Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1803101
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
498
5701
19877
1803101
Quản trị

Quản trị

Vốn đầu tư cao tốc dài 58 km, nối Long An - TP HCM - Đồng Nai còn 30.073 tỷ đồng, giảm 1.247 tỷ sau khi cập nhật khối lượng công việc còn lại của dự án.

Thông tin nêu trong tờ trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Bến Lức - Long Thành, vừa được Bộ Giao thông Vận tải gửi lãnh đạo Chính phủ.

Dự án trước đó được duyệt tổng mức đầu tư 31.320 tỷ đồng, gồm: hơn 13.600 tỷ đồng của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), gần 12.000 tỷ từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), còn lại gần 5.700 tỷ đồng từ nguồn đối ứng trong nước. Sau 4 năm vướng thủ tục cấp vốn, Chính phủ đã có nghị quyết cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tự cân đối và bố trí vốn để hoàn thành tuyến đường.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn giao quốc lộ 1 (TP HCM) đã cơ bản hoàn thành, tháng 2/2023. Ảnh: Thanh Tùng

Cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn giao quốc lộ 1 (TP HCM) đã cơ bản hoàn thành, tháng 2/2023. Ảnh: Thanh Tùng

Theo Bộ Giao thông Vận tải, cao tốc Bến Lức - Long Thành hiện đạt gần 82% khối lượng. Sau khi cập nhật giá trị các gói thầu cùng khối lượng công việc còn lại, tổng mức đầu tư giảm còn 30.073 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu nguồn vốn cũng được phân chia gồm: hơn 8.000 tỷ đồng vốn vay ADB, gần 10.600 tỷ của JICA, gần 3.900 tỷ đồng từ nguồn đối ứng.

Phần còn lại hơn 7.500 tỷ đồng sẽ do VEC tự bố trí từ tiền tích lũy của đơn vị để hoàn thành toàn bộ dự án. Số tiền này sẽ dùng để bổ sung cho phần vốn đối ứng còn lại; hoàn thiện các gói thầu phía Tây và Đông của dự án, sau khi hiệp định vay của ADB hết hạn. Đồng thời, việc đầu tư hoàn thiện nút giao giữa cao tốc với quốc lộ 51; trả các chi phí phát sinh trong thời gian dự án dừng thi công; lãi vay; thuế... cũng sẽ lấy từ nguồn kinh phí trên.

Ngoài điều chỉnh tổng mức đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị lùi thời gian hoàn thành tuyến cao tốc đến tháng 9/2025, thay vì cuối năm nay do cần thời gian khởi động lại công trình. Trước đó, do dự án bị dừng quá lâu nhiều nhà thầu đã dừng hợp đồng.

Tiến độ dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành tính đến tháng 3/2023. Đồ họa: Khánh Hoàng

Tiến độ dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành tính đến tháng 3/2023. Đồ họa: Khánh Hoàng

Khởi công năm 2014, cao tốc Bến Lức - Long Thành gồm 11 gói thầu xây lắp chính, trong đó 5 gói đoạn phía Tây dùng vốn ADB; ba gói đoạn giữa dùng vốn JICA và ba gói còn lại phía Đông dùng vốn từ hiệp định vay ADB lần hai. Năm 2019, thời điểm dự án phải hoàn thành theo kế hoạch, tổng khối lượng mới đạt 80% thì gặp vướng thủ tục nên không được bố trí vốn, dẫn đến phải nhiều lần lùi tiến độ.

Giai đoạn một, cao tốc Bến Lức - Long Thành được thiết kế 4 làn xe, hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc 120 km/h. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, giúp kết nối hai vùng Đông và Tây Nam Bộ, tạo đà phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sưu tầm

Nhiều dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam và dự án kênh đường thủy sẽ được Bộ GTVT tập trung hoàn thành trong năm nay.

Kiên quyết loại bỏ nhà thầu yếu kém

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án và xử nghiêm vi phạm là một trong những nội dung quan trọng trong Nghị quyết về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2023 vừa được Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT ban hành.

Bộ GTVT đánh giá, năm 2022, công tác hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật của Bộ GTVT đã được triển khai kịp thời, hiệu quả.

Các quy hoạch ngành quốc gia được hoàn thành sớm hơn 1 năm so với yêu cầu của Chính phủ. Vận tải đã phục hồi ở cả 5 lĩnh vực, sản lượng tăng trưởng ấn tượng, trong đó vận tải hành khách hàng không tăng trưởng 3 con số.

bộ gtvt phấn đấu hoàn thành nhiều dự án cao tốc trong năm 2023

Nhà thầu thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 - Ảnh internet

Đối với xây dựng cơ bản, 6 dự án quan trọng quốc gia đã được Bộ GTVT trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đúng tiến độ yêu cầu.

Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn, đã hoàn thành khối lượng công việc lớn để đồng loạt khởi công 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy vậy, theo Bộ GTVT, tiến độ chuẩn bị đầu tư, triển khai thi công một số dự án chậm so với yêu cầu. Việc bảo trì hạ tầng giao thông kéo dài, chưa xử lý triệt để.

"Trong năm 2023, Bộ GTVT sẽ đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm như: Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1, dự án đường bộ Chợ Mới - Bắc Kạn…

Đồng thời, phấn đấu hoàn thành một số dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 như: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, Cầu Mỹ Thuận 2, Nha Trang - Cam Lâm, Mỹ Thuận - Cần Thơ, luồng sông Hậu giai đoạn 2, tuyến đường thủy Kênh Chợ Gạo giai đoạn 2", Nghị quyết nêu.

Bộ GTVT cũng đặt mục tiêu hoàn thiện thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, các dự án khởi công mới trong kỳ trung hạn 2021 - 2025; Thực hiện các giải pháp đẩy mạnh hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án trọng điểm ngành GTVT.

"Bộ GTVT sẽ tập trung kiểm tra, giám sát, xử lý ngay các vướng mắc và các tồn tại liên quan đến tiến độ, chất lượng; Nghiêm khắc xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có liên quan; Chấn chỉnh, nâng cao năng lực các chủ đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm và kiên quyết loại bỏ ngay các nhà thầu có năng lực yếu kém ra khỏi các dự án của ngành", Bộ GTVT cho biết.

Bộ GTVT sẽ xây dựng các giải pháp đồng bộ để đạt được mục tiêu tiếp tục kéo giảm từ 5 - 10% số người chết do tai nạn giao thông - Ảnh minh họa

Tái cơ cấu vận tải, giảm sâu tai nạn giao thông

Cũng trong năm 2023, Bộ GTVT xác định sẽ tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, chiến lược, quy hoạch, đề án theo hướng nâng cao hiệu quả, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong xây dựng pháp luật.

Trong đó, Bộ GTVT sẽ tập trung hoàn thành phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đối với vận tải, Bộ GTVT sẽ đưa ra các giải pháp tái cơ cấu thị phần vận tải theo hướng giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường thủy, đường sắt; Phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics nhằm nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí logistics.

Đối với giao thông đô thị, giao thông công cộng sẽ được ưu tiên làm nền tảng, nhất là tại Hà Nội và TP.HCM.

Riêng về đảm bảo ATGT, Bộ GTVT đánh giá, tai nạn giao thông trong năm qua vẫn còn diễn biến phức tạp, một số vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng vẫn xảy ra.

"Trước thực trạng đó, năm 2023, Bộ GTVT sẽ thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo ATGT theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Chiến lược quốc gia về đảm bảo ATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2045 nhằm tiếp tục kéo giảm từ 5 - 10% số người chết do tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông", Nghị quyết nêu rõ.

Sưu tầm

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, triển khai đồng bộ dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh trong tháng 4/2023.

Đẩy nhanh lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

Bộ GTVT vừa gửi văn bản yêu cầu Ban QLDA Thăng Long tăng cường quản lý chất lượng, tiến độ dự án cao tốc Bắc - Nam các đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng.

tháng 4/2023, thi công đồng bộ toàn tuyến cao tốc bắc - nam qua hà tĩnh

Bộ GTVT yêu cầu thi công đồng bộ trên toàn tuyến hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 qua tỉnh Hà Tĩnh ngay trong tháng 4/2023 - Ảnh minh họa

"Ban QLDA Thăng Long phải chỉ đạo các nhà thầu, tư vấn giám sát, các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của dự án, thi công đồng bộ trên toàn tuyến từ tháng 4/2023", Bộ GTVT chỉ đạo.

Các nhà thầu cũng cần đẩy nhanh việc lập kế hoạch, tiến độ thi công chi tiết của các dự án. Trong đó, lưu ý làm rõ tiến độ triển khai các hạng mục (ngày bắt đầu, hoàn thành), xác định các hạng mục quyết định đến tiến độ, dự kiến sản lượng đạt được trong từng tháng (đáp ứng được kế hoạch giải ngân năm 2023), số lượng máy móc, thiết bị, nhân sự cần huy động.

Chủ đầu tư phê duyệt và báo cáo Bộ GTVT trong tháng 3/2023 làm cơ sở chỉ đạo điều hành..

Nhằm đáp ứng tiến độ dự án, Bộ GTVT đề nghị đơn vị QLDA chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành toàn bộ đường công vụ tại các phạm vi đã được bàn giao mặt bằng trong tháng 4/2023.

Ưu tiên triển khai một số hạng mục

Hàng loạt các hạng mục cần ưu tiên triển khai cũng được Bộ GTVT chỉ rõ. Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu ưu tiên triển khai ngay các hạng mục thuộc nút giao QL8A (thuộc Dự án Bãi Vọt - Hàm Nghi);

Nghiên cứu triển khai sớm các công trình cầu, hầm chui dân sinh, cống thoát nước khẩu độ lớn, đặc biệt là các công trình cầu lớn trên tuyến như: cầu Đại Thanh, cầu Sơn Lộc, cầu Hàm Nghi, cầu Thạch Vĩnh (thuộc dự án Bãi Vọt - Hàm Nghi) và các cầu Kẻ Gỗ, cầu Kỳ Tây (thuộc dự án Hàm Nghi - Vũng Áng).

“Đối với các đoạn tuyến nền đào và sử dụng vật liệu đào (đất, đá) điều phối dọc tuyến thuộc gói thầu 12XL dự án Hàm Nghi - Vũng Áng, nhà thầu khẩn trương huy động máy móc, thiết bị, nhân lực, triển khai các thủ tục cần thiết và đẩy nhanh tiến độ thi công đào đất, phá đá đảm bảo nguồn vật liệu điều phối trong gói thầu.

Với các phạm vi tuyến có xử lý đất yếu bằng phương pháp bấc thấm, giếng cát, gia tải chờ lún, khi có đủ điều kiện cần triển khai thi công ngay để có đủ thời gian chờ lún cố kết, giảm tối đa độ lún dư, tăng cường êm thuận trong quá trình khai thác”, Bộ GTVT chỉ đạo.

Riêng về vấn đề vật liệu, Bộ GTVT giao Ban QLDA Thăng Long quyết liệt chỉ đạo nhà thầu khẩn trương hoàn chỉnh các hồ sơ xin cấp phép mỏ vật liệu trong tháng 3/2022, triển khai các công tác thỏa thuận mức giá đền bù với các hộ dân.

Bộ GTVT cũng lưu ý chủ đầu tư chỉ đạo tư vấn giám sát kiểm soát chặt chẽ chất lượng thi công, thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, công việc, hạng mục công trình... theo đúng quy định tại hồ sơ thiết kế và hồ sơ chỉ dẫn kỹ thuật.

“Đối với hạng mục công trình có khiếm khuyết về chất lượng (nếu có), phải kiên quyết chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý, đảm bảo tuân thủ hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án”, văn bản nêu rõ.

Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi có tổng chiều dài hơn 35 km, trên địa bàn các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà và TP Hà Tĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Tổng mức đầu tư khoảng hơn 7.600 tỷ đồng.

Dự án đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng có tổng chiều dài hơn 54km, đi qua các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh. Tổng mức đầu tư dự án khoảng hơn 9.700 tỷ đồng.

Giai đoạn hoàn chỉnh, hai dự án thành phần được đầu tư quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m. Giai đoạn phân kỳ quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường điển hình 17m.

Sưu tầm


Cục Đường bộ VN kiến nghị Bộ GTVT giao chuẩn bị và thực hiện 6 dự án nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ.

Cục Đường bộ VN vừa có văn bản gửi Bộ GTVT xin giao nhiệm vụ chuẩn bị và thực hiện một số dự án đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Theo đó, 6 dự án được Cục Đường bộ VN kiến nghị Bộ GTVT giao chuẩn bị và thực hiện các dự án như: Dự án nâng cấp, mở rộng QL1, đường Hồ Chí Minh từ TP Cà Mau đến Đất Mũi; dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn nối cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ với nút giao IC9 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

cục Đường bộ vn đề xuất nâng cấp, mở rộng nhiều tuyến quốc lộ

Một đoạn QL1, đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Cà Mau - Ảnh: Gia Minh

Dự án nâng cấp, mở rộng cầu vượt B49 vượt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trên QL10; dự án đầu tư xây dựng cầu vượt tại nút giao giữa QL10 và đường huyện 31, TP Hải Phòng; dự án nâng cấp, mở rộng đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới; dự án nâng cấp, mở rộng QL15 đoạn qua Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa - Tiểu dự án 1 nâng cấp đoạn Km0 - Km20.

Đại diện Cục Đường bộ VN cho hay, thời gian qua Cục đã được Bộ GTVT giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và quản lý thực hiện các dự án Quản lý tài sản đường bộ VN; Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương; dự án 45 cầu miền Trung và Tây Nguyên; Dự án sửa chữa cầu Thăng Long.

Các dự án trên được Cục Đường bộ VN thực hiện từ khi chuẩn bị đầu tư, lập dự án và quản lý thi công đến giai đoanh bàn giao đưa vào sử dụng. Các dự án này cũng được nhà tài trợ (Ngân hàng Thế giới, JICA) đánh giá cao về chất lượng, tiến độ thực hiện.

Các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cũng đã được Cục Đường bộ VN hoàn thành và được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư như: Dự án cải tạo, nâng cấp QL31 đoạn Km2400 – Km44+900, tỉnh Bắc Giang; dự án cải tạo nâng cấp QL7; dự án cải tạo, nâng cấp QL14E.

Trong đó, dự án cải tạo, nâng cấp QL31 là một trong những dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt và khởi công đầu tiên của Bộ GTVT.

Dự án này sẽ được thi công hoàn thành trong năm 2023, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.

Hiện nay, Bộ GTVT đang trong giai đoạn tập trung cao độ để triển khai thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc và một số dự án trọng điểm trong đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 với khối lượng công việc đặc biệt lớn, các mốc tiến độ đang đến gần.

Đồng thời, Chính phủ cũng đang chỉ đạo tập trung lập đề xuất dự án và triển khai đầu tư một số dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông có tính chất kết nối, đảm bảo khai thác hiệu quả công trình.

"Với mong muốn góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chung của ngành, trên cơ sở kinh nghiệm thực hiện đề đề xuất chủ trương đầu tư, chuẩn bị và thực hiện các dự án giao thông, Cục Đường bộ đề xuất các dự án nêu trên. Trường hợp được giao nhiệm vụ, Cục Đường bộ VN sẽ chỉ đạo Ban QLDA 3 đẩy nhanh công tác chuẩn bị và thực hiện đảm bảo tiến độ theo yêu cầu", đại diện Cục Đường bộ nói.

Sưu tầm

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ