Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1802147
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
903
4747
18923
1802147
Quản trị

Quản trị

3 công trình giao thông trọng điểm khu vực phía Nam gồm Vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu chính thức được khởi công.

Sáng 18/6, Bộ GTVT phối hợp với TP.HCM và hai tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk đồng loạt tổ chức lễ khởi công 3 dự án giao thông trọng điểm phía Nam.

Tại điểm cầu TP.HCM, lễ khởi công dự án đường Vành đai 3 sẽ được kết nối với các điểm cầu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (khởi công Dự án Biên Hòa - Vũng Tàu) và Đắk Lắk (khởi công dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột).

75.378 tỷ đồng xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM

Dự án Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,3km đi qua 4 địa phương: TP.HCM (47,35km), các tỉnh: Đồng Nai (11,26km), Bình Dương (10,76km), Long An (6,81km); chia làm 8 dự án thành phần, gồm: 4 dự án thành phần xây dựng, 4 dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn 4 tỉnh/thành phố.

Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án có 8 làn xe cao tốc, cấp đường ô tô cao tốc 100km/h; đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe), cấp đường ô tô đô thị 60km/h. Quy mô giai đoạn phân kỳ: 4 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe), đầu tư không liên tục. Sơ bộ tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng bằng ngân sách Trung ương và ngân sách các địa phương; tiến độ cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Vành đai 3 TP.HCM đoạn giao với cao tốc TP.HCM - Long Thành- Dầu Giây. Ảnh: Ban giao thông

Dự án Vành đai 3 đi qua địa bàn TP.HCM có 2 dự án thành phần gồm Dự án Thành phần 1 và Dự án Thành phần 2. 

Trong dự án Thành phần 1 sẽ xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM (bao gồm cầu Kênh Thầy Thuốc) có chiều dài: 47,35km, tổng mức đầu tư hơn 22.411 tỷ đồng. Dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành, thông xe phần cao tốc cuối năm 2025; Hoàn thành toàn bộ dự án năm 2026.

Đối với Dự án Thành phần 2 là công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn TP.HCM có tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng, quy mô đất chiếm dụng là 410,439 ha, trên địa bàn 4 địa phương, gồm: TP Thủ Đức và 3 huyện Hóc Môn, Củ Chi và Bình Chánh.

Đến nay, mặt bằng thi công xây dựng đã giải phóng mặt bằng 356ha/410ha (đạt khoảng 87%).

Xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 53,7km (tỉnh Đồng Nai khoảng 34,2km; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 19,5km), điểm đầu nối với tuyến tránh Quốc lộ 1A đoạn tránh TP. Biên Hòa, vị trí cách ngã ba Vũng Tàu 6,5km (cách điểm giao giữa tuyến tránh Biên Hòa với Quốc lộ 51 khoảng 1,5km); điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 56 thuộc TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong giai đoạn 1, dự án có quy mô 4 đến 6 làn xe theo từng đoạn tuyến, trong đó đoạn 1 từ điểm đầu dự án đến nút giao Long Thành và đoạn 3 từ nút giao Tân Hiệp đến điểm cuối dự án, quy mô 4 làn xe cao tốc, bề rộng nền đường từ 24,75m đến 27m; đoạn 2 từ nút giao Long Thành đến nút giao Tân Hiệp quy mô 6 làn xe cao tốc, bề rộng nền đường từ 32,25m đến 34,5m. Trong giai đoạn hoàn thiện sẽ mở rộng bảo đảm quy mô 6-8 làn xe cao tốc. Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 519,64ha. 

Phối cảnh một nút giao của dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Ảnh: Bộ GTVT

Dự án sơ bộ có tổng mức đầu tư là 17.837 tỷ đồng được đầu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, được chia làm 3 dự án thành phần và phân cấp cho Bộ GTVT, các địa phương.

Trong đó, dự án thành phần 1 dài khoảng 16km, thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, sơ bộ tổng mức đầu tư 6.240 tỷ đồng do UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan chủ quản.

Dự án thành phần 2 (Km16 - Km34+200) với chiều dài khoảng 18,2km, thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, sơ bộ tổng mức đầu tư 6.407 tỷ đồng do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản.

Dự án thành phần 3 (Km34+200 - Km53+700) với chiều dài khoảng 19,5km, thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sơ bộ tổng mức đầu tư 5.190 tỷ đồng do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan chủ quản.

Theo tiến độ, toàn bộ dự án được yêu cầu cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2026. 

Đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1

Tổng chiều dài khoảng 117,5km (tỉnh Khánh Hòa 32,7 km; tỉnh Đắk Lắk 84,8 km), điểm đầu tại nút giao giữa QL26B và QL1, khu vực cảng Nam Vân Phong, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối: Giao với đường Hồ Chí Minh tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột (khoảng Km12+450), tỉnh Đắk Lắk. Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án có quy mô đường ô tô cao tốc thiết kế 80 - 100 km/h, giai đoạn 1 đầu tư theo quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17m. Tổng diện tích đất chiếm dụng khoảng 938,54 ha.

Dự án sơ bộ có tổng mức đầu tư: 21.935 tỷ đồng, chia làm 3 dự án thành phần.

Dự án thành phần 1 với chiều dài khoảng 32km thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa, sơ bộ tổng mức đầu tư 5.632 tỷ đồng do UBND tỉnh Khánh Hòa là cơ quan chủ quản.

Dự án thành phần 2 (Km32+000 - Km69+500) với chiều dài khoảng 37,5km thuộc địa phận 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk, sơ bộ tổng mức đầu tư 9.818 tỷ đồng do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản.

Dự án thành phần 3 (Km69+500 - Km117+866) với chiều dài khoảng 48km thuộc địa phận tỉnh Đắk Lắk, sơ bộ tổng mức đầu tư 6.485 tỷ đồng do UBND tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chủ quản.

Mục tiêu cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.

Sưu tầm

Sáng 17/6, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với 4 tỉnh, thành phố Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn I.

Đây là cao tốc trục ngang đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cao tốc dài hơn 188 km, điểm đầu kết nối Quốc lộ (QL) 91 thuộc TP Châu Đốc (An Giang), điểm cuối giao QL Nam Sông Hậu, kết nối đường dẫn cảng Trần Đề (Sóc Trăng).

Khởi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.















Khởi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Dự án được chia thành 4 dự án thành phần, do 4 địa phương có dự án đi qua làm cơ quan chủ quản. Dự án có tổng mức đầu tư 44.691 tỷ đồng, quy mô 4 làn xe, bố trí làn xe dừng khẩn cấp không liên tục, vận tốc thiết kế 100 km/giờ giai đoạn I. Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án sẽ được đầu tư quy mô 6 làn xe.

Cao tốc chia thành 4 tiểu dự án: Dự án thành phần 1 qua tỉnh An Giang và TP Cần Thơ, dài hơn 57 km, tổng mức đầu tư gần 13.800 tỷ đồng; dự án thành phần 2 qua TP Cần Thơ, dài hơn 37 km, tổng mức đầu tư khoảng 9.800 tỷ đồng; dự án thành phần 3 qua tỉnh Hậu Giang, dài khoảng 37 km, tổng mức đầu tư hơn 9.900 tỷ đồng; dự án thành phần 4 qua tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, dài 57 km, tổng mức đầu tư hơn 11.100 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn I sẽ cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn vào năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành, đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.

Dự án được đầu tư xây dựng nhằm hình thành trục ngang trung tâm ĐBSCL qua 4 địa phương: Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, kết nối các trục dọc, phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang kinh tế Tây Bắc - Đông Nam. Dự án cũng được kỳ vọng sẽ tạo dư địa, động lực, không gian phát triển ĐBSCL, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại.

Bên cạnh đó, khi cao tốc hoàn thành, người dân 4 địa phương lân cận không phải đi vòng vèo, đường nhỏ hẹp, tiết kiệm thời gian.

Sưu tầm


Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.

Theo kế hoạch, lễ khởi công dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (thuộc địa phận tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng do UBND tỉnh Sóc Trăng là cơ quan chủ quản) sẽ được tổ chức vào ngày 17/6 tại thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng (điểm cầu trực tuyến).

Đây là thông tin được người dân không chỉ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phấn khởi, mà người dân ở các tỉnh có dự án đi qua cũng rất vui mừng.

sóc trăng sẵn sàng cho lễ khởi công cao tốc châu Đốc - cần thơ - sóc trăng

Người dân huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tự tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công cao tốc

Dự án hợp lòng dân

Thông qua báo đài, ông Thạch Khâm (ấp Phnô Cam Bốth, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên) biết được dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sắp khởi công, ông phấn khởi nói: “Bà con nơi đây mong chờ cao tốc từ lâu lắm rồi, đến khi chính quyền họp dân thông báo về chủ trương, thu hồi đất phục vụ dự án chúng tôi rất vui mừng, vì ước mơ cao tốc về Sóc Trăng đã thành hiện thực.

Gia đình cũng có diện tích đất thuộc diện phải thu hồi, tôi không buồn mà đồng ý bàn giao ngay, với mong muốn cao tốc sớm về với vùng quê này”.

Có gần 6.300m2 đất thuộc diện phải thu hồi để phục vụ dự án cao tốc, anh Lý Sơn (ấp Bưng Sa, xã Viên An, huyện Trần Đề) phấn khởi, chia sẻ: “Ngoài tiền bồi thường cho gần 6.300m2 đất nông nghiệp trị giá gần 400 triệu đồng, tôi còn nhận được trên 335 triệu đồng chính sách hỗ trợ (đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm...) với tổng số tiền hơn 700 triệu đồng. Gia đình tôi rất phấn khởi và hài lòng với mức giá đền bù, hỗ trợ nói trên”.

Anh Sơn chia sẻ thêm: “Tôi rất mong dự án sớm được triển khai, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, người dân Sóc Trăng sẽ có thêm công ăn, việc làm khi mai đây mọc lên các khu, cụm công nghiệp, không còn phải tha phương cầu thực nữa”.

Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết, cao tốc là ước mơ từ rất lâu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

“Đây là một dự án có quy mô lớn và có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, của các tỉnh, thành phố có dự án đi qua nói riêng và của khu vực ĐBSCL nói chung.

Dự án cao tốc tạo động lực để Sóc Trăng kêu gọi thu hút đầu tư vào cảng biển nước sâu Trần Đề, phát triển công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, du lịch…”, ông Mẫn chia sẻ.

Người dân ở Sóc Trăng phấn khởi ký nhận tiền bồi thường. Ảnh: Hoàng Lan

GPMB phải tính đúng, tính đủ

Để thực hiện hóa giấc mơ cao tốc, ngay khi có chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, HĐND tỉnh Sóc Trăng đã ra Nghị quyết bố trí vốn ngân sách địa phương với số tiền 1.000 tỷ đồng để tham gia thực hiện dự án thành phần 4.

Để dự án cao tốc được triển khai nhanh nhất có thể, Sóc Trăng đã bắt tay ngay vào thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, lập, phê duyệt, bàn giao hồ sơ thiết kế cọc GPMB… cho các địa phương.

Tại buổi khảo sát vị trí khởi công cao tốc vào sáng 29/5, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng - Lâm Văn Mẫn đã ghi nhận và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của chủ đầu tư cùng các Sở, ngành và địa phương có liên quan trong công tác GPMB.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cũng lưu ý các địa phương trong việc áp giá đền bù thực hiện theo đúng trình tự, quy định pháp luật, không để người dân chịu thiệt thòi, tạo sự đồng thuận, yên tâm để bà con sớm bàn giao mặt bằng sạch phục vụ cho dự án, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, của tỉnh phát triển.

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu chủ đầu tư phối hợp cùng với các Sở, ngành và địa phương khẩn trương chuẩn bị mặt bằng để tổ chức tốt lễ khởi công cao tốc, có phương án dự phòng trường hợp trời mưa, phương án điều tiết, phân luồng giao thông cụ thể qua khu vực khởi công, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cũng yêu cầu, trong công tác giải phóng mặt bằng phải tính đúng, tính đủ, công khai, minh bạch để người dân đồng thuận.

Đối với các khó khăn, vướng mắc phát sinh phải rà soát kỹ, xác định cụ thể, chi tiết từng trường hợp… để đối chiếu các quy định pháp luật để có giải pháp xử lý dứt điểm.

“Phải xây dựng kế hoạch giải phóng mặt bằng, phân công công việc, nhiệm vụ cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan để thực hiện và thường xuyên theo dõi tiến độ, chỉ đạo thực hiện nhanh, tránh tình trạng không rõ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy công việc”, ông Lâu chỉ đạo quyết liệt.

Sẽ bàn giao 70% mặt bằng trong tháng 6/2023

Theo báo cáo Ban Quản lý dự án 2 tỉnh Sóc Trăng - chủ đầu tư, nhằm đáp ứng thời gian khởi công trên, địa phương đã lên kế hoạch và hoàn thành tổ chức, lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp, tư vấn giám sát.

Tổ chức chi trả bồi thường GPMB đối với các hộ dân đồng ý, phấn đấu bàn giao ít nhất 70% mặt bằng cho chủ đầu tư và đơn vị thi công chậm nhất ngày 15/6 và cơ bản bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31/12.

sóc trăng sẵn sàng cho lễ khởi công cao tốc châu Đốc - cần thơ - sóc trăng

Mặt bằng phục vụ buổi lễ khởi công cơ bản đáp ứng yêu cầu

Tính đến cuối tháng 5, công tác triển khai khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật - dự toán dự án đạt 80% tiến độ (chủ đầu tư đang tổng hợp kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán đoạn Km 159+500 - Km 174+000.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã triển khai thi công 4 khu tái định cư (TĐC). Trong đó, khu TĐC thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề khối lượng đạt khoảng 63,6%; khu TĐC xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú, khối lượng đạt khoảng 27%; khu TĐC xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, khối lượng đạt khoảng 35%; khu TĐC xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, khối lượng đạt 2,42%.

Còn khu TĐC xã Long Hưng và xã Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú đang chờ ý kiến UBND tỉnh về việc có đầu tư hay không mới thực hiện các bước tiếp theo.

Cũng theo Ban Quản lý dự án 2, dự kiến trong tháng 6/2023, sẽ triển khai công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu xây lắp và tư vấn giám sát phục vụ khởi công; phối hợp các đơn vị và UBND huyện Mỹ Xuyên hoàn chỉnh phương án tổ chức lễ khởi công.

Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện công tác lập thiết kế kỹ thuật - dự toán đối với các gói thầu còn lại cũng như tiếp tục đôn đốc để đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các khu TĐC.

Dự án thành phần 4 thuộc dự án Đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, do Ban Quản lý dự án 2 làm chủ đầu tư, qua địa phận 2 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 11.961 tỷ đồng (trong đó, dự kiến tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khoảng 1.765 tỷ đồng).

Quy mô đầu tư giai đoạn 1, gồm: 4 làn xe (theo phân kỳ đầu tư), bề rộng nền đường 17m; tổng chiều dài tuyến 58,37km; vận tốc thiết kế 100km/h.

Tại Sóc Trăng, dự án đi qua địa bàn TP Sóc Trăng, các huyện Mỹ Tú, Trần Đề và Mỹ Xuyên, với tổng chiều dài gần 58,4km.

Sưu tầm


Lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho biết vừa có đề xuất Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận danh mục chuẩn bị đầu tư bổ sung trong kế hoạch bảo trì năm 2023.

Chú thích ảnh
Sạt ta-luy âm trên Quốc lộ 37, đoạn qua huyện Bắc Yên, Sơn La. Ảnh tư liệu: Hữu Quyết/TTXVN

Theo đó, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất bổ sung vốn để sửa chữa một số tuyến quốc lộ, một số cầu và xử lý điểm đen tai nạn giao thông với tổng kinh phí hơn 400 tỷ đồng.

Đối với đề xuất sửa chữa Quốc lộ 38B đoạn từ Quốc lộ 38 đến cầu Hợp Lý trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Cục Đường bộ Việt Nam cho hay, đoạn tuyến này được đầu tư xây dựng trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 492 đoạn Km0 - Km12 và nhánh nối từ đường tỉnh 492 đến bến xe Hòa Mạc có bề rộng nền đường 9m và bền rộng mặt đường 7m.

Do khó khăn về nguồn vốn nên đoạn tuyến trên mới hoàn thành đầu tư đến điểm dừng kỹ thuật và được Bộ Giao thông Vận tải tiếp nhận, giao Cục Đường bộ Việt Nam quản lý, bảo trì từ ngày 1/5/2017.

Tuy công tác quản lý, bảo trì trên Quốc lộ 38B đoạn từ Quốc lộ 38 đến cầu Hợp Lý đã được quan tâm thực hiện nhưng do dự án chưa hoàn thành hồ sơ xác nhận hết bảo hành công trình nên chưa đủ cơ sở pháp lý để bố trí kinh phí sửa chữa, hoàn thiện lớp móng, mặt đường theo quy định của pháp luật về quản lý bảo trì và đầu tư xây dựng công trình.

"Do lưu lượng xe tải nặng lưu thông qua đoạn tuyến trên rất lớn, trong điều kiện tình trạng kỹ thuật đường chưa hoàn thiện, dẫn đến nền đường bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến kết cấu công trình và an toàn giao thông. Sở Giao thông Vận tải Hà Nam đã có tờ trình xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình, với kinh phí 45 tỷ đồng", Cục Đường bộ Việt Nam cho hay.

Để sửa chữa các hư hỏng nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận danh mục chuẩn bị đầu tư công trình sửa chữa hoàn thiện nền, móng, mặt đường, thoát nước, hệ thống an toàn giao thông Quốc lộ 38B đoạn từ Km 74+890, Quốc lộ 38 cũ đến Km 4+624, đường tỉnh 492 cũ (bao gồm các nhánh nút giao phía Nam cầu Hợp Lý) với kinh phí dự kiến là 45 tỷ đồng. 

Một số tuyến quốc lộ khác cũng được Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông Vận tải bổ sung vốn trong kế hoạch bảo trì năm 2023 để sửa chữa như: Quốc lộ 47, Quốc lộ 217, Quốc lộ 217B, Quốc lộ 281, Quốc lộ 55 với tổng kinh phí 121 tỷ đồng.

Lý do được Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất là để kịp thời xử lý các hư hỏng, bất cập nhằm tăng cường kết nối quốc lộ với tuyến cao tốc, phát huy hiệu quả đầu tư các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã hoàn thành đưa vào khai thác gồm Mai Sơn - Quốc lộ 45, Phan Thiết - Dầu Giây, Vĩnh Hảo  - Phan Thiết; dự kiến tiếp tục hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2023 các đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Sưu tầm

Đối với xử lý điểm đen tai nạn giao thông, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông tại Km94 - Km95 Quốc lộ 21 tỉnh Hòa Bình; sửa chữa hư hỏng mặt đường, xử lý các vị trí tiềm ẩn tai nạn giao thông trên Quốc lộ 15D, tỉnh Quảng Trị với tổng kinh phí hơn 130 tỷ đồng. 

Sửa chữa đột xuất cầu Chả 2 Km 217+735 Quốc lộ 37 và sửa chữa đột xuất tràn Pắc Cụp Km 170+600, Quốc lộ 2C, tỉnh Tuyên Quang với tổng kinh phí 35 tỷ đồng.

Ngoài ra, Cục Đường bộ Việt Nam cũng đề xuất sửa chữa đoạn Km0 - Km 1+500, Quốc lộ 62 đoạn qua thành phố Tân An, tỉnh Long An và sửa chữa nền, mặt đường, gia cố lề và hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông các đoạn Km 176+495 - Km 181+300, Km 184+450 - Km187, Quốc lộ 27, tỉnh Lâm Đồng với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng...

Lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, trong kế hoạch vốn bảo trì năm 2023, Cục Đường bộ Việt Nam được phân bổ để phục vụ quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ gần 12.000 tỷ đồng. Đến hết tháng 5/2023, giá trị đã nghiệm thu hoàn thành mới đạt khoảng hơn 2.700 tỷ đồng, đạt 23%; kinh phí đã giải ngân đạt hơn 3.350 tỷ đồng, đạt khoảng 28%.

 

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ