Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1714849
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
354
4914
8123
1714849
Quản trị

Quản trị

Tuyến đường có chiều dài 17,7km do Công ty CP LIZEN thi công. Tổng mức đầu tư lên đến 1.504,6 tỷ đồng.

Ngày 22/11, UBND tỉnh Hưng Yên đã tổ chức Lễ khởi công Gói thầu số 01 Dự án thành phần 2.2: Xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận tỉnh Hưng Yên thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Hưng Yên: Khởi công gói thầu 1.500 tỷ Dự án đường song hành thuộc tuyến Vành đai 4 - Ảnh 1.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án xây dựng đường song hành địa phận tỉnh Hưng Yên thuộc Dự án đường Vành đai 4.

Theo đó, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày16/6/2022. Trong đó, tỉnh Hưng Yên được Quốc hội giao chủ quản 2 dự án thành phần, gồm: DA 1.2 ( GPMB) và DA 2.2 ( xây dựng đường song hành) thuộc Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội. Tổng chiều dài tuyến đường qua địa phận tỉnh Hưng Yên là 19,3km, đi qua 4 huyện: Văn Giang (dài 10,2km), Khoái Châu (dài 0,57km).Yên Mỹ (dài 2,5km), Văn Lâm (dài 6,6km).

Đường được đầu tư quy mô khi hoàn thiện gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành hai bên. Giai đoạn đầu khai thác phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe (nền rộng 17m, cầu rộng 17,5m) và đầu tư xây dựng hệ thống đường song hành (đường bên) với quy mô 2 làn xe một bên (bề rộng nền đường mỗi bên 12m). Tổng mức đầu tư 2 dự án là 5.244,5 tỷ đồng, bao gồm: 3.739,9 tỷ đồng GPMB (nguồn vốn Trung ương), 1.504,6 tỷ đồng xây dựng đường song hành (vốn địa phương).

Hưng Yên: Khởi công gói thầu 1.500 tỷ Dự án đường song hành thuộc tuyến Vành đai 4 - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên - Trần Quốc Văn tin tưởng với năng lực, kinh nghiệm tích lũy qua các công trình, nhà thầu LIZEN sẽ hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

Báo cáo sơ bộ về tiến độ thực hiện Dự án thành phần 1.2: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ông Trần Minh Hải - Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hưng Yên, cho biết: Dự án thành phần 1.2 đã được UBND tỉnh phê duyệt từ ngày 7/6/2023. Đến nay, đã hoàn thành công tác rà phá bom mìn, vật nổ trên phần diện tích đất nông nghiệp và đất công (phần diện tích đất ở và đất doanh nghiệp sẽ được rà phá sau khi được GPMB). 

Các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác GPMB diện tích đất nôngnghiệp, đang tổ chức triển khai thực hiện công tác GPMB phần diện tích đất ở, đất doanh nghiệp, đất tái định cư, đất di dời đường dây 110kV, 220kV, 500kV. Diện tích đã chi trả tiền bồi thường, thu hồi bàn giao cho chủ đầu tư: 193,6/230,2ha đạt 84,1%. Giải ngân đạt 809/1.928,7 tỷ đồng (đạt 42%) kế hoạch vốn 2023.

Song song với đó, các địa phương đang tổ chức xây dựng 11 khu tái định cư đất ở, 7 khu nghĩa trang mới. Đến nay đã cơ bản phê duyệt xong các dự án xây dựng khu TĐC và đang tổ chức lập, thẩm định hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở.

"Đối với Dự án thành phần 2.2: xây dựng đường song hành địa phận tỉnh Hưng Yên. Ngày 25/10, Sở GTVT đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình dự án. Đơn vị trúng thầu là Công ty Cổ phần LIZEN. Đến nay, dự án thành phần 2.2 đã đủ điều kiện khởi công theo quy định", ông Hải cho biết.

Hưng Yên: Khởi công gói thầu 1.500 tỷ Dự án đường song hành thuộc tuyến Vành đai 4 - Ảnh 3.

Ông Bùi Dương Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP LIZEN cho rằng tham gia xây dựng công trình giao thông là tạo phúc cho xã hội và cũng là tạo phúc cho chính công ty.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Dương Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP LIZEN cho biết: LIZEN có lịch sử phát triển đã 23 năm. Giai đoạn hiện tại Công ty đang tập trung phát triển vào 3 lĩnh vực hạ tầng giao thông và xây dựng dân dụng công nghiệp, năng lượng tái tạo và bất động sản. Trong mỗi lĩnh vực hoạt động của mình, LIZEN đều tạo dựng uy tín với đối tác, để lại những dấu ấn tích cực đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng địa phương, cho xã hội và cho sự phát triển kinh tế nước nhà. Riêng lĩnh vực xây dựng giao thông LIZEN đã có trên 10 năm kinh nghiệm.

"Chúng tôi luôn tâm niệm, tham gia xây dựng hạ tầng giao thông là tạo phúc cho xã hội và cũng chính là tạo phúc cho công ty, cho tập thể người lao động của công ty. Vì lý do đó mà trong quá trình hoạt động, LIZEN luôn đầu tư và nâng tầm phát triển, cũng như quyết tâm khi thực hiện các dự án mà công ty thi công. 

Có thể kể đến một số dự án như: Dự án nâng cấp QL1A và xây mới Cầu Thạch Hãn năm 2013; Dự án phần đường Formosa Hà Tĩnh; Dự án đường đua công thức F1 tại Hà Nội năm 2019. Những năm gần đây, LIZEN đã khẳng định "tên tuổi" qua việc thi công các dự án cao tốc như: cao tốc Hạ Long – Vân Đồn (2015-2018), cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (2017-2019), cao tốc Vân Đồn - Tiên Yên (2021-2022), cao tốc Bắc - Nam đoạn QL45 - Nghi Sơn. 

Hiện nay, những nỗ lực của LIZEN đã được ghi nhận khi chúng tôi được chỉ định thầu với vị trí đứng đầu liên danh trong các Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vân Phong - Nha Trang, cao tốc Biên Hòa - VũngTàu giai đoạn 1...", ông Hùng chia sẻ.

Hưng Yên: Khởi công gói thầu 1.500 tỷ Dự án đường song hành thuộc tuyến Vành đai 4 - Ảnh 4.

Ngay sau lễ khởi công, nhà thầu LIZEN đã đưa máy móc, thiết bị ra công trường làm việc ngay.

"Đối với Dự án đường song hành ở Hưng Yên, chúng tôi khẳng định với kinh nghiệm chuyên môn, sự quyết tâm cao nhất sẽ hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm an toàn, chất lượng và hiệu quả", ông Hùng nhấn mạnh.

Đánh giá cao năng lực của nhà thầu LIZEN, cũng như sự đồng lòng ủng hộ trong công tác GPMB của chính quyền và nhân dân các địa phương, ông Trần Quốc Văn - Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên tin tưởng: Dự án sẽ về đích đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh cho địa phương.

Ông Văn cũng yêu cầu các huyện: Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, huy động mọi nguồn lực để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích còn lại. Đảm bảo hoàn thành tiến độ mà Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã giao.

Sưu tầm

Năm nút giao trọng điểm ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ vừa được thành phố duyệt dự án với tổng mức đầu tư hơn 1.196 tỷ đồng, từ ngân sách Nhà nước.

Ngày 23/11, nguồn tin của PV Báo Giao thông cho biết, UBND thành phố Cần Thơ vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng 5 nút giao trọng điểm trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Theo đó, thành phố giao cho UBND quận Ninh Kiều làm chủ đầu tư dự án mở rộng, xây dựng các nút giao trong phạm vi dự án, đáp ứng yêu cầu lưu lượng giao thông hiện tại và tương lai. Đồng thời, giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn.

Gần 1.200 tỷ đồng mở rộng 5 nút giao trọng điểm ở trung tâm Cần Thơ - Ảnh 1.

Nút giao số 1: Mậu Thân - 3/2 - Trần Hưng Đạo, một trong hai nút giao sẽ được ưu tiên cải tạo trước.

Dự án được kỳ vọng góp phần cải tạo mỹ quan đô thị, thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ trong khu vực. Đồng thời từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông và hạ tầng kỹ thuật của thành phố theo quy hoạch, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Dự án sẽ được chia làm hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một sẽ mở rộng nút giao cùng mức, điều khiển bằng đèn tín hiệu, bố trí các nhánh rẽ phải độc lập.

Cụ thể, giai đoạn này sẽ đầu tư các hạng mục: Cải tạo, mở rộng 5 nút giao, vỉa hè, cây xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống thoát nước mưa, cấp nước phòng cháy chữa cháy, tín hiệu giao thông.

Giai đoạn hai, trong tương lai xem xét bố trí công trình cầu vượt hoặc hầm chui theo nhu cầu giao thông.

Gần 1.200 tỷ đồng mở rộng 5 nút giao trọng điểm ở trung tâm Cần Thơ - Ảnh 2.

Nút giao số 4: Nguyễn Văn Linh - 3/2.

Năm nút giao thông này gồm, nút 1: Mậu Thân - 3/2 - Trần Hưng Đạo; nút 2: Mậu Thân - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt; nút 3: Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Văn Cừ; nút 4: Nguyễn Văn Linh - 3/2 và nút 5: Nguyễn Văn Linh - 30/4.

Dự án 5 nút giao là công trình giao thông cấp III, tốc độ thiết kế 50km/h, các nhánh rẽ phải có tốc độ 30-40km/h, rẽ trái 20km/h.

Trong gần 1.200 tỷ đồng đầu tư dự án, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lên đến hơn 963,5 tỷ đồng, chi phí xây dựng gần 180 tỷ đồng và các chi phí khác.

Dự án được phân kỳ để đầu tư và thực hiện không quá bốn năm. Trong đó, trong năm 2023-2024, quận Ninh Kiều ưu tiên thực hiện hai nút giao có lưu lượng giao thông cao, thường xuyên ùn tắc là nút 1: Mậu Thân - 3/2 - Trần Hưng Đạo và nút giao 4: Nguyễn Văn Linh - 3/2.

Trong năm 2025, sẽ triển khai các nội dung tiếp theo đúng quy định, khi cần thiết thì trình điều chỉnh dự án cho phù hợp.

Sưu tầm

Công tác lựa chọn nhà thầu thi công 77km cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đoạn qua tỉnh Tuyên Quang dự kiến sẽ được hoàn thành trong tháng 11/2023.

Thông tin tiến độ thực hiện dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) đoạn qua tỉnh Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết, trong tổng số 27 gói thầu của dự án, tính đến nay, 20 gói đã lựa chọn được nhà thầu. Trong đó có 4/7 gói thầu xây lắp.

Chọn xong nhà thầu thi công 77km cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang trong tháng 11 - Ảnh 1.

Cùng với sự rốt ráo trong hoàn thiện thủ tục lựa chọn nhà thầu, tỉnh Tuyên Quang cũng đang tích cực triển khai công tác GPMB để đẩy tiến độ cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang qua địa bàn tỉnh - Ảnh minh hoạ.

7 gói thầu còn lại đang thực hiện công tác đánh giá theo quy định, dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng trong tháng 11/2023.

Về công tác kiểm kê ngoài thực địa, địa phận thành phố Tuyên Quang đã kiểm kê được 262/271 hộ gia đình, tổ chức; Địa phận huyện Yên Sơn đã kiểm kê được 583/618 hộ gia đình, tổ chức; Địa phận huyện Hàm Yên đã kiểm kê được 1.602/1.604 hộ gia đình, tổ chức.

Đối với 521 hộ phải tái định cư đã được bố trí vào 24 khu. Hiện, công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp đang được tiến hành.

Công tác di dời công trình hạ tầng dự kiến thực hiện với 47 vị trí. Chủ đầu tư đang triển khai khảo sát xác định các công trình, hạng mục hạ tầng kỹ thuật và phê duyệt đề cương, nhiệm vụ, dự toán chi phí tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

"Xác định công tác GPMB là một trong những yếu tố quyết định đến tiến độ triển khai thi công của dự án, UBND tỉnh Tuyên Quang đã quyết liệt chỉ đạo các cấp chức năng. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng của dự án đang được triển khai theo đúng quy định, cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra và phấn đấu cơ bản hoàn thành trong năm 2023", báo cáo nêu.

Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đoạn qua tỉnh Tuyên Quang có tổng chiều dài 77km với tổng mức đầu tư 6.800 tỷ đồng.

Điểm đầu tại nút giao đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ với QL2D, thuộc địa phận xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Điểm cuối tại Km77+00, khớp nối với dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn qua tỉnh Hà Giang.

Giai đoạn 1, dự án được đầu tư quy mô 2 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 12m, bề rộng mặt đường 7m.

Công tác GPMB thực hiện theo quy mô đường cao tốc 4 làn xe, bề rộng nền đường 25,25m.

Sưu tầm

Nhà thầu đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ sửa chữa hư hỏng tuyến quốc lộ 63 tỉnh Cà Mau, đảm bảo an toàn giao thông.

Tận dụng khi thời tiết nắng tốt trở lại, đơn vị quản lý đoạn tuyến (Văn phòng Quản lý đường bộ IV.6, thuộc Cục quản lý đường bộ IV) đã đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa tuyến quốc lộ 63, đoạn qua địa phận thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau).

Tăng tốc sửa chữa thảm bê tông nhựa tuyến quốc lộ 63 qua Cà Mau - Ảnh 1.

Một đoạn qua thành phố Cà Mau đang được thảm bê tông nhựa chắc chắn, đảm bảo an toàn giao thông.

Tăng tốc thi công

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Khu quản lý đường bộ IV cho biết, sau khi, kiểm tra khảo sát các vị trí hư hỏng trên tuyến quốc lộ 63 đoạn qua Cà Mau, đơn vị đã quyết định đầu tư sửa chữa thảm bê tông nhựa mặt đường đoạn từ Km 104+202 - Km 110+010.

Nhà thầu thi công sửa chữa công trình nói trên là liên danh Công ty TNHH Hiệp Thành - Công ty CP Xây dựng và Bảo trì công trình giao thông 719, với kinh phí gần 18 tỷ đồng. Thời gian thực hiện bốn tháng kể từ tháng 10/2023, từ nguồn ngân sách Nhà nước.

"Quá trình triển khai, chúng tôi yêu cầu đơn vị thi công tập trung tối đa nguồn lực, nhân công, máy móc phải khẩn trương để khi thời tiết nắng thuận lợi là triển khai thi công ngay để công trình hoàn thành càng sớm càng tốt, giúp người dân đi lại an toàn", ông Thành cho hay.

Theo ghi nhận, vào sáng 14/11, đơn vị thi công đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ. Kể từ khi triển khai sửa chữa (tháng 10/2023) đến nay sản lượng đạt khoảng 42%, (đã thảm bê tông nhựa qua phường Tân Xuyên, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau). "Những đoạn còn lại đã được xử lý lớp cấp phối đá dăm, sẵn sàng thảm bê tông nhựa khi thời tiết thuận lợi.

Tăng tốc sửa chữa thảm bê tông nhựa tuyến quốc lộ 63 qua Cà Mau - Ảnh 2.

Đoạn hoàn thành thảm bê tông nhựa chắc chắn, người tham gia giao thông được an toàn.

"Thời gian gần đây, mưa lớn kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình thi công, trời mưa khó thực hiện thảm bê tông nhựa được. Việc sửa chữa được thực hiện trên mặt đường hiện hữu 5,5m. Chúng tôi cố gắng từ đây đến tháng 12/2023 hoàn thành, bảo đảm cho người dân đi lại, nhất là dịp lễ, Tết 2024", ông Thành thông tin thêm.

Anh Hữu Việt (ngụ huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) chia sẻ: "Tuyến quốc lộ 63 đoạn qua tỉnh Cà Mau được triển khai sửa chữa kịp thời, người dân chúng tôi rất vui mừng. Những đoạn thi công hoàn thành giúp cho việc giao thương, đi lại của người dân thuận tiện hơn, đảm bảo an toàn giao thông, không phải lo sụp 'ổ gà, ổ voi' nữa".

Trước đây cứ mưa là ngập, hư hỏng mặt đường

Thời gian qua, sau mỗi trận mưa lớn kèm triều cường dâng cao gây ngập lụt nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trong đó có tuyến quốc lộ 63, mặt đường nhiều đoạn xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện "ổ voi", "ổ gà", không đảm bảo an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao.

Tăng tốc sửa chữa thảm bê tông nhựa tuyến quốc lộ 63 qua Cà Mau - Ảnh 3.

Đơn vị thi công đang khẩn trương tập trung nhân lực, máy móc sửa chữa hư hỏng đoạn tuyến quốc lộ 63 qua địa phận thành phố Cà Mau.

Anh Trần Văn Tuấn (ngụ thành phố Cà Mau) chia sẻ: "Đơn vị thi công cũng dặm vá thường xuyên, nhưng đường vẫn hư, không đảm bảo an toàn".

Còn anh Nguyễn Trung Kiên (ngụ huyện Thới Bình) chia sẻ: "Cũng có vài lần tôi bị trượt bánh xe khi đi qua đoạn đường hư hỏng rồi. Trước đây chạy khoảng 30 phút tới thành phố Cà Mau, nhưng giờ đây phải mất hơn 45 phút".

Tuyến quốc lộ 63 nối từ Kiên Giang đến Cà Mau dài khoảng 120km, đi qua địa bàn tỉnh Cà Mau dài gần 40km. Đoạn qua thành phố Cà Mau có rất đông dân cư đi lại, không những thế đoạn đường này còn có nhiều cơ quan Nhà nước như: Khu dân cư khóm 3 (phường Tân Xuyên); Trại tạm giữ công an tỉnh; khu quân sự; các điểm trường học; Chi cục Đăng kiểm số 17; Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi…

Sưu tầm

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ