Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1813359
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
2877
6126
3506
1813359
Đỗ Ly

Đỗ Ly

Trong số 8 dự án chuẩn bị khởi công xây dựng, đến nay các địa phương đã giải phóng mặt bằng (GPMB) được 418,6/533km, đạt 78%.

     Theo Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT), trong số 8 dự án cao tốc thành phần cao tốc Bắc - Nam chuẩn bị khởi công xây dựng, đến nay các địa phương đã giải phóng mặt bằng (GPMB) được 418,6/533km, đạt 78%.

     Cụ thể, tỉnh Ninh Bình có 1 dự án (Mai Sơn - QL45) đã GPMB 11,9/14,4km (đạt 83%); tỉnh Thanh Hóa có 3 dự án (Mai Sơn - QL45; QL45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu) đã GPMB 73,6/98,7km (đạt 74,6%); tỉnh Nghệ An có hai dự án (Nghi Sơn - Diễn Châu; Diễn Châu - Bãi Vọt) đã GPMB 71,7/88km (đạt 81,4%); tỉnh Hà Tĩnh có một dự án (Diễn Châu - Bãi Vọt) đã GPMB 3,9/4,7km (đạt 82,3%); tỉnh Khánh Hòa có hai dự án (Nha Trang - Cam Lâm; Cam Lâm - Vĩnh Hảo) đạt đã GPMB 23,6/54km (đạt 43,6%).

     Tỉnh Ninh Thuận có một dự án (Cam Lâm - Vĩnh Hảo) đã GPMB 54,5/61,5km (đạt 89%); tỉnh Bình Thuận có 3 dự án (Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây) đã GPMB 149,4/160,7km (đạt 93%); tỉnh Đồng Nai có một dự án (Phan Thiết - Dầu Giây) đã GPMB được 30/51,3km (đạt 58,3%).

     Về công tác tái định cư, Cục QLXD&CLCTGT cho biết, trong số 95 khu tái định cư, đến nay, các địa phương đã xây dựng xong 9 khu; đang triển khai thi công 66 khu tái định cư; đang lựa chọn nhà thầu 3 khu tái định cư,... Đối với công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, các dự án cần di dời khoảng 128 vị trí điện cao thế, 369 vị trí điện trung thế, 751 vị trí điện hạ thế. Hiện nay, các địa phương đang triển khai thi công di dời 9 vị trí điện cao thế, 36 vị trí điện trung thế, 31 vị trí điện hạ thế.

     Đánh giá của Cục QLXD&CLCTGT cho thấy, tiến độ GPMB của các dự án còn chậm do khối lượng còn lại liên quan đến đất ở, tái định cư và di dời công trình hạ tầng kỹ thuật.

“Khối lượng di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật lớn, tuy nhiên tiến độ triển khai công tác lập phương án, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi GPMB của các chủ quản lý sử dụng công trình còn chậm nên không đáp ứng tiến độ bàn giao mặt bằng trong quý II/2020”, Cục QLXD&CLCTGT thông tin và cho biết, Bộ GTVT đã có văn bản gửi và họp trực tiếp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để phối hợp trong công tác GPMB, đảm bảo đáp ứng tiến độ yêu cầu.

       Về tiến độ khởi công, Cục QLXD&CLCTGT cho biết, dự kiến một số gói thầu của 3 dự án cao tốc Bắc - Nam chuyển từ hình thức PPP sang đầu công (Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây) sẽ khởi công trong tháng 9/2020, các gói thầu còn lại khởi công trong năm 2021. Trong khi đó, 5 dự án thành phần thực hiện theo hình thức PPP dự kiến sẽ phát hành hồ sơ mời thầu nhà đầu tư trong tháng 7/2020.

Sưu tầm (HLĐ)

Chính phủ đề xuất Quốc hội 3 phương án chuyển đổi, trong đó phương án ưu tiên 1 là chuyển đổi toàn bộ 8 dự án PPP sang đầu tư công.

      Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa ký Tờ trình 256 của Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Theo đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội 3 phương án chuyển đổi hình thức đầu tư theo thứ tự ưu tiên như sau:

     Phương án 1 (Chính phủ đã trình Quốc hội tại Tờ trình 211 ngày 14/5/2020): Tiếp tục đầu tư 3 dự án thành phần đầu tư công theo Nghị quyết 52/2017 của Quốc hội; chuyển đổi hình thức đầu tư từ hình thức PPP sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công toàn bộ 8 dự án thành phần.

     Theo phương án này, tổng mức đầu tư khoảng 99.493 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước đã bố trí tại Nghị quyết số 52/2017 là 55.000 tỷ đồng, cần bổ sung khoảng 44.493 tỷ đồng (Chính phủ kiến nghị bổ sung trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025).

     Phương án 2: Tiếp tục đầu tư 3 dự án thành phần đầu tư công theo Nghị quyết 52/2017 của Quốc hội; chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công đối với 5 dự án, gồm: 4 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - QL45 dài 63km, QL45 - Nghi Sơn dài 43km, Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50km và Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km) và 1 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết).

     3 dự án thành phần còn lại có nhiều nhà đầu tư qua sơ tuyển (Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo) tiếp tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP. Theo phương án này, tổng mức đầu tư khoảng 100.250 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước khoảng 88.056 tỷ đồng (đã bố trí 55.000 tỷ đồng, cần bổ sung 33.056 tỷ đồng); vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 12.194 tỷ đồng.

     Phương án 3: Tiếp tục đầu tư 3 dự án thành phần đầu tư công theo Nghị quyết 52/2017 của Quốc hội; chuyển đổi hình thức đầu tư 3 dự án thành phần, gồm: 2 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - QL45 dài 63km và Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km) và 1 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết).

     5 dự án thành phần còn lại (QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo) tiếp tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP.

     Theo phương án này, tổng mức đầu tư khoảng 100.816 tỷ đồng; trong đó: Vốn vốn ngân sách nhà nước khoảng 78.461 tỷ đồng (đã bố trí 55.000 tỷ đồng, cần bổ sung 23.461 tỷ đồng); vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 22.355 tỷ đồng.

     Trước đó, với mục tiêu khắc phục triệt để khó khăn về huy động tín dụng, bảo đảm triển khai thành công toàn bộ các dự án thành phần theo tiến độ yêu cầu của Quốc hội, ngày 14/5/2020, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam theo phương án chuyển hình thức đầu tư toàn bộ 8 dự án thành phần từ PPP có sử dụng một phần vốn đầu tư công sang đầu tư công sử dụng 100% vốn đầu tư công.

     Đến ngày 19/5/2020, Tổng thư ký Quốc hội ban hành Văn bản 3616 thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 45 (tháng 5/2020) đợt 2.

     Theo đó, việc chuyển đổi hình thức đầu tư một số dự án cao tốc Bắc - Nam phải đảm bảo các nguyên tắc: Lựa chọn dự án không có nhà đầu tư tham gia đấu thầu (đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết), dự án thật sự cấp bách, quan trọng, có nhà đầu tư tham gia nhưng khó cả khả năng huy động vốn tín dụng; khả năng đấu thầu không thành công; đảm bảo kết nối liên tục và không để nợ lớn vốn đầu tư công sang kế hoạch đầu tư công giai đoạn sau, Chính phủ trình bổ sung .

Sưu tầm (HLĐ)

Sáng nay (28/5), Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ thông xe, đưa vào khai thác cầu Thịnh Long...

     “Cầu Thịnh Long hoàn thành, đưa vào khai thác không chỉ là niềm vui của chính quyền, nhân dân tỉnh Nam Định mà còn là niềm vui, tự hào của tập thể cán bộ, người lao động ngành GTVT nói chung. Việc hoàn thành cây cầu còn mang ý nghĩa nghĩa lớn chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 và là minh chứng cho tình hữu nghị sâu sắc giữa Hàn Quốc và Việt Nam”, Thứ trưởng Đông nói và cho rằng, với việc thông xe, đưa vào khai thác cầu Thịnh Long, khả năng kết nối các tỉnh trong khu vực tuyến đường ven biển như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nam Định sẽ được nâng cao, tiết kiệm được chi phí cho phương tiện vận tải.

     Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng yêu cầu, thời gian tới, các cơ quan quản lý, khai thác phối hợp chặt chẽ với địa phương, cơ quan chức năng tổ chức giao thông, đảm bảo ATGT đường bộ, đường thủy, bảo dưỡng duy tu để khai thác hiệu quả công trình.

TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAUCầu Thịnh Long đưa vào khai thác không chỉ tăng khả năng kết nối giao thông nội tỉnh Nam Định mà còn kết nối hệ thống giao thông huyết mạch của khu vực ven biển Đồng bằng Bắc Bộ

     Ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết, xác định cầu Thịnh Long là công trình quan trọng, ngay sau khi dự án được Bộ GTVT phê duyệt, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo hai huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu tập trung tổ chức thực hiện công tác GPMB để bàn giao cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công.

     “Với vị trí giao cắt của nhiều tuyến giao thông huyết mạch như QL21, QL21B, tỉnh lộ 490, đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và nằm trên tuyến đường bộ ven biển đoạn đi qua tỉnh Nam Định, cầu Thịnh Long đưa vào khai thác, không chỉ tăng cường khả năng kết nối giao thông nội tỉnh mà còn kết nối hệ thống giao thông huyết mạch của khu vực, mở ra nhiều cơ hội phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong vùng kinh tế biển của tỉnh Nam Định và khu vực ven biển Đồng bằng Bắc Bộ”, ông Nghị nói.

     Để phát huy hiệu quả đầu tư dự án, lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định cũng đề nghị Bộ GTVT sớm bàn giao công trình cho tỉnh quản lý. “UBND tỉnh Nam Định sẽ giao Sở GTVT và hai huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu chỉ đạo các tổ chức khai thác, vận hành, duy tu thường xuyên, quản lý tốt hành lang công trình để đảm bảo ATGT, phát triển KT-XH”, ông Nghị cho hay.

TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAUCầu Thịnh Long được khởi công từ tháng 1/2018, đến nay, sau 27 tháng thi công đã hoàn thành, đảm bảo các điều kiện để thông xe

      Trước đó, ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban QLDA Thăng Long cho biết, dự án đầu tư xây dựng cầu Thịnh Long vượt sông Ninh Cơ trên địa bàn tỉnh Nam Định dài 2.359,6m, điểm đầu giao cắt với QL21 (thuộc địa phận xã Hải Châu, huyện Hải Hậu, Nam Định), điểm cuối giao cắt với Tỉnh lộ 490C (thuộc địa phận xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định). Dự án có tổng mức đầu tư 1.158 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ODA từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) và vốn đối ứng trong nước. Công trình do liên danh Hanshin Engineering and Construction Co.,Ltd - Công ty CP Cầu đường Long Biên là nhà thầu xây lắp.

    Về mặt kỹ thuật, cầu Thịnh Long gồm 19 nhịp có tổng chiều dài cầu là 988m. Trong đó, kết cấu 3 nhịp chính dùng dầm hộp liên tục bằng bê tông cốt thép dự ứng lực dài 300m và kết cấu nhịp dẫn gồm 16 nhịp sử dụng dầm Super-T bê tông cốt thép dự ứng lực, mặt cầu rộng 12m với hai làn cơ giới và 2 làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80km/h.

    “Dự án được phát lệnh khởi công vào tháng 1/2018, đến nay, sau 27 tháng thi công, các hạng mục của dự án đã hoàn thành, đáp ứng các điều kiện để thông xe, đưa vào khai thác”, ông Roãn thông tin.

Sưu tầm (HLĐ)


 
 

Ngày 19/5, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đã đi kiểm tra tiến độ thi công một số công trình giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

     Kiểm tra dự án nâng cấp mở rộng 4 cầu trên tuyến quốc lộ 1 qua tỉnh Tiền Giang, Thứ trưởng Nguyễn Nhật ghi nhận các nhà thầu đã tập trung máy móc, thiết bị thi công rầm rộ.

    Tuy nhiên do điều kiện thi công trên tuyến quốc lộ 1 đang khai thác nên cần phải đảm bảo an toàn giao thông. Thứ trưởng đề nghị tỉnh Tiền Giang phối hợp để tiếp tục giải phóng mặt bằng ở một số điểm còn vướng để tạo thuận lợi cho nhà thầu thi công kịp tiến độ.

    Dự án đầu tư xây dựng mở rộng 4 cầu trên tuyến quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Tiền Giang gồm: Cầu Rượu, cầu Sao, cầu Mỹ Quý, và cầu Rạch Miễu. Đến nay, cầu Rượu đã cơ bản hoàn thành xây dựng một đơn nguyên và đã thông xe, các cầu còn lại đến cuối tháng 7 sẽ hoàn thành.

    Kiểm tra thi công gói thầu đầu tiên của dự án cầu Mỹ Thuận 2 do Công ty cổ phần Đạt Phương thi công, Thứ trưởng Nguyễn Nhật ghi nhận nhà thầu đã tập trung nhiều thiết bị để thi công sau thời gian giãn cách bởi dịch Covid-19. Yêu cầu nhà thầu tiếp tục huy động thêm máy móc thiết bị, nhân lực để công trường thi công đúng tiến độ theo hợp đồng.

    Ông Phạm Kim Châu, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đạt Phương cho biết với gói thầu XL01, nhà thầu đã lập xong phòng thí nghiệm hiện trường, xây dựng trạm trộn tại mố M0 cầu An Hữu, phát quan dọn dẹp mặt bằng. Đã thi công xong cọc thử tại trụ T9 cầu Cạn.

    “Qua tháng 6, sau khi hoàn tất các công tác chuẩn bị sẽ đồng loạt triển khai nhiều mũi thi công để đẩy nhanh tiến độ và công tác giải ngân”, ông Châu nói.

    Gói thầu xây lắp số 1 thi công đường dẫn phía Tiền Giang với chiều dài gần 3km, thời gian thi công 24 tháng. Toàn dự án cầu Mỹ Thuận 2 có 5 gói thầu xây lắp, hiện mới triển khai thi công gói thầu đầu tiên, các gói thầu khác sẽ triển khai trong quý 2, 3 năm nay.

    Đối với dự án nâng cấp mở rộng tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, ông Nguyễn Chung Khánh, Giám đốc Ban Quản lý dự án 7 cho biết, đến nay đã triển khai thi công 2 gói thầu. Một số gói thầu khác vừa trúng thầu và sẽ triển khai ngay trong tháng tới.

    Ghi nhận tiến độ và khối lượng thi công thực tế trên công trường, Thứ trưởng Nguyễn Nhật biểu dương Ban 7 và các nhà thầu đã bắt triển khai việc thi công sau khi khởi công. Yêu cầu Ban quản lý dự án giám sát nhà thầu các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công, đảm bảo an toàn cho người dân đi lại.

     Một số hình ảnh các dự án thi công rầm rộ trở lại sau thời gian giãn cách xã hội:

TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAUTiến độ thi công các cầu trên tuyến quốc lộ qua tỉnh Tiền Giang đang được đẩy nhanh để giảm ùn tắc giao thông
TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAUMột số điểm hiện còn vướng giải phóng mặt bằng gây khó khăn cho các nhà thầu. Thứ trưởng Nguyễn Nhật lưu ý Ban 7 và địa phương phối hợp để làm sao quá trình thi công dự án hạn chế ảnh hưởng đến đi lại của người dân sau này.
TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAUViệc thi công mở rộng các cầu trên tuyến quốc lộ 1 nên cần đảm bảo an toàn giao thông
TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAUCông ty cổ phần Đạt Phương đã huy động nhiều máy móc thiết bị đến công trường để thi công gói thầu XL01 của dự án cầu Mỹ Thuận 2. Sau khi xong công tác chuẩn bị, qua tháng 6 sẽ thi công rầm rộ.
TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAUÔng Hoàng Tuấn Khoát, Phó giám đốc Ban quản lý dự án 7 báo cáo với Thứ trưởng Nguyễn Nhật về tiến độ thi công nâng cấp mở rộng tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp
TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAUThứ trưởng đặc biệt lưu ý các nhà thầu về công tác đảm bảo an toàn giao thông, nhất là việc lưu thông vào ban đêm của người dân.

Sưu tầm (HLĐ)

 


Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ