Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1802122
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
878
4722
18898
1802122
Đỗ Ly

Đỗ Ly

      Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý cho UBND thành phố Hà Nội lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt đối với Dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai II Hà Nội, theo hình thức Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).

Dự án đường vành đai II Hà Nội kéo dài từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở sẽ được đầu tư theo hình thức BT (ảnh: Quang Phong)

Dự án đường vành đai II Hà Nội kéo dài từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở sẽ được đầu tư theo hình thức BT (ảnh: Suu tầm)

      Dự án đường vành đai II kéo dài từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng đoạn Vĩnh Tuy đến ngã tư Vọng được áp dụng lựa chọn nhà đầu tư theo Điều 26 Luật Đấu thầu.

     Thủ tướng lưu ý Hà Nội phải đảm bảo công khai minh bạch, không để thất thoát tài sản nhà nước và giao thành phố này chịu trách nhiệm thực hiện các kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

      Hà Nội phải kiểm soát chặt chẽ giá trị công trình theo BT và giá trị quỹ đất đối ứng cho nhà đầu tư trên cơ sở tương ứng với giá trị BT đã lập, phù hợp với giá thị trường, đảm bảo không thất thoát tài sản nhà nước; giám sát chất lượng công trình chặt chẽ theo quy định hiện hành.

      Khi tiến hành thanh, quyết toán công trình, Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường để bảo đảm thực hiện theo quy định, không để thất thoát tài sản nhà nước; chống tiêu cực, lãng phí.

     UBND thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm toàn diện trong quá trình triển khai đầu tư dự án theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 35/TB-VPCP ngày 25/1/2017 của Văn phòng Chính phủ.

      Năm 2016, UBND TP Hà Nội đã ký phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở với tổng mức đầu tư hơn 4.765 tỷ đồng theo hình thức BT.

     Quy mô đầu tư xây dựng tuyến đường đi trên cao nối từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở và hướng ngược lại trong đó điểm đầu tuyến tại phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tuyến tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở phía đường Trường Chinh.

     Tuyến đường sẽ có chiều dài hơn 5 km, vị trí nằm trong giải phân cách tuyến đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng - cầu Vĩnh Tuy). Diện tích đất sử dụng khoảng 10,4ha. Tiến độ xây dựng dự án trong vòng 48 tháng dự kiến từ năm 2013-2016.

     UBND TP Hà Nội khẳng định, việc xây dựng tuyến đường bộ trên cao này nhằm hoàn chỉnh mạng lưới giao thông tuyến đường vành đai 2, nâng cao năng lực thông hành của tuyến đường, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong khu vực, giải quyết cấp bách nạn ùn tắc giao thông do tốc độ phương tiện giao thông đang tăng nhanh trong giai đoạn hiện nay.

Sưu tầm(HLĐ)

 

    Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, kinh phí cải tạo 127 vòm cầu đường sắt (từ Phùng Hưng - Ga Long Biên) gần 100 tỷ đồng và do đơn vị tư nhân đầu tư.

    Tại buổi làm việc giữa UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT mới đây, các đơn vị chuyên môn của Bộ GTVT đã bày tỏ nhất trí việc Hà Nội dự kiến đục thông 127 ô vòm cầu đường sắt trên phố Gầm Cầu, Phùng Hưng (phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) để cải tạo thành các không gian văn hóa.

Chủ tịch Hà Nội, Nguyễn Đức Chung, Hà Nội, cải tạo vòm cầu, vòm cầu trăm năm

Vòm cầu trăm tuổi tại thủ đô Hà Nội

     127 vòm cầu này được xây dựng cách đây trên 100 năm. Trước đây các vòm cầu rỗng, nhưng sau đó do tình trạng mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự tại khu vực, nên Hà Nội đã cho xây bịt kín. 

     Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, sau khi có kế hoạch, TP đã giao cho quận Hoàn Kiếm mời nhà tư vấn của Pháp đánh giá lại kết cấu của các vòm cầu đường sắt. Nhà tư vấn đến từ Pháp đã tìm lại toàn bộ hồ sơ liên quan đến các vòm cầu này được lưu trữ tại Pháp.

“Bước đầu họ đánh giá việc cải tạo các vòm cầu hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết cấu đường sắt”, ông Chung nói.

     Theo ông Chung, để đảm bảo kết cấu đường sắt, nếu được Bộ GTVT chấp thuận, TP Hà Nội sẽ chỉ đạo quận Hoàn Kiếm phối hợp với đơn vị liên quan đục thông 1 vòm cầu để đánh giá tác động trước khi làm toàn bộ 127 vòm cầu.

     Ông cho hay, nếu đủ tiêu chuẩn, TP sẽ làm trước đoạn từ Hàng Giấy đến phố Gầm Cầu. Các vòm cầu còn lại từ Hàng Giấy xuống Phùng Hưng do ảnh hưởng đến tuyến đường sắt đô thị số 1 nên sẽ thực hiện sau.

Sưu tầm (HLĐ)

     Để giải quyết một cách bền vững và lâu dài tình trạng ùn tắc và quá tải tại các thành phố lớn khác thì cần thiết phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chứ không thể dựa vào công cụ phí và cấm phương tiện giao thông như hiện nay.

     Các giải pháp của các nhà quản lý đưa ra thì có nhiều, nhưng tập trung chủ yếu là cấm và thu phí. Cấm ở đây là cấm các loại phương tiện nhất định lưu hành vào các thời gian cụ thể trong thành phố. Thu phí là các giải pháp thu theo từng mức và sử dụng các công cụ khác nhau để giám sát.

     Theo tôi, các biện pháp này nếu được áp dụng có thể có hiệu quả nhưng chỉ là trước mắt vì nó không thể đối phó một cách lâu dài. Hiện nay mức tăng dân số cơ học tại các thành phố lớn diễn ra hết sức nhanh chóng và phức tạp.

     Để có một giải pháp khắc phục toàn diện vấn đề trên, các nhà quản lý cần phải lấy trọng điểm đó là vấn đề quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị một cách bền vững, có khoa học. Tôi xin kiến nghị 5 giải pháp cần thực hiện ngay như sau:

1. Cần xây dựng ngay các hệ thống cầu vượt thép lắp ghép để giải quyết nhanh tình trạng ùn tắc tại các nút giao thông trọng điểm trong thành phố.

 Ưu điểm nổi trội là các cây cầu vượt này nhẹ thi công nhanh, được thiết kế thanh mảnh, rất phù hợp với cảnh quan, kiến trúc trong đô thị. Bên cạnh đó, cầu chủ yếu bằng kết cấu thép nên có thể dễ dàng tháo dỡ, di dời để phù hợp với những thay đổi trong tổ chức giao thông đô thị.

2. Cần di dời ngay các trường ĐH lớn ra khỏi trung tâm thành phố, các quỹ đất tại Hà Tây cũ vẫn còn đủ để quy hoạch, xây mới các cơ sở ĐH sẽ được chuyển ra (Việc di dời một số trường đại học trong thành phố ra ngoại thành đã có quyết định của Bộ Giáo dục Đào tạo và UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh).

 Việc có một môi trường học tập học tập, nghiên cứu độc lập là thích hợp và cần thiết. Nếu việc chuyển này được thực hiện, chúng ta sẽ giảm thiểu được tương đối mức tăng dân số cơ học cho thành phố.

3. Chuyển các cơ quan công sở, doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp nhà nước ra khỏi nội đô nhưng với cự ly gần hơn so với các trường đại học.

     Cụ thể là gần các khu đô thị, việc này hết sức quan trọng vì nó khuyến khích dân cư di chuyển ra khỏi nội đô sinh sống. Hơn nữa, các khu đô thị hiện nay có một hệ thống giao thông kết nối tương đối hoàn chỉnh.

     Như một số khu đô thị phía tây hoặc nam thành phố, có không ít người đã mua nhà tại các khu đô thị này. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ lại cho thuê hoặc để không do chưa có nhu cầu chuyển đến với lập luận rằng ở nội đô đi làm gần hoặc sinh hoạt cho tiện.

     Điều này vô hình dẫn đến mật độ lưu thông cũng như tập trung dân cư đông dẫn đến quá tải trong trung tâm thành phố.

4. Di chuyển các bệnh viện lớn khỏi khu trung tâm thành phố.

     Như chúng ta đã biết, khi điều trị cho một người bệnh, đặc biệt là các bệnh nhân từ tuyến dưới được chuyển lên, ngoài đội ngũ các y bác sỹ được phân công, số người nhà đi theo chăm sóc bệnh cho nhân không phải là nhỏ.

    Việc sinh hoạt, đi lại của họ vừa kéo theo tình trạng quá tải trong bệnh viện, đồng thời cũng là một sức ép không nhỏ đối với tình trạng quá tải và kẹt xe hiện nay.

    Sẽ có một vài ý kiến cho rằng nếu chuyển các bệnh viện lớn khỏi khu trung tâm thành phố sẽ khó cho việc di chuyển từ trung tâm thành phố đến đó do quãng đường xa, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nếu không được đưa đến kịp thời.

     Như đã nói ở trên, việc chuyển bệnh viện chỉ được thực hiện khi các khu đô thị hiện nay có một hệ thống giao thông kết nối tương đối hoàn chỉnh, phải có đầy đủ bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí là điều kiện tiên quyết khi quy hoạch và xây dựng.

5. Cần có chính sách phát triển kinh tế xã hội tương đối đồng đều, cụ thể là giảm sự chênh lệch giữa các vùng, miền so với các thành phố lớn.

Hiện nay sự chênh lệch về mức sống, thu nhập, cơ sở hạ tầng ở hai thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM so với các tỉnh thành khác trong cả nước là khá cao.

     Một lượng dân cư rất lớn đổ về làm ăn, sinh sống, với mục tiêu là “bằng giá nào cũng phải bám trụ lại”. Việc này thực sự đã tạo nên một sức ép tăng dân số cơ học rất lớn, gây khó khăn trong việc quy hoạch cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ùn tắc và quá tải tại đây.

     Để giải quyết một cách bền vững và lâu dài tình trạng ùn tắc và quá tải tại Hà Nội và TP HCM thì cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên.

    Tuy nhiên cũng cần phải có thời gian và ngân sách để biến nó thành hiện thực. Các biện pháp hiện tại có thể là cần thiết nhưng trước mắt chỉ mang tính đối phó, hoặc theo kiểu đuổi theo chứ không giải quyết được gốc gác của vấn đề.

     Điều đáng buồn là trong các cuộc họp, các giải pháp được nhà quản lý đưa ra hiện nay đều không nhắc gì hoặc đề cập rất ít đến các giải pháp trên mà chỉ chăm chăm đến việc thu phí và cấm phương tiện.

     Nó diễn ra trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới suy thoái, cuộc sống của người dân đang hết sức khó khăn. Tôi nghĩ, các loại mức phí đưa ra đều không có đánh giá và điều tra cụ thể, không tính tới yếu tố công bằng trong việc sử dụng phương tiện, dẫn đến gây bức xúc trong dư luận và nhân dân.

     Kỳ họp quốc hội thứ 3 khóa XIII đang đến gần, tôi thiết tha mong muốn được gửi đến các nhà quản lý, các đại biểu quốc hội là đại diện cho người dân những suy nghĩ, tâm huyết của mình để có một giải pháp bền vững trong việc giải quyết vấn đề ùn tắc và quá tải tại các thành phố lớn.

Sưu tầm (HLĐ)

     Đoạn đường Phan Thúc Duyện qua công viên Hoàng Văn Thụ đang gây xung đột giao thông lớn nên cần phải bỏ.

     Vì vậy, việc nghiên cứu để tổ chức lại giao thông sao cho hợp lý nhằm kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực này là việc có thể thực hiện được ngay và ít tốn kém nhất. Đây không phải giải pháp gì ghê gớm vì không phải xây dựng các tuyến đường mới nên trong tình hình hiện tại tôi cho là dễ thực hiện nhất.

     Là một người thường xuyên đi qua khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, tôi thấy đường Phan Thúc Duyện (đoạn cắt ngang công viên Hoàng Văn Thụ) đang là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc vì gây nên xung đột giao thông lớn.

     Nếu mạnh dạn bỏ đoạn đường này đi, trả đất lại cho công viên, đồng thời mở rộng đường Phan Đình Giót và đường Hoàng Văn Thụ (đoạn từ nút giao với đường Nguyễn Văn Trỗi đến nút giao Lăng Cha Cả), lấn một ít vào đất công viên để tổ chức giao thông hai chiều sẽ có thể kéo giảm ùn tắc cho cả khu vực.

     Nếu làm được điều này, sẽ có một trục đường từ trung tâm ra sân bay và ngược lại cực đẹp, các loại xe đều có thể lưu thông hai chiều gồm: Nguyễn Văn Trỗi – Phan Đình Giót – Trường Sơn.

     Các phương tiện giao thông đi từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm quận 1 sẽ không phải đi vòng qua đường Trần Quốc Hoàn qua nút giao Lăng Cha Cả để về nút giao Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi nữa. Nhánh đi về Tân Bình quẹo vào Trần Quốc Hoàn. Như vậy, các loại xe vừa ra khỏi sân bay được chia nửa thành hai nhánh, không gây ùn tắc.

     Do đường Hoàng Văn Thụ đã thành hai chiều nên các phương tiện lưu thông từ hướng quận 1 và quận Phú Nhuận lên quận Tân Bình sẽ đi trên đường Hoàng Văn Thụ mà không phải vòng qua đường Phan Thúc Duyện như trước đây nữa.

     Số lượng cây xanh dọc cạnh công viên này không nhiều. Do đã trả đất đường Phan Thúc Duyện cho công viên thì việc lấy lại một phần đất công viên để mở rộng hai tuyến đường Phan Đình Giót và Hoàng Văn Thụ theo tôi là có thể chấp nhận được.

Sưu tầm(HLĐ)

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ