Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1716078
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
65
1583
9352
1716078
Quản trị

Quản trị

      Đây là yêu cầu được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đưa ra khi chủ trì cuộc họp giao ban thường kỳ về công tác xây dựng cơ bản của Bộ GTVT ngày 22/4.

Không chấp nhận dự án giao thông chậm tiến độ 1

Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây

     Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của Bộ GTVT đã có sự chuyển biến tốt, nhiều dự án triển khai đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

      “Bộ GTVT hoan nghênh và biểu dương những Ban QLDA đạt kết quả giải ngân cao hơn mức bình quân chung của Bộ GTVT. Các đơn vị này cần tiếp tục phát huy trong giai đoạn sắp tới, dứt khoát không được chủ quan, ngủ quên trên chiến thắng”, Bộ trưởng nói và phê bình nghiêm khắc đối với một số chủ đầu tư, Ban QLDA có kết quả giải ngân thấp, tiến độ dự án triển khai chậm.

     “Bộ GTVT không chấp nhận tình trạng dự án chậm tiến độ và sẽ có giải pháp mạnh để chấn chỉnh các đơn vị này. Đặc biệt là một số dự án do địa phương làm chủ đầu tư đang triển khai rất ì ạch, nếu không sớm có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn, Bộ GTVT sẽ không giao thêm bất cứ dự án nào trong thời gian tới”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.

     Tư lệnh ngành GTVT yêu cầu Vụ KH&ĐT phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT) làm việc với các chủ đầu tư, Ban QLDA rà soát, điều chỉnh lại nguồn vốn của các dự án, đảm bảo bám sát theo kế hoạch giải ngân của Bộ GTVT.

    “Ban QLDA nào làm chậm cần trả vốn sớm, phải điều chuyển ngay, không để tình trạng cứ ôm khư khư vốn rồi cuối cùng không giải ngân được”, Bộ trưởng chỉ đạo và nói rõ, trường hợp dự án chậm tiến độ, giải ngân kém liên quan đến năng lực lãnh đạo của các Ban QLDA, Bộ GTVT sẽ xử lý ngay trách nhiệm của cả ban lãnh đạo đơn vị đó.

     Về tình hình triển khai các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, người đứng đầu ngành GTVT yêu cầu Ban QLDA đường Hồ Chí Minh và Sở GTVT Ninh Bình tập trung chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành hai dự án thành phần đoạn Cam Lộ - La Sơn và Cao Bồ - Mai Sơn trong năm 2021.

     Đồng thời, Vụ Tài chính khẩn trương tham mưu để triển khai công tác thu phí hoàn vốn cho Nhà nước khi đưa vào khai thác các dự án thực hiện bằng hình thức đầu tư công.

    Đánh giá tiến độ dự án cầu Mỹ Thuận 2 đang có những chuyển biến tích cực, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói: “Hiện nay, dự án đã hoàn thành 4/60 cọc khoan nhồi đường kính 2,5m.

     Cục QLXD&CLCTGT tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình thi công đại trà để đáp ứng tiến độ hoàn thành thi công toàn bộ phần cọc khoan nhồi vào ngày 17/10/2021, phần bệ trụ hoàn thành trước ngày 31/12/2021. Sau đó, các đơn vị sẽ tiến hành nghiệm thu bàn giao để chuyển sang thi công hạng mục phần thân trụ, đảm bảo hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2023”.

     Đối với 3 dự án đầu công khởi công đồng loạt từ ngày 30/9/2020 (Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các Ban QLDA khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương và đơn vị liên quan tháo gỡ các vướng mắc về nguồn vật liệu thi công để đảm bảo hoàn thành dự án trong năm 2022.

    “Riêng hai dự án mới chuyển đổi sang hình thức đầu tư công là QL45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu phải thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật để khởi công trong tháng 6/2021”, Bộ trưởng nói.

      Lộ diện các Ban QLDA giải ngân cao, thấp

     Trước đó, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ KH&ĐT cho biết, tới hết quý I/2021, Bộ GTVT đã giải ngân được 6.821/42.996 tỷ đồng, đạt 16% kế hoạch cả năm. Dự kiến, hết tháng 4/2021, Bộ GTVT giải ngân được 10.858 tỷ đồng, đạt 25% kế hoạch cả năm. Riêng trong tháng 4/2021, Bộ GTVT dự kiến giải ngân khoảng 4.011 tỷ đồng, vượt kế hoạch đăng ký khoảng 507 tỷ đồng.

     “Kết quả giải ngân tháng 4/2021 có chuyển biến so với các tháng trong quý I/2021 và cùng kỳ năm 2020 (đạt 24,7%), tuy nhiên giá trị giải ngân phần lớn là tạm ứng hợp đồng, khối lượng thực tế thi công chưa nhiều”, ông Huy đánh giá.

     Theo thống kê của Vụ KH&ĐT, Ban QLDA Thăng Long là đơn vị có kết quả giải ngân cao nhất Bộ GTVT khi đã giải ngân được 4.099/9.710 tỷ đồng, đạt 42,2% kế hoạch đã giao và vượt kế hoạch đã đăng ký 444 tỷ đồng, chủ yếu giải ngân cho dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

     Tiếp theo, Ban QLDA Mỹ Thuận đã giải ngân được 945/3.072 tỷ đồng, đạt 30,8% kế hoạch đã giao và vượt 404 tỷ đồng kế hoạch đăng ký, tập trung chủ yếu giải ngân các dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh Long Xuyên, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và dự án nâng cấp, cải tạo đường băng sân bay Tân Sơn Nhất.

     Ở chiều ngược lại, Vụ KH&ĐT chỉ rõ một số chủ đầu tư có kết quả giải ngân thấp hơn mức bình quân chung của Bộ GTVT, điển hình là Ban QLDA Công trình giao thông và Nông nghiệp phát triển nông thôn Đắk Lắk được giao 250 tỷ đồng, kế hoạch giải ngân đăng ký đến hết tháng 4/2021 là 178,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế kết quả giải ngân của đơn vị này đến nay mới đạt 15,4 tỷ đồng, đạt 6,2% kế hoạch.

     Về tiến độ triển khai các dự án, ông Nguyễn Duy Lâm, Cục trưởng Cục QLXD&CLCTGT cho biết, 6 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam sử dụng vốn đầu tư công (Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - QL45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây và cầu Mỹ Thuận 2) đang triển khai thi công, cơ bản đáp ứng tiến độ.

     Hai dự án thành phần mới chuyển đổi sang đầu tư công (QL45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu) đang tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp để khởi công gói thầu đầu tiên của mỗi dự án trong tháng 6/2021. Còn lại, 3 dự án thành phần triển khai theo hình thức PPP (Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo) đang trong giai đoạn đàm phán hợp đồng, dự kiến khởi công trong quý II/2021.

     Liên quan đến 10 dự án đường bộ quan trọng, cấp bách, ông Lâm cho biết, 3 dự án đã hoàn thành (đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, dự án nâng cấp QL4 đoạn nối Hà Giang - Lào Cai, dự án cải tạo, nâng cấp QL3B đoạn Xuất Hóa - Cửa khẩu Pò Mã, tỉnh Bắc Kạn).

     Trong 7 dự án đang triển khai thi công có 4 dự án chậm tiến độ gồm: Dự án nâng cấp QL53; Dự án nâng cấp QL24; Dự án nâng cấp QL25 (trừ dự án thành phần 2) và dự án QL27 đoạn tránh Liên Khương.

Sưu tầm (HLĐ)

Là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, TP.HCM còn mang trong mình một bề dày lịch sử, trong đó có lịch sử phát triển… Tại đây, các công trình kiến trúc cũng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt TP qua các thời kỳ. Cùng với những kiến trúc cổ mang tính lịch sử như Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát lớn TP, Chợ Bến Thành, UBND TP… TP.HCM mới đây đã “quy tụ” thêm nhiều công trình mang điểm nhấn và tạo thêm phong cách cho một TP đầy nắng và gió này, trong đó có những công trình, những khu đô thị đã được Hội KTS Việt Nam bình chọn các công trình tiêu biểu Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, cao ốc Saigon Metro Politan, nhà ga Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, các công trình giao thông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thay đổi diện mạo TP. Để có được những công trình này không thể không nói đến mồ hôi, nước mắt, thậm chí là máu của các kỹ sư, công nhân thuộc ngành Xây dựng đã đổ xuống góp sức cho sự phồn vinh của TP hiện nay.

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng

Toạ lạc tại khu Nam của TP.HCM, đô thị Phú Mỹ Hưng được quy hoạch và phát triển xanh, sạch và hiện đại, phân thành nhiều khu chức năng gắn kết hài hòa trong một tổng thể với hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, hài hòa với thiên nhiên, đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị bền vững. KĐT Phú Mỹ Hưng đã góp phần khai phá vùng đất phía Nam của TP.HCM, biến một vùng đất sình lầy thành một khu đô thị hiện đại với đầy đủ các tiện ích của một đô thị đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong khu đô thị phức hợp này còn có rất nhiều các kiến trúc độc đáo như: Lâu đài mô phỏng một trong những kỳ quan thế giới TajmaSago, tòa nhà Paragon sang trọng và tinh tế với kiến trúc gothic Pháp, lâu đài Cham Charm…




Nhà ga hàng không Tân Sơn Nhất

Nằm cách trung tâm TP 6km, nhà ga hàng không Tân Sơn Nhất là công trình kiến trúc do Nhật Bản thiết kế và thi công, công trình nhắm đến là một nhà ga hiện đại, tiện ích. Đây là sân bay đầu tiên của cả nước trang bị hệ thống điện tử hiện đại như: Hệ thống điều hành xử lý trung tâm, phòng hỏa, hệ thống phân loại hành lý tự động (hành khách có thể làm thủ tục tại bất kỳ quầy check-in nào). Công trình tạo ra ấn tượng tốt cho bạn bè quốc tế khi đặt chân đến Việt Nam.
 

Cao ốc Saigon Metropolitan

Toạ lạc ngay tại khu vực trung tâm TP, xung quanh các công trình kiến trúc cổ như: Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP, UBND TP… Công trình gồm 2 khối 12 và 16 tầng, thừa hưởng không gian quảng trường Công xã Paris và có tầm nhìn bao quát xung quanh khu vực đẹp nhất TP này. Công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc, phù hợp với xu hướng kiến trúc tiến bộ và hiện đại, thể hiện tính duy lý nghiêm ngặt của kỹ thuật và tìm thấy được một sự thỏa hiệp khéo léo, trong sự hòa hợp với những biểu tượng văn hóa của những giai đoạn lịch sử khác nhau của TP. Tòa nhà đã được Hội KTS Việt Nam bình chọn là 1 trong 20 công trình tiêu biểu cho TP.HCM về kiến trúc và chất lượng trong thời kỳ đổi mới.

 

Bitexco Financial Tower

Tháp Tài chính Bitexco, biểu tượng mới của TP là một tòa nhà chọc trời nằm tại trung tâm Q.1. Theo thiết kế, chiều cao từ mặt đất đến đỉnh là 262m, cao thứ nhất tính đến thời điểm hoàn thành, gồm 68 tầng và 3 tầng hầm, xếp thứ 5 thế giới về tổng diện tích sàn của một tòa nhà đơn lẻ. Tại thời điểm khánh thành, Bitexco Financial Tower cao thứ 110 thế giới. Tòa nhà được thiết kế bằng thép và kính, có sân đáp trực thăng. Ý tưởng thiết kế Bitexco Financial Tower được lấy cảm hứng từ hình ảnh duyên dáng, thanh thoát của búp hoa sen, biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Tòa nhà được xem là biểu tượng cho sự năng động của TP.HCM trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Phần trên cùng của tòa nhà sẽ được trang trí, thắp sáng đèn về đêm tạo ra vẻ đẹp lộng lẫy như ngọn hải đăng của TP.

 

 

Hầm Thủ Thiêm

Hầm Thủ Thiêm được thực hiện theo phương án hầm dìm (khoảng cách từ đỉnh hầm đến đáy sông chỉ 3 - 4m trong khi với hầm đào khoảng cách này sâu hơn gấp nhiều lần). Hầm Thủ Thiêm nối từ khu vực trung tâm Q.1 sang Q.2, đưa khu vực Thủ Thiêm Q.2 thành 1 trung tâm mới của TP.HCM trong tương lai. Với chiều dài khoảng 1,49km, rộng 33m, cao 9m, có 6 làn xe, mỗi bên ba làn cho cả ôtô và xe máy (chưa kể hai làn thoát hiểm). Phần thân hầm gồm 4 đốt mỗi đốt dài 93m, và nặng 27.000 tấn, bề dày hơn 1,2m được cấu tạo bởi bê tông cốt thép chống thấm. Tốc độ thiết kế đạt 60km/h. Công trình có tuổi thọ theo thiết kế là 100 năm. Theo thiết kế, vấn đề an toàn được bảo đảm bằng các hệ thống kỹ thuật bên trong hầm như hệ thống thông gió, bơm nước, cấp nước, hút ẩm, chiếu sáng, thông tin liên lạc báo động, chống cháy nổ và những bộ phận tự động đo độ ồn, độ ẩm, khói bụi. Trường hợp tiếng ồn, độ ẩm quá mức cho phép, các bộ phận này sẽ báo động và tự điều chỉnh bằng cách hút ẩm ra bên ngoài hoặc báo lại trung tâm điều khiển ở cửa hầm. Trung tâm điều khiển được trang bị hệ thống camera theo dõi lưu thông và điều khiển tất cả các hệ thống bên trong hầm để xử lý kịp thời các tình huống. Mặt khác, hai bên hông hầm còn có hai đường thoát hiểm. Khi có sự cố, các cửa vào đường thoát hiểm sẽ mở ra cho các phương tiện tiếp tục lưu thông hoặc quay ngược trở lại. Một hệ thống cung cấp điện cũng được dự phòng cho trường hợp cúp điện.

 

Đại lộ Võ Văn Kiệt

Con đường này được mang tên vị Thủ tướng của Việt Nam, Đại lộ chạy dọc theo kênh từ QL1A huyện Bình Chánh đến ngã ba đường Yersin - Chương Dương gần cầu Calmette, Q.1. Chiều dài toàn tuyến là 21,89km, đi qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, tạo thành một tuyến trục giao thông Đông - Tây và kết nối hai đầu Đông Bắc - Tây Nam TP. Đại lộ Đông - Tây tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông ra vào cảng Sài Gòn và từ đây đi các tỉnh miền Đông và miền Tây không phải đi vào trung tâm TP. Đây là con đường huyết mạch liên kết chặt chẽ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đường Hoàng Sa - Trường Sa

Hai tuyến đường này trước đây được người dân TP gọi là đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, sau khi hoàn thành dự án cải tạo đường song song với Dự án Vệ sinh môi trường (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè), tuyến đường này được TP đặt tên là Hoàng Sa và Trường Sa. Có quy mô dài 15,7km (trong đó đường Trường Sa dài 8,3km, đường Hoàng Sa dài 7,4km), đi qua 7 quận gồm quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp chiều rộng mặt đường xe chạy 9m. Việc hoàn thành hai tuyến đường đã góp phần hoàn thiện cảnh quan đô thị dọc hai bờ kênh, nâng cao năng lực giao thông trong khu vực, giảm ùn tắc giao thông cho các tuyến đường song hành vào nội thành là đường Cách Mạng Tháng Tám và Hai Bà Trưng.

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (dài 55km) được thông xe giai đoạn 1 với chiều dài 20km (từ đường vành đai 2 - TP.HCM - Long Thành - Đồng Nai). Dự án thiết kế cho xe lưu thông với tốc độ lên đến 120 km/h với 4 làn xe được chia làm 2 đoạn.

Tuyến đường này làm giảm “gánh nặng” cho tuyến QL1 (đoạn qua tỉnh Đồng Nai) và chống ùn tắc giao thông cho khu vực cửa ngõ TP.HCM. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện để đẩy nhanh việc hình thành và phát triển các đô thị vệ tinh của TP.HCM như Long Thành, Nhơn Trạch, Gò Dầu, Phú Mỹ cũng như khu vực sân bay Quốc tế Long Thành.

 

Đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài

Sau 5 năm thi công, cuối tháng 9/2013 tuyến đường đã được thông xe dài 4,7km giai đoạn 1 (đoạn từ nút giao Nguyễn Thái Sơn đến nút giao Bình Triệu). Đây là trục đường hướng tâm quan trọng trong hệ thống giao thông của TP, nối từ sân bay Tân Sơn Nhất - QL13 - QL1 - 1K đi qua 4 quận gồm: Tân Bình - Gò Vấp - Bình Thạnh - Thủ Đức. Toàn bộtuyến đường có điểm nhấn là cầu Bình Lợi vượt qua sông Sài Gòn với chiều dài 1,1km gồm 6 làn xe mỗi chiều. Hạng mục vòm Nielsen của cầu là một trong những cấu trúc có kỹ thuật tiên tiến nhất trong các công trình cầu hiện nay.

Công trình được đưa vào sử dụng góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông cho khu vực nội thành và cửa ngõ đông bắc của TP, đồng thời tạo động lực cho sự phát triển kinh tế cũng như chỉnh trang đô thị, cải tạo môi trường.

 

 

Cầu Sài Gòn 2 và 6 cầu vượt thép

Nằm song song với cầu Sài Gòn hiện hữu (được thông xe vào tháng 10/2013), cầu Sài Gòn 2 dài gần 1km gồm 30 nhịp, mặt cầu rộng 23,5m cho 5 làn xe lưu thông (gồm 4 làn ôtô và 1 làn xe 2 và 3 bánh), trong đó cho xe siêu trường, siêu trọng lưu thông. Được thiết kế có tuổi thọ 100 năm, chịu được động đất cấp 7. Đây là dự án nhằm giảm tải cho cầu Sài Gòn hiện hữu, nâng cao năng lực lưu thông tại cửa ngõ đông bắc của TP. Đồng thời, đảm bảo tính đồng bộ về quy mô với tuyến xa lộ Hà Nội đã được mở rộng.

6 cầu vượt thép này nhằm kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông ở các khu vực cửa ngõ của TP. Hai cây cầu thép đầu tiên được TP đầu tư tại cửa ngõ phía Đông TP là ngã tư Thủ Đức và ngã tư Hàng Xanh (đưa vào khai thác tháng 01/2013) góp phần giảm áp lực giao thông cho các khu vực này. Sau khi thấy hiệu quả, TP tiếp tục xây dựng thêm bốn cầu vượt thép khác tại các nút giao Nguyễn Tri Phương - 3/2 - Lý Thái Tổ; Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám; Lăng Cha Cả; bùng binh Cây Gõ. Bốn cây cầu đều phát huy hết tác dụng khi đưa vào sử dụng.

 

 

Đường vành đai phía Đông

Tuyến đường này dài 5,5km, là một phần của đường vành đai II nối từ đường Nguyễn Văn Linh (khu đô thị Phú Mỹ Hưng) đến cầu Phú Mỹ, ra cầu Rạch Chiếc mới. Được thông xe vào cuối tháng 8/2013.

Công trình kết nối các hướng từ xa lộ Hà Nội (đoạn cầu Rạch Chiếc) đến cầu Phú Mỹ. Đặc biệt tuyến đường sẽ tạo thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa ra vào cảng Cát Lái (Q.2) và kết nối đồng bộ cầu Phú Mỹ.

Sưu tầm ( HLĐ) 



 

 


Thứ sáu, 26 Tháng 8 2016 06:12

BEST SAU 7 NĂM THÀNH LẬP

BEST FAMILY 2009-2016

MỘT BƯỚC TIẾN ĐẦY THỬ THÁCH VỚI BEST

TỔNG THỂ KHO NHỰA LONG CỦA BEST

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ