi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (Ảnh internet).

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Trà Vinh về đề nghị đầu tư nâng cấp, cải tạo QL53 và QL53B trên địa bàn 4 xã đảo của huyện Duyên Hải thuộc tỉnh này.

Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, QL53 và QL53B được quy hoạch với quy mô đường cấp III, cứ từ 2-4 làn xe. Các tuyến đoạn qua huyện Duyên Hải đã được đầu tư cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, mặt đường láng nhựa.

Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đường bộ VN thực hiện bảo trì QL53 và QL53B qua cơ bản đáp ứng yêu cầu, phục vụ đi lại của nhân dân. Trong 2 năm 2022 và 2023, Bộ GTVT đã bố trí hơn 70 tỷ đồng để bảo trì chống hư hỏng, xuống cấp và đảm bảo ATGT. Đối với các công trình cầu trên tuyến cũng được đầu tư để sửa chữa thay thế gỗ mặt cầu và sơn sửa chống gỉ dầm thép, đảm bảo ATGT.

Lý giải về nguồn vốn để nâng cấp, cải tạo hai tuyến quốc lộ trên, Bộ GTVT cho biết, giai đoạn 2021-2025, nguồn lực phân bổ cho Bộ GTVT rất hạn hẹp và được ưu tiên bố trí cho các dự án động lực, quan trọng quốc gia như dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, hoàn thành các dự án đang bị dừng dãn tiến độ, trả nợ vốn ứng trước, trả nợ các dự án BT.

Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT được phân bổ hơn 304.000 tỷ đồng. Theo quy định, số vốn này phải ưu tiên bố trí khoảng 147.000 tỷ đồng để hoàn thành các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước, thanh toán các khoản nợ đọng thuộc nghĩa vụ của ngân sách nhà nước. Chỉ còn 157.000 tỷ đồng để triển khai các dự án mới, trong đó tập trung bố trí khoảng 117.500 tỷ đồng cho 18 dự án đường bộ cao tốc khởi công mới và khoảng 39.500 tỷ đồng cho một số ít các dự án động lực, cấp bách hoặc để xử lý các điểm nghẽn thuộc năm chuyên ngành giao thông trong 5 năm trên 63 tỉnh, thành phố.

"Do khó khăn trong cân đối nguồn lực nên chưa thể cân đối được nguồn vốn để thực hiện đầu tư nâng cấp, cải tạo QL53 và QL53B đoạn qua huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh", Bộ GTVT cho hay.

Đối với nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Bộ GTVT cho biết, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã cân đối 6.692 tỷ đồng để thực hiện các dự án. Trong đó, Dự án đầu tư dựng cầu Đại Ngãi trên QL60 thuộc địa phận các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, phần thuộc địa bàn tỉnh có tổng mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng; dự án Luồng sông Hậu Giai đoạn 2, thuộc địa bàn tỉnh khoảng 2.225 tỷ đồng; các dự án QL60, QL54 đoạn Trà Vinh là hơn 40 tỷ đồng; các dự án khác hơn 700 tỷ đồng.

Sưu tầm

Sau hơn 10 năm tạm dừng thi công theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ, dự án tuyến tránh thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) với vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng triển khai thi công trở lại cuối tháng 7/2022. Đến nay, dự án đang bị chậm tiến độ, do vậy, nhà thầu tăng tốc thi công để kịp đưa vào sử dụng.

Công trường xôi đỗ

Có mặt tại công trường tuyến tránh thành phố Cao Lãnh, PV Báo Giao thông ghi nhận, mặt đường đã được đổ cát nhưng theo tình trạng "xôi đỗ".

Ông Nguyễn Lương Hoàng - Đơn vị tư vấn, giám sát tuyến tránh này cho biết, từ khi khởi công trở lại, nhà thầu đã rất khẩn trương thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, có thời điểm cát phục vụ công trình bị gián đoạn nên nhiều đoạn đường cát chưa được lấp đầy.

Vì sao dự án hơn 900 tỷ đồng ở Đồng Tháp chậm tiến độ? - Ảnh 1.

Một số đoạn đường cát chưa được lấp đầy.

Bên cạnh đó, một số nhà thầu còn đang thực hiện gia tải, thời gian khoảng 1 năm mới đảm bảo chất lượng công trình.

"Nhiều nhà thầu lần đầu tiên tham gia thực hiện công trình rất muốn làm nhanh để lấy uy tín. Thế nhưng, do nguồn cát cấp cho dự án chưa đủ nên nhà thầu gặp khó trong quá trình thực hiện", ông Hoàng thông tin thêm.

Theo ông Nguyễn Đức Huy, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp (BQLDA), sau hơn 10 năm dừng thi công, tuyến tránh thành phố Cao Lãnh dài 14,5km, vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng, khởi công trở lại vào ngày 27/7/2022.

Dự án có điểm đầu nối QL30 tại xã An Bình, huyện Cao Lãnh, điểm cuối tại cầu Phong Mỹ. Mặt đường rộng 11m, vận tốc 80km/h. Ngoài phần đường, dự án còn xây cầu, cống, nhánh ra các điểm giao cắt.

Vì sao dự án hơn 900 tỷ đồng ở Đồng Tháp chậm tiến độ? - Ảnh 2.

Thi công tuyến tránh thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp).

Trước đó, từ năm 2011, dự án đã xong khâu giải phóng mặt bằng, thi công một phần nền đường rồi tạm dừng theo Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.

Tuyến tránh là một phần của dự án nâng cấp QL30 (đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự) khởi công năm 2010, tổng kinh phí hơn 2.500 tỷ đồng, chia làm ba giai đoạn. Hai dự án đầu đã hoàn tất, riêng tuyến tránh dự kiến đưa vào sử dụng năm 2024.

Vì sao dự án hơn 900 tỷ đồng ở Đồng Tháp chậm tiến độ? - Ảnh 3.

Dự án đang bị chậm tiến độ phần đường do thiếu cát.

Tuy nhiên, cái khó hiện nay của dự án là tiến độ thực hiện chỉ mới đạt trên 55%, chậm hơn so với kế hoạch.

"Nếu xét tổng thể dự án chậm không nhiều do chúng tôi thúc tiến độ thực hiện các cây cầu nên đã bù lại tiến độ. Riêng phần đường chậm 25%, nguyên nhân là từ tháng 3 đến tháng 7 vừa qua, tỉnh cho dừng tất cả các mỏ cát để đánh giá lại trữ lượng", ông Huy cho biết thêm.

Nhà thầu tăng tốc

Theo ông Nguyễn Lương Hoàng, Đơn vị tư vấn, giám sát tuyến tránh thành phố Cao Lãnh, dự án có ba gói thầu thi công, cần hơn 530.000m3 cát. Đến thời điểm hiện tại được cấp khoảng 50%, số còn lại tỉnh sẽ phân bổ đủ trong thời gian tới.

Dự án hơn 900 tỷ đồng ở Đồng Tháp chậm tiến độ, nguyên nhân và giải pháp? - Ảnh 3.

Đơn vị tư vấn, giám sát đang trao đổi với nhà thầu thi công tuyến tránh thành phố Cao Lãnh.

Cát phục vụ dự án được cấp lại vào đầu tháng 8 vừa qua. Do vậy, các nhà thầu đã tăng cường thêm nhân lực, thiết bị để tăng tốc thực hiện, đảm bảo tiến độ theo quy định.

Ông Nguyễn Văn Thái, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nhơn Thành (đơn vị thi công gói thầu số 9) cho biết, từ khi nhận được cát, nhà thầu đã cho tăng tốc nhằm bù lại tiến độ bị chậm. Hiện, trên công trường bố trí tổng số 15 xe các loại phục vụ thi công, tăng gấp đôi so với trước.

Dự án hơn 900 tỷ đồng ở Đồng Tháp chậm tiến độ, nguyên nhân và giải pháp? - Ảnh 4.

Số thiết bị, máy móc được nhà thầu tăng cường đến công trường phục vụ dự án.

"Qua lễ Quốc khánh 2/9, nhà thầu đã tăng cường thêm nhân lực, thiết bị và tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi thi công đẩy nhanh tiến độ dự án. Dự kiến đến tháng 7 hoặc tháng 8 năm sau sẽ hoàn thành", ông Thái nói.

Theo tìm hiểu của Báo Giao thông, tuyến tránh thành phố Cao Lãnh có tổng số 13 cây cầu, trong đó có 1 cầu lớn (cầu Bà Chợ) và 11 cầu trung (Ông Tú, Cái Vừng, Ngã Cại, Quảng Khánh, Rạch Chanh, Bà Vại, Bà Học, Vạn Thọ, Cái Sao, Ông Kho 2, Trâu Trắng) và cầu vượt Điện Biên Phủ.

Vì sao dự án hơn 900 tỷ đồng ở Đồng Tháp chậm tiến độ? - Ảnh 6.

Một cây cầu trên tuyến tránh thành phố Cao Lãnh đã đổ xong mặt cầu.

Là đơn vị được giao thực hiện 4 cây cầu, anh Nguyễn Văn Linh, Công ty TNHH MTV Cơ khí và Xây dựng Thiên An nói: "Về thi công cầu thì nhà thầu không chịu ảnh hưởng nhiều do thiếu cát. Do vậy, chúng tôi cũng đã tăng tốc để bù tiến độ về phần đường. Từ đây đến cuối năm, chúng tôi sẽ bàn giao các cây cầu được giao thực hiện sớm hơn 3 tháng so với tiến độ quy định".

Cát phục vụ thi công tuyến tránh thành phố Cao Lãnh đã được cấp lại. Nhà thầu cũng đang tăng tốc để bù tiến độ bị chậm. Đây là tiền đề để dự án hơn 900 tỷ đồng sớm đưa vào sử dụng, góp phần kết nối và phát triển kinh tế - xã hội Đồng Tháp, nhất là giao thương hàng hóa các cửa khẩu Thường Phước, Dinh Bà và kết nối tỉnh Prâyveng, Campuchia.

Sưu tầm

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ