Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1813436
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
2954
6203
3583
1813436
Đỗ Ly

Đỗ Ly

Mưa lớn kết hợp triều cường dâng cao trong thời gian vừa qua, khiến hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau bị thiệt hại nặng nề.

                             hạ tầng giao thông ở cà mau bị thiệt hại nặng nề do thiên tai
Mưa lớn kết hợp triều cường dâng cao làm nhiều tuyến đường nội ô TP. Cà Mau bị ngập sâu, hư hỏng nặng.

        Theo Sở GTVT tỉnh Cà Mau, thời gian vừa qua, mưa lớn kèm theo triều cường dâng cao đã gây ngập nặng ở nhiều tuyến đường, gây khó khăn cho người dân khi tham gia lưu thông. Chỉ tính riêng đường sá trong TP. Cà Mau mức độ thiệt hại lên đến trên 50 tỷ đồng.

       Để dặm vá đường giao thông, khôi phục lại hiện trạng ban đầu trên tất cả các tuyến đường trong tỉnh Cà Mau phải cần trên 140 tỷ đồng.

       Hiện tại, UBND TP. Cà Mau đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành dặm vá các vị trí hư hỏng khi nước rút. Tổng kinh phí sửa chữa các tuyến đường gần 30 tỷ đồng. Thời gian qua, để hạn chế tai nạn giao thông, lực lượng chức năng TP. Cà Mau cũng đã tiến hành cắm các biển cảnh báo đường hư hỏng, “ổ gà”, nguy hiểm để người đi đường biết.

       Đồng thời, khơi thông các cống rãnh để việc thoát nước được dễ dàng, đặc biệt là trên các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Phan Ngọc Hiển, Nguyễn Trãi,...
                       hạ tầng giao thông ở cà mau bị thiệt hại nặng nề do thiên tai
Một số vị trí bị ngập sâu và kéo dài nhiều ngày liền, khiến kết cấu hạ tầng giao thông bị phá vỡ.

        Ngoài ra, giao thông trên địa bàn huyện Trần Văn Thời cũng bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, huyện này cũng cần hỗ trợ trên 12 tỷ đồng để khắc phục tạm thời về hạ tầng, tạo thuận lợi trong giao thông, nhất là việc đi học của học sinh. Còn tại huyện U Minh, có đến 83 tuyến đường với tổng chiều dài 178km bị ngập sâu.

       Trước thực tế trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương tiếp tục khắc phục, sửa chữa các công trình giao thông bị ảnh hưởng, nhất là các công trình giao thông bị hư hỏng, xuống cấp, mất an toàn giao thông do bị ngập nước, nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, hạn chế tai nạn giao thông.

Sưu tầm (HLĐ)


Số kinh phí đề xuất sẽ được dùng để sửa chữa các quốc lộ và đường sắt bị hư hỏng do bão, lũ gây ra tại khu vực miền Trung.

                       kiến nghị chính phủ hỗ trợ gần 800 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ
Bão lũ gây hư hỏng nhiều đoạn đường Hồ Chí Minh các tỉnh miền Trung - Ảnh Đại Thắng

       Bộ GTVT vừa có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ bộ này khoản kinh phí khắc phục hậu quả mưa lũ là 799 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí khắc phục trên đường quốc lộ là 679 tỷ đồng và đường sắt là 120 tỷ đồng. Khoản kinh phí này dùng để kịp thời sửa chữa, gia cố các đoạn tuyến quốc lộ và đường sắt bị hư hỏng do bão, lũ gây ra trong thời gian vừa qua.

      Bộ GTVT cho biết, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và các cơn bão gây mưa lớn lịch sử, trên diện rộng kéo dài từ ngày 5/10 đến nay trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, mưa lớn, lũ ống, lũ quyét đã làm thiệt hại nặng nề đến cơ sở hạ tầng giao thông, làm sụt lở khối lượng lớn đất đá taluy âm, taluy dương, trôi nền đường gây ách tắc giao thông trên các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

      Tại tỉnh Thanh Hóa mưa lũ gây thiệt hại trên các QL1, QL15C, QL16; tỉnh Nghệ An trên các QL1, QL7, QL46, QL46b, 46C, 48C, đường Hồ Chí Minh; Hà Tĩnh trên các QL1, QL8, QL12C, QL15B; tỉnh Quảng Bình trên các QL1, QL12A, QL12C, QL9B, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quảng Trị (các Quốc lộ: 1, 9, 15D, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây), Thừa Thiên Huế trên các QL1, QL49, QL49B, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây; Quảng Ngãi trên các QL24C, QL24, QL24B... và phải tạm ngừng hoạt động trên một số đoạn tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.

     Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt. Kiểm tra mức độ hư hỏng tại các điểm bị sạt lở, ngầm tràn, các cầu bị ảnh hưởng bởi lũ lớn, điều động vật tư dự phòng (dầm thép và rọ thép) để kịp thời sửa chữa, khắc phục đảm bảo giao thông bước 1 trong thời gian nhanh nhất.

     Theo Bộ GTVT, tính đến hết ngày 31/10/2020 ước tính ban đầu thiệt hại trên các tuyến quốc lộ và đường sắt quốc gia là 799 tỷ đồng. Trong đó, đường quốc lộ 679 tỷ đồng; đường sắt là 120 tỷ đồng.

 
                                                                                                       Sưu tầm (HLĐ)
 

Số kinh phí đề xuất sẽ được dùng để sửa chữa các quốc lộ và đường sắt bị hư hỏng do bão, lũ gây ra tại khu vực miền Trung.

                       kiến nghị chính phủ hỗ trợ gần 800 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ
Bão lũ gây hư hỏng nhiều đoạn đường Hồ Chí Minh các tỉnh miền Trung - Ảnh Đại Thắng

       Bộ GTVT vừa có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ bộ này khoản kinh phí khắc phục hậu quả mưa lũ là 799 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí khắc phục trên đường quốc lộ là 679 tỷ đồng và đường sắt là 120 tỷ đồng. Khoản kinh phí này dùng để kịp thời sửa chữa, gia cố các đoạn tuyến quốc lộ và đường sắt bị hư hỏng do bão, lũ gây ra trong thời gian vừa qua.

      Bộ GTVT cho biết, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và các cơn bão gây mưa lớn lịch sử, trên diện rộng kéo dài từ ngày 5/10 đến nay trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, mưa lớn, lũ ống, lũ quyét đã làm thiệt hại nặng nề đến cơ sở hạ tầng giao thông, làm sụt lở khối lượng lớn đất đá taluy âm, taluy dương, trôi nền đường gây ách tắc giao thông trên các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

      Tại tỉnh Thanh Hóa mưa lũ gây thiệt hại trên các QL1, QL15C, QL16; tỉnh Nghệ An trên các QL1, QL7, QL46, QL46b, 46C, 48C, đường Hồ Chí Minh; Hà Tĩnh trên các QL1, QL8, QL12C, QL15B; tỉnh Quảng Bình trên các QL1, QL12A, QL12C, QL9B, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quảng Trị (các Quốc lộ: 1, 9, 15D, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây), Thừa Thiên Huế trên các QL1, QL49, QL49B, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây; Quảng Ngãi trên các QL24C, QL24, QL24B... và phải tạm ngừng hoạt động trên một số đoạn tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.

     Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt. Kiểm tra mức độ hư hỏng tại các điểm bị sạt lở, ngầm tràn, các cầu bị ảnh hưởng bởi lũ lớn, điều động vật tư dự phòng (dầm thép và rọ thép) để kịp thời sửa chữa, khắc phục đảm bảo giao thông bước 1 trong thời gian nhanh nhất.

     Theo Bộ GTVT, tính đến hết ngày 31/10/2020 ước tính ban đầu thiệt hại trên các tuyến quốc lộ và đường sắt quốc gia là 799 tỷ đồng. Trong đó, đường quốc lộ 679 tỷ đồng; đường sắt là 120 tỷ đồng.

 
                                                                                                       Sưu tầm (HLĐ)
 

Năm 2020, các chủ đầu tư, Ban QLDA, đăng ký kế hoạch khởi công 25 công trình, dự án và hoàn thành đưa vào khai thác 31 công trình, dự án.

                                        TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Phối cảnh cầu Mỹ Thuận 2 nằm cách cầu Mỹ Thuận hiện tại 350m về phía thượng lưu sông Tiền

      Báo cáo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020, ông Phan Quang Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình  giao thông (QLXD&CLCTGT), Bộ GTVT cho biết: 6 tháng đầu năm 2020, các chủ đầu tư, Ban QLDA đã hoàn chỉnh các thủ tục khởi công 11 dự án.

      Ngoài các dự án đã được triển khai trước đó như Dự án nâng cấp QL57, cầu Mỹ Thuận 2, cầu Bến Nước, cầu Suối Cóc và phần đường dẫn hai đầu cầu thuộc đường HCM qua Tuyên Quang; Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh, Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn…, trong ngày hôm qua (29/6), Bộ GTVT đã khởi công 2 Dự án đường lăn sân bay - CHK Nội Bài, Tân Sơn Nhất theo lệnh khẩn cấp.

      7 dự án được tập trung thi công và đưa vào khai thác trong 6 tháng đầu năm gồm tuyến tránh QL1 đoạn qua TP Tân An; Dự án TP2 thuộc DA cầu Cổ Chiên, Dự án cầu Thịnh Long, Dự án nâng cấp QL217, Dự án cầu Sông Chùa, Dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Lợi tới cảng Bến Súc; Mở rộng đoạn Km1051+845 - Km1055+280 qua tỉnh Quảng Ngãi.

      Dự kiến trong 6 tháng cuối năm, Bộ GTVT sẽ khởi công 7 dự án, trong đó có 3 dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam và dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1; hoàn thành 25 dự án, trong đó có dự án trọng điểm như: cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long; Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; 2 dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn tại cảng HKQT Nội Bài, Tân Sơn Nhất.

      Thông tin thêm, ông Hiển cho biết cả năm 2020, số dự án dự kiến khởi công là 18, ít hơn kế hoạch 7 dự án.

      Trong đó, 2 dự án là tuyến Tân Vạn - Nhơn Trạch, tuyến nối QL91 với tuyến tránh Tp. Long Xuyên chậm thủ tục, đến nay mới ký hiệp định vay vốn. Năm dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP của dự án cao tốc Bắc - Nam phải điều chỉnh từ đấu thầu nhà đầu tư quốc tế sang đấu thầu nhà đầu tư trong nước.

      Số dự án hoàn thành 31, đạt 100% so với kế hoạch.

Sưu tầm (HLĐ)

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ