Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1614346
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
187
474
11195
1614346
Quản trị

Quản trị

Đồng Nai đang từng bước triển khai các thủ tục, hồ sơ liên quan đến dự án đường Vành đai 4 TP.HCM mà các tỉnh có dự án đi qua đang khởi động.

Từng bước chuyển động

Theo báo cáo của Sở GTVT Đồng Nai, dự án này UBND tỉnh Đồng Nai đã giao cho Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam làm nhà đầu tư lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. 

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu khởi động dự án đường Vành đai 4 TP.HCM- Ảnh 1.

Ngoài Vành đai 4 đang từng bước hoàn thiện thủ tục, hồ sơ liên quan thì hiện nay nhiều tỉnh, thành như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương cũng đang triển khai đường Vành đai 3, nhiều hạng mục trên tuyến dần thành hình.

Đến nay, đơn vị này đã hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và lấy ý kiến của các đơn vị liên quan. Công ty cũng đã trình Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định về tổng mức đầu tư hơn 19.151 tỷ đồng, vốn Nhà nước tham gia dự án khoảng hơn 9.575 tỷ đồng (chiếm 50%).

Về đầu tư cầu Thủ Biên sẽ do UBND tỉnh Bình Dương nghiên cứu triển khai. Với cầu Bàu Cạn nối Đồng Nai với Bà Rịa - Vũng Tàu, hai địa phương đã thống nhất cây cầu này thuộc đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư. UBND tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Đồng Nai đề xuất được sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác triển khai đầu tư công của dự án qua hai địa phương (ví dụ cầu Thủ Biên giữa địa bàn tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bình Dương và cầu kết nối giữa tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu khởi động dự án đường Vành đai 4 TP.HCM- Ảnh 2.

Đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua Đồng Nai dài 45,6km.

Tương tự, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã có đề xuất nhiều cơ chế đặc thù để triển khai dự án như chính sách về khai thác vật liệu xây dựng, chính sách giải phóng mặt bằng giống như những dự án cao tốc trọng điểm quốc gia khác.

Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan. Trong đó, ở quý II/2024, tỉnh sẽ hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Đến quý IV hoàn thành công tác lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Từ quý II/2024 đến quý II/2025 dự kiến hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xây dựng một số hạng mục phụ trợ. Giai đoạn quý IV/2024 đến quý IV/2027 sẽ lựa chọn nhà đầu tư và triển khai dự án.

Để sẵn sàng cho dự án, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã có nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh, trong đó bố trí kế hoạch vốn 1.600 tỷ đồng làm kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng.

Chủ động cân đối nguồn vốn 

Trước đó, ngày 17/4, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi các địa phương, trong đó có tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu về tình hình triển khai dự án đường Vành đai 4, đề nghị các địa phương cân đối nguồn vốn để có thể chủ động triển khai ngay sau khi dự án được thông qua.

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu khởi động dự án đường Vành đai 4 TP.HCM- Ảnh 3.

Phối cảnh một đoạn tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM.

Trong văn bản, TP.HCM nêu rõ các địa phương đều thống nhất quy mô dự án có mặt cắt ngang (giai đoạn 1) tối thiểu 4 làn xe, có làn dừng xe khẩn cấp bố trí liên tục và dải phân cách giữa hai chiều xe chạy. 

Đồng thời, thống nhất để TP.HCM chủ trì, cùng lựa chọn một đơn vị tư vấn rà soát, lập báo cáo đánh giá tổng thể chung cho các dự án và nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn bộ dự án; Sớm hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư.

Đối với vị trí giáp ranh kết nối giữa hai tỉnh như cầu Thủ Biên kết nối giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai; Cầu Bàu Cạn kết nối giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM đề nghị các tỉnh chủ động trao đổi để thống nhất phương án đầu tư.

Theo kế hoạch, các địa phương sẽ xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án để sớm trình lên các bộ, ngành liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trình Quốc hội thông qua trong tháng 6/2024.

"Đường Vành đai 4 TP.HCM dài 206,8km đi qua 5 tỉnh, thành phố. Trong đó, đoạn thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dài 18,7km; Đồng Nai: 45,6km; Bình Dương: 47,45 km; TP.HCM: 17,3km; Long An: 78,3km.

Giai đoạn 1 các địa phương sẽ đầu tư 4 làn cao tốc hoàn chỉnh, giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch 8 làn. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 105.964,6 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 33.095 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 47.258 tỷ đồng."

Sưu tầm

Liên danh Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải và Công ty CP IDECO Việt Nam đã trúng gói thầu tư vấn khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật - dự toán, thiết kế bản vẽ thi công... cho đường nối vào cao tốc đoạn từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn.

Ban Quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu đối với một gói thầu thuộc dự án đường kết nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. 

Đây là gói thầu tư vấn khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật - dự toán, thiết kế bản vẽ thi công và lập mô hình quản lý BIM cho dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn.

Gói thầu hơn 87 tỷ - đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã có chủ- Ảnh 1.

Phối cảnh một nút giao trên tuyến đường giao thông kết nối nội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Nhà thầu trúng thầu là Liên danh Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) và Công ty CP IDECO Việt Nam với giá trúng thầu 87,281 tỷ đồng.

Theo Ban Quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện đơn vị đang thương thảo hợp đồng với Liên danh trúng thầu, dự kiến ký hợp đồng trong tháng 4 này.

Được biết gói thầu trên có 2 nhà thầu phụ là Công ty CP Tư vấn - Đầu tư xây dựng chiếu sáng và Cơ điện công trình và Công ty CP Xây dựng dịch vụ thương mại Phú Mỹ. Thời gian thực hiện hợp đồng 5 tháng.

Dự án đường kết nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu toàn tuyến có tổng chiều dài gần 16,5km với tổng vốn đầu tư hơn 13.900 tỷ đồng, dự kiến được khởi công vào tháng 10 tới.

Dự án này được chia làm 3 dự án thành phần và đi qua thành phố Vũng Tàu, huyện Long Điền và thành phố Bà Rịa.

Trong đó, dự án thành phần 1 là đoạn từ QL56 (thành phố Bà Rịa) đến vòng xoay Vũng Vằn (huyện Long Điền) có chiều dài 6,71km, quy mô đường cao tốc đô thị và đường song hành. Dự án thành phần này được phê duyệt tổng mức đầu tư 6.700 tỷ đồng.

Tương tự, dự án thành phần 2 đoạn từ vòng xoay Vũng Vằn (huyện Long Điền) đến đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận (ĐT994) thuộc địa phận phường 12 (thành phố Vũng Tàu) với chiều dài hơn 6,8km, quy mô đường cao tốc đô thị và đường song hành. Tổng kinh phí được phê duyệt gần 5.200 tỷ đồng.

Còn dự án thành phần 3 là đường trục chính Vũng Tàu, đoạn từ nút giao đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận (ĐT994) đến nút giao vòng xoay đường 51B, 51C thuộc thành phố Vũng Tàu. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, tổng chiều dài khoảng 2,87km, dự kiến triển khai giai đoạn năm 2024 - 2028.

Sưu tầm


Là nhà thầu thi công nhanh nhất, sáng 16/4, Công ty CP Tập đoàn Thành Huy bắt đầu thảm nhựa gói thầu số 4C trên công trường tuyến tránh thành phố Long Xuyên (An Giang).

Tất bật thi công dưới cái nắng gay gắt

Sáng 16/4, tại công trường tuyến tránh thành phố Long Xuyên (An Giang), có 7 máy móc, thiết bị chuyên dùng và 20 công nhân đang đội nắng để thảm nhựa tại gói thầu số 4C do Công ty CP Tập đoàn Thành Huy phụ trách thi công.

Anh Nguyễn Văn Quang, Chỉ huy trưởng công trình, Công ty CP Tập đoàn Thành Huy cho biết: "Trong ba gói thầu thuộc tuyến tránh thành phố Long Xuyên (An Giang) thì gói thầu số 4C do Công ty CP Tập đoàn Thành Huy phụ trách được thảm nhựa đầu tiên".

Bắt đầu thảm nhựa tuyến tránh thành phố Long Xuyên- Ảnh 1.

Công nhân tất bật thi công trên công trường tuyến tránh thành phố Long Xuyên (An Giang).

Cũng theo anh Quang, công ty đề ra kế hoạch thi công theo kiểu "cuốn chiếu". Tức là dỡ tải được đoạn nào sẽ tổ chức cho công nhân thực hiện các phần việc tiếp theo như đắp xi măng đất, rải cấp phối đá dăm và thảm nhựa…

"Trong ngày đầu thảm nhựa, sẽ thực hiện khoảng 300m. Sau đó, đợi khi kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng sẽ cho thảm nhựa đại trà các đoạn đường đã thực hiện xong các công đoạn liên quan", anh Quang nói.

Anh Quang cho biết thêm, đến ngày 30/4 tới, gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thành Huy thực hiện sẽ hoàn thành việc dỡ tải. Lúc này, công ty sẽ cho tất cả công nhân tập trung thi công với mục tiêu bàn giao dự án vào ngày 31/5 tới.

"Việc thực hiện công đoạn thảm nhựa trên công trường tuyến tránh thành phố Long Xuyên rất được người dân đồng tình, ủng hộ. Do vậy, việc thi công của công nhân trên công trường đảm bảo theo kế hoạch đề ra", anh Quang thông tin.

Niềm vui của người dân

Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh thành phố Long Xuyên (An Giang) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 612, điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 352 và Quyết định số 2095.

Đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Long Xuyên nói riêng và của tỉnh An Giang nói chung. 

Bắt đầu thảm nhựa tuyến tránh thành phố Long Xuyên- Ảnh 2.

Người dân mong chờ tuyến tránh thành phố Long Xuyên (An Giang) sớm được đưa vào khai thác.

Ông Nguyễn Văn Hên (60 tuổi, ngụ thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) cho biết, với áp lực xe cộ rất lớn trong nội ô thành phố Long Xuyên nên từ khi bắt đầu khởi công xây dựng tuyến tránh thành phố Long Xuyên, ông và nhiều người dân rất vui mừng.

Ông Hên chia sẻ: "Hôm trước, qua thông tin trên báo chí, tôi thấy tuyến tránh thành phố Long Xuyên được đưa vào sử dụng tháng 7/2024. Nhưng sau đó, thông tin đưa thêm là sẽ rút ngắn thời gian lại hai tháng, tức là 31/5 tới là khai thác tuyến tránh nên tôi rất phấn khởi".

"Mấy ngày nay đi tới đi lui đoạn đường đang thi công, thấy các nhà thầu cho công nhân làm việc xuyên suốt, trong đó có ban đêm trên công trường tuyến tránh thành phố Long Xuyên để gấp rút đưa dự án vào sử dụng tôi phấn khởi lắm.

Bởi sau khi dự án này hoàn thành và đưa vào sử dụng thì việc lưu thông sẽ thuận tiện, dễ dàng. Đặc biệt là giảm áp lực xe cộ trong nội ô thành phố Long Xuyên", ông Phan Văn Út (50 tuổi, ngụ thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) nói.

"Dự án đầu tư xây dựng tuyến nối quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên đi qua địa phận An Giang và Cần Thơ với chiều dài 15,3km và đoạn nâng cấp cải tạo quốc lộ 80 dài khoảng 2km. Trong đó có 800m trên địa bàn thành phố Cần Thơ và 16,5km trên địa bàn An Giang.
Dự án có quy mô xây dựng đường cấp 3 đồng bằng, 2 làn xe cơ giới, mặt đường rộng 11m và vận tốc thiết kế 80 km/h.
Trên tuyến có 18 cây cầu, cùng hệ thống thoát nước, chiếu sáng và điểm đầu của dự án kết nối với đường dẫn vào cầu Vàm Cống, điểm cuối kết nối với quốc lộ 91 thuộc phường Bình Đức và thành phố Long Xuyên.
Dự án có tổng mức đầu tư 2.107 tỷ đồng, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á."
Sưu tầm


UBND tỉnh Long An có thông báo kết luận thống nhất một số nội dung của dự án đường Vành đai 4 TP.HCM qua Long An.

Ngày 16/4, Văn phòng UBND tỉnh Long An cho biết, có kết luận thống nhất một số nội dung cuộc họp ngày 26/3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út chủ trì nghe báo cáo, đề xuất triển khai các dự án giao thông: đường tỉnh 827E, Vành đai 4, quốc lộ 62…

Theo đó, thống nhất chọn mặt cắt ngang đường Vành đai 4 qua Long An rộng 25,5m để đồng bộ với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và TP.HCM. 

Đồng thời, chọn phương án 2b đường cao tốc, 100km/h, 4 làn xe hoàn chỉnh, nền đường 25,5m, cầu bố trí hai đơn nguyên, mỗi đơn nguyên 12,25m.

Thống nhất Vành đai 4 rộng 25,5m, đề xuất Trung ương hỗ trợ 90% kinh phí- Ảnh 1.

Dự án Vành đai 4, Long An chọn phương án 2b đường cao tốc, 100km/h.

Đoạn sau cầu Cần Giuộc đến ranh tỉnh Long An - TP.HCM (Km 68+800 - Km 74+500, dài 5,7km) đi trên cao để không phá vỡ quy hoạch đô thị, phù hợp với mỹ quan, kiến trúc khu đô thị hiện đại.

Kết luận cũng thống nhất chọn vị trí trạm dừng nghỉ trên địa bàn huyện Đức Huệ (Long An), diện tích khoảng 10ha. Trong đó, trạm dừng chân khoảng 1ha, phần còn lại quy hoạch kết hợp xây dựng các khu thương mại, dịch vụ.

Đối với chi phí tái định cư, thống nhất tính chung vào tổng mức đầu tư dự án để đề xuất Trung ương hỗ trợ vốn.

"Các huyện phối hợp đề xuất vị trí cụ thể, không bắt buộc mỗi huyện đều có khu tái định cư (có thể tập trung vào một hoặc vài vị trí, dùng chung cho các huyện) và đưa vào định hướng quy hoạch của các huyện. Thực hiện giải phóng mặt bằng một lần cho tất cả các hạng mục theo quy mô giai đoạn hoàn thiện", thông báo kết luận nêu.

UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại quy hoạch các mỏ vật liệu xây dựng để bổ sung vào thuyết minh, làm cơ sở xin Chính phủ phê duyệt cơ chế khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Quy hoạch sử dụng đất đối với các tuyến đường cao tốc, quốc lộ cần bám theo quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. Về cơ chế vốn, Long An thống nhất đề xuất ngân sách Trung ương 90%, ngân sách tỉnh 10%.

"Vành đai 4 có tổng chiều dài 206,8km đi qua 5 tỉnh, thành phố. Trong đó, đoạn thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dài 8,7km, Đồng Nai: 45,6km, Bình Dương: 47,45km,TP.HCM: 17,3km. Riêng đoạn qua Long An có chiều dài 78,3km, tổng mức đầu tư 54,648 tỷ.

Ở giai đoạn 1, dự án có bề rộng mặt đường từ 22m - 27m, bao gồm 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp. Tổng mức đầu tư giai đoạn này khoảng 105.964,6 tỷ đồng."

Sưu tầm


Trang 1 / 35

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ